MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm và phân loại nợ quá hạn
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn
1.1.3. Ảnh hưởng của nợ quá hạn
1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn
1.2 Xử lý nợ qúa hạn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Hình thức xử lý
1.2.2. Biện pháp xử lý
1.3. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.3.2. Bài học vận dụng vào Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QÚA HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NH TMCP BẮC Á -Chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Về công tác huy động vốn.
2.1.2. Về công tác cho vay
2.2. Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội
2.2.1.1. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay
2. 2.1.2. Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
2.2.1.3.Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn quá
2.1.4. Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi
2.2.1.6. Phân tích nợ quá hạn theo cơ cấu đảm bảo tiến vay
2.2.2. Biện pháp xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội
2.3. Đánh giá chung về công tác xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.2. Nguyên nhân
2.3.3. Những tồn tại chưa giải quyết được tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.2. Giải pháp xử lý nợ quá hạn phát sinh
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
3.2.3. Tăng cường công tác nghiên cứu khách hàng
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn
3.2.5. Khuyến khích cán bộ tín dụng không ngừng tự đào tạo
3.2.6. Cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng
3.2.7. Chú trọng công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng
3.2.8. Nâng cao năng lực thẩm định cho đội ngũ cán bộ tín dụng
3.2.9. Ngân hàng khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại Ngân hàng
3.2.10. Đa dạng hoá các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
3.2.11. Biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
3.3.12. Tạo điều kiện để cổ đông là khách hàng nợ được chuyển nhượng cổ phần cho người thứ 3 sẵn sàng mua và dùng tiền bán cổ phần trả nợ cho Ngân hàng.
3.3. Kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước
KẾT LUẬN
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5990 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhỏ, nhu cầu vay vốn chủ yếu là để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động, còn các KH là cá nhân thì chủ yếu đến xin vay tiêu dùng. Mặt khác, do quy mô hoạt động và quy mô vốn của chi nhánh không đủ khả năng để đáp ứng nhiều cho các dự án đầu tư có thời hạn dài (1 đến 5 năm), cần khối lượng vốn lớn. Chính vì vậy mà tỉ trọng của các yếu tố trên là hợp lý. Cho vay trung dài hạn tăng lên đó là một thành công của chi nhánh, tính đến thời điểm cuối năm 2003 tỉ trọng tín dụng trung và hạn chiếm 43,7% là một con số tương đối cao, cho nên khi cho vay NH cũng phải hết sức chú ý trong khâu thẩm định dự án và giám sát vốn vay, nếu không RR mất vốn sẽ là rất lớn đối với NH.
Để có thể đánh giá chính xác hơn nữa về chất lượng của hoạt động cho vay một cách tổng quát nhất thì có thể đánh giá qua nguồn vốn mà chi nhánh huy động và TSC của chi nhánh qua số liệu 3 năm.
+. Hiệu suất sử dụng vốn = tổng dư nợ.tổng nguồn vốn huy động.
.Năm 2001 là 71,1%(=534.222.750.645).
.Năm 2002 là 70,2%(=594.446.846.765).
.Năm 2003 là 76,98%(=1.105.113.1.435.470).
Chỉ số này cho biết hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động.
Như vậy, năm 2001 chi nhánh mới sử dụng được 71,1% nguồn vốn huy động được, còn giảm xuống 70,2% vào năm 2002. Thấy được kết quả này, chi nhánh đã có chủ trương phải nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay, phải tận dụng tốt nhất nguồn vốn huy động được, tránh lãng phí kết hợp song song với việc tăng lượng vốn huy động và cho vay. Năm 2003, chi nhánh đã nâng cao chỉ số này lên 76,98%. Nhưng thông qua số liệu trên thì chi nhánh cần phải tận dụng hơn nữa nguồn vốn huy động được của mình tránh lãng phí, bởi hoạt động tín dụng đem lại phần lớn thu nhập cho NH và nguồn vốn huy động càng lớn thì chi phí càng cao.
+Hiệu suất sử dụng tài sản có = tổng dư nợ .TSC.
.Năm 2001 là 54,13% (=534.222.986.764).
.Năm 2002 là 44,02% (=594446.1.350.250).
.Năm 2003 là 61,72% (=1.105.113.1.790.260).
Chỉ số này cho biết quy mô hoạt động tín dụng của NH.
Theo số liệu cho thấy, quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2002 là thấp nhất so với năm 2001 và 2003. Tài sản có ở đây chủ yếu là tài sản có sinh lời, trong khi đó chi nhánh mới chỉ tận dụng được 51,13%(năm 2001), lại giảm xuống 44,02% ( năm 2002). Đó là vấn đề mà chi nhánh phải xem xét lại về hiệu quả sử dụng TSC, tránh gây lãng phí. Với tình trạng như vậy, chi nhánh đã điều chỉnh lại kế hoạch xử dụng TSC trong phương hướng hoạt động năm 2003, và bằng sự lỗ lực của mình chi nhánh đã tăng chỉ số này lên 61,72% vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003.
Như đã biết hoạt động tín dụng đem lại phần lớn thu nhập của Ngân hàng theo số liệu báo cáo tài chính qua các năm của chi nhánh cho thấy:
Năm 2001 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 6.154triệu đồng, năm 2002 là 8.264 đồng, năm 2003 là 9.925triệu đồng. Về số tuyệt đối lợi nhuận tăng dần và đều qua 3 năm, nhưng về số tương đối ta lại thấy một thực trạng là:
Xét tỉ số lợi nhuận trước thuế.tổng dư nợ cho vay:
Năm 2001
=
6.154
=
1,15%
534.222
Năm 2002
=
8.264
=
1,39%
594.446
Năm 2003
=
9925
=
0,9%
1105113
Tỉ số phản ánh cứ một trăm đồng vốn bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu phần lợi nhuận. Tại năm 2003 thì hiệu quả sử dụng vốn huy động và giá trị tài sản có sinh lời vượt hẳn so với 2 năm trước nhưng lợi nhuận thu được chỉ đạt 0,9% thấp nhất so với 3 năm.
Như vậy có thể cho thấy do tình hình sử dụng nguồn vốn huy động và TSC của chi nhánh trong 3 năm qua chưa được tốt. Tuy vậy, hoạt động cho vay của chi nhánh trong 3 năm qua vẫn được đánh giá là thành công, trong khi tình hình năm 2003 có nhiều biến động đối với nền kinh tế cũng như hoạt động cho vay của Ngân hàng. Để được kết quả như vậy nguyên nhân chủ yếu là Ngân hàng đã chọn lọc khách hàng và mức dư nợ phù hợp với khả năng và trình độ quản lý của cán bộ tín dụng. Từ đó đảm bảo cho vay an toàn và lành mạnh.
Tuy nhiên nếu tất cả các khoản cho vay từ khi thẩm định khách hàng đến khâu giải ngân và thu cả gốc và lãi đầy đủ đúng thời hạn là một điều lý tưởng đối với các Ngân hàng. Bởi quá trình tín dụng phải trải qua một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó luôn có những biến động tác động tới cả Ngân hàng và khách hàng và có nhiều nguyên nhân làm cho khoản vay chuyển sang nợ quá hạn.
2.2. THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NHTMCP BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1. Tình hình nợ quá hạn tại NHTMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội. Theo kết quả phân tích ở trên ta thấy, tổng dư nợ trong 3 năm 2001, 2002, 2003 liên tục tăng và tăng nhanh vào năm 2003. Việc tăng tổng dư nợ nhanh như vậy đã thực sự tốt hay chưa ? nếu khoản vay đó không được thẩm định kĩ càng, lại thêm những tác động của nền kinh tế mà chi nhánh không dự đoán được thì rủi ro không thu hồi được khoản vay là rất cao, hay chính là rủi ro nợ quá hạn. Như vậy số lượng khoản vay tăng lên nhưng chất lượng của khoản vay lại không được đảm bảo.
Theo tình hình thực tế hiện nay, vấn đề nợ quá hạn đang là vấn đề nhức nhối đối với hệ thống NHTM nước ta hiện nay và ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội cũng không nằm ngoài tình trạng này. Vậy để theo đuổi mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng thì ngân hàng TMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội đã đưa ra những biện pháp gì để ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn, bởi nợ quá hạn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động tín dụng .
2.2.1.1.. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay.
Bảng 5: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay:
(Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
+.-
%
+.-
%
+.-
%
Tổng NQH
10.684
9265
8.156
NQH Ngắn hạn
8.654
81
7.041
76
5.872
72
NQH Trung dài hạn
2030
19
2.224
24
2.284
28
NQH.Tổng dư nợ
2
1,6
0,7
(Theo số liệu: Phòng tín dụng)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2001 nợ quá hạn cao nhất cả về tuyệt đối và tương đối, có thể là do các khoản nợ đến hạn từ những năm trước nhưng đến năm 2002 mới hạch toán chuyển sang nợ quá hạn. Tình hình năm 2002 và 2003 có nhiều chuyển biến tích cực, nợ qúa hạn giảm cả về số tuyệt đối và tương đối so với năm 2001. Nợ qúa hạn năm 2001 là 10.684 triệu đồng giảm xuống 9.265 triệu đồng vào năm 2002, tức là giảm được 13,3 % hay 60.224 triệu đồng, và tỉ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ năm 2002 giảm còn 1,6%. Đến năm 2003 nợ quá hạn lại tiếp tục giảm từ 9.265 triệu đồng- năm 2002 xuống còn 8.156 triệu đồng - năm 2003 và chỉ còn 0,7% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội trong năm 2002 và 2003 đã tăng lên đáng kể. Để đạt được điều này có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ tín dụng đã có trách nhiệm cao trong công việc.
Chi nhánh tập trung phát triển ngày càng nhiều khoản cho vay trung dài hạn, tuy nhiên tỉ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ lại tập chung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của Ngân hàng tập chung vào các khoản cho vay ngắn hạn. Có thể là do Ngân hàng đã xác định thời gian cho vay thiếu chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, hàng ứ đọng không thể bán được dẫn đến tình trạng không thu lại được vốn gây tình trạng chiếm dụng vốn, vỡ nợ…cố tình chây ì không trả nợ cho ngân hàng để sử dụng vào mục đích kinh doanh khác có lợi hơn. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tỉ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay có chiều hướng giảm đi trong 3 năm qua.
2. 2.1.2. Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 6 : Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần nền kinh tế
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
+.-
%
+.-
%
+.-
%
DN Nhà nước
1239
11,6
963
10,4
587
7,2
DN Ngoài Quốc Doanh
2414
22,6
2918
31,5
2936
36
DN TN
3034
28,4
2326
25,1
1794
22
Đồi tượng khác
3997
37,4
3058
33
2839
34,8
Tổng cộng
10684
100
9265
100
8156
100
(theo nguồn báo cáo tín dụng năm 2001)
Theo số liệu phân tích cho thấy, tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng và tỉ lệ cao trong tổng nợ quá hạn khi phân chia theo thành phần kinh tế và có tình trạng gia tăng liên tục trong 3 năm: năm 2001 là 22,6%, năm 2002 là 31,5% và năm 2003 chiếm tỉ lệ cao nhất so với các thành phần khác là 36%. Trong khi các thành phần kinh tế khác lại có xu hướng giảm xuống như doanh nghiệp tư nhân từ 25,1% (năm 2002) xuống còn 22% (năm 2003), doanh nghiệp nhà nước giảm từ 10,4% (năm 2002) xuống còn 7,2% (năm 2003).
Sở dĩ tỉ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế nhà nước thấp là do ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội có rất ít mối quan hệ tín dụng đối với khu vực này. Điều này được thể hiện rõ trong tỉ trọng của tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế quốc doanh chỉ chiếm 19,5% (năm 2003), mặc dù tỉ trọng này có tăng lên qua các năm nhưng do quy mô vốn của chi nhánh nhỏ, khả năng đáp ứng về vốn còn bị hạn chế, sự thu hút đối với khu vực kinh tế quốc doanh chưa được hấp dẫn.
Theo tình hình phát triển của các khu vực kinh tế như hiện nay thì ta có thể thấy rõ rằng khu vực kinh tế quốc doanh chậm phát triển nhất, chưa bắt nhịp với sự phát triển chung, tình trạng nợ đọng ở khu vực này rất cao. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này lại được sự hậu thuẫn về vốn của Nhà Nước, nguy cơ phá sản ở khu vực này lại rất thấp. Chính vì thế mà tình trạng nợ quá hạn của khu vực này rất thấp chỉ chiếm 7,2% trong tổng nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Trong khi đó, Theo chủ trương phát triển của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thì khu vực kinh tế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được khuyến khích mở rộng. Tuy nhiên, việc thành lập các công ty TNHH, các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hiện nay vẫn chưa được quản lý một cách đúng mức, làm nảy sinh một tình trạng là có nhiều doanh nghiệp hoạt động bằng vốn ảo (vốn vay hay vốn đi chiếm dụng), mở rộng quy mô song lại tách rời khả năng tài chính, không tự chủ được về kinh doanh, chưa kể đến các rủi ro đạo đức. Và một thực tế là hoạt động kinh doanh của khu vực này còn nhiều bất cập, làm ăn kém hiệu quả, sự đổ vỡ ở khu vực này rất nhiều .
Tuy vậy, đây vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển và tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đối với khu vực này chiếm 80,5% trong tổng dư nợ cho vay khi được phân chia theo thành phần kinh tế. Chiếm một tỉ trọng lớn như vậy thì tỉ trọng nợ quá hạn cũng lớn hơn nhiều so với khu vực kinh tế quốc doanh là điều dễ hiểu. Và sự giảm đi của tỉ trọng nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh sẽ dẫn đến sự tăng lên của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, theo số liệu thống kê cho thấy nợ quá hạn của khu vực này năm 2001 là 88,4%, năm 2002 là 89,6%, năm 2003 là 92,8%. Điều đáng quan tâm ở đây là tình trạng nợ quá hạn của khu vực này lại không hề giảm đi, trong khi một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng là tình trạng nợ quá hạn. Như vậy đã có thể kết luận về chất lượng tín dụng của khu vực này là chưa tốt hay chưa ?.
Theo số liệu cụ thể khi phân tích về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì DN tư nhân chiếm tỉ trọng thấp nhất năm 2001 là 28,4%, năm 2002 là 25,1% và năm 2003 là 22%. Loại hình doanh nghiệp này hiện nay cũng rất phát triển, tuy nhiên đây lại chưa phải là một pháp nhân, trong khi hợp đồng tín dụng của ngân hàng chỉ được thực hiện với một pháp nhân. Việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này tuỳ thuộc vào điều kiện mà từng ngân hàng đưa ra, và các khoản tín dụng thực hiện với khu vực này có tính rủi ro cao. Nhưng có một điều thuận lợi hơn khi cho vay khu vực này là: theo luật các doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của mình, còn các Công ty cổ phần hay Công ty TNHH thì chủ công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn mà mình đóng góp. Khi có các vấn đề tài chính xảy ra thì ngân hàng là người được trả nợ gần như cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã thực hiện song nghĩa vụ với công nhân và nhà nước, như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thanh toán khoản nợ cao hơn đối với công ty cổ phần. Theo số liệu cho thấy, Chất lượng của các khoản tín dụng đối với khu vực này tốt hơn so với khu vực các công ty cổ phần và công ty TNHH.
Còn đối với các khu vực kinh tế khác thì con số về tỉ lệ nợ quá hạn lại rất cao, hay được coi là cao nhất so với các thành phần kinh tế khác . Tuy có giảm vào năm 2002 (33%) nhưng lại tăng lên vào năm 2003 (34,8%). Đây là khu vực kinh tế mà ngân hàng TMCP BẮC Á chi nhánh Hà Nội phải xem xét lại và cần phải có biện pháp tích cực hơn nữa để giải quyết tình trạng nợ quá hạn của khu vực này.
Nhưng nhìn vào tổng thể thì tình trạng nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm xuống. Bởi các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà khách hàng chưa trả được ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như giãn nợ, kéo dài kì hạn trả nợ và kết quả đạt được là số dư nợ tăng lên tương đương với phần giảm xuống của nợ quá hạn. Điều này cho thấy Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội đã sớm có những biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi xem xét tỉ trọng của từng khoản mục thì tình trạng nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tình trạng gia tăng, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp để hạn chế và xử lý kịp thời. Bởi khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu ngân hàng cứ để tình trạng này gia tăng thì sẽ rất nguy hiểm do nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, nợ quá hạn càng tăng thì vòng quay vốn càng giảm, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ dần bị mất đi, uy tín của ngân hàng cũng bị suy giảm theo. Ngân hàng cần phải thận trọng hơn nữa trong khâu thẩm định và giám sát việc sử dụng vốn của khu vực này .
2.2.1.3.Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn .
Bảng 7 : Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
+.-
%
+.-
%
+.-
%
NQH dưới 180 ngày
1442
13,5
622
6,7
579
7,1
180ngày < NQH<360 ngày
1436
13,7
1037
11,2
897
11
NQH trên 360 ngày
7779
72,8
7606
82,1
6680
81,9
Tổng cộng
10684
100
9265
100
8156
100
(theo nguồn báo cáo tín dụng năm 2001)
Nhận thấy, nợ quá hạn dưới 180 ngày và nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi nợ quá hạn trên 360 ngày tuy có giảm về mặt tuyệt đối nhưng về số tương đối thì lại hầu như lại không giảm, cụ thể là năm 2001 chiếm 72,8% tăng lên 9,3% vào năm 2002(82,1%), tuy năm 2003 có giảm nhưng lượng giảm đi lại rất ít 0,2%(81,9%).
Sở dĩ khoản nợ quá hạn của năm 2001 lại cao như vậy là do các khoản nợ quá hạn từ trước năm 2001 lớn và chưa được xử lý nhiều.Trước tình trạng như vậy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội đã áp dụng các biện pháp tích cực khác nhau để hạn chế nợ quá hạn và chi nhánh đã đạt được thành công trong việc làm giảm nợ quá hạn năm 2002 và năm 2003. Đặc biệt là các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày và từ 180 ngày đến 360 ngày đã giảm xuống rõ rệt:
+ Nợ quá hạn dưới 180 ngày từ 13,5% năm 2001 xuống 6,7% năm 2002 và có tăng lên nhưng không đáng kể vào năm 2003 là 7,1%.
+ Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày từ 13,7% năm 2001 xuống 11,2% năm 2002 và còn 11% năm 2003.
Tuy nhiên, nợ quá hạn trên 360 ngày của ngân hàng lại rất cao, chiếm tới 81,9% năm 2003. Đây được coi là khoản nợ khó đòi sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp đối với các khoản nợ khó đòi có thời hạn thấp, nếu không đòi được sẽ xếp dần vào khoản nợ khó đòi có thời hạn cao hơn để áp dụng các biện pháp tích cực hơn. Nợ quá hạn khó đòi trên 360 ngày mà lớn sẽ gây trở ngại cho ngân hàng trong việc xử lý, làm ứ đọng vốn và gia tăng nguy cơ mất vốn .
2.2.1.4. Phân tích nợ quá hạn theo khả năng thu hồi.
Bảng 8 : Cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
+.-
%
+.-
%
+.-
%
Thu hồi 100%
2596
24,3
1862
20,1
1500
18,4
Thu hồi 1 phần
7853
73,5
7172
77,4
6541
80,2
Mất trắng
235
2,2
231
2,5
114
1,4
Tổng cộng
10684
100
9265
100
8156
100
(theo nguồn báo cáo tín dụng năm 2001)
Theo số liệu sau khi tính toán có thể thấy nợ quá hạn có khả năng thu hồi một phần chiếm tỉ trọng cao nhất và liên tục tăng lên từ năm 2001 là 73,5% đến năm 2002 là 77,4% và năm 2003 tăng lên 80,2%. Sau đó đến nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100%. Tuy bị liệt vào nợ quá hạn nhưng ngân hàng có thể thu hồi lại được hàng năm là 2596 (trđ), 1862 (trđ) và 1500 (Trđ). Còn nợ quá hạn mất trắng tuy chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, nhưng đó lại là nguồn gây thất thoát vốn của ngân hàng. Năm 2001 chi nhánh mất 235 (trđ). Đến năm 2002 tỉ lệ nợ quá hạn bị mất trắng có xu hướng tăng lên nhưng tỉ lệ tăng không đáng kể và nhưng tỉ trọng của nó trong tổng nợ quá hạn năm 2002 so với năm 2001 lại giảm đi . Tuy nhiên, khoản nợ này ngân hàng sẽ phải trích từ quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, mà quỹ này được trích lập từ lợi nhuận. Cho nên, năm 2003 Ngân hàng đã đưa ra những biện pháp tích cực để hạn chế thấp nhất khoản nợ khó đòi mất trắng này và kết quả đạt được là khoản nợ mất trắng này chỉ còn 1,4% giảm 1,1% so với năm 2002.
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi được một phần là loại rủi ro tiềm ẩn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi, xử lý các khoản nợ này. Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc xử lý khoản nợ này. Vì với tỉ lệ chiếm tới 80% trong tổng nợ qúa hạn thì số vốn mà nó gây thất thoát còn lớn hơn là nợ quá hạn mất trắng.
2.2.1.5.Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh.
Bảng 9 : Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
+.-
%
+.-
%
1. Do Ngân hàng
+ Khâu thẩm định
+ Khâu không chấp hành đúng điều kiện nguyên tắc cho vay.
+ không kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay
630
6,8
244
3
288
3,1
122
1,5
120
1,3
25
0,3
222
2,4
97
1,2
2.Do khách hàng
+ Kinh doanh thua lỗ
+ Sử dụng sai mục đích
+ Cố ý lừa đảo
8.255
89,1
7.748
95
2.158
23,3
2.161
26,5
5688
61,4
5.317
65,2
409
4,4
269
3,3
3. Do khách quan
+ Cơ chế chính sách
+ Thiên tại địch hoạ
380
4,1
163
2
334
3,6
138
1,7
46
0,5
25
0,3
Tổng cộng
9.265
100
8.156
100
(Theo nguồn báo cáo Phòng tín dụng)
Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do nguyên nhân khách hàng. Theo số liệu của bảng phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh thì nguyên nhân khách hàng chiếm tới 89,1% hay8.255(trđ) năm 2003. Trong đó lại chủ yếu là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích khoản vốn vay của ngân hàng chiếm 65.2% (năm 2003). Tình trạng này xảy ra có thể do sự biến động của nền kinh tế năm 2003 làm cho giá vàng và giá đôla tăng mạnh, đặc biệt là giá vàng tăng mạnh so với một số năm lại đây. Đứng trước những món lợi lớn như vậy khiến cho một số doanh nghiệp đã dùng khoản vốn vay được của ngân hàng đầu cơ mua vàng tích trữ chờ cơ hội bán ra với giá cao hơn. Nếu sự dự đoán và nắm bắt cơ hội mà không chính xác thì sẽ làm cho các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán món nợ vay của ngân hàng, và rủi ro tín dụng – nợ quá hạn xảy ra là điều đương nhiên. Cũng do sự bất ổn của nền kinh tế năm 2003 đã làm cho hoạt động SXKD của khách hàng không thể thực hiện được theo đúng theo kế hoạch đã trình bày khi ký kết hợp đồng tín dụng, vòng quay vốn bị chậm lại trong khi thời hạn trả nợ ngân hàng lại không linh hoạt thay đổi theo. Như vậy khả năng thanh toán của khách hàng bị mất đi, không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Tình trạng này làm cho tỉ lệ nợ quá hạn do kinh doanh thua lỗ tăng từ 23,3%(năm2002) lên 26.5% (năm 2003).
Trong cơ cấu nợ quá hạn do nguyên nhân khách hàng thì chỉ có tỉ lệ nợ quá hạn do nguyên nhân cố ý lừa đảo chiếm tỉ lệ thấp vào khoảng 4.4% năm 2002 và giảm xuống 3.3% năm 2003. Như vậy có thể thấy được rằng trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn của ngân hàng đã có rất nhiều chuyển biến, đã làm giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn do khách hàng cố ý lừa đảo.
Nhưng do trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại nước ta hiện nay vẫn có nhiều bất cập và Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội cũng vậy, mặc dù chi nhánh đã áp dụng các biện pháp để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng và đã thu được những kết quả rất tốt, nhưng những số liệu thông tin về khách hàng mà cán bộ tín dụng thu thập được vẫn rất ít và chủ yếu do chính khách hàng cung cấp, nên tính trung thực không được đảm bảo. Chính vì thế mà tỉ lệ nợ quá hạn do khâu thẩm định khách hàng còn chiếm một tỉ lệ cao trong nợ quá hạn do nguyên nhân từ phía ngân hàng, theo số liệu thì năm 2002 tỉ lệ nợ quá hạn do nguyên nhân này chiếm 3.1% và năm 2003 giảm xuống còn1.5%. Thêm vào đó, Do ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội có một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết với ngân hàng, hơn nữa các nhà quản lý ngân hàng đã đưa ra được các chiến lược hoạt động tín dụng làm cho lợi ích và trách nhiệm của cán bộ nhân viên gắn chặt với nhau. Chính vì thế mà tình trạng nợ quá hạn do khâu kiểm soát sau khi giải ngân và khâu không chấp hành đúng điều kiện, nguyên tắc cho vay chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 0.3% và 1.2% (số liệu năm 2003).
Để có thể tồn tại và phát triển được như ngày nay, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội đã khẳng định được tính linh hoạt nhạy bén của mình đối với những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường kinh tế vi mô. Đặc biệt là sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô, đó là sự thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước đối với bản thân ngân hàng và đối với cả nền kinh tế - một nguyên nhân bất khả kháng. Bất cứ một sự thay đổi nào trong cơ chế chính sách đều tác động đến nền kinh tế và như vậy là đã tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi hoạt động ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm với mọi sự biến động của nền kinh tế. Nhất là trong tình trạng cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn nên thường xuyên có những sự thay đổi như hiện nay. Sự thay đổi đó không những ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong kinh doanh như luật đất đai, chính sách xuất nhập khẩu… Trong những trường hợp này, chi nhánh đã đưa ra các biện pháp giúp cho các doanh nghiệp là khách hàng của mình thoát khỏi tình trạng nguy cấp. Chính vì thế mà tình trạng nợ quá hạn do nguyên nhân cơ chế chính sách của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ là 1,7%(năm 2003), giảm 1,9% so với năm 2002 (chiếm3,6%).
Một nguyên nhân khách quan nữa là do thiên tai dịch hoạ, tuy chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ là 0,3% nhưng ngân hàng cũng cần phải chú ý đến nó, bởi lẽ đó cũng là nguyên nhân làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng, và như vậy các khoản nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo. Bài học về tình trạng dịch bệnh năm 2002 và năm 2003 vừa qua là bài học mà không chỉ Ngân hàng TMCP Bắc Á cần phải quan tâm mà cả hệ thống ngân hàng cũng cần phải quan tâm đúng mực hơn nữa.
2.2.1.6. Phân tích nợ quá hạn theo cơ cấu đảm bảo tiến vay.
Bảng 10 : Cơ cấu nợ quá hạn theo biện pháp bảo đảm tiền vay:
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
+.-
%
+.-
%
NQH có BL của Bên thứ 3
927
10
734
9
NQH bằng vật tư hàng hoá tồn kho chờ bán & có TS hình thành từ vốn vay
4354
47
4078
50
NQH có tín chấp
1853
20
1223
15
NQH của cấp chủ quản
927
10
652
8
NQH có người thừa kế hợp pháp theo luật pháp trả thay
463
5
571
7
NQH theo biện pháp khác
741
8
897
11
Tổng cộng
9265
100
8156
100
(Theo nguồn báo cáo tín dụng)
Như vậy nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội chủ yếu là do còn vật tư hàng hoá tồn kho chờ bán và có tài sản hình thành từ vốn vay, Năm 2002 chiếm 47%, và năm 2003 tăng lên 50% trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân có thể là do sản phẩm của người vay làm ra không thích nghi hay không cạnh tranh được với thị trường. Khi cho doanh nghiệp vay để thực hiện sản xuất kinh doanh, Ngân hàng cần phải quan tâm xem doanh nghiệp sản xuất cái gì, có phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường cũng như của xã hội hay không . Nếu không ngân hàng sẽ gặp phải tình trạng không bán được tài sản thế chấp, hay bán với giá thấp hơn giá trị khi thẩm định, và như vậy giải pháp nào cũng làm cho ngân hàng bị thiệt hại. Theo tình hình năm 2003 cho thấy vấn đề nghiên cứu sản phẩm hay vấn đề nghiên cứu thị trường đầu ra trên thực tế của doanh nghiệp vay vốn chưa được Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội thực sự chú trọng làm cho nợ quá hạn từ nguyên nhân này tăng lên.
Tiếp theo là nợ quá hạn có tín chấp, mức nợ quá hạn đã giảm vào năm 2003 (từ 20% xuống 15%) nhưng vẫn ở mức cao, có thể ngân hàng chưa chặt chẽ với người vay vốn . Nợ quá hạn của cấp chủ quản và có bảo lãnh của bên thứ ba cũng giảm, điều này cho thấy Ngân hàng đã thắt chặt hơn việc cho vay theo tín chấp. Các khoản nợ qua hạn do biện pháp khác vào năm 2003 lại tăng lên 11% trong tổng dư nợ và ở mức 897 triệu, cần hạn chế cho vay cũng như thắt chặt các khoản cho vay do biện pháp khác này.
Như vậy, có thể thấy công tác nâng cao trình độ của cán bộ tín của Ngân hàng trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể góp phần làm giảm tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bắc á chi nhánh Hà Nội. Từ chỗ nợ quá hạn ở mức có tính rủi ro cao thì nay đã được hạ thấp xuống mức an toàn. Trong đó nợ quá hạn tập chung chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 89.doc