MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 5
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 5
1.1.1. Khái niệm tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 5
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 10
1.1.3. Các dạng tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 11
1.2. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 13
1.2.1. Tình hình tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 13
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 13
1.3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 14
1.3.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài 15
1.3.2. Các hình thức trọng tài 17
1.3.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài 18
1.4. LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 23
Chương 2 28
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 28
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 28
2.1.1. Thẩm quyền của Trọng tài giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 28
2.1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài 30
2.1.3. Thi hành quyết định của trọng tài 39
2.1.4. Sự hỗ trợ của Toá án đối với hoạt động của Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 41
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 45
2.2.1. Ưu điểm của pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài 45
2.2.2. Hạn chế của pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài 54
Chương 3 63
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 63
3.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 63
3.1.1. Thực trạng hoạt động trọng tài ở Việt Nam 63
3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng hoạt động trọng tài ở Việt Nam 64
3.2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI 68
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG 87
3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết các tranh chấp HĐMBHHQT. 87
3.3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp HĐMBHHQT bằng Trọng tài. 87
3.3.3. Một số kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại có yếu nước ngoài bằng Trọng tài 89
3.3.4. Một số kiến nghị về các giải pháp hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại có yếu nước ngoài bằng Trọng tài 96
KẾT LUẬN 99
PHỤ LỤC 1.SO SÁNH PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤT THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI 101
PHỤ LỤC 2.THỐNG KÊ VỤ KIỆN 104
PHỤ LỤC 3.ĐƠN KIỆN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10054 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”.
Có thế nói rằng, pháp luật Trọng tài ở Việt Nam đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài theo hướng phù hợp với pháp luật của quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Trọng tài ở Việt Nam tiến tới hòa nhập vào các tiêu chí của Trọng tài quốc tế như Trọng tài của các nước trên thế giới.
Thứ hai: Xây dựng những quy định chặt chẽ về TTTT
TTTT là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại Xem: Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
.
TTTT là một hình thức pháp lý, trong đó các bên thể hiện ý chí của mình về việc sẽ đưa vụ tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh từ quan hệ kinh tế mà các bên chủ thể đến một trọng tài kinh tế nhất định để giải quyết. Trong trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài, TTTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó là nội dung đầu tiên trong trình tự thủ tục trọng tài. Điều đó có ý nghĩa là tố tụng trọng tài chỉ được hình thành trên cơ sở một TTTT của các bên tranh chấp. Có thể nói rằng, các bên đương sự có toàn quyền quyết định TTTT của mình và khi các bên đi đến thỏa thuận có ý nghĩa là các bên đã đặt nền móng, tạo cơ sở thực hiện một quá trình Trọng tài.
PLTTTM 2003 bảo đảm gần như tối đa quyền thỏa thuận của các bên tranh chấp theo nguyên tắc “nếu các bên không thỏa thuận thì pháp luật mới quy định”. Đây là nguyên tắc chủ đạo chi phối gần như toàn bộ nội dung của các điều khoản trong pháp lệnh. Theo nguyên tắc này, thì các bên đương sự có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức Trọng tài vụ việc hay quy chế Xem: Điều 19 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
, chọn quy tắc tố tụng trọng tài, địa điểm trọng tài Xem: Điều 38 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
. Ngoài ra đối với các vụ tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, các bên còn có quyền thỏa thuận chọn tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài trong nước hoặc quốc tế mà cụ thể là có thể chọn TTV là người nước ngoài, luật áp dụng nước ngoài, địa điểm xét xử ở nước ngoài, tiếng nước ngoài dụng trong tố tụng. Quy định này phù hợp với pháp luật quốc tế và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, cụ thể theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ.
PLTTTM không chỉ khẳng định TTTT như một nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Xem: Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
mà đã quy định rõ ràng những nội dung về hình thức và hiệu lực của TTTT.
Về hình thức TTTT, Khoản 1,2 Điều 9 PLTTTM quy định: “TTTT phải được lập bằng văn bản. TTTT thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là TTTT bằng văn bản” và “TTTT có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng”
Thứ ba: Giải quyết mối quan hệ giữa điều khoản Trọng tài và hợp đồng.
Các quy định về trọng tài trước đây ở Việt Nam không đề cập đến. Theo quan điểm của PLTTTM thì mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng là “hợp đồng trong hợp đồng”. Điều này, có ý nghĩa đặc biệt hơn so với các điều khoản khác: ở chỗ Điều khoản trọng tài sẽ không tự động vô hiệu ngay cả khi hợp đồng chính vô hiệu. dựa trên quan điểm này, Điều 11 PLTTTM quy định “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản Trọng tài”. Việc xét xử vụ kiện vẫn được tiến hành kể cả khi một trong các bên tranh chấp cho rằng hợp đồng chính vô hiệu.
Về hiệu lực của TTTT, PLTTTM cũng ghi nhận tại Điều 10 trong những trường hợp TTTT coi là vô hiệu. PLTT còn khẳng định nguyên tắc Tòa án từ chối nhận đơn kiện trong trương hợp đã có TTTT hợp lệ Xem: Điều 5 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
. Đây là một quy định có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định rõ ràng thẩm quyền của tòa án và trọng tài trong việc giải quyết vụ tranh chấp.
Như vậy, Với quy định về TTTT trong PLTTTM 2003, lần đầu tiên những vấn đề cụ thể về khái niệm, bản chất, nội dung, hình thức, điều kiện có hiệu lực của TTTT đã được ghi nhận trong PLTTTM ở nước ta.
Thứ tư: Quy định đầy đủ hơn các hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Điều 19 PLTTTM quy định: “Các bên có quyền lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo quy định về tố tụng trọng tài của Pháp lệnh này”.
So với quy định trước đây về Trọng tài của pháp luật nước ta chỉ ghi nhận một hình thức Trọng tài duy nhất là Trọng tài thường trực thì đây là một quy định mở rộng của pháp luật Việt Nam với sự tiếp thu pháp luật quốc tế, phù hợp với pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo quy định của PLTTTM thì hiện nay nước ta công nhận cả hai loại hình Trọng tài là: Trọng tài thường trực và Trọng tài Ad-hoc. Trọng tài thường trực là trọng tài được tổ chức dưới sự bảo trợ của một cơ quan Trọng tài bằng việc cung cấp TTV, các bên đưa tranh chấp đến cơ quan Trọng tài đó giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, trọng tài Ad-hoc là trọng tài được các bên thỏa thuận lập ra để giải quyết vụ tranh chấp nhất định và sau khi giả quyết tranh chấp xong, tổ chức này bị giải thể.
Thứ năm: về TTV và lựa chọn TTV
* Về điều kiện trở thành TTV
Điều 12 PLTTTM đã có quy định điều kiện về thâm niên công tác giảm từ 8 năm như quy định của Nghị định 116/CP xuống còn 5 năm. Còn đối với chuyên môn thì chỉ cần tốt nghiệp đại học ( bất kỳ đại học nào không nhất thiết là đại học luật) và người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạon đức tốt. Đặc biệt, PLTTTM đã đơn giản hóa việc xét tuyển và xét chọn TTV và giao cho các trung tâm trọng tài quy định về vấn đề này trong điều lệ hoạt động riêng của mình. Ngoài ra, pháp lệnh còn quy định hạn chế những người làm thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, chấp hành viên, công chức đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm TTV. Đây là quy định phù hợp đảm bảo tính khách quan và vô tư của TTV khi thực hiện tố tụng Trọng tài.
* Về lựa chọn và chỉ định TTV
Kế thừa các quy định trước đây của pháp luật trọng tài. PLTTTM 2003 quy định các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn TTV để gải quyết tranh chấp cho mình, với các hình thức sau:
- HĐTT: gồm có ba TTV, TTV thứ ba do hai TTV được chọn làm Chủ tịch HĐTT.
- TTV duy nhất: Do các bên tranh chấp cùng thỏa thuận lựa chọn.
Khi HĐTT hoặc TTV duy nhất được thành lập từ trungg tâm trọng tài thì ccas TTV được lựa chọn phải có tên trong danh sách TTV của trung tâm đó. Nếu bên giải quyết tranh chấp bằng HĐTT hoặc TTV duy nhất do các bên thành lập thì các TTV được lựa chọn không cần phụ thuộc vào danh sách TTV.
* Về vấn đề thay đổi TTV:
Việc thay đổi TTV sẽ do các TTV khác trong HĐTT quyết định. Trường hợp không quyết định được hoặc nếu hai TTV hay TTV duy nhất từ chối giải quuyeets vụ tranh chấp thì việc thay đổi TTV sẽ do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định đối với vụ tranh chấp do Trung tâm trọng tài tổ chức giải quyết; Đối với vụ tranh chấp do HĐTT được các bên thành lập giải quyết thì theo yêu cầu của nguyên đơn, Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một thẩm phán xem xét quyết định. Quyết định của Tòa án là chung thẩm Xem: Điều 27 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
.
Thứ sáu: Tổ chức trung tâm Trọng tài
Điều 14 PLTTTM quy định có ít nhất 5 sáng lập viên có đủ điều kiện làm TTV đề nghị và được Hội luật gia Việt Nam giới thiệu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định cho phép thành lập Trung tâm Trọng tài. Tuy nhiên, việc thành lập phải dựa vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương theo quy định của chính phủ. Đây là một thủ tục đơn giản so với quy định phức tạp về Trọng tài, thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài theo Nghị định 116/CP. Nhưng ta có thể thấy được rằng quy định này sẽ hạn chế được các Trung tâm trọng tài thành lập một cách tràn lan, không mang lại hiệu quả.
Theo Nghị định 116/CP quy định thủ tục xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài phải có ít nhất năm TTV là sáng lập viên; đơn xin thành lập Trung tâm trọng tài phải giử cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và quyết định. Theo quy định tại điểm c và d Khoản 1 mục IV của Thông tư số 02/PLDSKT ngày 3/1/1995 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 116/CP, kể tè ngày nhận được hồ sưo hợp lệ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trược thuộc trung ương quyết định hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài. Như vậy, ta có thể nhậnvxét rằng, thẩm quyền thành lập Trung tâm trọng tài theo Nghị định 116/CP thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn theo quy định của PLTTTM thì thẩm quyền này thuộc Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thứ bảy: Xây dựng mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài
PLTTTM quy định mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài, điều này khác phục được những bất cập hận chế so vớ quy định của pháp luật Trọng tài trước đây.
Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài chủ yếu liên quan đến các vấn đề cơ bản như việc chỉ định TTV Xem: Điều 26 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Xem: Điều 33-36 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
, hủy quyết định trọng tài Xem: Điều 50-56 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
. Đặc biệt hơn là quyết định trọng tài không cần thông qua Ttòa án phê chuẩn và cho thi hành mới được thi hành, quyết định của trọng tài khi đã có hiệu lực, bắt buộc các bên phải thi hành, nếu một trong các bên không thi hành thì yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành Xem: Điều 57 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
.
Cơ chế hỗ trợ của Tòa án để đảm bảo thi hành điều khoản hoặc TTTT, Điều 5 PLTTTM quy định: “Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có TTTT, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp TTTT vô hiệu”. Đây là một quy định phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta khi áp dụng Công ước New York. Như vậy, TTTT có hiệu lực sẽ có tầm quan trọng đặc biệt và Tòa án cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thi hành TTTT cần thiết.
* Cơ chế hỗ trợ của Tòa án để đảm bảo thực hiện các lệnh của trọng tài trong quá trình tố tụng.
Trọng tài với tính chất là một tổ chức phi chính phủ nên HĐTT không có quyền ra quyết định mang tính quyền lực Nhà nước. Vì vậy, cần có sự giúp đỡ của Tòa án trong quá trình tố tụng.
* Cơ chế hỗ trọ của Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo Điều 33 PLTTTM quy định: Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:
- Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ;
- Kê biên tài sản tranh chấp;
- Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;
- Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng.
Quy định này đảm bảo cho hoạt động trọng tài đạt hiệu quả, phù hợp với xu hướng chung trên thế giới về vấn đề này.
* Cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với HĐTT do các bên thành lập
- Hỗ trợ chỉ định TTV và thành lập HĐTT: Điều 26 PLTTTM quy định: Trong trường hợp HĐTT do các bên thành lập, khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn, bị đơn phải chọn TTV và thông báo cho nguyên đơn biết TTV mà mình chọn. Nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên TTV mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định TTV cho bị đơn. Và thẩm quyền chỉ định TTV duy nhất hoặc TTV thứ ba sẽ được Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán thực hiện việc này. TTV do các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định có thể là TTV trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài của các Trung tâm trọng tài Việt Nam. Điều này thay đổi rất lớn so với quy định của Nghị định 116/CP lẫn Điều lệ và quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đều chưa có quy định này.
- Lưu giữ hồ sơ trọng tài: HĐTT Ad-hoc được thành lập theo ý chí của các bên để giải quyết vụ tranh chấp và sau khi giải quyết xong, thì giải thể. Nếu không quy định lưu trữ hồ sơ đối với hình thức trọng tài này thì dẫn đến khó khăn với yêu cầu xin hủy quyết định trọng tài. Theo Khoản 2 Điều 48 PLTTTM thì: Đối với việc giải quyết vụ tranh chấp tại HĐTT do các bên thành lập, HĐTTphải gửi quyết định trọng tài, biên bản hoà giải kèm theo hồ sơ giải quyết vụ tranh chấp cho Toà án cấp tỉnh nơi HĐTT ra quyết định Trọng tài hoặc lập biên bản hoà giải để lưu trữ. Quy định này, một mặt đảm bảo sự an tâm của các bên tranh chấp, mặt khác tạo sự thuận lợi để Tòa án xem xét khi có yêu cầu hủy quyết định trọng tài đối với Trọng tài Ad-hoc.
Thứ tám: Cơ chế giám sát kiểm tra của Tòa án đối với quyết định Trọng tài.
* Về hủy quyết định trọng tài: Điều 50 PLTTTM quy định: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi HĐTT tài ra quyết định Trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định Trọng tài.
Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu huỷ quyết định Trọng tài”.
Ngoài ra PLTTTM còn quy định các điều kiện của Tòa án căn cứ vào đó mà thực hiện quyền được giao. Theo quy định Điều 54 PLTTTM, Toà án ra quyết định huỷ quyết định Trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng HĐTT đã ra quyết định Trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có TTTT;
- TTTT vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này;
- Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT; trong trường hợp quyết định Trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của HĐTT thì phần quyết định này bị huỷ;
- Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này;
- Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà XHCN Việt Nam.
* Về hiệu lực của quyết định trọng tài
Khi kiểm tra, Tòa án không xem xét về mặt nội dung của quyết định Trọng tài mà chỉ xem xét về mặt tố tụng.
Điều này cũng phù hợp với quy định của công ước New York 1958: Việc công nhậ và thi hành quyết định của trọng tài có thể bị từ chối, theo yêu cầu của các bên phải thi hành, chỉ khi nào bên phải thi hành đó trình cho cơ quan có thẩm quyền xem xét việc công nhận và thi hành bằng chứng về việc:
- Các bên của Hiệp nghị Trọng tài theo Điều 2 của Công ước, theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên không có tư cách pháp lý, hoặc Hiệp nghị nói trên không có giá trị theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc nếu không có chỉ dẫn nào về điều này thì theo pháp luật của quốc gia nơi tuyên quyết định hoặc;
- Quyết định của Trọng tài được tuyên cho một vụ bất đồng không được dự liệu trong các điều khoản của đơn yêu cầu giải quyết tại Trọng tài hoặc nằm ngoài điều khoản đó, hoặc quyết định của Trọng tài bao gồm cả các phần quyết định về các vấn đề không được yêu cầu, thì phần quyết định về các vấn đề được yêu cầu có thể được công nhận và thi hành hoặc;
- Thành phần của Trọng tài giải quyết vụ việc hoặc thủ tục giải quyết vụ việc tại Trọng tài không phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi tiến hành giải quyết vụ việc tại Trọng tài nếu không có Hiệp nghị Trọng tài đó hoặc;
- Quyết định trọng tài chưa phải là quyết định chung thẩm đối với các bên, hoặc bị hoãn hay đình chỉ thi hành bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc theo pháp luật của quốc gia nơi quyết định được thực tuyên.
2.2.2. Hạn chế của pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài
Sự ra đời của PLTTTM cùng các văn bản hướng dẫn thi hành và sự hỗ trợ của các văn bản pháp luật khác đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động trọng tài thương mại nước ta trong thời gian qua. Song hơn năm năm thi hành PLTTTM đã bộc lộ những bất cập, những lổ hổng trong thực tiễn áp dụng.
Thứ nhất: Về hiệu lực của TTTT
Theo Khoản 4 Điều 10 PLTTTM thoả thuận trọng tài vô hiệu nếu không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung. Như vậy, những TTTT lập trước ngày 1/7/2003 có khả năng dẫn đến vô hiệu, ví dụ:
* Những thỏa thuận quy định chung chung không rõ ràng như:
+ Tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài Việt Nam
+ Tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại quốc tế
+ Tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài kinh tế Việt Nam
* Những thỏa thuận trọng tài ghi không chính xác như:
+ Tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài kinh tế bên cạnh phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
+ Tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài của phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
* Những thỏa thuận Trọng tài diễn giải nhầm như:
+ Tranh chấp được giải quyết tại phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
+ Tranh chấp được giải quyết tại trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam theo quy tắc của phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
* TTTT chọn trọng tài thương mại trước đây đã có nhưng nay đã thay đổi như:
+ Tranh chấp được đưa ra giải quyết tại HĐTT ngoại thương Việt Nam
+ Tranh chấp được đưa ra giải quyết tại HĐTT Hàng hải Việt Nam
Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 61 PLTTTM quy định rằng các TTTT được ký kết trước ngày PLTTTM có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm ký TTTT. Vấn đề đặt ra là những thỏa thuận trên sẽ căn cứ vào Khoản 2 Điều 61 hay Khoản 4 Điều 10. Hiện nay Chính phủ và Tòa án nhân dâ tối cao cũng chưa có hướng dẫn gì về vấn đề này.
Thứ hai: Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố TTTT vô hiệu
Theo quy định của Khoản 6 Điều 10 PLTTTM thì bên ký kết TTTT bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố TTTT vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày HĐTT mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp. Thường TTTT được các bên thể hiện trong một điều khoản nằm trong HĐMBHHQT khi các bên giao kết, các bên chỉ nghĩ đến Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp thực sự phát sinh. Trong khi đó thời hạn để thực hiện một HĐMBHHQT có thể kéo dài tới hàng năm hoặc thậm chí là hơn mà quy định thời hiệu tuyên bố TTTT vô hiệu chỉ có sáu tháng.
Thứ ba: Về xem xét TTTT và thẩm quyền của HĐTT
Theo Điều 30 PLTTTM khi có khiếu nại của một bên về HĐTT không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có TTTT vô hiệu hoặc TTTT vô hiệu HĐTT phải xem xét dưới sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác, bên khiếu nại triệu tập hợp lệ mà vắng mặt mà không có lý do chính đáng được coi là đã rút đơn, HĐTT tiếp tục giải quyết tranh chấp. Theo quy định này sẽ có những vấn đề phát sinh sau đây:
Trong trường hợp HĐTT chưa có quyết định có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không mà một bên đưa đơn ra Tòa án giải quyết tranh chấp thì HĐTT tiếp tục giải quyết tranh chấp hay ngừng việc giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp Tòa án quyết định HĐTT không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì ai có nghĩa vụ thông báo cho HĐTT biết để ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tranh chấp
Theo Khỏa 2 Điều 30 PLTTTM thì trong trường hợp không đồng ý với quyết định của HĐTT về nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của HĐTT, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi HĐTT đã ra quyết định xem xét lại quyết định của HĐTT. Bên có yêu cầu phải đồng thời thông báo việc này cho HĐTT. Vậy thì, khi Tòa án ra quyết định HĐTT không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì ai sẽ là người có ngĩa vụ thông báo cho HĐTT về quyết định này. Điều này dẫn đến trường hợp các bên phải chờ đợi nhua làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các bên.
Thứ tư: Vấn đề gửi hồ sơ Tòa án trong trường hợp tòa án thụ lý để hủy quyết định Trọng tài
Hiện nay chưa có hướng dẫn nào của Chính phủ hoặc Tòa tối cao về việc gửi hồ sơ Tòa án trong trường hợp Tòa án thụ lý để hủy quyết định Trọng tài. Theo Khoản 1 Điều 53 PLTTTM quy định: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, Toà án phải thông báo cho Trung tâm Trọng tài hoặc HĐTT do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Toà án. Vậy hồ sơ chuyển Tòa án bao gồm những tài liệu nào? Hay tất cả các tài liệu có liên quan dến vụ án hay chỉ là các tài liệu theo quy định của Điều 10 (TTTT vô hiệu), Điều 54 (căn cứ hủy quyết định trọng tài). Việc quy định không rõ ràng này sễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng việc giải quyết tranh chấp vụ việc.
Thứ năm: Về áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại
Theo Khoản 2 Điều 61 PLTTTM thì các thoả thuận trọng tài được ký kết trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm ký thoả thuận trọng tài.
Như vậy, có nghĩa rằng trọng tài sẽ không áp dụng PLTTTM trong khi giải quyết các vụ tranh chấp có TTTT ký kết trước ngày 01/7/2003 (ngày có hiệu lực của PLTTTM). Bởi vậy, nếu phát sinh các tranh chấp có TTTT trước ngày 01/07/2003 mà một trong các bên có yêu cầu áp dụng PLTTTM để điều chỉnh qua trình trọng tài, thì liệu rằng TTTT này có được tôn trọng hay không.
Thứ sáu: Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
Theo quy định của PLTTTM, Nghị định số 25/2004/ND-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 quy định chi tiết PLTTTM thì thẩm quyền của Trọng tài thương mại được dựa trên: Ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp phát sinh trọng hoạt động thương mại, các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chác kinh doanh, các bên có TTTT.
Theo Khoản 3 Điều 2 PLTTTM thì hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm này được đưa ra theo kiểu liệt kê nên chưa bao quát được hết các hoạt động thương mại có thể phát sinh trên thực tế. Ví dụ tranh chấp phát sinh trong nội bộ donh nghiệp, tranh chấp đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tranh chấp về sở hữu trí tuệ…Hiện nay có hai quan điểm trái chiều:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc giải quyết tranh chấp này thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại, bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc góp vốn để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và nó mang bản chất thương mại.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trên bởi vì các tranh chấp này không được liệt kê tại Khoản 3 Điều 2
Thứ bảy: Về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Điều 33 PLTTTM quy định quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong quá trình HĐTT giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi HĐTT thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:
-Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ;
- Kê biên tài sản tranh chấp;
- Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;
- Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;
- Phong toả tài khoản tại ngân hàng.
Mặc dù quy định như vậy nhưng trên thực tế có những tình huông phát sinh khác ví dụ:
- Tạm ngừng thanh toán L/C
- Ra lệnh bán hàng
Cách liệt kê như trên sẽ không đưa ra đủ các biện pháp khẩn cấp tạm thời phát sinh và như vậy Tòa án có áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp được liệt kê ở trên không?
Thứ tám: Về hủy quyết địnhc ủa Trọng tài
Theo Điều 30 PLTTTM, quyết định của tòa án về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn thạc sỹ - Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam.doc