MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từviết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục phụlục
PHẦN MỞ ĐẦU
CÁC CHƯƠNG Trang
CHƯƠNG1 : TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÀC
DỊCH VỤNGÂN HÀNG BÁN LẺCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Khái niệm vềngân hàng và hoạt đông ngân hàng . 1
1.1.1-Khái niệm vềngân hàng . 1
1.1.2-Hoạt động của ngân hàng thương mại . 1
1.2. Dịch vụngân hàng bán lẻcủa ngân hàng thương mại . 1
1.2.1- Khái niệm dịch vụngân hàng bán lẻ . 1
1.2.2- Đặc điểm của dịch vụngân hàng bán lẻ . 2
1.2.3- Vai trò của dịch vụngân hàng bán lẻtrong nền kinh tế . 2
1.2.4- Các sản phẩm và dịch vụngân hàng bán lẻ 3
1.2.4.1-Nghiệp vụhuy động vốn . 3
1.2.4.2- Nghiệp vụcho vay . 5
1.2.4.3- Dịch vụthẻ . 6
1.2.4.4- Hoạt động kiều hối 7
1.2.4.5- Dịch vụngân hàng bán lẻqua mạng . 8
1.3. Một sốkinh nghiệm vềdịch vụngân hàng bán lẻtrên thếgiới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG BÁN
LẺTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH
THUẬN .
14
2.1. Giới thiệu vềngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Chi nhánh
ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận .
18
2.1.1-Giới thiệu chung . 18
2.1.2-Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận .
24
2.1.2.1-Mạng lưới hoạt động 24
2.1.2.2-Hoạt động huy động vốn . 25
2.1.2.3-Hoạt động tín dụng . 31
2.1.2.4- Hoạt động dịch vụ . 35
2.2. Thực trạng triển khai và hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻcủa
Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận . 40
2.2.1-Quá trình triển và hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻtại Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Việt Nam .
40
2.2.2-Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻtại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận . 42
2.2.3-Phân tích tổng thểmôi trường kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận . 47
2.2.3.1-Phân tích môi trường bên ngoài . 47
o Yếu tốkinh tếthếgiới . 47
o Yếu tốchính trị . 47
o Môi trường luật pháp . 47
o Yếu tốkinh tếtrong nước. 48
o Yếu tốquốc tế . 48
o Yếu tốcông nghệ. 49
o Yếu tốcạnh tranh . 49
2.2.3.2-Phân tích môi trường bên trong . 51
o HệthốngQuản lý 51
o Hệthống Marketing 51
o Hệthống Kếtoán tài chính 52
o Hệthống thông tin . 53
o Hệthống Kiểm soát nội bộ 53
2.3-Đánh giá hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻtại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận . 54
2.3.1-Kết quả đạt được . 54
2.3.2-Những tồn tại hạn chế . 56
2.3.3-Nguyên nhân hạn chếsựphát triển hoạt động dịch vụngân hàng bán lẻ
tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận .
57
2.3.3.1-Những nguyên nhân kháchquan . 57
2.3.3.1-Những nguyên nhân chủquan . 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤNGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH
THUẬN .
59
3.1-Dựbáo tình hình phát triển kinh tếxã hội tỉnh Ninh Thuận trong thời
gian tới .
61
3.2-Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam . 61
3.3-Mục tiêu và cơsởxây dựng giải pháp phát triển dịch vụngân hàng bán
lẻ . . 62
3.4-Các giải pháp phát triển dịch vụngân hàng bán lẻtại Chi nhánh ngân
hàng Đầu tưvà Phát triển tỉnh Ninh Thuận. 63
3.4.1-Thâm nhập thịtrường và thu hút khách hàng . 63
3.4.2-Phát triển thịtrường và quản lý khách hàng 64
3.4.3-Phát triển sản phẩm dịch vụmới . 65
3.4.4-Phát triển công nghệthông tin . 73
3.4.5-Phát triển năng lực tài chính của ngân hàng 75
3.4.6-Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực 76
3.4.7-Tăng cường hoạt động Marketing 77
3.4.8-Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng . 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤLỤC
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải phát phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8
Loại dịch vụ
Thu
dịch vụ
Thu dịch
vụ
% tăng
so với
năm
trước
Thu
dịch vụ
%
tăng
so với
năm
trước
Thu
dịch vụ
% tăng
so với
năm
trước
1. Thanh toán trong nước 720 735 2% 1,110 51% 600 -46%
2. Thanh toán quốc tế 716 732 2% 467 -36% 210 -55%
3. Bảo lãnh 453 462 2% 1,431 210% 730 -49%
4. Kinh doanh ngoại tệ 187 210 12% 121 -42% 100 -17%
5. Dịch vụ thẻ ATM 34 64 88% 72 13% 20 -72%
6. Dịch vụ khác 15 45 200% 198 340% 140 -29%
TỔNG CỘNG 2,125 2,248 3,399 1,800
Nguồn : Báo cáo tổng kết Ngân hàng ĐT-PT Ninh Thuận hàng năm
35
Về thu dịch vụ bảo lãnh: phí bảo lãnh năm 2007 thu được 1.431 triệu đồng, tăng
210% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 42% trong tổng thu dịch vụ.
Về kinh doanh ngoại tệ : Doanh số bán ngoại tệ cho BIDV hơn 8 triệu USD, lợi
nhuận thu được 56 triệu đồng, ít hơn năm 2006 là 97 triệu đồng. Nguyên nhân nguồn lợi
nhuận thu được do bán ngoại tệ thấp hơn năm 2006 là trong năm 2007, tỷ giá ngoại tệ
luôn biến động; BIDV mua ngoại tệ của Chi nhánh Ninh Thuận thường chỉ cộng thêm 2
điểm so với giá mua, thậm chí có giai đoạn để giữ khách hàng, Chi nhánh Ninh Thuận đã
mua ngoại tệ của khách hàng bằng tỷ giá bán ngoại tệ cho BIDV.
Trong quý II/2008 tình hình tỷ giá biến động phức tạp, Chi nhánh đã mua ngoại tệ
của khách hàng với giá cạnh tranh, đảm bảo lợi ích cho khách hàng xuất khẩu. Chi nhánh
mua ngoại tệ của khách hàng chủ yếu là 2 Công ty xuất khẩu hạt điều, tình hình thu đổi
ngoại tệ tiền mặt ít. Hầu hết các khách hàng nhận tiền Kiều hối không đổi ngoại tệ cho
ngân hàng vì giá thấp hơn giá thị trường. Doanh số mua ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2008
chỉ đạt 49% doanh số mua bán ngoại tệ cả năm 2007. Lượng ngoại tệ Chi nhánh mua
được đều bán hết cho BIDV để cân đối ngoại tệ toàn ngành, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ
cho khách hàng kịp thời.
Doanh thu chi trả kiều hối (Western Union) là 823 món đạt 75,5% kế hoạch.
Lượng kiều hối chuyển về hàng năm tương đối thấp. Phần lớn khách hàng giao dịch kiều
hối qua Công ty kiều hối Đông Á
Dịch vụ thẻ ATM: Tổng số máy ATM đã trang bị đến thời điểm 31.12.2007 là 5
máy, tần suất giao dịch bình quân: 8000 giao dịch/tháng/máy. Số thẻ phát hành trong năm
2007 là 16.500 thẻ. Ngoài việc sử dụng thanh toán qua ATM của Chi nhánh Ninh Thuận,
khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ thẻ qua máy ATM của Ngân hàng Công thương
Ninh Thuận và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
Số máy POS đã đặt tại các điểm chấp nhận thẻ là 21 máy. Tuy nhiên doanh số
thanh toán qua POS chưa nhiều, điều này cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt đã in sâu
vào người dân, đồng thời khách hàng chưa quen với việc sử dụng các sản phẩm ngân
hàng hiện đại. Khách hàng chưa ý thức được rằng thanh toán qua POS là dịch vụ rất an
toàn, tiết kiệm được thời gian và thoát khỏi nổi lo kiểm đếm tiền mặt, tiền giả.
Dịch vụ thanh toán hoá đơn tại Chi nhánh Ninh Thuận chưa nhận được sự ủng hộ
từ các nhà cung cấp các dịch vụ như điện, nước sinh hoạt, ngành viễn thông mặc dù Chi
nhánh đã triển khai tiếp cận khách hàng để giới thiệu tiện ích dịch vụ và mời khách hàng
36
sử dụng. Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp này chưa hợp tác với Chi
nhánh Ninh Thuận chưa tìm được hướng giải quyết về lao động cho lực lượng thuê thu
hoá đơn hiện nay, đồng thời mạng lưới hoạt động của Chi nhánh cũng chưa đáp ứng được
việc thu tiền đến từng huyện, xã trong toàn tỉnh.
Bảng số 2.4: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ ATM
Đến
năm
2005
Đến năm 2006 Đến năm 2007
Loại dịch vụ
Số
lượng
Số
lượng
%
tăng
so với
năm
trước
Số
lượng
%
tăng
so với
năm
trước
1. Số lượng thẻ phát hành (nghìn thẻ)
1,718 3,600 110% 10,211 184%
2. Số lượng máy ATM
2 5 150% 5 0%
3. Số lượng giao dịch (nghìn lần giao dịch)
48 300 525% 480 60%
Nguồn : Báo cáo tổng kết Ngân hàng ĐT-PT Ninh Thuận hàng năm
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2005 2006 2007 2008
Biểu đồ 2.6: Tình hình thu dịch vụ qua các năm của Chi nhánh Ninh
Thuận
Thanh toán trong nước
Thanh toán quốc tế
Bảo lãnh
Kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ thẻ ATM
Dịch vụ khác
37
2.2-Thực trạng triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV và Chi
nhánh Ninh Thuận
2.2.1-Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV:
Bên cạnh việc thực hiện chiến lược dịch vụ ngân hàng bán buôn, chiến lược dịch
vụ ngân hàng bán lẻ cũng được BIDV chú trọng, BIDV đã triển khai các kênh phân phối
hiện đại như ATM, POS, InternetBanking, PhoneBanking với sản phẩm tiêu biểu như
BSMS, HomeBanking, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực
tuyến và dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Việc triển khai các nhóm sản phẩm dựa trên nền
tảng ngân hàng hiện đại (E-banking) là điều kiện căn bản để BIDV hướng mạnh đến thị
trường ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới. Hoạt động kinh doanh thẻ đã có sự tăng
trưởng nhanh chóng, lượng phát hành thẻ tăng đột biến, nâng tổng số thẻ lên đến 1 triệu
thẻ (tính đến ngày 31/12/2007). Sản phẩm thẻ Power ra đời với tính năng thấu chi là một
điểm khác biệt, mới lạ so với các sản phẩm thẻ trên thị trường Việt Nam, đem lại sự
thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán, tiêu dùng. Năm 2007, BIDV hoàn
thành kết nối thẻ VISA, tính đến 31/12/2007, đã thực hiện được 27.654 lần giao dịch với
tổng trị giá là 28,2 tỷ đồng và số phí thu được trong hoạt động này là 791 triệu đồng. Tiếp
theo là BIDV chính thức ký thoả thuận hợp tác với G7 Mart, trong đó thoả thuận về việc
phát hàng thẻ liên kết BIDV-G7 vào đầu năm 2007 dẫn đến sự ra đời hàng loạt thẻ liên
kết đầu tiên của BIDV.
Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong năm qua danh mục
các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV đã liên tục được bổ sung. Tỷ trọng tín dụng bán
lẻ tăng từ mức 10,12% năm 2006 lên 13,14% năm 2007 với số dư 17.399 tỷ đồng. Với
định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,
trong thời gian qua BIDV cũng đã thiết lập và tạo dựng mối quan hệ với các công ty, Tập
đoàn kinh tế như : Tập đoàn Vĩnh Phúc, Tập đoàn Khải Vy, Công Ty Bitexco, Công ty
EuroWindow, Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Vinpearl, Công ty cổ phần
Vincom...
Về quan hệ khách hàng của BIDV đang tiến triển theo xu hướng hợp tác toàn diện
từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lược.
Đặc biệt trong quý IV/2007, BIDV đã triển khai thành công chương trình tín dụng tài trợ
xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng của BIDV
38
trong lĩnh vực này. Kết quả thực hiện từ tháng 9/2007 doanh số cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu đạt 11.300 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.000 tỷ đồng.
Ở dịch vụ tiền gửi, các chương trình huy động tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có
thưởng hoặc cách tính lãi suất linh hoạt (lãi suất bậc thang, lãi suất định kỳ) được thiết kế
cho phép khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn đối với các sản
phẩm truyền thống.
Đối với hoạt động cho vay, từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu,
trãi qua thời gian, các sản phẩm cho vay từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản
phẩm cho từng phân đoạn khách hàng, cụ thể: cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay
mua nhà dự án, cho vay mua ô tô.
Thanh toán hoá đơn cũng là một dịch vụ liên kết mà BIDV chú trọng phát triển.
Đến nay đã có khoảng 2400 khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán EVN thông qua
BIDV với doanh số khoảng 1,4 tỷ đồng/tháng. Việc triển khai thành công các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng liên kết giữa BIDV với các tổ chức tài chính khác như WU (với WU),
Bancassurance (với AIAV), Viettel, G7, EVN thành phố Hồ Chí Minh…mở ra cơ hội
mới trong việc hợp tác kinh doanh trong thời gian tới.
BIDV cũng đồng loạt triển khai các chương trình, kênh phân phối mới nhằm nâng
cao tính hấp dẫn của dịch vụ thanh toán như chương trình thanh toán song phương kết nối
hệ thống SIBS, chương trình xử lý và hạch toán kết quả bù trừ tiền mua bán chứng
khoán, kết nối tự động với chương trình thanh toán của VCB (VCB Money), các chương
trình phụ trợ xử lý điện chuyển tiền sang hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
(IBPS)
Trong định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2012, BIDV đã xây dựng
cho mình lộ trình phát triển dịch vụ khá tăng trưởng, đó là xây dựng hình ảnh BIDV như
một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ kinh doanh thẻ hàng đầu tại Việt Nam, phát
hành 150.000 thẻ tín dụng và 5 triệu thẻ ghi nợ nội địa, chiếm 13% thị phần chủ thẻ toàn
thị trường. Đồng thời cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng như: dịch vụ
top-up trên ATM/POS và điện thoại di động, dịch vụ thanh toán hoá đơn, dịch vụ thanh
toán chứng khoán và bảo hiểm.
Tất cả các thành tựu kể trên trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ
của BIDV được xem là định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV có tầm nhìn chiến
39
lược về ngân hàng bán lẻ, đội ngũ cán bộ tâm huyết với việc phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ và đưa dịch vụ công nghê thông tin vào hoạt động của ngân hàng.
Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và đặc biệt là sự tham gia
vào thị trường ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài, mặc dù mật độ dân số trẻ
nhiều, mức độ thâm nhập vào dịch vụ công nghệ của ngân hàng chưa cao nhưng với mức
độ cạnh tranh gay gắt hiện nay, BIDV cần có những định hướng đúng đắn không những
đầu tư về công nghệ mà còn đầu tư về nguồn nhân lực một cách bài bản để phát triển hơn
nữa, tận dụng và tạo ra các yếu tố thành công mới trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.2-Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh
Ninh Thuận:
2.2.2.1-Một số nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận:
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải thuộc cực Nam trung bộ, nằm trên ngã 3 nối liền
vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam bộ và Tây nguyên. Trên địa bàn tỉnh có
3 trục giao thông chính của quốc lộ chạy qua là quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và
quốc lộ 27. Cách cảng Cam ranh 50km và Nha Trang 105km về phía Bắc, cách Phan
Thiết 159km và Thành phố Hồ Chí Minh 350km về phía Nam, cách Thành phố Đà Lạt
110km về phí Tây. Với vị trí địa lý đó đã tạo cho tỉnh Ninh Thuận có điều kiện mở rộng
giao lưu kinh tế, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ các vùng
trong cả nước.
Tỉnh Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.360km2, diện tích đất nông nghiệp
61.870ha với 3 dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và ven biển. Dân số toàn tỉnh có
571.133 người, gồm 27 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm
23%, chủ yếu là dân tộc Chăm và dân tộc Rag-lai.
Qua 15 năm kể từ khi chia tách tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội (tháng 4/1993),
tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Nền
kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Kết quả đạt được trong năm 2007 như sau:
- Tốc độ tăng GDP đạt 11,1%, GDP bình quân đầu người đạt : 6,6 triệu đồng, tăng
21,5% (kế hoạch 6,2 triệu đồng), tương đương 415 USD/người;
- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản chiếm 44,8% (riêng Thuỷ sản 17,7%),
Công nghiệp –Xây dựng chiếm 19,1%, dịch vụ chiếm 36,1% GDP của tỉnh.
40
- Giá trị sản xuất của ngành Nông, Lâm nghiệp tăng 3,6% (kế hoạch là 7-8%); Thuỷ
sản tăng 19,2% (kế hoạch là 9-10%); Công nghiệp –Xây dựng tăng 15,7% (kế
hoạch là 25-26%); Dịch vụ tăng 12%.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn : 310 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 41,7 triệu USD, đạt 104,2% kế hoạch, tăng 27,5% so
với cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 2.500 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 35,1%.
Nguồn: Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội năm 2007
Ninh Thuận là vùng đất “thiếu mưa, thừa nắng” đây là một lợi thế để tỉnh có
những sản phẩm nông nghiệp đặc thù như bông, nho, hành, tỏi. Ninh Thuận đã phát huy
thế mạnh phát triển chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi đàn gia súc theo hướng trang trại và
bán công nghiệp. Tổng đàn gia súc có sừng hiện có trên 200.000 con với chất lượng
nguồn giống tốt, thị trường tiêu thụ rất lớn, giá cả phù hợp. Ninh Thuận cũng đã quan tâm
phát triển vùng nguyên liệu có quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến như điều, mì,
ngô lai, mía, bông vải, thuốc lá, nho, cây nem chịu hạn.
Ngành thuỷ sản Ninh Thuận được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế tiềm
năng lợi thế được đầu tư khai thác, tốc độ tăng trưởng khá; năng lực đánh bắt được đầu tư
theo hướng nâng công suất và khai thác vươn xa; sản lượng đánh bắt đạt 44.800 tấn, tăng
16.150 tấn so với năm 2003. Vùng biển Ninh Thuận còn là nơi cung cấp nguồn tôm
giống chất lượng cao có uy tín trong cả nước, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng
5tỷ tôm giống, chiếm 35% lượng tôm giống cả nước.Vùng biển Ninh Thuận không
những cho nhiều tôm cá mà còn là một kho muối vô tận, là thế mạnh mà thiên nhiên ban
tặng với sản lượng hàng năm từ 180.000 - 200.000 tấn muối công nghiệp.
Ninh Thuận cũng có nhiều mỏ đá granít lộ thiên với trữ lượng lên đến gần 1 tỷ m3
và theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì Ninh Thuận là một trong số ít địa phương
có được nguồn nguyên liệu quý phục vụ công nghiệp xây dựng. Không chỉ có trữ lượng
lớn mà điều đặc biệt là đá của Ninh Thuận có chất lượng cao, dễ khai thác, màu đẹp, đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
Công nghiệp – xây dựng có nhịp độ tăng trưởng khá, nhiều cơ sở mới ra đời như
nhà máy tinh bột mì, công ty may Tiến Thuận, nhà máy đá granít hoạt động có hiệu quả,
giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tỉnh Ninh Thuận đã được phê duyệt 2 khu
công nghiệp 2 khu công nghiệp Du Long và Phước Nam với diện tích gần 1.000 ha. Cơ
41
cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp từ
71,2% (năm 2003) lên 78,2% năm 2007. Các ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến
nông sản, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất muối được đầu tư tăng năng
lực sản xuất, tạo thêm sản phẩm mới, khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, đa dạng các sản phẩm truyền thống như: gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, các loại
tranh gỗ ghép, thêu ren, mành trúc. Các ngành chế biến thuỷ sản...hệ thống điện lưới đã
được đầu tư đến 100% số thôn trong tỉnh.
Lĩnh vực thương mại, du lịch góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của tỉnh.
Hệ thống giao thông phát triển, các tuyến vận tải đã được xác lập hầu hết các nơi trong
tỉnh; năng lực vận tải tăng 9,1% so với năm 2003; Ngành Bưu chính Viễn thông phát
triển nhanh với mật độ 10máy/100 dân, các loại hình phục vụ đa dạng, đáp ứng được yêu
cầu thông tin liên lạc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an
ninh của địa phương. Xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 35%/năm,
riêng năm 2007 đạt 41,7 triệu USD, đạt 104,2% kế hoạch, tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Ninh Thuận đặc biệt quan tâm
thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi,
giải quyết một số vấn đề cấp bách như giao thông, trường học, y tế, sinh hoạt, nhất là các
công trình giao thông, thuỷ lợi lớn giải quyết về lưu thông và phục vụ phát triển sản xuất
nông nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được cải
thiện.
Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng, một số dự án
quy mô lớn mang tính chất động lực Chính phủ có chủ trương đầu tư, chương trình hợp
tác kinh tế với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh được triển khai đang tạo cơ hội mới
để thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh.
Về sản xuất có thể nói rằng lực lượng sản xuất trên địa bàn tỉnh rất lớn, từ khi đổi
mới sang cơ chế thị trường thì sản xuất ngày càng phát triển với đầy đủ các thành phần
kinh tế. Vì vậy việc lưu thông hàng hoá ngày càng tăng lên dẫn đến nhu cầu vốn đáp ứng
cho nhu cầu phát triển kinh tế rất lớn, khối lượng thanh toán vốn qua các ngân hàng, kho
bạc ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Ninh Thuận vẫn còn là tỉnh khó khăn. Xuất
phát điểm nền kinh tế và nguồn thu ngân sách đạt còn thấp, mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu
chi hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP; thu nhập bình quân
42
đầu người trong tỉnh so với thu nhập bình quân đầu người trong cả nước mới chỉ đạt
55%; kết cấu hạ tầng phát triển ở mức thấp. Tình trạng thiếu và mất cân đối nghiêm trọng
về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và thị trường để khai
thác một cách hiệu quả nhất những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang là điều trăn trở
nhất. Tình hình trên đã tác động một phần không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh
của ngành tài chính ngân hàng trong toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người thấp đã
làm ảnh hưởng đến việc tham gia các dịch vụ ngân hàng như tình hình huy động vốn, sử
dụng thẻ và các tiện ích của ngân hàng điện tử. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả
đã làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng, các dự án đã được phê duyệt từ lâu nhưng chưa
triển khai như Cụm công nghiệp Thành Hải... đã ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của
ngân hàng.
3502
4186
4680
5400
6600
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
2003 2004 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.1 : Thu nhập bình quân đầu người
qua các năm của tỉnh Ninh Thuận
Thu nhập bình quân
đầu người
Về hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh trong năm 2008:
Hiện nay tại Ninh Thuận đã có 3 Ngân hàng Thương mại quốc doanh: Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công thương
(mới thành lập tháng 4/2004); Tháng 11/2007, Sacombank khai trương đi vào hoạt động
và gần đây, vào tháng 4/2008, phòng giao dịch Ngân hàng Đông Á đã chính thức đi vào
hoạt động.
* Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trong tỉnh:
+ Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận.
+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: quy mô hoạt động
tương đối lớn, lao động hơn 200 người, có rất nhiều chi nhánh, hoạt động khắp các
huyện, thành phố. Ngân hàng Nông nghiệp có ưu thế trong công tác huy động vốn, thị
43
phần chiếm 50,4%, về lĩnh vực tín dụng thị phần chiếm 39,5% đầu tư khá lớn về lĩnh vực
nông nghiệp. Riêng lĩnh vực dịch vụ chiếm thị phần nhiều nhất so với các ngân hàng
thương mại trong tỉnh do có mạng lưới rộng khắp cả tỉnh, thị phần thu dịch vụ chiếm
44,6%. Hiện nay có 16 địa chỉ giao dịch (01 Hội sở chính, 7 chi nhánh và 8 phòng giao
dịch)
+ Chi nhánh Ngân hàng Công thương: Hội sở chính và 01 phòng giao dịch Tháp
Chàm, có ưu thế mạnh về công tác phát triển dịch vụ, quảng cáo, tăng trưởng tín dụng.
Về lĩnh vực thẻ có ưu thế hơn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Thuận như miễn phí
phát hành thẻ. Kết nối Visa, Master, thẻ Epartner có thêm chức năng thấu chi; Trong
những năm tới kế hoạch phát triển của ngân hàng Công thương là mở rộng chi nhánh và
lắp đặt thêm nhiều máy ATM.
+ NHTMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank): Địa điểm hoạt động tại 336 đường
Thống Nhất, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Sacombank mới thành lập và đi vào hoạt
động nên đang trong giai đoạn tìm kiếm, thu hút khách hàng nên lãi suất huy động rất
cao; Lãi suất huy động có kỳ hạn đều cao hơn lãi suất trần; Sản phẩm huy động phong
phú, đặc biệt là huy động bằng vàng;
2.2.2.2-Quá trình triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh
Ninh Thuận:
Với đặc điểm tỉnh Ninh Thuận là địa phương nghèo, kinh tế phát triển nhưng chưa
khởi sắc nhất là ngành dịch vụ và du lịch, mặc dù vậy Ninh Thuận vẫn có điều kiện để
phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự
phát triển của thị trường là sự tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh, tốc độ phát triển GDP
bình quân hàng năm là 10%, tuy nhiên trong kế hoạch 5 năm từ năm 2006-2010 đã đề ra
chỉ tiêu tăng GDP bình quân hàng năm là 11-12%, phấn đấu trên 15%. Đến năm 2010,
tổng sản phẩm nội tỉnh gấp 2,5 lần so với năm 2000. Tiềm năng để phát triển thị trường
dịch vụ ngân hàng bán lẻ là ngành chăn nuôi, ngành Thuỷ sản, Nghề muối, nghề nuôi
tôm sú…ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập nhiều, có nhu cầu tiếp cận
nguồn vốn vay của ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trong chiến
lược phát triển chung nền kinh tế tỉnh trong tương lai sẽ phát triển ngành du lịch và dịch
vụ. Ninh Thuận là tỉnh duyên hải miền Trung có tiềm năng lớn về phát triển ngành du
lịch biển, khi ngành du lịch phát triển sẽ thúc đẩy nguồn thu về vốn vay, mặt khác khi các
44
khu du lịch đi vào giai đoạn khai thác, thu hút khách du lịch làm cho ngành du lịch phát
triển thì tiềm năng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ trở nên hữu hiệu.
Một trong những đặc điểm nữa là dân số tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố
và trung tâm huyện nên đây chính là điều kiện tốt để phát triển thị trường dịch vụ ngân
hàng bán lẻ. Theo thống kê của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Thuận, đến ngày
31/12/2007 tại Ninh Thuận có 1360 doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 588 doanh
nghiệp tư nhân, 614 công ty trách nhiệm hữu hạn, 102 công ty cổ phần, 56 công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên và 27 doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra Ninh Thuận có
hơn 200.000 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đây chính là nền tảng để
phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ.
Với quyết tâm việc đẩy mạnh chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong toàn
ngành, BIDV đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến với khách hàng trong
nước với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh về dịch vụ đối với các ngân hàng
thương mại, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ làm cho khách hàng ngày càng dễ
dàng hơn khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đối với Chi nhánh Ninh Thuận, để
góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của BIDV và định hướng phát triển
Chi nhánh Ninh Thuận thành một ngân hàng thương mại bán lẻ trong toàn tỉnh, Chi
nhánh Ninh Thuận đã từng bước xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh ngân hàng
bán lẻ. Hiện nay Chi nhánh Ninh Thuận đã có 9 nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán
lẻ đang được triển khai tại Ninh Thuận.
Bảng số 2.5: SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐANG TRIỂN KHAI TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH THUẬN
STT SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1 Sản phẩm huy động vốn
1.1 Tiền gửi tiết kiệm thông thường
1.2 Tiền gửi tiết kiệm tự động
1.3 Tiết kiệm tích luỹ
1.4 Tiết kiệm rút dần
1.5 Tiết kiệm theolãi suất phân tầng
1.6 Tiết kiệm trả lãi hàng tháng
1.7 Tiết kiệm có lãi suất tiền gửi theo số dư
1.8 Tiết kiệm bậc thang
1.9 Tiết kiệm Ổ trứng vàng
1.10 Trái phiếu trả lãi hàng năm
45
2 Cho vay
2.1 Cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh
2.2 Chi vay đầu tư vốn trung, dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị
2.3 Cho vay trả góp
2.4 Chi vay tiêu dùng đối với CBCNV
2.5 Cầm cố chứng từ có giá
2.6 Cho vay mua nhà, ô tô và du học
3 Các dịch vụ bảo lãnh
3.1 Bảo lãnh dự thầu
3.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
3.3 Bảo lãnh vay vốn
3.4 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
3.5 Xác nhận bảo lãnh ký quỹ du học
4 Dịch vụ tài khoản
4.1 Mở tài khoản
4.2 Gửi rút tiền
4.3 Chuyển tiền từ tài khoản
4.4 Thu chi tiền mặt tại nhà
4.5 Đổi tiền
5 Dịch vụ thanh toán
5.1 Dịch vụ thanh toán trong nước
5.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế
6 Dịch vụ thẻ
6.1 Dịch vụ thấu chi tài khoản
6.2 Thanh toán dịch vụ thông qua thẻ ATM
6.3 Dịch vụ POS
7 Dịch vụ ngân hàng điện tử (Dự định triển khai)
7.1 Homebanking
7.2 Phonebanking
8 Dịch vụ kiều hối
8.1 Chi trả kiều hối
8.2 Thu đổi ngoại tệ
8.3 Thanh toán Mastercard, Visa
8.4 Thanh toán Séc du lịch
9 Các dịch vụ khác
9.1 Dịch vụ chi hộ lương
9.2 Dịch vụ tin nhắn BSMS
9.3 Dịch vụ thanh toán hoá đơn tại quày
9.4 Dịch vụ giữ hộ tài sản
9.5 Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ năm 2007 của Chi nhánh Ninh Thuận
Để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong hoạt động tín
dụng, Chi nhánh Ninh Thuận đã hướng dần về đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Trong kinh doanh dịch vụ bán lẻ, Chi nhánh xác định việc cung ứng
46
các dịch vụ ngân hàng là cơ sở cho việc thu hút khách hàng, khơi tăng nguồn vốn, là điều
kiện để mở rộng đầu tư, tăng thu nhập nên doanh số hoạt động các loại hình dịch vụ đã
được nâng cao.
Việc đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi đã làm cho hoạt động huy động vốn từ đối
tượng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức tăng trưởng cao hơn so với năm
2006. Năm 2007 tiền gửi từ dân cư chiếm 58% trong tổng nguồn vốn huy động, tương
đương 203 triệu đồng, tăng trưởng 26% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động từ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 84 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24% trong tổng nguồn vốn
huy động, tăng 35% so với năm 2006.
Chi nhánh đã áp dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải phát phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận.pdf