MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 4
1.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu về vốn đầu tư 4
1.2. Tác động của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khu vực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn từ góc độ tín dụng ngân hàng 25
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NAM GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 31
2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 đến năm 2005 31
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam 45
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NAM NHẰM GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 70
3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 70
3.2. Giải pháp tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch nền kinh tế tỉnh Quảng Nam 81
3.3. Kiến nghị 110
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển bền vững của các thành phần kinh tế.
2.2.2.1. Về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam (2001-2005)
Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,59%. Trong đó, nguồn vốn huy đồng từ TCKT tăng trưởng bình quân qua các năm là 7,35%, nguồn huy động dân cư tăng trưởng bình quân 13.85%.
Tỷ trọng huy động vốn của TCKT/tổng nguồn vốn huy động có sự biến động mạnh qua các năm, cụ thể: năm 2002 giảm: 35,15%, năm 2003 tăng: 38,9% so với năm 2002, năm 2004 giảm 24,69% so với năm 2003, năm 2005 tăng 4%. Trong khi đó nguồn tiền gửi tiết từ dân cư có sự ổn định và tăng trưởng bình quân hàng năm là 31%. Điều này chứng tỏ việc huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh đang có xu hướng tiến triển tốt, đây là nguồn vốn tiềm năng phát triển được trong tương lai và có tính ổn định cao.
Bảng 2.11: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT TỈNH QUẢNG NAM
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn vốn (%)
160.75
146.79
182.80
205.30
246.28
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
67.13%
-8.66%
24.54%
12.16%
20.09%
1. Tỷ lệ tiền gửi qua TCKT (%)
60.5%
47.1%
47.6%
49.3%
56.5%
2. Tỷ lệ tiền gửi dân cư (%)
39.5%
52.9%
52.4%
50.5%
43.5%
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam.
Công tác huy động vốn trong thời gian qua của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Tỉnh Quảng Nam còn yếu, tốc độ tăng trưởng không đáp ứng được nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của tín dụng, chưa chủ động mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tỷ trọng huy động vốn của các TCKT chưa cao, thị phần còn thấp. Phần vốn thiếu phải vay từ Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam dẫn đến chưa chủ động trong công tác tăng trưởng tín dụng và hoạt động kinh doanh của đơn vị.
2.2.2.2. Cho vay kinh tế Tỉnh Quảng Nam
Cùng với việc mạng lưới ngân hàng trên địa bàn ngày càng được mở rộng, phương thức và thủ tục cho vay không ngừng cải tiến, các ngân hàng đã chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt bằng phong cách phục vụ, cung ứng các tiện ích để thu hút khách hàng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng lựa chọn ngân hàng phục vụ.Do vậy môi trường hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam cũng gặp nhiều khó khăn, tuy vậy hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 5 năm qua đã có những bước phát triển đáng kể, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân hằng năm 36,4%.
Vốn vay ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp bổ sung đầy đủ vốn lưu động nhằm phục cho quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động được chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng (nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp). Về cơ cấu tín dụng, do Quảng nam có xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở vật chất nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, mặt dù có nhiều tiềm năng về công nghiệp chế biến và du lịch dịch vụ nhưng cho đến trước năm 1997 vẫn chưa được đầu tư khai thác. Sau khi tách tỉnh năm 1997 Quảng nam đầu tư phát triển kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì vậy vốn tập trung cho công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ tăng trưởng cao. Chi nhánh đã lựa chọn cho vay đối với một số dự án có hiệu quả cao thời gian thu hồi vốn ngắn có tính chất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đồng thời mở rộng cho vay ngắn hạn. Về cơ cấu khách hàng đã có sự chuyển dịch tích cự theo định hướng của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam, Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với khách hàng ngoài quốc doanh và hộ tư nhân cá thể có tài sản đảm bảo…
Tổng dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp-xây dựng; ngành thương mại-dịch vụ đến cuối năm 2005 chiếm trên 95% tổng dư nợ. Tỷ trọng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh/tổng dư nợ đến cuối năm 2005 chiếm 47,76% tăng 21% so với năm 2001 (bảng 2.12).
Qua đó cho thấy Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Quảng Nam đã bám sát vào các mục tiêu kinh tế của tỉnh để cho vay nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch CCKT.
Bảng 2.12: CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÍN DỤNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT & PT TỈNH QUẢNG NAM
Đơn vị tính: Triệu VND
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
272.036
392.888
489.180
493.001
627.911
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
23.16%
44.42%
24.51%
0.78%
27.37%
1.Phân loại cho vay(%)
100%
100%
100%
100%
100%
-Ngăn hạn
47.75%
60.73%
67.32%
62.65%
62.56%
-Trung hạn
52.25%
39.27%
32.68%
37.35%
37.44%
2.Theo thành phần kinh tế
100%
100%
100%
100%
100%
-DNNN
73.89%
77.33%
77.98%
68.09%
52.24%
-Khu vự kinh tế tư nhân
26.11%
22.67%
22.02%
31.91%
47.76%
3.Phân ngành kinh tế (%)
100%
100%
100%
100%
100%
-Công nghiệp-Xây dựng
69.46%
75.15%
78.06%
75.92%
70.48%
-Thương mại - dịch vụ
15.53%
13.00%
14.93%
18.08%
24.90%
-Nông lâm - thuỷ sản
15.01%
11.85%
6.47%
6.00%
4.62%
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quảng Nam.
2.2.2.3. Về dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Quảng Nam
Trong thời gian qua công tác dịch vụ có những bước phát triển tốt, đa dạng, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ luôn ổn định và tăng trưởng cao, tổng thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân qua các năm là 44,28%. Trong đó, chủ yếu là thu dịch vụ bảo lãnh, chiếm tỷ trọng trên 72% tổng thu dịch vụ và tăng trưởng bình quân hàng năm là 215%.
Hoạt động thanh toán quốc tế: Chi nhánh mới triển khai thực hiện thanh toán trực tiếp từ tháng 11/2003 nhưng tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế rất cao. Trong đó, chủ yếu là doanh số thanh toán hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng đến 95,5% trên tổng doanh số thanh toán quốc tế.
2.2.3 Tác động của tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Quảng Nam
Trước hết: Tín dụng ngân hàng đã tác động vào sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Tỉnh Quảng nam thông qua việc góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế từ chỗ bất hợp lý, kém hiệu quả sang cơ cấu hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Điều này thể hiện:
+ Trước đây, ngân hàng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp theo kế hoạch, khi thiếu thì doanh nghiệp đi vay để thực hiện theo kế hoạch được giao mà không tính toán đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Nhà nước đã sử dụng đòn bẩy tín dụng để buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ càng khi vay vốn để sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng giám sát đồng vốn chặt chẽ hơn. Thời gian gần đây với sự chỉ đạo của Nhà nước vốn ngân hàng chỉ là vốn bổ sung cho các doanh nghiệp cho nên buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ càng xem xét cụ thể việc sử dụng vốn vay, qua đó TDNH đã có tác động góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phá sản, giải thể một số đơn vị thua lỗ kéo dài và sản xuất kinh doanh yếu kém không có khả năng phát triển, hổ trợ cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, phát triển sản xuất.Từ việc tham gia sắp xếp lại sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước một cách gián tiếp như vậy, Tín dụng ngân hàng đã tác động hình thành một cơ cấu kinh tế mới hợp lý và đạt hiệu quả hơn.
+ Khối lượng tín dụng tăng trưởng liên tục qua các năm: năm 2001 tăng 23,16% năm 2005 tăng 27,37% ( bảng 2.12) đã phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển và chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường. Nhờ nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, nên ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh hoạt động.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước đều phải vay vốn ngân hàng nhằm bổ sung vốn lưu động để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Theo thống kê chưa đầy đủ thì hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng trên 80% vốn vay để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đây có thể nói là sự thể hiện trực tiếp, rõ nét nhất vai trò TDNH trong việc đáp ứng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc phát triển lực lượng sản xuất.
- Thứ hai: Hoạt động Tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua đã tác động rất tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo định hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần hình thành các nhà máy, cơ sở sản xuất mới, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo được công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
+ Thông qua huy động và cho vay, TDNH đã góp phần thực hiện các mục tiêu của tỉnh, đặc biệt là việc thu hút các nguồn vốn từ các nơi, nhất là việc điều chuyển nguồn vốn từ hội sở chính ở trung ương, Chi nhánh đã tập trung nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ việc cho vay các dự án của tỉnh như Thuỷ điện A Vương, thuỷ điện Duy Sơn, Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp Thuận Yên, cho vay đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp như nhà máy sản xuất cáp viễn thông Việt Hàn, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu KT Wood, nhà máy SX nhựa Việt Hàn, nhà máy SX bêtông ly tâm, dự án đầu tư hệ thống máy tạo hạt nhựa, dự án đầu tư nhà máy chạy ống nhựa 3 lớp, dự án đầu tư hệ thống ga lon mi ni, nhà máy SX tập vở- văn phòng phẩm của công ty giấy Vĩnh Tiến nhà máy chế biến gổ xuất khẩu Cẩm Hà, nhà máy lắp ráp ô tô Trường Hải, nhà máy gạch ceramic, nhà máy dệt Hoà Thọ tại Quảng Nam, nhà máy gạch tuynen… Ngoài ra, vốn trung dài hạn của ngân hàng còn phục vụ đắc lực cho việc chỉnh trang đô thị của tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu,đường, khách sạn, khu du lịch Resort Kim Vinh,Beach Cửa Đại Hội An,Dự án đầu tư Khu đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc, dự án khu phố mới Tân Thạnh, Tam Kỳ…Các năm qua ngân hàng đã thực hiện cho vay trung và dài hạn với một khối lượng khá lớn bình quân chiếm gần 40% trên tổng dư nợ cho vay (bảng 2.12). Cơ cấu tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP tăng từ 26,89% năm 2001lên 33,97% năm 2005 đều có sự đóng góp quan trọng của TDNH của Chi nhánh.
+ Tín dụng ngân hàng đã tác động vào quá trình hình thành và phát triển CCKT nhiều thành phần ở tỉnh QN thông qua việc thay đổi cơ cấu đầu tư tăng cường cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Có thể nói rằng, đây là sự biểu hiện rõ nét nhất về vai trò TDNH của Chi nhánh trong việc thực thi mục tiêu chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh. Số liệu ở ( bảng 2.12) cho thấy dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh những năm 2001-2005 tăng trưởng khá cao từ 26,11% năm 2001lên 47,76% năm 2005 đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, cơ cấu kinh tế của thành phần này chiếm một tỷ lệ khá cao từ 2001-2005 chiếm bình quân 69,9% trong các thành phần kinh tế.
Chi nhánh đã tích cực cho vay tài trợ hàng XK nên đã góp phần làm tăng kim ngạch XK của tỉnh. Đồng thời, Chi nhánh cũng triển khai tích cực các nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh mở LC trả chậm, LC trả ngay.. đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ đối ngoại, qua đó tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Chi nhánh cũng mở rộng các hoạt động dịch vụ và quan hệ quốc tế thông qua việc mở LC thanh toán....
-Thứ ba: Hằng năm vốn TDNH chiếm 9.42% trên tổng số vốn đã sử dụng trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh.
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của Tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Quảng Nam
2.2.4.1. Cơ chế kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế thị trường và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Khi thực hiện đổi mới, việc chuyển đổi cơ chế quản lý, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN thì thương mại được tự do trong cả nước (xoá bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ), các đơn vị kinh tế được trao quyền chủ động để thực hiện các mục tiêu trong sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1990, một số cơ chế tín dụng mới ra đời đã tạo điều kiện cho TDNH mở rộng và phát huy vai trò của nó, đó là việc Nhà nước quy định đối với các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, khi đầu tư đều phải vay vốn tín dụng để thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam đã đầu tư hàng trăm dự án với tổng doanh số cho vay là 875,516 tỷ VNĐ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách.
Trong những năm gần đây, quyền chủ động của các đơn vị kinh tế càng được mở rộng đã tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế tiếp cận với nguồn vốn TDNH thuận lợi hơn theo cơ chế “thoả thuận” về mức vay, lãi suất…đã tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.
2.2.4.2. Mô hình quản lý ngành ngân hàng
- Mô hình quản lý ngành ngân hàng được chuyển đổi đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động TDNH và tạo điều kiện cho TDNH phát huy được vai trò đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1986 - 1987) mô hình hoạt động của ngành ngân hàng là hệ thống ngân hàng một cấp và được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bằng các mệnh lệnh hành chính. Nguồn vốn chưa được quan tâm đúng mức, dư nợ vay cho nền kinh tế được phân bổ theo kế hoạch không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường. TDNH mang tính bao cấp nặng nề, không tác động tạo lập mới cơ cấu kinh tế mà còn là nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã. Khách hàng càng vay ngân hàng càng thu lợi to vì tốc độ trượt giá tăng cao mà lãi suất không tăng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Nhà nước đã tiến hành cải tổ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp theo hướng kinh tế thị trường (NĐ số 53/HĐBT ngày 26/03/1988): Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh. Mô hình này đã tách bạch giữa vốn tín dụng và vốn ngân sách, tách những khoản kinh phí ngân sách chưa được giải ngân ra khỏi nguồn vốn tín dụng, làm cho nguồn vốn tín dụng thực chất hơn.
Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực như trên nhưng sự phân biệt vai trò, chức năng, nhiệm vụ giữa hai hình thức ngân hàng còn chưa rõ ràng dứt khoát. Tính chất pháp nhân, tính chất độc lập, tính hệ thống kém. Để đưa ngân hàng ra khỏi nếp từ hệ dai dẳng của cơ chế cũ, Nhà nước ban bố hai Pháp lệnh ngân hàng (lệnh số 37/LCT/NHNN8 ngày 24/05/1990). Từ khi có hai Pháp lệnh ngân hàng và sau đó là luật các tổ chức tín dụng, hệ thống các NHTM và các tổ chức tín dụng nói chung đã có những bước trưởng thành vượt bậc so với trước. Phương thức quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng được thay đổi căn bản từ chỉ đạo trực tiếp sang quản lý bằng cơ chế, chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô. Các tổ chức tín dụng tự chủ trong kinh doanh và cạnh tranh với nhau. Các NHTM và các tổ chức tín dụng đã có đủ các điều kiện để thực hiện tốt chức năng trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của mình.
Nhờ vậy, mọi hoạt động của các NHTM và tổ chức tín dụng nói chung hệ thống Ngân hàng ĐT&PT nói riêng đã đoạn tuyệt với chính sách bao cấp, thể hiện qua chính sách lãi suất dương, qua việc chủ động tìm kiếm lựa chọn những khách hàng, những dự án và chỉ cho vay với những khách hàng hoạt động có hiệu quả, những dự án đảm bảo được khả năng thu hồi vốn chắc chắn, tạo được công ăn việc làm, tăng thu ngân sách…. Đa dạng hoá các công cụ huy động vốn, các loại hình cung ứng vốn cho khách hàng…
Triển khai thực hiện chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, cải tiến qui trình nghiệp vụ, mở rộng các hình thức thanh toán, các loại hình dịch vụ ngày càng phù hợp hơn so với đặc thù kinh tế Việt Nam và tập quán kinh doanh kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhờ có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế quản lý kinh tế nên hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng phong phú.
2.2.4.3. Qui chế nghiệp vụ và quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương
Các qui chế nghiệp vụ và quản lý của các NHTM nói chung, Ngân hàng ĐT&PT nói riêng đã được sửa đổi để phù hợp với cơ chế kinh tế mới nhưng vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước nên cũng có phần nào gây cản trở nhất định trong việc huy động vốn, cho vay vốn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thứ nhất, Trong những năm đổi mới vừa qua các cơ chế nghiệp vụ (cho vay, bảo lãnh, thanh toán, đảm bảo tiền vay…) do Nhà nước ban hành được cụ thể hoá bằng các văn bản hướng dẫn của NHTW đã thay đổi cho phù hợp cơ chế thị trường. Từ đó quy trình nghiệp vụ được cải tiến, công nghệ ngân hàng hiện đại được áp dụng đã rút ngắn thời gian giao dịch, đã làm tăng khối lượng hoạt động của TDNH đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy còn những điểm chưa phù hợp làm hạn chế vai trò của TDNH. Điều đó được thể hiện ở hình thức huy động vốn còn chưa được linh hoạt tiện lợi. Ngay như hình thức gửi một nơi rút nhiều nơi được bàn từ nhiều năm nhưng mới triển khai ở dạng thí điểm ở một số Chi nhánh với hình thức sơ khai, chưa trở thành thói quen thông lệ của xã hội, gần đây mới có nhiều cải thiện tiến bộ vượt bậc nhờ có công nghệ thông tin hiện đại. Trong những năm trước, thị trường chứng khoán ra đời chưa sôi động mới chỉ là bước đầu do đó việc huy động vốn trung và dài hạn để phục vụ cho chuyển dịch CCKT còn hạn chế.
- Thứ hai, trong thời gian khá dài, các NHTM Nhà nước nói chung Ngân hàng ĐT&PT nói riêng được cấp vốn ban đầu quá thấp, huy động vốn bị khống chế không quá 20 lần, điều này hạn chế rất lớn trong việc khơi tăng nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế. Trong một vài năm gần đây Nhà nước mới xem xét bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước để tiến dần đến sự phù hợp theo thông lệ quốc tế.
Bảng 2.13: VỐN TỰ CÓ VÀ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
Đơn vị tính: tỷ VND
Nội dung
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Vốn tự có
3 848
3 989
6 662
10 434
Vốn điều lệ
3 746
3 866
3 971
4 077
Nguồn: Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Việc tăng vốn điều lệ đã giúp cho Ngân hàng ĐT&PT nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nâng cao hạn mức vay cho một khách hàng.
2.2.5. Những tồn tại hạn chế của tín dụng Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.2.5.1. Những tồn tại, khó khăn chung
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước của Ngân hàng còn yếu kém trên nhiều mặt kể cả năng lực điều hành, trình độ quản lý, phẩm chất đạo đức cán bộ, trình độ còn bất cập từ hệ thống ngân hàng ở TW đến chi nhánh, nhất là cán bộ trong thẩm định dự án còn nhiều hạn chế.
Hệ thống ngân hàng còn phát triển theo chiều rộng, thêm nhiều mô hình mới nhưng chưa chuẩn bị về điều kiện để phát triển theo chiều sâu đó là chất lượng hoạt động.
Đầu tư cho công nghệ thông tin còn ở mức thấp, việc áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực hoạt động còn thấp.
+ Các nghiệp vụ ngân hàng còn đơn điệu, sản phẩm mang tính truyền thống, chưa chú trọng đến việc phát triển sản phẩm mới.
+ Các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng chưa phát triển mạnh.
+ Tuy được Nhà nước cấp thêm vốn điều lệ nhưng vẫn còn quá thấp so với yêu cầu. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư cho nền kinh tế, đồng thời cũng bất lợi trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, khả năng đối phó với rủi ro của các ngân hàng ở mức thấp dễ đổ vỡ.
Ngân hàngĐT&PT là một trong những ngân hàng chủ đạo trong toàn hệ thống ngân hàng, trong những năm vừa qua có chỉ số vốn tự có / tài sản có (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) chưa đến 5% trong khi đó theo chuẩn mực quốc tế là 8%. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình thường như hiện nay thì tỷ lệ này ngày càng thấp đi, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tín dụng còn bất hợp lý. Nhu cầu tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng trong khi đó khả năng huy động vốn dài hạn lại rất hạn chế. Điều này sẽ gây nên áp lực khả năng thanh toán của các ngân hàng. Nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh chiếm 15 - 20% trong khi đó dư nợ trung và dài hạn bình quân chiếm 39,8%/ tổng dư nợ.
- Hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng còn chưa được hoàn thiện.
Những tồn tại nêu trên cần phải được sớm khắc phục thông qua tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh nhằm đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
2.2.5.2. Những tồn tại hạn chế của hoạt động Tín dụng ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các loại hình dịch vụ chưa phong phú, tiện ích chưa cao nên lượng tiền trong dân cư còn lớn, người dân vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, việc sử dụng tài khoản tại các ngân hàng để giao dịch còn hạn chế. Đến nay tại tỉnh QN mới có 15 máy rút tiền ATM tự động chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Về huy động vốn.
Huy động vốn đối với ngân hàng là việc sống còn, làm thế nào để huy động vốn cân đối với sử dụng vốn, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn bình quân (2001-2005) mới chỉ đạt 42,94%,hiện nay chỉ đạt 39,2%(Bảng 2.11 và 2.12), trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đây là vấn đề nan giải, khó khăn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT QN trong khi đó nguồn vốn trong dân còn nhiều. Tồn tại trong công tác huy động vốn được tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
+ Mạng lưới huy động trên địa bàn còn bó hẹp, chưa mở rộng đến các khu vực dân cư do đó một số lượng lớn tiền còn nằm trong dân cư.
+ Việc thanh toán không sử dụng tiền mặt còn hạn chế.
+ Các hình thức huy động chưa được phong phú, thủ tục thanh toán còn rườm rà chưa có sự kết nối giữa các Chi nhánh nên việc gửi tiền một nơi rút nhiều nơi chưa được triển khai, gần đây mới được triển khai.
+ Thị trường vốn dài hạn chưa được mở ra do chưa có hàng hoá.
+ Công tác tuyên truyền quảng bá chưa thực sự coi trọng, còn nặng nề hình thức, lúc cần huy động vốn thì triển khai,lúc không cần thì không huy động,có tính chất mùa vụ, phong cách giao dịch còn chưa kịp thời, sự đổi mới còn rất nhiều hạn chế nhất là công tác giao dịch với người nước ngoài.
- Về sử dụng vốn.
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có huy động được hay không cũng chính là có cho vay được hay không. Hoạt động của cơ chế thị trường cần phải quan tâm: cái thị trường cần chứ không phải cái ta có. Vì vậy, giữa huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề. Một số tồn tại trong việc sử dụng vốn cần lưu ý.
+ Đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định của Chi nhánh còn thiếu và yếu, đa số là lực lượng trẻ, chưa năng động nhạy bén, chưa đủ kinh nghiệm và chưa đủ tầm để tư vấn cho các nhà đầu tư nên thông thường chỉ do các nhà đầu tư gửi đến mới xem xét. Là nhà đầu tư nhưng chưa chủ động tìm kiếm các cơ hội đầu tư điều này thể hiện tính bao cấp còn nặng trong hàng ngũ cán bộ công nhân viên.
+ Cơ chế phán quyết đối với cơ sở còn mang nặng tính bao cấp nên chưa tạo nên thế chủ động cho giám đốc trên địa bàn năng động giải quyết kịp thời, bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, tạo nên sự phiền hà cho khách hàng.
+ Nguồn cho vay trung và dài hạn còn hạn chế nên phải điều hoà từ Hội sở chính nên chưa có sự chủ động từ chi nhánh ở địa phương.
+ Cơ cấu tín dụng còn nhiều bất hợp lý. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với nền kinh tế cao nhưng ngược lại cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn còn rất thấp do không huy động được nhiều nguồn vốn có kỳ hạn dài. Quy định còn khống chế mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Do đó các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn phải vay vốn nhiều ngân hàng hoặc các ngân hàng phải liên kết đồng tài trợ. Các quy định về đảm bảo tiền vay còn nhiều bất cập dẫn đến việc hạn chế cung ứng tín dụng cho các đơn vị kinh tế. Các dự án đầu tư buộc các chủ dự án phải có tối thiểu 15% vốn tự có tham gia. Điều này, đã làm cho các chủ dự án gặp nhiều khó khăn vì phấn lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có hầu như không đáng kể.
+ Chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu còn ở mức cao, đến cuối năm 2005 nợ quá hạn chiếm 3,74% trên tổng dư nợ.
+ Hiện nay hoạt động tín dụng theo cơ chế: tự chịu trách nhiệm với các quyết định cho vay của mình, không một tổ chức hay cá nhân nào được quyền can thiệp vào các quyết định của ngân hàng thương mại. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng Chi nhánh đã tích cực tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, trong khi đó các qui định về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn nhiều bất cập chưa đồng bộ nên đã làm cho hoạt động TDNH có phần chững lại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, phần lớn các doanh nghiệp chưa có được giấy tờ gì về quyền sở hữu tài sản của mình thậm chí cả quyền sử dụng đất cũng chưa cấp đầy đủ. Bên cạnh đó việc phát mãi tài sản thế chấp cầm cố không phải là vấn đề đơn giản, việc cầm cố thế chấp tài sản chỉ là hình thức nhưng thiếu nó thì không thể được.
+ Một tồn tại rất quan trọng là thời gian trước đây chưa xây dựng được chính sách tín dụng rõ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan an moi nhat.doc
- bia.doc