MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI 5
1.1. Quan niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định chuẩn nghèo 5
1.2. Những nhân tố tác động đến xoá đói giảm nghèo 19
1.3. Một số kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam và một số tỉnh, bài học rút ra cho tỉnh Quảng Trị 34
Chương 2: THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG TRỊ 39
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị 39
2.2. Thực trạng xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị 49
2.3. Những vấn đề đặt ra cho xoá đói giảm nghèo ở Quảng Trị 68
Chương 3: MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI 78
3.1. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo 78
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị 81
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03
Dân tộc Vân Kiều
47.455
8.757
6.766
77,26
Dân tộc Pacô
11.829
2.275
1.755
77
Nguồn: Số liệu của Sở lao động và Ban dân tộc.
Do ảnh hưởng của tập quán canh tác, truyền thống văn hóa còn nhiều điểm chưa tiến bộ, đặc điểm hoạt động kinh tế và môi trường phát triển mà kết quả là tỷ lệ nghèo và mức độ nghèo của các DTIN là rất cao so với dân tộc Kinh. Cuối năm 2005 theo chuẩn nghèo của giai đoạn 2006-2010 của Bộ LĐ-TB&XH thì số hộ nghèo toàn tỉnh là 38.085 hộ, chiếm 24,48%, trong khi đó số hộ DTIN là 11.032 (chiếm 8,25% số hộ) nhưng có 8.521 hộ nghèo, chiếm 22,37% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh chỉ có 24,03%; trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo của các DTIN chiếm 77,1-77,26%. Số hộ nghèo DTIN chủ yếu tập trung ở vùng miền núi của tỉnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhất là hệ thống giao thông.
- Nghèo đói thuộc đối tượng chính sách: Theo kết quả điều tra nghèo đói của Sở LĐ-TB&XH thì cuối năm 2005 có 4.475 hộ nghèo đói thuộc đối tượng chính sách (chiếm 11,75%), trong đó 2.376 hộ thuộc diện có công với cách mạng, 2.099 hộ là diện chính sách xã hội. Trong tổng số hộ nghèo có 4.259 hộ mà chủ hộ là phụ nữ. Tỷ lệ và mức độ nghèo đói cao đối với các đối tượng chính sách và người DTIN đang là vấn đề lớn phải quan tâm trong các chính sách XĐGN của tỉnh hiện nay và tương lai.
* Về mức độ nghèo:
Những năm gần đây, do sự nổ lực không ngừng trong công tác XĐGN, đời sống của người dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 24,45% năm 2001 đến cuối năm 2005 (theo chuẩn cũ) chỉ còn 9,8%, bình quân mỗi năm giảm gần 3%; nhưng khi thay đổi chuẩn mới thì con số này tăng lên là 28,48%, cho thấy đối tượng cận kề ngưỡng nghèo là rất cao. Quảng Trị hiện có 48 xã có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (trên 35%), chiếm 34,8% tổng số xã trong tỉnh, phân bố tập trung ở vùng miền núi và một số xã vùng bãi ngang ven biển. Đáng chú ý là hầu hết các xã vùng miền núi có đồng bào DTIN sinh sống đều thuộc đối tượng các xã này. Theo Bảng 2.3 có 20 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30-35 % (chiếm 14,5%); 31 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25 - 30 % (chiếm 22,4 %); chỉ có 7 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10 % (chiếm 5%). Trong khi ở nước ta đã có nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, đã có nhiều xã, phường không có hộ nghèo và đang phấn đấu tăng tỷ lệ hộ giàu. Đây là một thách thức lớn cho công tác XĐGN của tỉnh trong thời gian tới.
Bảng 2.3: Phân loại các xã nghèo tỉnh Quảng Trị
Tên huyện,
thị xã
T.Số xã, phường, thị trấn
Tỷ lệ nghèo của các xã, phường, thị trấn
Dưới 10%
10%-15%
15%-20%
20%-25%
25%-30%
30%-35%
Trên 35%
1.Thị xã Đông Hà
9
4
4
-
1
-
-
-
2.Thị xã Quảng Trị
2
1
1
-
-
-
-
-
3.Huyện Vĩnh Linh
22
1
3
1
3
6
2
6
4.Huyện Gio Linh
20
-
-
-
-
8
5
7
5.Huyện Cam Lộ
9
-
-
1
1
2
3
2
6.Huyện Triệu Phong
19
-
2
-
3
7
5
2
7.Huyện Hải Lăng
21
1
-
2
3
8
5
2
8.Huyện Hướng Hoá
22
-
2
-
4
-
-
16
9.Huyện Đakrông
14
-
-
1
-
-
-
13
Tổng cộng
138
7
12
5
15
31
20
48
Nguồn: Số liệu của Sở LĐTB và XH tỉnh Quảng Trị.
* Mức độ nghèo đói cón thể hiện qua bức tranh: Thu nhập, chi tiêu của người nghèo và khoảng cách giàu nghèo. Có thể thấy được thu nhập của hộ nghèo và sự phân hóa giàu-nghèo qua khảo sát thu nhập và chi tiêu của các nhóm dân cư, theo Bảng 2.4:
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng (giá hiện hành)
Đơn vị tính:1000đ
Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2002-2004
Năm 2002
Năm 2004
1.Toàn quốc
356
484,4
16,6
2.Bình quân vùng Bắc Trung Bộ
235,4
317,6
16,2
3.Tỉnh Quảng Trị
227,35
306,2
15,76
a) Chia theo thành thị, nông thôn
- Thành thị
337,68
403,3
9,09
- Nông thôn
190,43
270,1
18,87
b) Chia theo 5 nhóm (Mỗi nhóm 20% số hộ)
- Nhóm 1 (N1)
84,85
112,4
14,89
- Nhóm 2 (N2)
131,32
182,4
17,47
- Nhóm 3 (N3)
179,84
236,9
14,45
- Nhóm 4 (N4)
258,20
343,7
15,32
- Nhóm 5 (N5)
484,29
657,7
16,19
Chênh lệch nhóm (N5) so với (N1) (lần)
5,71
5,86
Nguồn: Số liệu điều tra MSDC tỉnh Quảng Trị năm 2004 của Cục thống kê Quảng Trị.
Thu nhập của dân cư tỉnh Quảng trị trong những năm qua có tăng, nhưng tăng chậm hơn so với cả nước và thấp hơn bình quân chung của Vùng Bắc Trung Bộ. Thu nhập bình quân nhân khẩu của nhóm hộ gần giàu nhất (N4) của Quảng Trị chỉ bằng 71% bình quân chung của cả nước và cao hơn mức bình quân chung của Vùng Bắc Trung Bộ không đáng kể (cao hơn 8%). Thu nhập bình quân nhân khẩu của nhóm giàu nhất Quảng Trị (N5) cũng rất thấp, chỉ cao hơn bình quân chung cả nước 35,7%; cho thấy Quảng Trị là tỉnh rất nghèo. Theo tính toán của Cục thống kê Quảng Trị thì với chuẩn nghèo chung cho cả hai khu vực nông thôn và thành thị (được tính theo chuẩn nghèo thống nhất với WB) thì:
Năm 2002: 160.000 đồng
Năm 2004: 178.000 đồng [40, tr.44].
Đối với Quảng Trị thì nhóm 1 (N1) còn thấp hơn chuẩn nghèo là 37,1%, còn nhóm 2 (N2) thì xấp xỉ với chuẩn nghèo. Phân hóa giàu nghèo cũng có xu hướng tăng, nhưng mức tăng không lớn. Chênh lệch thu nhập bình quân nhân khẩu của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất ở Quảng Trị năm 1999 là 4,26 lần, năm 2002 là 5,71 lần và năm 2004 là 5,86 lần (theo báo cáo Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ thì cả nước năm 2004, khoảng cách này là 8,5%). Năm 2004 toàn tỉnh có 60,39% số hộ trong ngành nông, lâm, thuỷ sản và chiếm 39,84% thu nhập dân cư; 11,18% hộ lao động trong ngành CN-XD, 26,08% hộ lao động trong ngành dịch vụ có thu nhập chiếm 60,16% tổng thu nhập dân cư, trong đó riêng lĩnh vực thương mại, du lịch là 16,96% [40, tr34]
- Chi tiêu cho đời sống hộ nghèo được phản ánh qua chỉ tiêu: chênh lệch về chi tiêu cho đời sống của các nhóm dân cư.
+ Năm 2004 chi tiêu bình quân đầu người (theo giá hiện hành) là 267,9 nghìn đồng (tăng 27,2% so với năm 2002), trong đó chi tiêu cho đời sống 239,5 nghìn đồng (chiếm 89,4% tổng chi tiêu). Mức chênh lệch về chi tiêu của các nhóm dân cư được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.5: Chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 5 và nhóm 1 của Quảng Trị (lần)
Năm 2002
Năm 2004
I. Chênh lệch về tổng chi tiêu
- Thành thị / nông thôn
- N5 / N1
II. Chênh lệch về chỉ tiêu cho đời sống
- Thành thị / nông thôn
- N5 / N1
1,32 (*)
2,75 (*)
1,47
3,15
1,56
3,21
1,68
2,98
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình của Cục thống kê Quảng Trị; tháng 11/2005.
Ghi chú: dấu (*) là số liệu tác giả tính toán dựa vào nguồn số liệu thống kê và báo cáo của các ngành.
+ Chỉ tiêu cho đời sống theo 5 nhóm thu nhập năm 2004: Nhóm có thu nhập cao nhất chi cho đời sống bình quân 1 người/tháng là 400,5 nghìn đồng, gấp 3,15 lần nhóm có thu nhập thấp nhất. Trong đó tỷ lệ này ở thành thị là 3,41 lần, nông thôn là 2,35 lần. Điểm đáng chú ý là khi so sánh nhóm giàu với nhóm nghèo có thu nhập chênh lệch 5,86 lần, trong khi đó chi tiêu cho đời sống chỉ chênh lệch 2,98 lần, phần còn lại đầu tư cho sản xuất kinh doanh của hộ, một phần cho tích luỹ v.v...
Biểu đồ 2.1: Thu nhập và chi tiêu cho đời sống (năm 2004)
Trong tổng số chi tiêu cho đời sống chung của toàn bộ dân cư thì chi tiêu cho ăn uống, hút 49%, còn lại chi mua sắm 40,4%, chi khác 11,6%. Riêng N1, N2 trên 65% chi cho ăn uống, hút.
* Quy mô nhân khẩu, lao động và sử dụng thời gian lao động của hộ nghèo:
- Nhân khẩu: Năm 2004, theo kết quả khảo sát của Cục thống kê cho thấy , bình quân nhân khẩu/hộ toàn tỉnh là 4,6 người (năm 2002: 4,7 người); trong đó thành thị: 4,4 người/hộ, nông thôn 4,7 người/hộ, dân tộc thiểu số 6,5 người/hộ.
Bảng 2.6: Bình quân nhân khẩu 1 hộ (năm 2004)
Đơn vị tính: người
Chung
Nhóm 1
Nhóm 5
Toàn tỉnh
4,6
5,63
4,02
Thành thị
4,4
5,7
4,1
Nông thôn
4,7
5,6
4
Nguồn:
Qua phân tích số liệu cho thấy; quy mô nhân khẩu/hộ của vùng nông thôn lớn hơn thành thị và nhóm nghèo nhất lớn hơn nhóm giàu nhất rất nhiều, điều này phản ánh thực tế là hộ nghèo có nhân khẩu đông, vùng nghèo có bình quân nhân khẩu trên hộ cũng đông hơn.
- Lao động: Lao động trong độ tuổi bình quân/hộ là 2,3 người, trong đó thành thị 2,6 người/hộ, nông thôn 2,2 người/hộ. Nhóm nghèo ở nông thôn thì cứ một lao động trong độ tuổi phải nuôi 1,4 người ăn theo, tuy nhiên có một bộ phận lao động trong độ tuổi không có việc làm hay không tham gia làm việc phải ăn theo cũng không nhỏ.
Trong số người sống phụ thuộc bình quân một lao động thì trẻ em trong một hộ khá cao (1,7 người), nhóm nghèo ở khu vực nông thôn là 2,9 người, còn dân tộc thiểu số ở nhóm 1 là 3,5 người. Theo số liệu điều tra lao động việc làm 1/7/2005 của tỉnh: lao động qua đào tạo đạt thấp 23,3%, còn 76,7% lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và các nhóm (N1, N2, N3). Số giờ làm việc trung bình 1 người /1ngày trong năm 2004 của người lao động từ 15 tuổi trở lên đạt thấp, chỉ làm 4,8 giờ/ngày (thành thị là 5,4 giờ, nông thôn 4,6 giờ). Nhóm nghèo (N1, N2, N3) ở nông thôn chỉ đạt 4-4,2 giờ/ngày. Số trẻ em từ 6-15 tuổi đang tham gia lao động có 7%, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng DTIN (Nhóm 1:17,4%, Nhóm 2:10,3%, Nhóm 3: 9,8%) [40, tr32].
* Trình độ văn hoá và chăm sóc sức khoẻ của người nghèo:
- Trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá của người nghèo được thể hiện qua các chỉ số: Tỷ lệ biết chữ của dân số, tỷ lệ bằng cấp cao nhất của dân số và chỉ tiêu cho giáo dục đào tạo. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư Quảng Trị của Cục thống kê năm 2004 cho ta những số liệu của các bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Tỷ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên (năm 2004)
Đơn vị tính: %
Tổng số
5 nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Toàn tỉnh
91,6
84,6
90,2
93,9
94,9
95,4
Thành thị
94,5
95,9
91,2
93,5
96,4
98,6
Nông thôn
90,1
83,4
89,8
94
92,3
94,7
Nguồn:
Bảng 2.8: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của dân cư 15 tuổi trở lên
Đơn vị tính: %
Bằng cấp cao nhất của thành viên hộ
Chung
Trong đó
Nông thôn
Dân tộc ít người
H.nghèo N: 2003
Chưa bao giờ đi học/chưa T.nghiệp cấp I
22,7
26,7
58,5
38,8
- Cấp I
- Cấp II
- Cấp III
- Dạy nghề
- THCN
- ĐH, CĐ trở lên
- Trên ĐH
26,7
31,2
13,2
1
2,7
2,5
0,12
29,3
30,0
10,7
0,4
1,5
1,5
0,1
21,5
17,1
2,2
0,0
0,8
0,0
0,0
29,8
27,5
2,8
1,1
0,0
0,0
0,0
+ Chi tiêu cho giáo dục-đào tạo chiếm 5,2% tổng chi tiêu của dân cư, trong đó khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (3,6%), hộ nghèo của nông thôn còn thấp hơn nữa. Hộ thu nhập cao có điều kiện đầu tư cho giáo dục cao nên tỷ lệ biết chữ cũng cao hơn hộ thu nhập thấp. Tỷ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên chiếm 84,6% trong khi đó nhóm 5 là 95,4%. Nhóm 1,2,3 tuy tỷ lệ biết chữ cao nhưng dừng lại ở mức biết chữ là chủ yếu. Tỷ lệ người có bằng cấp đại học, cao đẳng trở lên chỉ đạt 2,5 % và tập trung ở thành thị; trung học chuyên nghiệp (THCN) có cao hơn nhưng cũng chỉ 2,7%, còn phần lớn là cấp I, II. Số chưa bao giờ đi học hoặc chưa tốt nghiệp cấp I chiếm tỷ lệ khá cao, toàn tỉnh 22,7%. Đáng chú ý là số người chưa bao giờ đi học hoặc chưa tốt nghiệp cấp I ở nhóm tuổi 55 tuổi trở lên chiếm 67,9 % tập trung nhiều ở vùng DTIN và hộ nghèo. Nếu chia theo giới thì 26,7 % là nữ chưa bao giờ đi học [40, tr 21-23].
- Về chi tiêu cho y tế và tình trạng sức khoẻ của người nghèo.
Hiện nay, toàn tỉnh có 138/138 xã có trạm y tế, ngoài ra có gần 130 cơ sở tư nhân đang hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo. Nhưng do thu nhập thấp nên người nghèo ít có khả năng đầu tư để tự chăm lo sức khoẻ cho mình. Năm 2004, tỷ trọng chi cho y tế bình quân đầu người của tỉnh chiếm 5,5% tổng chi tiêu của hộ, trong đó ở khu vực thành thị là 7,7%, còn nông thôn 4,7%; riêng nhóm I ở nông thôn chỉ chi 2,3%, còn nhóm 5 gấp 2,34 lần nhóm I. Do không có khả năng tự chăm lo sức khoẻ cho mình nên hộ nghèo hay bị bệnh tật, đau ốm.
* Tình trạng nhà ở, đất sản xuất, nước và điện sinh hoạt của hộ nghèo:
- Nhà ở: Năm 2004 toàn tỉnh có 12,55% nhà kiên cố, nhà bán kiên cố là 63,53%, nhà tạm và nhà khác là 23,92%. Trong tổng số 38.085 hộ nghèo, có 1.632 hộ không có nhà ở (chiếm 4,33%); Nhà tạm bợ có 16.732 hộ (chiếm 43,9%), trong đó: hộ chính sách 1.972 hộ, DTIN 6.697 hộ; Nhà bán kiên cố 19.261 hộ (chiếm 50,57%); Nhà kiên cố chỉ có 460 hộ (chiếm 1,2%).
- Về đất sản xuất: Hiện nay có 5.257 hộ thiếu đất sản xuất, trong đó hộ DTIN thiếu đất sản xuất là 1.278 hộ (chiếm 15% tổng số hộ nghèo thuộc DTIN).
- Về điện và nước sinh hoạt: cuối năm 2005 có 14,37% hộ nghèo chưa có điện sinh hoạt (tập trung ở vùng núi); 82,84% số hộ nghèo dùng nước không hợp vệ sinh.
Từ tình hình trên cho thấy, vấn đề đặt ra cho chương trình XĐGN của tỉnh phải hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo (nhất là đối tượng chính sách và đồng bào DTIN), hỗ trợ đất sản xuất, đầu tư điện và giải quyết nước sạch còn rất nhiều việc phải làm.
2.2.2. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị
* Quá trình triển khai thực hiện XĐGN ở tỉnh:
Hoạt động XĐGN ở tỉnh được thực hiện qua 3 nội dung chính là: Công tác chỉ đạo, tổ chức quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước của các cấp chính quyền, ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương; tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, vận động tuyên truyền; triển khai thực hiện các nhóm dự án, chính sách XĐGN cụ thể.
Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên để lập tỉnh mới. Ngay từ khi lập lại tỉnh, tình trạng nghèo đói của dân cư trong tỉnh là rất trầm trọng; trong đó, vùng miền núi và ven biển là rất gay gắt. Ở vùng núi, bên cạnh vấn đề nghèo đói là tình trạng du canh, du cư của đồng bào DTIN là rất phổ biến.
Quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐCĐC theo nghị quyết 22/TW ngày 27/11/1989 của Bộ chính trị và Quyết định số: 72-HĐBT ngày 13/3/1989 của Hội Đồng Bộ Trưởng, Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XI đã có chỉ thị số 13-CT/TV ngày 09/8/1990 về một số nhiệm vụ cấp bách phát triển kinh tế-xã hội miền núi; với nội dung chính là: ổn định định canh, định cư cho đồng bào DTIN, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện XĐGN ở vùng miền núi. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh bắt đầu cuộc vận động nhân dân định canh, định cư, XĐGN. Trước hết là kiện toàn bộ máy tổ chức và các bộ phận chuyên môn quản lý ĐCĐC cấp tỉnh và các huyện miền núi. Lúc đầu, thí điểm tiếp cận với những hộ nghèo, thực hiện các dự án nhỏ cho các hộ gia đình nghèo vay vốn, xây dựng mô hình điểm, tổ chức tập huấn, đi tham quan cho các cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến xã; điều tra mức sống dân cư để xác định tỷ lệ nghèo đói và xây dựng các dự án XĐGN. Từ năm 1992-1993 trở đi công tác ĐCĐC ở Quảng Trị chuyển hướng thực hiện theo các chương trình, dự án, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất trực tiếp đến các hộ gia đình, xây dựng cơ sở hạ tầng đến tận thôn bản; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và bước đầu đạt được kết quả tốt. Đối tượng định canh, định cư ở Quảng Trị chỉ tập trung ở miền núi. Năm 1991, toàn vùng có 395 thôn, bản với 21.808 hộ, thì thì đồng bào các DTIN thuộc đối tượng ĐCĐC là 9.589 hộ (chiếm 43,09% tổng số hộ) cư trú tại 243 thôn, bản; số nhân khẩu thuộc đối tượng vận động định canh, định cư là 52.739 người (dân tộc Vân Kiều: 41.987 người; Pacô 10.725 người) [42]. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ định canh, định cư ở vùng miền núi của tỉnh trong những năm 1990 - 1995 đạt dược kết quả tốt, đã tạo nên những tiền đề quan trọng và là bước khởi đầu cho việc triển khai thực hiện chương trình XĐGN một cách toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh.
Từ năm 1996 công tác XĐGN trên địa bàn toàn tỉnh không còn là những phong trào vận động riêng lẻ nữa mà đã được tổ chức thực hiện theo một chương trình độc lập, với những nội dung, giải pháp, cơ chế cụ thể, chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở. Nhiệm vụ định canh, định cư cho đồng bào DTIN sau này chỉ còn là một trong những nhiệm vụ của chương trình mục tiêu XĐGN. Nghị quyết HĐND tỉnh khoá III, kỳ họp thứ 5 (1996) đã thông qua mục tiêu đến năm 2000 " cơ bản xoá được hộ đói, giảm còn nhiều nhất là 15% hộ nghèo". UBND tỉnh đã ban hành chương trình mục tiêu XĐGN của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1996 - 2000 với mục tiêu cụ thể:
+ Đối với các hộ gia đình chính sách, các địa phương là đơn vị anh hùng, phấn đấu đến 27/7/1997 cơ bản không còn hộ đói, để đến 27/7/1998 giảm được 80% số hộ quá nghèo và vào năm 2000 không còn hộ quá nghèo.
+ Đối với các hộ nghèo đói khác: Phấn đấu đến năm 1998 giảm được 40 % số hộ đói ở vùng miền núi, ven biển; 60% số hộ đói ở vùng đồng bằng; 80% số hộ đói ở đô thị; tỷ lệ hộ nghèo ở vùng miền núi, ven biển còn khoảng 30%; đồng bằng còn 22% để tiếp tục phấn đấu đến năm 2000 toàn tỉnh còn 15% số hộ nghèo, không còn hộ đói.
Để tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế và XĐGN ở những vùng khó khăn có tỷ lệ nghèo đói cao là vùng miền núi và ven biển, Tỉnh uỷ đã có nghị quyết chuyên đề số 01 (năm 1996) về phát triển KT-XH miền núi và số 02 (1996) về phát triển KT-XH vùng ven biển.
Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và nội dung chương trình mục tiêu XĐGN giai đoạn 1996 - 2000, các ngành chức năng, các địa phương đã tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể của mình và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Năm 1998 " chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 - 2000" và sau đó là chương trình 135 ra đời. Chương trình bao gồm cả công tác định canh, định cư và hỗ trợ đồng bào DTIN ĐBKK nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, XĐGN. Năm 1999, chương trình 135 đầu tư cho 18 xã và năm 2001 mở rộng thành 36 xã cho các huyện miền núi: Hướng Hoá, ĐaKrông và một số xã miền núi của huyện Gio Linh, Vĩnh Linh. Chương trình này được thực hiện trên địa bàn khá rộng, địa hình phức tạp, tập trung cho những công trình thiết yếu, số lượng danh mục công trình nhiều, quy mô nhỏ. Nhưng nhờ có sự chỉ đạo tập trung thống nhất từ TW, cơ chế quản lý cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân; kết hợp với những kinh nghiệm thực hiện các dự án đã làm trước đó, cùng với việc thực hiện phương thức đầu tư có sự tham gia của người dân trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, do vậy kết quả thực hiện chương trình 135 ở địa phương Quảng Trị được đánh giá là một trong những chương trình thực hiện tốt nhất, là mô hình để chỉ đạo các chương trình, dự án đầu tư khác tham gia thực hiện các mục tiêu XĐGN.
Tiếp tục phát huy thành quả của giai đoạn 1996 - 2000; chương trình XĐGN giai đoạn 2001 - 2005 được tổ chức chặt chẽ hợn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (năm 2001) tiếp tục khẳng định: " Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, giải quyết tốt việc làm, XĐGN, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đời sống nhân dân, nhất là những vùng khó khăn; mỗi năm phấn đấu giảm 2,5% tỷ lệ hộ nghèo". Tiếp đó, nghị quyết HĐND tỉnh khoá IV đã nhất trí thông qua Chương trình và các đề án lớn về XĐGN của tỉnh như sau:
- Chương trình XĐGN của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005; với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005: giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24,45% xuống còn dưới 12%; cơ bản các xã nghèo có đủ các công trình hạ tầng thiết yếu; có ít nhất 75% hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Đề án hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTIN giai đoạn 2003 - 2008, với mục tiêu là phấn đấu để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho toàn bộ các gia đình đồng bào DTIN hiện đang gặp khó khăn phải ở nhà tạm bợ hoặc không có nhà ở mà không có khả năng tự làm nhà ở với số lượng Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng là 4.680 nhà, định mức tối thiểu 12 triệu đồng/nhà, trong đó ngân sách hỗ trợ 8 triệu/nhà, phần còn lại huy động cộng đồng và bản thân các hộ nghèo.
Tỉnh cũng thông qua đề án hỗ trợ xoá nhà ở dột nát, tạm bợ cho các hộ nghèo khác giai đoạn 2005 - 2010 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động bằng nguồn vốn xã hội hoá là chủ yếu.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách hỗ trợ và chương trình của tỉnh, các huyện, thị đã xây dựng chương trình XĐGN giai đoạn 2001-2005 và được các Đảng bộ, Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
* Một số cơ chế, chính sách chủ yếu được áp dụng và những kết quả chính:
Bên cạnh triển khai thực hiện các chương trình, dự án chính sách đầu tư chung của quốc gia và theo khu vực, tỉnh Quảng Trị luôn tìm kiếm những giải pháp mới để thực hiện XĐGN phù hợp với điều kiện, đặc điểm của tỉnh và đã thu được một số kết quả bước đầu đáng kể. Dưới đây là một số kết quả chính theo các nhóm mục tiêu và dự án.
Một là, về tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành. Trước năm 2002, có rất nhiều chương trình tham gia thực hiện mục tiêu XĐGN như: Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998-2000 (gọi tắt là chương trình 133); chương trình 135; chương trình giải quyết việc làm (gọi tắt là chương trình 120).v.v.. Tỉnh đã thành lập các ban chỉ đạo riêng cho từng chương trình; ở cấp huyện, thị xã cũng có những ban chỉ đạo tương tự. Sau năm 2002, tỉnh thống nhất thành lập một ban chỉ đạo chung trên cơ sở hợp nhất các ban chỉ đạo trên và do một đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm trưởng ban. Các huyện, thị cũng tiến hành kiện toàn lại bộ máy ban chỉ đạo, ban quản lý dự án theo hướng tinh gọn và linh hoạt. Tỉnh đã có quyết định phân công các cơ quan, ban nghành nhận đỡ đầu, giúp đỡ cho các xã nghèo, tăng cường lực lượng cán bộ cho cơ sở; đã có chủ trương tuyển dụng để tăng cường cho 45 xã miền núi, mỗi xã tăng thêm một cán bộ đại học am hiểu lĩnh vực XĐGN. Nhờ vậy, đã phối hợp tốt hơn hoạt động của các nghành, cơ quan chức năng trong điều hành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chương trình và có sự thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; lồng ghép tốt hơn các dự án đầu tư để XĐGN. Vấn đề nổi cộm đáng quan tâm là năng lực cán bộ cơ sở còn rất yếu, chất lượng hoạt động của bộ máy chưa cao.
Hai là, công tác điều tra quản lý hộ nghèo được thực hiện khá chặt chẽ. Điều tra chính xác, quản lý hộ nghèo chặt chẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể để XĐGN có kết quả. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hàng năm tỉnh tổ chức điều tra theo định kỳ. Kết quả điều tra được công khai, thông qua trước dân, để dân kiểm tra, bình xét nên kết quả điều tra khá chính xác và không gây phản ứng trong nhân dân khi Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Từng thôn bản, khu phố, xã có sổ theo dõi, quản lý hộ nghèo. Mỗi hộ nghèo đều được cấp giấy chứng nhận với thời hạn hai năm; đây là cơ sở để vay vốn, khám chữa bệnh và miễn giảm học phí cũng như hưởng thụ một số chính sách khác.
Ba là, về công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Để hành động đúng phải có nhận thức đúng. Bên cạnh quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, vấn đề tuyên truyền, vận động nhân dân nắm được mục tiêu, ý nghĩa của chương trình XĐGN và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều hình thức phong phú. Thông qua các chuyên đề truyền thông miễn phí trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, trực tiếp hướng dẫn cho người nghèo theo hình thức "bắt tay chỉ việc", tổ chức các mô hình trình diễn, mở các trung tâm giáo dục cộng đồng (do địa phương tự quản lý) tại các thôn, bản... Cùng với thành quả của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, công tác tuyên truyền đã góp phần làm giảm dần những hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; giảm tỷ lệ sinh; nhiều mô hình sản xuất tốt theo quy mô hộ gia đình xuất hiện và được nhân rộng đã khơi dậy được lòng quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo của nhiều hộ nghèo. Nhân dân các vùng nghèo khó đã tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tự nguyện hưởng ứng thực hiện các mục tiêu chương trình.
Bốn là, kết quả về thực hiện xã hội hoá và huy động nguồn lực XĐGN. Công tác xã hội hoá ở tỉnh Quảng Trị đã trở thành phong trào sâu rộng trong xã hội. Bên cạnh sự hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài thông qua các dự án hỗ trợ đầu tư, sự hỗ trợ của Nhà nước; có sự tham gia tích cực và hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; các tổ chức hội đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn, các doanh nghịêp, các cá nhân và tổ chức khác ở trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh sự đóng góp về tinh thần, kiến thức, kinh nghiệm, thông tin... là sự huy động nguồn lực tài chính quan trọng cho thực hiện thành công các mục tiêu XĐGN. Trong 5 năm 2001-2005 tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu XĐGN trong toàn tỉnh đạt: 733.470 triệu đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương 40.980 triệu đồng; ngân sách địa phương 450 triệu đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án trong nước 137.000 triệu đồng; nguồn vốn từ các dự án nước ngoài tài trợ 290.000 triệu đồng; vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo 248.070 triệu đồng; vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo 148.070 triệu đồng và nguồn vốn huy động từ cộng đồng 14.300 triệu đồng.
Năm là, những kết quả chính về thực hiện các chương trình, dự án và chính sách cụ thể.
+ Công tác định canh, định cư đối với đồng bào DTIN: Ổn định định canh, định cư cho đồng bào DTIN luôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước với những chính sách hỗ trợ, cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- đề tài.doc
- bia moi.doc