Luận văn Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

 

CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 3

1.1. Tranh chấp trong thương mại quốc tế 3

1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế 3

1.1.2. Tranh chấp thương mại quốc tế. 4

1.1.3. Các loại tranh chấp thương mại quốc tế 5

1.1.3.1. Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa 5

1.1.3.2. Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng 6

1.1.3.3. Tranh chấp trong hợp đồng đại lý 6

1.2. Trọng tài thương mại quốc tế - Một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. 6

1.3. Các nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài 9

1.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận. 9

1.3.2. Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập khách quan vô tư khi giải quyết tranh chấp 9

1.3.3. Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp 10

1.3.4. Nguyên tắc chung thẩm. 10

1.4. Thỏa thuận Trọng tài 11

1.4.1. Khái niệm thỏa thuận Trọng tài. 11

1.4.2. Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài 11

1.4.3. Hình thức của thỏa thuận Trọng tài 11

1.4.4. Nội dung của thỏa thuận trọng tài 13

1.4.5. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài 14

1.5. Thẩm quyền của trọng tài 15

1.6. Các loại trọng tài thương mại quốc tế 16

1.6.1. Trọng tài Ad - hoc (trọng tài vụ việc) 16

1.6.2. Trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế) 17

1.7. Ưu điểm của trọng tài thương mại quốc tế trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế 18

 

Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 21

2.1. Lược sử hình thành và phát triển của Trọng tài Thương mại Quốc tế tại Việt Nam 21

2.1.1. Giai đoạn từ 1960 - 1993. 21

2.1.2. Giai đoạn từ 1993 đến nay. 24

2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài tại Việt Nam. 26

2.2.1. Tố tụng Trọng tài 26

2.2.1.1. Đơn kiện (thông báo trọng tài), thời hiệu khởi kiện và thụ lý đơn kiện. 26

2.2.1.2. Vấn đề chọn địa điểm, thời gian, ngôn ngữ và luật áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. 29

2.2.1.3. Thành lập hội đồng trọng tài 31

2.2.1.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp 34

2.2.1.5. Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình trọng tài. 35

2.2.1.6. Quyết định trọng tài 36

2.2.2. Thi hành quyết định trọng tài 39

 

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 41

3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam 41

3.2. Các kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam 44

3.2.1. Thúc đẩy nhanh quá trình soạn thảo luật trọng tài để sớm đưa vào cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế của pháp lệnh trọng tài thương mại. 44

3.2.2. Sửa đổi một số quy đinh còn bất cập trong pháp lệnh trọng tài 44

3.2.3. Liên quan đến trọng tài viên: 48

3.2.4. Cơ chế hỗ trợ từ tòa án 48

3.2.5. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến về trọng tài thương mại cho các thương nhân. 49

 

KẾT LUẬN 50

 

 

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp luật đã có quy định sẵn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các bên tranh chấp, nó không chỉ gây khó khăn cho họ trong việc theo đuổi vụ kiện, mà mặt khác nó còn tạo ra sự không công bằng trong trường hợp tòa án giải quyết vụ việc đó mà một trong hai bên mang quốc tịch, hoặc tòa án cả hai bên không mang quốc tịch. Vì lúc đó, nó sẽ tạo ra các lợi thế rất lớn về mặt ngôn ngữ, pháp luật cho bên có cùng quốc tịch với tòa án. Thứ hai, Phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan, có độ tin cậy cao. Vì các bên được quyền tự lựa chọn trọng tài viên cho mình, nên các trọng tài viên thường là những chuyên gia có kinh nghiệm, họ am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến hợp đồng. Họ có thể là các luật sư, hay các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực như thương mại, tài chính ngân hàng…Đồng thời, trọng tài viên được chọn phần lớn là những người đã quen biết và có tín nhiệm cao với các bên. Họ có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thuộc các lĩnh vực chuyên môn (thương mại, đầu tư, bảo hiểm…) hơn hẳn các thẩm phán ở tòa án, do đó, thời gian xét xử sẽ ngắn, quyết định của trọng tài sẽ sát thực, hợp lí và có độ tin cậy cao. Đồng thời, quyết định của trọng tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị - điều thường gặp trong các phán quyết của tòa án. Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn các phán quyết của tòa án. - Thứ ba, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có khả năng giữ bí mật rất cao. Đối với các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, thì việc giữ bí mật các vụ kiện là rất quan trọng. Bởi bí mật nghề nghiệp, uy tín trên thương trường có ý nghĩa sống còn đối với họ. Đặc biệt là những bí mật liên quan đến bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, bí quyết kinh doanh…Nếu những bí mật này bị tiết lộ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ. Vì thế các thương nhân không một ai muốn tiết lộ các bí mật đó ra bên ngoài. Nhưng khi tranh chấp xảy ra, thì họ phải nhờ đến sự phân giải của bên thứ ba, khi đó, mặc nhiên những bí mật đó có thể bị tiết lộ nhất là khi giải quyết tại tòa án bởi một trong các nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai. Bởi vậy, khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, thì trọng tài lại hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai, nếu không được sự đồng ý của các bên. Do đó, xét xử bằng trọng tài vừa giúp các bên giữ được bí mật kinh doanh, vừa giữ được uy tín trên thương trường. - Thứ tư, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó có hiệu lực bắt buộc thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm hơn hẳn của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án vì bản án, quyết định của tòa án có thể bị kháng cáo lên tòa án cấp trên. Như vậy, có thể dẫn tới tình trạng dây dưa kéo dài gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc lại ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Ưu điểm này xuất phát từ quyền định đoạt của các bên, từ việc tự do lựa chọn phương thức trọng tài đến lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng. Do vậy khi quyết định trọng tài đã được đưa ra thì các bên có nghĩa vụ thực hiện. nếu có khó khăn trong việc thi hành thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan tư pháp. CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 2.1. Lược sử hình thành và phát triển của Trọng tài Thương mại Quốc tế tại Việt Nam Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài đã được biết đến từ rất sớm trên thế giới và đang dần phổ biến ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Lịch sử hình thành của trọng tài thương mại quốc tế có thể khái quát bằng ba từ: tương đối sớm, thậm chí trước cả cơ chế tài phán công là tòa án. Ở Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tế, có những nét đặc thù của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phát triển muộn hơn nhiều nước trên thế giới. Quá trình hình thành và phát triển của trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là từ 1960 - 1993, giai đoạn 2 là từ 1993 đến nay. 2.1.1. Giai đoạn từ 1960 - 1993. - Trọng tài kinh tế nhà nước: Ở nước ta, trọng tài kinh tế Nhà nước xuất hiện và phát triển cùng với chế độ hợp đồng kinh tế. Trọng tài kinh tế xuất hiện khi hợp đồng kinh tế trở thành công cụ quan trọng trong quản lí kinh tế. Đến năm 1960, miền Bắc đã cơ bản cải tạo xong nền kinh tế và bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Nền kinh tế bắt đầu được quản lí theo kế hoạch tập trung, thống nhất, thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 04 - TTg ngày 04/01/1960 ban hành kèm theo điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế. 10 ngày sau đó, ngày 14/01/1960, thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 20 - TTg về việc tổ chức ngành trọng tài kinh tế. Theo nghị định này, trọng tài kinh tế được tổ chức ở cấp trung ương, khu, thành phố, tỉnh và bộ với chức năng chủ yếu là xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Cho đến năm 1974, hội đồng trọng tài kinh tế chỉ là một tổ chức gồm các thành viên kiêm chức ở các ngành: Tài chính, ngân hàng, vật giá, kế hoạch, và hoạt động theo chế độ họp định kì mỗi quý một lần. Ngày 23/02/1962, chính phủ ban hành NĐ 29/CP quy định các nguyên tắc thủ tục chính thức của hội đồng trọng tài. Tiếp đến năm 1965, nhà nước ban hành NĐ 94/CP đổi tên gọi các hội đồng trọng tài thành hội đồng trọng tài kinh tế nhấn mạnh vai trò của cơ quan trọng tài trong công tác quản lí kinh tế và khẳng định các chức năng đặc thù của nó là giải quyết các tranh chấp kinh tế. Đến năm 1975, chính phủ ban hành nghị định 54/CP/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế và ít ngày sau đó, ngày 14/4/1975, chính phủ ban hành nghị định 75/CP về điều lệ và tổ chức hoạt động của trọng tài kinh tế nhà nước. Theo nghị định này, trọng tài kinh tế được thành lập như một cơ quan nhà nước có chức năng quản lí công tác hợp đồng kinh tế với nội dung: giữ vững kỉ luật nhà nước về công tác hợp đồng kinh tế, giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế về xử lí vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế. Với NĐ 24 - HĐBT ngày 10/8/1981 Hội đồng trọng tài kinh tế được thống nhất gọi là trọng tài kinh tế, ngạch trọng tài viên được thành lập. Ngày 14/4/1984 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành NĐ 62 - HĐBT quy định rõ hơn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trọng tài kinh tế Bộ, tỉnh, huyện. Trọng tài kinh tế huyện được thành lập theo nghị định này. Như vậy, trong quãng thời gian từ 1960 đến 1981, trên cơ sở các văn bản pháp luật của nhà nước, về hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế, cơ quan trọng tài kinh tế đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đề cao tinh thần trách nhiệm quản lí, ý thức tổ chức kỉ luật của các xí nghiệp cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ kí kết hợp đồng kinh tế, góp phần đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước. Với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước, thẩm quyền của trọng tài kinh tế ở đây đương nhiên là trách nhiệm, do đó không có cơ sở để đặt ra vấn đề pháp lí về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế trong giai đoạn này. Năm 1986, quán triệt đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cùng với sự thay đổi về chủ trương kế hoạch, pháp luật của nhà nước, pháp luật về trọng tài kinh tế, cũng có sự thay đổi đáng kể, đánh dấu sự ra đời của pháp lệnh trọng tài kinh tế, ngày 10/11/1990. Với phương châm, vừa đảm bảo tính kế thừa những kinh nghiệm quý báu của thực tiễn 30 năm hoạt động của trọng tài, vừa quán triệt tư tưởng đổi mới của Đảng. Pháp lệnh trọng tài đã tạo ra cơ sở pháp lí quan trọng cho cơ quan trọng tài thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần duy trì và phát triển quan hệ kinh tế, đẩy mạnh sản xuất lưu thông hàng hóa, phòng ngừa và xử lí vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc kí kết hợp đồng kinh tế không còn là kỉ luật Nhà nước, là nghĩa vụ nữa mà là quyền của các đơn vị kinh tế, sự tồn tại cơ quan trọng tài với tư cách là cơ quan nhà nước để quản lí công tác hợp đồng kinh tế là không cần thiết nữa. Kể từ ngày 01/7/1994, ở nước ta sẽ không còn có trọng tài kinh tế nhà nước nữa. theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức tòa án nhân dân, được quốc hội thông qua ngày 28/12/1993. Tòa kinh tế đã được thành lập trong tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tỉnh để xét xử các vụ án kinh tế theo pháp luật. Ngiên cứu kinh nghiệm giải quyết tranh chấp - thương mại ở một số nước thấy rằng, tranh chấp thương mại kinh tế được giải quyết thông qua trọng tài thương mại và tòa án thương mại hay tòa án thường. Ngày 05/9/1994, Chính phủ đã ra NĐ 116/CP về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp cho phù hợp, thuận tiện. - Hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải Trong giai đoạn này, song song với mô hình trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài kinh tế có tính chất xã hội nghề nghiệp. Đó là: Hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải đặt bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Hội đồng trọng tài ngoại thương được thành lập ngày 30/4/1963 bởi nghị định 59/CP có chức năng chính là giải quyết các tranh chấp liên quan đến thương mại hàng hóa mà một bên mang quốc tịch Việt Nam. Hội đồng trọng tài hàng hải được thành lập ngày 05/10/1963 bởi nghị định 153/CP có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hàng hải, là một trong số các bên là cá nhân, pháp nhân, nước ngoài hoặc các bên tranh chấp đều là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Mặc dù hoạt động với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp, song hai tổ chức trọng tài này chỉ là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch tập trung cho nên cũng chỉ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó mà thôi. 2.1.2. Giai đoạn từ 1993 đến nay. Trước đòi hỏi của thực tế, và sự lạc hậu của pháp luật trọng tài trong nước, ngày 28/04/1993, thủ tướng chính phủ ra quyết định 204/1993/TTg về việc thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được ghi nhận là tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế”. Ngày 16/02/1996, theo tinh thần của nghị quyết số 114/TTg của thủ tướng chính phủ, thẩm quyền của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được mở rộng: ngoài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế, trung tâm có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội địa khi các đương sự có yêu cầu. Sự ra đời của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, phần nào thể hiện được quan điểm mở cửa, chủ trương khuyến khích việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài của Đảng và nhà nước ta, song chỉ mình trung tâm đó chưa thể đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều trong nền kinh tế nước ta. Chính vì lẽ đó, ngày 05/9/1994, chính phủ ban hành nghị định 116/CP quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội, Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn,… Tại điều 1 nghị định 116/CP, quy định, các trung tâm có trọng tài có thẩm quyền giải quyết “ Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty; giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập và giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu”. Pháp luật quy định các trung tâm có thẩm quyền như vậy song mỗi trung tâm có thể xác định lĩnh vực hoạt động cho mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của các trọng tài viên. Sau gần 10 năm hoạt động (từ 1993 đến năm 2002) trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và các trung tâm trọng tài khác đã thể hiện được vai trò nhất định trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các trung tâm này, đã bộc lộ nhiều bất cập trong pháp luật trọng tài Việt Nam như: thiếu các quy định cụ thể; điều chỉnh không toàn diện; một số nội dung còn lạc hậu không có tính thực tiễn, không phù hợp với trọng tài khu vực cũng như trên thế giới… Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của trọng tài cũng như để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này ngày càng gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngày 25/02/2003, UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại mở ra một giai đoạn phát triển mới của trọng tài Việt Nam nói chung và Trọng tài Thương mại Quốc tế nói riêng. Đây là văn bản điều chỉnh khá toàn diện và có tính thực tiễn trong lĩnh vực thương mại. Hơn thế nữa nội dung của nó về cơ bản là phù hợp với luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL, cũng như những đạo luật trọng tài hiện đại trên thế giới. Như vậy, có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của trọng tài ở Việt Nam, là một quá trình kế thừa và phát triển liên tục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, ở nước ta việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là sau khi Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 ra đời được coi là xương sống của pháp luật Việt Nam về trọng tài. 2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài tại Việt Nam. 2.2.1. Tố tụng Trọng tài 2.2.1.1. Đơn kiện (thông báo trọng tài), thời hiệu khởi kiện và thụ lý đơn kiện. Để giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn. Như chúng ta đã biết thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài được xác định bởi sự lựa chọn của các bên có tranh chấp. Chỉ có trung tâm trọng tài nào được các bên lựa chọn mới có thẩm quyền giải quyết. Nếu nguyên đơn gửi đơn kiện đến không đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn thì đơn kiện đó chắc chắn sẽ không được thụ lý. Tại khoản 4 Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định: “Tố tụng trọng tài bắt đầu từ khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập.” Quy định này đã xác định rõ thời điểm bắt đầu quá trình trọng tài đối với mỗi loại trọng tài. Đối với trọng tài Ad - hoc là khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn. Đối với trọng tài thường trực là từ khi trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn. Tùy thuộc vào hình thức trọng tài do các bên lựa chọn mà thủ tục gửi đơn kiện là khác nhau. Nhưng dù dưới hình thức nào đi chăng nữa thì đơn kiện đều phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, Tháng,Năm viết đơn. Tên và địa chỉ của các bên. Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp. Các yêu cấu của nguyên đơn. Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu. Trọng tài viên của trung tâm trọng tài mà nguyên đơn chọn. Để giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn; nội dung đơn kiện như trên. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu chứng cứ. Bản sao phải có chứng từ hợp lệ. Đồng thời nguyên đơn phải nộp phí trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận khác. Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia tranh chấp và sự độc lập, vô tư, khách quan của các trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp thì tại khoản 5 Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định: “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 điều này.” Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài. Thời hiệu khởi kiện cũng là một vấn đề rất quan trọng trong tố tụng trọng tài vì trong trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện thì trọng tài sẽ không giải quyết vụ việc nữa cho dù đơn kiện, thỏa thuận trọng tài, chứng cứ… mà nguyên đơn gửi đến đầy đủ và hợp pháp. Theo Điều 20 Pháp lệnh Trọng tài năm 2003, đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật. Còn đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính vào từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng. Khi nhận được đơn kiện, Trung tâm trọng tài phải xem xét xem vụ kiện đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không, đặc biệt là thỏa thuận trọng tài của các bên có chọn đích danh Trung tâm trọng tài mà nguyên đơn gửi đơn đến hay không. Nếu thỏa thuận trọng tài và tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, nguyên đơn và bị đơn đều là tổ chức, cá nhân kinh doanh, Trung tâm trọng tài sẽ thụ lý đơn kiện và có trách nhiệm giải quyết. Như vậy, ta có thể kết luận rằng quá trình tố tụng trọng tài tại Trung tâm trọng tài bắt đầu từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn, những tài liệu kèm theo mà nguyên đơn cung cấp và danh sách trọng tài viên của trung tâm. Bản tự bảo vệ của bị đơn Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo, của nguyên đơn do Trung tâm trọng tài gửi đến, nếu không có thỏa thuận gì khác, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Bản tự bảo vệ phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ; Tên và địa chỉ của bị đơn; Lí lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ, phản bác một phần hay toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn về thẩm quyền của trọng tài và thỏa thuận trọng tài (chẳng hạn vụ tranh chấp không được thẩm quyền giải quyết của trọng tài; không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;) Trọng tài viên của trung tâm mà bị đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm. Theo yêu cầu của bị đơn, thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ và kèm theo chứng cứ có thể dài hơn ba mươi ngày nhưng phải trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được gửi cho hội đồng trọng tài, đồng thời gửi cho nguyên đơn trước ngày mở phiên họp của hội đồng trọng tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện lại. Bản trả lời phải được gửi cho bị đơn và Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết đơn kiện lại cùng một lúc với việc giải quyết đơn kiện. 2.2.1.2. Vấn đề chọn địa điểm, thời gian, ngôn ngữ và luật áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài. Địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp Địa điểm trọng tài được hiểu là nơi tiến hành các phiên họp xét xử trọng tài. Việc chọn địa điểm trọng tài trước tiên phụ thuộc vào quyền của các bên tham gia tranh chấp. Nhưng nếu các bên không lựa chọn được thì Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm trọng tài. Cụ thể, tại khoản 6, Điều 49, Pháp lệnh Trọng tài quy định: “Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp tại Việt Nam hoặc nước ngoài; nếu không thỏa thuận được thì Hội đồng trọng tài quyết định nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việc giải quyết” Tại Điều 18, quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) quy định: “việc xét xử được tiến hành tại Việt Nam theo yêu cầu của các bên hoặc trong trường hợp cần thiết, chủ tịch ủy ban trọng tài có thể quyết định việc xét xử tiến hành ở một địa điểm khác trên lãnh thổ Việt Nam”. - Thời gian tiến hành trọng tài Xuất phát từ nguyên tắc thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà pháp luật các nước thường trao cho các đương sự quyền xác định thời gian tiến hành phiên họp trọng tài sao cho thuận lợi nhất cho mình. Nhưng khi các bên không thỏa thuận được thì quyền đó sẽ thuộc Hội đồng trọng tài. Tại khoản 1 Điều 38, Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: “Thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài quy định nếu các bên không có thỏa thuận khác” Điều cần lưu ý ở đây là các bên chỉ có quyền thỏa thuận về thời gian diễn ra phiên họp trọng tài còn quá trình giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân theo quy định của Hội đồng trọng tài. - Ngôn ngữ trọng tài Vấn đề này pháp luật các nước thường dành cho các bên đương sự quyền được lựa chọn, thỏa thuận ngôn ngữ phù hợp với mình. Thực tiễn giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại quốc tế thường chỉ có một ngôn ngữ được sử dụng và đó là ngôn ngữ giao dịch giữa các bên trong việc đàm phán ký kết hợp đồng. Có một số quốc gia không trao quyền này cho các bên đương sự mà quy định ngôn ngữ trọng tài là ngôn ngữ của quốc gia đó. Đảm bảo nguyên tắc thoả thuận, pháp lệnh trọng tài thương mại quy định tại khoản 7 Điều 49 như sau “Các bên có quyền thỏa thuận về sử dụng ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt” Tương tự như quy định của pháp lệnh tại Điều 22, quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam quy định: “đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài: nếu các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt. Các bên có quyền yêu cầu trung tâm cung cấp phiên dịch và phải trả chi phí”. Chọn luật áp dụng Theo khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, quy định, các bên tham gia tranh chấp có quyền chọn luật áp dụng, nếu trong trường hợp các bên không lựa chọn được thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc chọn luật áp dụng. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên có quyền lựa chọn pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 7 và các tập quán thương mại để giải quyết vụ tranh chấp (khoản 5 Điều 49 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003) 2.2.1.3. Thành lập hội đồng trọng tài Mặc dù giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang tính tài phán nhưng không giống như tòa án, không có Hội đồng trọng tài cố định để giải quyết tranh chấp thương mại mà ở đó cùng một số trọng tài viên nhất định giải quyết nhiều vụ việc. Hội đồng trọng tài chỉ được thành lập khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Các bên có tranh chấp sẽ tham gia vào việc thành lập hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp cho họ. Thông thường, việc giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài do một Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên giải quyết. Như vậy có hai hình thức thành lập hội đồng trọng tài là hình thức trọng tài Ad - hoc và hình thức trọng tài thường trực. Với mỗi hình thức trọng tài, trình tự, thủ tục chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tuân theo những quy định khác nhau. Nhưng nhìn chung, thủ tục thành lập hội đồng trọng tài đều qua các bước sau: Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên giải quyết thì mỗi bên chọn ra một trọng tài viên, sau đó các trọng tài viên được chọn phải chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Đối với vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết, thì trọng tài viên đó do các bên thỏa thuận chọn ra. Trong trường hợp các bên không chọn được trọng tài viên, các trọng tài viên không chọn được trọng tài viên thứ ba thì sẽ có hỗ trợ từ phía trung tâm trọng tài hoặc phía tòa án. Cụ thể việc thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Trọng tài. Theo đó trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì sau khi nhận được đơn kiện, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo, cùng với danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì sau khi nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung tâm Trọng tài gửi tới, bị đơn phải chọn trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài và báo cho trung tâm trọng tài biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định trọng tài viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan