Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .iiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iiiii

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 6

7. Kết cấu của luận văn. 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI HÀNH CHÍNH. 7

1.1 Những khái niệm cơ bản. 7

1.2. Nội dung về giải quyết khiếu nại hành chính . 12

1.3. Những yếu tố bảo đảm cho giải quyết khiếu nại hành chính . 27

1.4. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của một số địa phương và một số bài

học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Lắk.31

Tiểu kết chương 1 . 35

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. 36

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại hành chính trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk .36

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy quyền dân chủ ở cơ sở, trong khuôn khổ quy định của pháp luật. 35 Tiểu kết chƣơng 1 Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận, việc giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từ đó tạo động lực cho sự phát triển. Nội dung Chương này, tác giả luận văn đã nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, đưa ra định nghĩa và xác định thẩm quyền, cơ chế, nội dung, nguyên tắc, quy trình giải quyết khiếu nại để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở Chương 2 và đề xuất các giải pháp ở Chương 3 của luận văn này. 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 Những yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Vị trí địa lý và dân cư - Về vị trí địa lý: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; phía Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắk Nông. Tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Campuchia, trên đó có Quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. - Về diện tích, dân cư: Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, dân số toàn tỉnh tính đến năm 2016 đạt 1.834.800 người, mật độ dân số đạt hơn 135 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 426.000 người, chiếm 27% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 người, chiếm 73%. Dân số nam đạt 894.200 người, dân số nữ đạt 877.600 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân 37 tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. - Về đơn vị hành chính, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện với tổng cộng 180 xã, phường, thị trấn: 1) Thành phố Buôn Ma Thuột có 13 phường và 8 xã; 2) Thị xã Buôn Hồ có 7 phường và 5 xã; 3) Huyện Ea H‟leo có 1 thị trấn và 11 xã; 4) Huyện Ea Súp có 1 thị trấn và 9 xã; 5) Huyện Buôn Đôn có 7 xã; 6) Huyện Cư M‟gar có 2 thị trấn và 15 xã; 7) Huyện Krông Búk có 1 thị trấn và 14 xã; 8) Huyện Ea Kar có 2 thị trấn và 14 xã; 9) Huyện M‟Đrắk có 1 thị trấn và 12 xã; 10) Huyện Krông Bông có 1 thị trấn và 13 xã; 11) Huyện Krông Pắc có 1 thị trấn và 15 xã; 12) Huyện Krông Ana gồm 1 thị trấn và 7 xã; 13) Huyện Lắk gồm 1 thị trấn và 10 xã; 14) Huyện Krông Năng gồm 1 thị trấn và 11 xã; 15) Huyện Cư Kuin gồm 8 xã. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Với số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã tương đối lớn, dàn trải trên một phạm vi không gian rộng, sẽ trở thành một trở ngại tương đối lớn cho việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng cho người dân trên địa bàn tỉnh. Yếu tố này cũng đã ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của người dân về việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân trên địa bàn tỉnh. 2.1.2. Tình hình kinh tế Sự phát triển kinh tế là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Kinh tế phát triển sẽ kéo theo và là động lực thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động khác và ngược lại. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng trưởng ở mức khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và các thành phần kinh tế đều có sự phát triển chủ động, tích cực. 38 Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng trưởng, phát triển khá tốt và bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, đây là điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế cho đồng bào các vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tình hình mọi mặt trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét, như giao thông đi lại thuận tiện, các điều kiện về vệ sinh, môi trường, nước sạch có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện và nâng lên đáng kể; khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh đã từng bước được rút ngắn so với sự phát triển chung trên địa bàn tỉnh. Nhờ cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật phục vụ cuộc sống, công việc chuyên môn, sinh hoạt được đầu tư xây dựng, đời sống kinh tế được cải thiện và nâng cao nên người dân ở tỉnh Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi hơn để hăng hái, nhiệt tình tham gia hoạt động giáo dục pháp luật dành cho họ; qua đó, củng cố và nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại nói riêng. 2.1.3. Tình hình chính trị Cùng với yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân. Môi trường chính trị càng ổn định, bầu không khí chính trị - xã hội càng dân chủ bao nhiêu thì các mặt hoạt động xã hội, bao gồm cả tình hình khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại của công dân càng diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng, hiệu quả cao bấy nhiêu; ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, xã hội thiếu dân chủ thì mọi lĩnh vực hoạt động đều gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được ảnh hưởng trực tiếp việc thực hiện quyền khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, sau hơn 10 năm chia tách tỉnh Đắk Lắk, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành trong việc làm tốt công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự, nhìn chung tình hình 39 chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đi vào nề nếp, ổn định; trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Bầu không khí dân chủ, cởi mở trong đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các quyền dân chủ của nhân dân được mở rộng; niềm tin của nhân dân, của đồng bào các dân tộc thiểu số vào Đảng, Nhà nước, vào các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ngày càng được củng cố; từ đó, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh, biểu hiện rõ nhất là trong phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hoá ở xã, phường, thị trấn. Hàng năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh Đắk Lắk cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, công chức, đảng viên làm công tác dân tộc, tôn giáo ở các vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo gắn liền với việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án được Trung ương đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc. Nhờ làm tốt công tác chính trị - tư tưởng, tuyên truyền đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo nên đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh; ý thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên. Điều đó có tác động, ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Đây cũng là điều kiện thuận lợi đối với việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân và việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân ở tỉnh Đắk Lắk. 2.1.4. Tình hình văn hóa – xã hội Cùng với việc chăm lo đầu tư phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính 40 trị, Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Đắk Lắk cũng luôn quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội; nhờ đó, tình hình văn hóa - xã hội trong tỉnh nói chung, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhìn chung, trong những năm qua, mặc dù đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn như tác động xấu của biến đổi khí hậu khiến hạn hán kéo dài, mưa lũ bất thường gây nhiều thiệt hại; giá cà phê, cao su và một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh thường xuyên biến động đã tác động không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; sự vào cuộc của Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội và tinh thần triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, biện pháp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cả các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị tương đối ổn định, có những chuyển biến tích cực, được ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế ổn định; nông nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng; đời sống nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm, hỗ trợ; các hoạt động văn hóa, thể thao và an sinh xã hội có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh những kết quả đạt được về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, tốc độ dân số cơ học tăng nhanh do dân di cư tự do ở các tỉnh khác đến Đắk Lắk với số lượng ngày càng tăng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như: An ninh trật tự, phá vở quy hoạch kinh tế - xã hội; phát sinh tình trạng mua bán, lấn chiếm rừng trái phép, tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp; một số đối tượng xúi giục, kích động lôi kéo những người đi khiếu kiện đông người nhằm gây áp lực cho chính quyền; kinh tế phát triển nên đầu tư xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh dẫn đến khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thường xuyên diễn ra; đặc thù vùng miền văn hóa của các dân tộc cũng khác nhau nên nhận thức về 41 phát luật khiếu nại của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Qua đó, cho thấy các yếu tố về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét đến tình hình phát sinh khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. 2.3. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm (2014-2018) 2.3.1. Tình hình phát sinh khiếu nại tại tỉnh Đắk Lắk Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng trưởng, phát triển khá tốt và bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, đây là điều kiện thuận lợi để Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế cho đồng bào các vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tình hình mọi mặt trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét, như giao thông đi lại thuận tiện, các điều kiện về vệ sinh, môi trường, nước sạch có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện và nâng lên đáng kể; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhu cầu thu hồi đất để thực hiện các dự án lớn và thực hiện các nhiệm vụ cho phát triển đô thị nhiều nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát sinh tranh chấp, khiếu nại ngày một tăng. Trong những năm qua, tình hình khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào nền nếp, giải quyết được một số lượng lớn các vụ việc, chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp, gay gắt, kéo dài đã được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được khôi phục đảm bảo quyền khiếu nại của công dân; góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại vẫn còn diễn biến phức tạp nhất là liên quan đến đất đai, tiềm ẩn nguy cơ ảnh 42 hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là một vấn đề nhức nhối đang được Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Lắk quan tâm đặc biệt. Do nhiều nguyên nhân, tình hình khiếu nại của công dân trên địa bàn tỉnh diễn ra không bình thường, gia tăng cả về quy mô, số lượng và tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại về đất đai chiếm số lượng rất lớn so với các khiếu nại khác. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, tình hình khiếu nại đông người, vượt cấp lên có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, nhất là ở các địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao, đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu đô thị, khu dịch vụ... Trong những người đi khiếu nại có những người khiếu nại đúng, mong muốn được pháp luật giải quyết công minh, nhưng cũng có một số người mặc dù việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp luật, nhưng hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình khiếu nại kéo dài. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách là phải làm gì và làm bằng cách nào để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đáp ứng, đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân trên địa bàn tỉnh hiện nay. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính của công dân là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại hành chính của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp hầu hết các địa phương trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk cũng như nhiều địa phương khác tình trạng mâu thuẫn, khiếu nại trong nhân dân xảy ra thường xuyên. Nội dung khiếu nại chủ yếu về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, khiếu nại về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại quyết định xử 43 phạt vi phạm hành chính, khiếu nại đòi lại đất cũ... nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là vấn đề đất đai trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong những năm qua tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính có nhiều diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nhiều khiếu nại được gửi tới các cơ quan Trung ương, Thanh tra Chính phủ, mặc dù đã được UBND tỉnh, các cấp, các ngành trong tỉnh kiểm tra, rà soát nhiều lần giải quyết nhưng các hộ này vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài và vượt cấp. 2.3.2. Thực trạng khiếu nại hành chính của công dân Hiện nay việc công dân đến không đúng trụ sở của cơ quan có thẩm quyền diễn ra phổ biến, chủ yếu công dân vượt cấp lên các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện. Bảng 1 1 T nh h nh tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2014 - 2018 T T Nội dung ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng I Số lượt người được tiếp Lượt người 5.041 6.155 6.648 4.582 5.401 27.827 1 Thường uyên Lượt người 3.377 3.912 4.806 4.201 3.870 20.166 2 Định kỳ, đột uất của Lãnh đạo Lượt người 1.664 2.243 1.842 381 1.531 7.661 II Đoàn đông người Đoàn/lượt người 1 Số đoàn đông người Đoàn 25 16 24 33 38 136 2 Số lượt người Lượt người 650 724 675 998 474 3.521 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk [41] Từ năm 2014 đến năm 2018, công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại năm 44 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013 (C hiệu lực k từ ngày 01/7/2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 858/QĐ- TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp dân Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, Đắk Lắk đã xây dựng, bố trí Trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân tại các cơ quan hành chính nhà nước; hoàn thiện Ban tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện; xây dựng và ban hành quy chế tiếp công dân từ tỉnh đến xã theo đúng quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị - phản ánh. Trong năm năm, từ 2014 – 2018 Các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã tiếp 27.827 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh, trong đó số lượt tiếp công dân cao nhất là năm 2016 với 6.648 lượt người; thấp nhất là năm 2017 với 4.582 lượt người, tuy nhiên đến năm 2018 tăng lên mức 5.401 lượt người. Theo hình 1.1. ta có thể thấy số lượt người đến trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân, giai đoạn 2014 – 2018 có sự biến động, nhưng nhìn chung giai đoạn này có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên Qua theo dõi, tổng hợp và khảo sát công tác tiếp dân trong năm 2018 tại Trụ sở Ban Tiếp công dân của tỉnh Đắk Lắk cho thấy đối với khoảng 70% số người đến trình bày sự việc không thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh. Một số công dân họ cho rằng chưa phải là thẩm quyền của tỉnh nhưng họ vẫn đến với hy vọng các cơ quan này sẽ có tác động, yêu cầu cấp dưới giải quyết nhanh vụ việc của họ; trong đó có một số công dân không biết cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền giải. Trong thời gian qua, tình hình khiếu nại hành chính đông người gia tăng về số lượng, tính chất vụ việc phức tạp nảy sinh ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. Có những đoàn đông người kéo lên Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh 45 nhưng vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2014 2015 2016 2017 2018 25 16 24 33 38 Sơ đồ 2.1. Số vụ khiếu nại hành ch nh đông người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. [41] Qua số liệu báo cáo tổng kết về khiếu nại, tố cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk cho thấy: Tình hình khiếu nại đông người nói chung, khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng có chiều hướng gia tăng về số đoàn đông người, tình hình diễn biến phức tạp, gay gắt, thường xuyên tập trung ở Trụ sở Ban Tiếp công dân của tỉnh, của huyện gây áp lực cho cơ quan nhà nước, thậm chí tập trung kéo ra Trung ương khiếu kiện. Điển hình như vụ việc của Vụ việc khiếu nại của 322 hộ (nay còn 263 hộ) tiểu thương Chợ tạm Buôn Ma Thuột: Khiếu nại Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh về mức phí Khu B chợ Buôn Ma Thuột. Vụ việc đã được UBND tỉnh xem xét, giải quyết và Thanh tra Chính phủ đã có Kết 46 luận số 1240/KL-TTCP ngày 19/5/2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ về dự án đầu tư, xây dựng Chợ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và Công văn số 7621/VPCP-VI ngày 12/7/2017 của Văn phòng Chính phủ về xử lý sau thanh tra Dự án đầu tư xây dựng chợ Buôn Ma Thuột. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Qua thực tế cho thấy công dân có ý thức hơn trong việc sử dụng quyền khiếu nại nhưng cũng thể hiện sự báo động về nguy cơ bất đồng về quyền và lợi ích hợp pháp giữa công dân và Nhà nước. Khiếu nại hành chính có chiều hướng gia tăng thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân với Nhà nước nhưng thực trạng này cũng phải nhìn nhận lại hoạt động quản lý nhà nước. Riêng năm 2018 có 38 đoàn đông người với 474 lượt người tập trung tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, huyện. Khiếu nại đông người so với các năm trước càng phức tạp và gay gắt hơn, cụ thể: - Các đoàn khiếu nại đông người có tổ chức chặt chẽ, có người chỉ huy, có bộ phận tiếp tế lương thực, nước uống, sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, quay phim chụp ảnh để gây áp lực với chính quyền các cấp, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn., có sự liên kết giữa các đoàn khiếu kiện của các địa phương. - Thái độ đi khiếu nại bức xúc, gay gắt, cực đoan. - Có vụ khiếu nại đông người có sự lôi kéo, kích động, xúi giục, giúp đỡ về vật chất của các thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội chính trị. Theo như báo cáo tình hình khiếu nại và thực tiễn cho thấy nguyên nhân khiếu nại đông người là: - Cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, nhất là lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai. - Công tác quản lý của chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực 47 còn buông lỏng, quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội để xảy ra nhiều vi phạm nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra sự bất bình trong nhân dân. - Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị còn nhiều hạn chế. - Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, thuyết phục vận động hòa giải trong nhân dân chưa được quan tâm đúng mức, ý thức chấp hành pháp luật của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế. Xem xét nội dung 199 đơn của 592 công dân /660 lượt công dân (tiếp định kỳ) được tiếp nhận tại Ban tiếp công dân của tỉnh trong năm 2018: Có 39% đơn đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết xong, thậm chí có vụ việc đã được UBND tỉnh ra quyết định giải quyết nhưng công dân vẫn cố tình gửi đơn để đề nghị giải quyết, và tình trạng một vụ việc tuy nhiên người dân liên tục đến trụ sở Ban tiếp công dân. Tình trạng này cho thấy có một bộ phận công dân đến trụ sở tiếp công dân chỉ với một mục đích là gây áp lực để được giải quyết những quyền lợi mà họ đưa ra. Trên thực tế có nhiều quyết định hành chính liên quan đến nhiều người và họ đều có quyền khiếu nại nhưng Luật khiếu nại không quy định việc khiếu nại tập thể. Bởi vì tuy nhiều người cùng khiếu nại một quyết định nhưng mỗi người có lợi ích riêng và có những yêu cầu khác nhau và được giải quyết khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể; thêm nữa, việc giải quyết khiếu nại có thể qua nhiều lần, có người sẽ đồng ý với việc giải quyết của cấp này và chấm dứt khiếu nại, người khác lại không đồng ý với quyết định giải quyết và khiếu nại tiếp... vì vậy trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một sự việc thì người khiếu nại vẫn phải viết thành đơn riêng (nêu rõ yêu cầu của mình như đã nói ở trên). Thực tế hiện nay công dân cung cấp nội dung sự việc, bằng chứng, tài 48 liệu không rõ ràng. Đơn viết nặng về phê phán các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi xâm hại của nhân viên nhà nước, thường giấu kín những vi phạm của bản thân mình hoặc của gia đình; đòi khôi phục hiện trạng ban đầu hoặc đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định ... Việc quy định người khiếu nại phải gửi đơn đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết (có thể tự mình đưa đơn đến cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện). Quy định này có ý nghĩa: Một mặt giúp người tiếp nhận đơn phân định rõ, nếu là đơn khiếu nại lần đầu thì phải gửi cho cơ quan, Thủ trưởng đã có quyết định hành chính hoặc việc làm trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của người khiếu nại (hoặc của người do mình nuôi dưỡng, bảo lãnh). Nếu khiếu nại lần hai thì gửi đơn cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên khi cơ quan, Thủ trưởng cơ quan đã giải quyết lần đầu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng pháp luật. Mặt khác, quy định này giúp cơ quan nhà nước phân định rõ trách nhiệm của cơ quan nào phải giải quyết đơn khiếu nại của công dân, tránh được nhầm lẫn, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Nhưng thực tế công dân thường photo copy đơn thành nhiều bản gửi nhiều cơ quan từ Trung ương đến cơ sở, dẫn đến tình trạng khiếu nại vừa không được giải quyết ngay lại vừa gây ra tình trạng lộn xộn, tốn kém, lãng phí, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc xử lý đơn khiếu nại. Bảng 2.2. Tổng hợp các vụ khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành ch nh ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 STT Đơn vị hành chính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đơn Vụ Đơn Vụ Đơn Vụ Đơn Vụ Đơn Vụ 1 Cấp tỉnh 241 78 150 150 68 68 45 45 34 34 2 Cấp huyện 393 175 281 276 153 153 195 195 181 181 49 3 Cấp xã 49 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_tren_dia_ban_tinh_d.pdf
Tài liệu liên quan