Luận văn Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của tòa án dân dân – Từ thực tiễn tại TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC CÁC BẢNG . vi

DANH MỤC CÁC HÌNH . vi

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG . 11

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN . 11

1.1. Hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân . 11

1.1.1. Khái niệm. 11

1.1.2. Đặc điểm . 12

1.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của Tòa án

nhân dân. 17

1.2.1. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân17

1.2.2. Giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân . 32

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động

tố tụng của Tòa án nhân dân . 42

1.3.1. Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, người có thẩm quyền giải

quyết khiếu nại, tố cáo . 42

1.3.2. Công tác tiếp công dân . 43

1.3.3. Trình độ, năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết

khiếu nại, tố cáo . 44

1.3.4. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo44

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của tòa án dân dân – Từ thực tiễn tại TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu, làm rõ nội dung tố cáo đồng thời phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai. Đối với trường hợp giao cho cơ quan khác xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh cùng với kiến nghị biện pháp xử lý. Bước 3. Kết luận nội dung: Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh, các tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo. Kết luận này phải được gửi đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; người tố cáo chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận. Bước 4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo: Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận, người giải quyết tố cáo tiến hành việc xử lý như sau: - Nếu người bị tố cáo không vi phạm pháp luật thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người này, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự 39 thật (Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý phải thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo). - Nếu kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý phải thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo). - Nếu hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến CQĐT hoặc VKS nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Tóm lại, việc giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp (có 01 trong các tiêu chí: Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên; có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên; nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có yếu tố nước ngoài, nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức; các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau) thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp (có từ 02 tiêu chí đã nêu trở lên) thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thực hiện bằng văn bản và phải thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong hoạt động tố tụng hình sự của TAND: Đối với hoạt động tố tụng Hình sự, Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT- VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT,quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo đưa ra 40 trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết tố cáo đối với cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau: Kể từ ngày nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định của BLTTHS, TAND, người có thẩm quyền giải quyết của TAND phải thực hiện thủ tục sau: Hình 1.3. Quy trình giải quyết tố cáo đối với hoạt động tố tụng Hình sự Nguồn: Tác giả tổng hợp Bước 1: Tiếp nhận tố cáo - Kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT. - Ban hành quyết định xác minh nội dung tố cáo. Trường hợp người giải quyết tố cáo không trực tiếp tiến hành xác minh thì ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Người được phân công xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo trình người có thẩm quyền phê duyệt. Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo - Làm việc với người tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người 41 tố cáo vì lý do khách quan thì có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. - Làm việc với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo. Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề còn chưa rõ. - Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. - Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân. Bước 3: Báo cáo xác minh tố cáo: Kết thúc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất hướng giải quyết. Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết tố cáo và lưu trữ hồ sơ Việc giải quyết tố cáo phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm: Đơn tố cáo hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo (nếu có); văn bản thông báo việc thụ lý tố cáo; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; văn bản giải trình về hành vi bị tố cáo; biên bản làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; kết quả giám định (nếu có); báo cáo 42 kết quả xác minh nội dung tố cáo; quyết định giải quyết tố cáo; các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số bút lục theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật. Tóm lại, việc giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự của TAND được giải quyết trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày (Theo Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân 1.3.1. Sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo Sự phối hợp giữa các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò rất quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã nhấn mạnh: “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm”[3]. Điều này càng trở nên cần thiết đối với cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và TAND nói riêng để giải quyết triệt để, dứt điểm khiếu nại, tố cáo. Sự phối hợp chặt chẽ giữa TA với các cơ quan khác trong hoạt động tố tụng như CQĐT, VKS trong các giai đoạn tố tụng từ khi tiếp nhận đơn khởi kiện (đối với tố tụng Hành chính và tố tụng Dân sự), xét xử (đối với tố tụng Hình sự) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của Luật Tổ chức VKS 43 nhân dân, Luật Tổ chức TAND và các Thông tư liên tịch của liên ngành tư pháp trung ương giúp cho việc thu thập bằng chứng, xử lý khiếu nại, tố cáo trở nên nhanh chóng, chính xác, tránh khiếu nại, tố cáo kéo dài. Gần đây, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC, Bộ trưởng BCA, Bộ trưởng BQP, Bộ trưởng BTC, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa ban hành liên tiếp 02 thông tư liên tịch là Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT- VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA- BQP-BTC-BNN&PTNT quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của BLTTHS về khiếu nại, tố cáo là những minh chứng cho thấy tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND hiện nay. 1.3.2. Công tác tiếp công dân Khiếu nại, tố cáo là quyền và cũng là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan nhà nước nói chung, TAND nói riêng có thẩm quyền xem xét, giải quyết ngay cả khi đúng quy định thấu tình đạt lý nhưng đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan liên tục có đơn khiếu nại, công dân có đơn tố cáo dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo bức xúc, tồn đọng, kéo dài,cũng bởi công tác tiếp dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa tốt. Việc tăng cường công tác đối thoại, bố trí cán bộ có năng lực, phù hợp phụ trách công tác tiếp công dân sẽ nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bởi thông qua công tác tiếp công dân, tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ giúp nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quần chúng nhân dân. 44 1.3.3. Trình độ, năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo Công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TAND là khâu nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ làm công tác này phải có kỹ năng nghiệp vụ tốt, có khả năng tổng hợp các quy định của pháp luật có liên quan. Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo sẽ không được thực hiện đầy đủ, chính xác nếu bản thân cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết còn lúng túng, nhầm lẫn trong phân loại đơn dẫn đến xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết không đúng quy định của pháp luật. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết trong quá trình giải quyết mà không đảm bảo thời hạn hoặc chưa thu thập, phân tích đầy đủ tài liệu, chứng cứ đã giải quyết một cách nóng vội, tinh thần trách nhiệm cũng trình độ nghiệp vụ hạn chế sẽ khiến người dân mất niềm tin vào công tác giải quyết, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Vì vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1.3.4. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo Thực tế hiện nay việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động tố tụng của TAND chưa có đội ngũ nhân sự hay bộ phận chuyên trách giải quyết, mà mọi khiếu nại, tố cáo đều được giải quyết bởi người đứng đầu TAND có thẩm quyền xử lý vụ việc. Do đó, với khối lượng công việc điều hành chung hàng ngày là rất lớn thì người đứng đầu TAND gần như không còn thời gian để nghiên cứu thấu đáo những nội dung khiếu nại, tố cáo do người khiếu nại, tố cáo gửi đến. 45 Hơn nữa, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND hiện nay được thực hiện theo quy trình nội bộ của TA mà không có sự phối hợp, kiểm sát của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, do đó vấn đề không vô tư, không khách quan, bao che cho nội bộ cơ quan trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu TAND đôi khi còn bị chi phối. Chính điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND. Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm luật định thế nào là giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND. Luận văn đã đưa ra khái niệm: Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TAND là việc TAND, người có thẩm quyền của TAND thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức về việc xem xét lại quyết định, hành vi của TAND, người có thẩm quyền của TAND trong hoạt động tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ; giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND là việc TAND, người có thẩm quyền của TAND thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của cá nhân khi cá nhân này báo tin về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của TAND trong hoạt động tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tại chương I của luận văn này cũng nêu bật các đặc điểm cơ bản, thẩm quyền, thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng của TA được điều chỉnh bởi Bộ luật tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng dân sự; và Luật tố tụng hành chính. Luận văn đưa ra đánh giá chung: 46 Đối với giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TA ở cả ba lĩnh vực điều chỉnh nêu trên (Hình sự, dân sự, hành chính) đều có những đặc điểm, đối tượng, thẩm quyền giải quyết cơ bản giống nhau. Đối với giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng của TA ở ba lĩnh vực điều chỉnh nêu trên lại có những điểm khác nhau căn bản. Nếu như thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng hành chính của TA đều được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo (chưa có quy định riêng mà thực hiện áp dụng theo Luật tố cáo chung) thì hoạt động tố tụng hình sự lại được thực hiện theo quy trình của chính Bộ luật tố tụng hình sự. Và đối với mọi tố cáo vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 47 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG TẠI TAND QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng là một quận nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng có vị trí phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng, phía tây giáp quận Đống Đa với ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải Phóng, phía tây nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng, phía nam giáp quận Hoàng Mai, phía bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du. Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1960, đã trải qua nhiều thời kỳ lãnh đạo như đồng chí Lê Xuân Nha, đồng chí Phạm Thị Hoàng, đồng chí Trần Công, đồng chí Nguyễn Bá Cường, đồng chí Nguyễn Quang Lộc, đồng chí Trần Thị Hạnh, đồng chí Nguyễn Thuý Hằng, nay là đồng chí Bùi Tiến Trung. Là một trong ba mươi đơn vị TA quận, huyện, thị xã trực thuộc TAND thành phố Hà Nội, TAND quận Hai Bà Trưng có địa chỉ tại Số 434a Trần Khát Chân, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Về nhân sự: TAND quận Hai Bà Trưng có tổng số biên chế là 50 người làm việc, trong đó có 18 thẩm phán, 20 Thư ký, 3 thẩm tra viên, 1 kế toán, 1 nhân viên hành chính – văn phòng và 7 cán bộ làm việc theo hợp đồng. Về cơ sở vật chất: TAND quận Hai Bà Trưng được xây dựng trên khu đất có diện tích 500m2. Tòa nhà gồm có 15 phòng làm việc, 3 Phòng xử án 2 Phòng lưu trữ hồ sơ, 01 Phòng họp chung. Ngoài ra TA cũng thành lập trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA vào ngày 2 tháng 11 năm 2018. 48 Về cơ cấu tổ chức bộ máy: gồm có 01 Chánh án, 02 Phó chánh án và các bộ phận nhân sự thuộc biên chế của TA. (Số liệu trên được ghi nhận thời điểm đầu năm 2020) 2.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng tại TAND quận Hai Bà Trưng Trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2015 đến ngày 01/11/2019, TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội đã tiếp 135 lượt công dân đến khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TA và tiếp nhận 60 đơn thư trong đó 50 đơn thư khiếu nại và 10 đơn thư tố cáo. Nhìn chung các đơn thư khiếu nại, tố cáo tập trung chủ yếu vào những hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết án của Thẩm phán như: Khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện; Khiếu nại Quyết định chuyển vụ án, Thụ lý vụ án; Khiếu nại việc thẩm phán chậm giải quyết các vụ án, tố cáo hành vi tiêu cực của cán bộ TA 2.2.1. Tình hình khiếu nại Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình tiếp công dân, khiếu nại và giải quyết khiếu nại của TAND quận Hai Bà Trưng trong những năm từ 2015-2019. 49 Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu tiếp công dân và tiếp nhận khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng từ năm 2015 đến hết năm 2019 Năm Số lượt công dân đến khiếu nại trong hoạt động tố tụng (lượt) Số lượt công dân đến khởi kiện và thực hiện các thủ tục hành chính - tư pháp (lượt) Tổng số lượt tiếp công dân (lượt) Tỷ lệ số lượt công dân đến khiếu nại trong hoạt động tố tụng trên tổng lượt tiếp công dân Số vụ khiếu nại trong hoạt động tố tụng TA tiếp nhận (vụ) Tố tụng hình sự (vụ) Tố tụng dân sự (vụ) Tố tụng hành chính (vụ) Tổng (vụ) 2015 38 1603 1641 2,52% 0 24 0 24 2016 35 1612 1647 2,37% 2 27 1 30 2017 15 1637 1652 0,97% 0 13 0 13 2018 23 1789 1812 1,39% 1 14 0 15 2019 24 2003 2027 1,24% 0 21 1 22 Tổng 135 1,66% 104 Nguồn: TAND quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Từ bảng thống kê số liệu trên có thể thấy số lượt công dân đến tòa có chiều hướng gia tăng nhưng đến khiếu nại hoạt động tố tụng lại có chiều hướng giảm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tình hình công dân đến tòa để khởi kiện và thực hiện các thủ tục hành chính – tư pháp ngày càng gia tăng cả về số lượng và nội dung. Thực tế cho thấy, tình hình khởi kiện các vụ án dân sự tại tòa diễn ra ngày càng phức tạp và thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở; tranh chấp các hợp đồng mua bán, tín dụng Đặc biệt là từ khi Bộ luật 50 tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua vào ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 có thêm nội dung mới là TA không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) thì số lượt công dân đến tòa khởi kiện tăng rõ rệt và nội dung của các tranh chấp cũng phức tạp hơn. Cùng với đó, tình hình khiếu nại tại TAND quận Hai Bà Trưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều này là do Cấp ủy và lãnh đạo TAND quận Hai Bà Trưng đã phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai tốt nội dung của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/05/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cấp ủy và lãnh đạo TAND quận Hai Bà Trưng đã quan tâm tập trung giải quyết các khiếu nại trong hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; công tác giám sát, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng được tăng cường; đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong nhân dân, dư luận xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ trong cơ quan cũng được nâng cao hơn, công tác tiếp nhận đơn và giải quyết các vụ án luôn được thực hiện khách quan, đúng quy định pháp luật khiến các vụ khiếu nại trong hoạt động tố tụng giảm đáng kể. Từ bảng thống kê số liệu trên đây, có thể thấy tỷ lệ số lượt công dân đến khiếu nại trong hoạt động tố tụng trên tổng lượt tiếp công dân của TAND quận Hai Bà Trưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%, năm có tỷ lệ thấp nhất là năm 2017 chỉ chiếm 0,97%). Nếu so sánh với tổng số lượng vụ việc thụ lý giải quyết hàng năm của TAND quận Hai Bà Trưng (số lượng vụ việc dân sự, hành chính, hình sự TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý năm 2017 là 1.706 vụ việc, năm 2018 là 1.821 vụ việc, năm 2019 là 1.937 vụ việc – nguồn Báo cáo 51 công tác TAND quận Hai Bà Trưng qua các năm) thì số lượng khiếu nại về hoạt động tố tụng có số lượng rất ít. So sánh với số lượng đơn khiếu nại hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng với TAND một số quận của thành phố Hà Nội thì tình hình khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng ở mức độ trung bình, không quá cao, cũng không quá thấp, mức biến động không lớn. (Tổng số lượng số vụ khiếu nại trong hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng, TAND quận Hoàn Kiếm, TAND quận Thanh Xuân trong các năm 2018 và 2019 cụ thể như sau: năm 2018 tương ứng số lượng đơn khiếu nại hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng, TAND quận Hoàn Kiếm, TAND quận Thanh Xuân là 15 vụ, 8 vụ, 16 vụ; năm 2019 tương ứng số lượng đơn khiếu nại hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng, TAND quận Hoàn Kiếm, TAND quận Thanh Xuân là: 22 vụ, 10 vụ, 18 vụ). So với các lượt tiếp công dân, số vụ khiếu nại trong hoạt động tố tụng TAND quận Hai Bà Trưng tiếp nhận giảm trong năm 2015 (38 lượt tiếp công dân đến khiếu nại nhưng chỉ có 24 vụ khiếu nại phải thụ lý giải quyết) và năm 2018 (23 lượt tiếp công dân đến khiếu nại nhưng chỉ có 15 vụ khiếu nại phải thụ lý giải quyết). Liên quan đến các vụ khiếu nại trong hoạt động tố tụng TA tiếp nhận, phần lớn là khiếu nại trong hoạt động tố tụng đối với tố tụng dân sự, gần như không có đối với tố tụng hành chính và hình sự, cụ thể: Trong những năm từ năm 2015 đến năm 2019 TAND quận Hai Bà Trưng không tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự do khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ bên VKS chuyển sang TA luôn xem xét, nghiên cứu kĩ hồ sơ xem có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử không; trong trường hợp việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Thẩm phán chủ 52 tọa phiên tòa sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung và VKS có trách nhiệm xem xét lại quá trình tố tụng, điều tra bổ sung vụ án. Do đó các vụ án hình sự khi đưa ra xét xử tại TA luôn đúng theo quy trình tố tụng mà pháp luật quy định; các quyết định và bản án được tuyên đúng người, đúng tội; không xảy ra tình trạng khiếu nại trong quá trình tố tụng hình sự. Các vụ án về dân sự mà TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý vào có chiều hướng gia tăng qua các năm và các vụ án dân sự còn tồn lại qua các năm cũng tăng lên, trong đó chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về đất đai, tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế. Qua công tác xét xử cũng cho thấy, các tranh chấp gắn liền với đất như: Tranh chấp quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là nhà và đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà ở, tranh chấp kinh doanh thương mại với tính chất vụ việc rất phức tạp, đan xen nhiều quan hệ pháp luật, nhiều cá nhân, nhiều cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng. Xuất phát từ những lý do trên nên lượng án dân sự còn tồn của TAND quận Hai Bà Trưng có chiều hướng gia tăng theo các năm. Và điều này là nguyên nhân chính làm gia tăng các đơn thư khiếu nại liên quan đến quá trình tố tụng dân sự giai đoạn 2017 đến 2019. Số lượng các vụ án hành chính TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý vào rất ít do từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 có hiệu lực thì những hành vi hành chính, quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện trở lên lại thuộc thẩm quyền giải quyết, xét xử của TA cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhưng số đơn thư khiếu nại liên quan đến tố tụng hành chính vẫn chiếm tỷ lệ cao so với số lượng vụ án hành chính thụ lý do các vụ án hành chính thụ lý vào mang tính chất rất phức tạp, thường liên quan đến nhiều đương sự và các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó một số đối tượng xấu có tư tưởng phản động 53 chống phá nhà nước cũng lợi dụng quyền khiếu kiện, khiếu nại để đến TA nộp đơn khiếu kiện, khiếu nại các cơ quan nhà nước. 2.2.2. Tình hình tố cáo Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình tố cáo của TAND quận Hai Bà Trưng trong giai đoạn 2015-2019. Bảng 2.2. Bảng thống kê số liệu về số vụ tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng từ năm 2015 đến hết năm 2019 Năm Số vụ tố cáo trong hoạt động tư pháp TAND quận Hai Bà Trưng tiếp nhận (vụ) 2015 3 2016 3 2017 2 2018 1 2019 1 Tổng 10 Nguồn: TAND quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội Từ bảng số liệu thống kê trên về vụ việc tố cáo trong hoạt động tố tụng của TAND quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội trong 5 năm từ 2015- 2019 trên đây, có thể thấy số lượng vụ việc tố cáo rất ít. Tương tự như khiếu nại, các vụ việc tố cáo có xu hướng giảm qua mỗi năm. Đặc biệt, hai năm gần đây là năm 2018 và năm 2019, TAND quận Hai Bà Trưn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_nai_to_cao_trong_hoat_dong_to_tung.pdf
Tài liệu liên quan