Luận văn Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố Huế

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn .iii

Danh mục các từ viết tắt .iv

Danh mục các biều đồ. v

Danh mục các biểu.vi

Mục lục .viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.2

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.3

5. Công cụ xử lý và phân tích số liệu .5

6. Kết cấu của luận văn.5

CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT.6

1.1. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ CẦN

THIẾT PHẢI THU HỒI ĐẤT.6

1.1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá là quá trình phát triển của

mọi quốc gia trên thế giới.6

1.1.1.1. Vai trò và tác động tích cực.6

1.1.1.2. Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị

hoá.9

1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá ở Việt Nam .10

1.1.2.1 Những thành tựu đạt được .10

1.1.2.2. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đối

với lao động, việc làm của người có đất bị thu hồi .15

1.1.2.3. Những vấn đề tồn tại, cần tập trung giải quyết.17

 

pdf110 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất ở thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 Giá tiền (1.000đ) 1Địa phương Giá tiền đền bù 1m2 đất ruộng An Đông An Tây Xuân Phú Vĩ Dạ An Hòa Hương Sơ Bình quân Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số tiền từng loại được tính bình quân giữa diện tích từng loại đất của các hộ điều bị thu hồi loại đất đó. Biểu đồ 2.4: Giá bồi thường đất màu, ở các phường điều tra 3.60 41.18 48.59 39.77 50.08 32.25 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Giá tiền (1.000đ) 1Địa phương Giá tiền đền bù 1m2 đất màu An Đông An Tây Xuân Phú Vĩ Dạ An Hòa Hương Sơ Bình quân Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số tiền từng loại được tính bình quân giữa diện tích từng loại đất của các hộ điều bị thu hồi loại đất đó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 + Đối với giá bồi thường đất ở, đất vườn: Phường An Đông, Vỹ Dạ có mức bồi thường đất ở cao nhất (3.303.94 ngàn đồng/m2 đối với phường An Đông; 2.939,34 ngàn đồng/m2 đối với phường Vỹ Dạ), An Tây, Xuân Phú và An Hoà là những phường có mức giá thấp hơn, trong khi đó Hương Sơ mức bồi thường chỉ có 582 ngàn đồng/m2. Bên cạnh đó cũng có sự chênh lệch về giá đền bù đất vườn, có lẻ bên cạnh sự hỗ trợ của thành phố cho mức giá bồi thường, sự chênh lệch giá đất ở, đất vườn của các phường trên còn do vị trí, loại đường phố của các đất bị thu hồi (An Đông, Xuân Phú có các đường phố loại 1 loại 2 chiếm tỷ trọng lớn, trong khi Hương Sơ, An Hoà chỉ có các đường phố loại 4 loại 5). [46]. Tuy nhiên, dù ở vị trí, loại đường phố nào đi nữa với mức giá bồi thường trên, khi Nhà nước thu hồi thì người bị thu hồi sẽ thu hẹp diện tích sinh sống hoặc không có nơi ở nếu bị thu hồi hoàn toàn. Trong trường hợp này, cần thiết phải có chỗ ở mới nếu người bị thu hồi đất dùng số tiền đó để mua đất mới với điều kiện sống tương đương (nếu không muốn nói là tốt hơn) sẽ rất khó khăn. Bởi vì, vùng đất ở bị thu hồi sẽ mọc lên các khu công nghiệp hay khu đô thị, giá đất thị trường tăng lên rất nhanh. Biểu đồ 2.5: Giá bồi thường đất ở, ở các phường điều tra 3,305.9 2,399.9 2,111.1 2,937.7 1,627.6 582.1 1,762.9 - 500.0 1,000.0 1,500.0 2,000.0 2,500.0 3,000.0 3,500.0 Giá tiền (1.000đ) 1Địa phương Giá tiền đền bù 1m2 đất ở An Đông An Tây Xuân Phú Vĩ Dạ An Hòa Hương Sơ Bình quân Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số tiền từng loại được tính bình quân giữa diện tích từng loại đất của các hộ điều bị thu hồi loại đất đó. Trên thực tế, việc bồi thường hoa màu trên đất vườn rất phức tạp. Nhiều dự án đền bù phải đi đếm từng cây, định giá trị chúng nên mất rất nhiều thời gian và rất dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực giữa người làm công tác này với các hộ dân. Ngoài ra, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 khi nghe có dự án không ít hộ dân ở các địa phương bắt đầu trồng cây lên đất để đòi bồi thường. Những vườn chuối mọc lên một cách nhanh chóng là nhằm khai thác chính sách bồi thường hoa màu của Nhà nước gây nên những thiệt hại chung của cả Nhà nước và người dân, và sự chênh lệch cũng từ đây mà gây ra. Biểu đồ 2.6: Giá bồi thường đất vườn, ở các phường điều tra 432.3 756.4 555.8 618.0 318.0 108.0 450.7 - 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 Giá tiền (1.000đ) 1 Địa phương Giá tiền đền bù 1m2 đất vườn An Đông An Tây Xuân Phú Vĩ Dạ An Hòa Hương Sơ Bình quân Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số tiền từng loại được tính bình quân giữa diện tích từng loại đất của các hộ điều bị thu hồi loại đất đó. Biểu đồ 2.7: Giá bồi thường đất khác, ở các phường điều tra 460.0 216.7 102.0 252.9 204.5 600.0 173.0 - 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 Giá tiền (1.000đ) 1Địa phương Giá tiền đền bù 1m2 khác An Đông An Tây Xuân Phú Vĩ Dạ An Hòa Hương Sơ Bình quân Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số tiền từng loại được tính bình quân giữa diện tích từng loại đất của các hộ điều bị thu hồi loại đất đó + Đối với giá bồi thường đất khác: số tiền bồi thường phải bao gồm cả đất và các công trình trên đất, nếu tài sản trên đất là lăng tẩm thì giá trị bồi thường là cao, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 còn tài sản trên đất là mộ thì giá trị bồi thường là thấp. Mặt khác, đất lâm nghiệp, phần còn lại là đất chưa sử dụng thì cũng có nhiều cách đền bù khác nhau và còn tuỳ thuộc vào từng dự án được triển khai. Đây là những loại đất ít ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng không làm tốt công tác đền bù thì cũng xảy ra khiếu kiện kéo dài, Qua đơn thư tố giác của người dân, kết quả thanh tra Nhà nước đã kịp thời phát hiện hàng loạt dự án mà người dân có một kê đến hai mươi để hưởng tiền đền bù, như phường Hương Sơ cũng cần đặt ra một câu hỏi. Tiền bồi thường bình quân mỗi hộ đối với các loại đất nói trên là khá lớn bình quân chung là 274.629 ngàn đồng/hộ (trong đó: 51.897 ngàn đồng/hộ đối với đất ruộng, 19.446 ngàn đồng/hộ đối với đất màu, 147.591 ngàn đồng/hộ đối với đất ở, 40.458 ngàn đồng/hộ đối với đất vườn, 7.548 ngàn đồng/hộ đối với đất khác. Sự khác nhau số tiền bình quân mỗi hộ phụ thuộc vào diện tích bị thu hồi và đơn giá đất từng loại cộng với tài sản hoa màu trên đất được định giá dẫn đến tiền bình quân mỗi hộ ở các địa phương là khác nhau nhưng tương đối khá lớn bình quân mỗi hộ là 266.968,61 ngàn đồng. Phải khẳng định, thành phố Huế đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá, thì việc nhiều nông dân thành phố phải nhường ruộng đất của mình phục vụ công nghiệp hoá, đô thị hoá là điều khó tránh khỏi, đồng thời, bù lại mỗi nông hộ cũng được đền bù một khoản tiền khá lớn. Biểu 2.10: Tiền bồi thường bình quân mỗi hộ phân theo loại đất Đơn vị tính: ngàn đồng Địa phương Đất ruộng Đất màu Đất ở Đất vườn Đất khác Tổng cộng An Đông 39.462,20 3.699,50 281.000,00 25.074,00 11.500,00 360.735,70 An Tây 65.313,03 11.602,00 160.000,00 95.813,33 3.250,00 335.978,36 Xuân Phú 58.393,72 13.368,78 142.500,00 28.900,00 11.219,25 254.381,75 Vỹ Dạ 67.517,23 0,00 156.666,67 37.080,00 2.150,00 263.413,90 An Hoà 53.233,63 35.513,33 126.950,00 47.700,00 4.500,00 267.896,96 Hương Sơ 24.989,89 42.553,80 80.185,00 8.640,00 9.000,00 165.368,69 Bình quân 51.897,32 19.446,15 147.591,11 40.485,67 7.548,36 274.629,23 Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số tiền được tính bình quân cho các hộ điều tra bị thu hồi loại đất đó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Tóm lại, số tiền đền bù bình quân trên là khá lớn, nếu sử dụng có kế hoạch số tiền này cũng tăng thu nhập hàng năm, nhưng phần lớn ngưòi dân sử dụng đồng tiền trên là không hiệu quả. 2.3.2. Về phương thức bồi thường bằng đất Cùng với việc bồi thường bằng tiền, một số dự án cũng đã thực hiện việc bồi thường bằng đất. Đền bù bằng đất được thực hiện chủ yếu là đất ở (vấn đề này, không thể hiện trong phiếu điếu tra của đề tài song bản thân đã trực tiếp trao đổi với người dân và các ban ngành chức năng). + Đối với bồi thường đất ở, đất vườn: Cụ thể, theo phản ánh của những hộ dân, có nhiều trường hợp, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng thành phố đã thể hiện sự ưu ái đến khó hiểu cho một số hộ, bên cạnh những hộ được ưu ái đó, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư lại tỏ ra “khó khăn” đối với nhiều hộ dân khác, trong lúc những hộ đó lại đủ điều kiện để được bố trí tái định cư theo quy định của Nhà nước. Số diện tích đất được bồi thường đất ở mới chênh lệch nhiều so với đất ở cũ gây nên tình trạng khiếu kiện kéo dài như dự án xây dựng trung tâm thi đấu thể thao Thừa Thiên Huế [19]. Theo quy định tại điều 42 của Luật đất đai thì trong bồi thường tái định cư là làm sao cho người dân bị thu hồi đất được thoả mãn trong chính sách bồi thường và có cuộc sống tốt hơn tại nơi ở mới. Đó là ý kiến đúng đắn mà Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư thành phố Huế cần phải thực hiện nghiêm túc. Vì thực tế chứng minh rằng ở đâu, Hội đồng bồi thường làm đúng chính sách, công bằng, thấu hiểu nguyện vọng của nhân dân thì ở đó sẽ không có tình trạng khiếu kiện xảy ra, người dân sẽ chấp hành tốt chủ trương chính sách tái định cư của Nhà nước, tình trạng khiếu kiện kéo dài không đáng có sẽ chấm dứt. 2.3.3. Đánh giá mức độ hợp lý của giá đền bù Để thấy rõ hơn thực trạng mức độ hợp lý của giá đền bù đề tài ngoài việc tiến hành điều tra các hộ dân bị thu hồi đất cũng như phỏng vấn đội ngũ cán bộ các cấp từ thành phố đến phường xã cũng như cán bộ quản lý khu công nghiệp, cụm làng nghề. Kết quả như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Biểu 2.11: Ý kiến đánh giá mức độ hợp lý của giá bồi thường các loại đất và tài sản trên đất của các hộ điều tra Loại đất % ý kiến đánh giá về mức độ hợp lý của giá đền bù Điểm bình quân1 2 3 4 5 Đất ruộng 17,0 40,9 33,6 8,5 0,0 2,34*** Đất màu 9,1 33,3 54,6 3,0 0,0 2,52*** Đất ở 0,0 25,0 75,0 0,0 0,0 2,75 ** Đất vườn 0,0 36,4 63,6 0,0 0,0 2,64 ** Đất khác 0,0 0,0 100,0 0,0 0,0 3,00 ns Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số liệu được tính từng mức trên tổng số người trả lời vấn đề này. Thang đánh giá: 1-Rất không đồng ý đến 5-Rất đồng ý. Giá trị kiểm định trung bình = 3 Mức ý nghĩa: ** P<0,05; *** P<0,01; ns – không ý nghĩa Điểm đánh giá trung bình mức độ đồng tình về giá đền bù các loại đất của các hộ dân bị thu hồi đất hầu hết đều nhỏ hơn 3. Như vậy, các hộ dân đều ít đồng tình với giá đền bù các loại đất. Để kiểm tra ý nghĩa thống kê điểm trung bình đánh giá của các hộ dân về các tiêu chí trên, chúng tôi sử dụng kiểm định One-Sample T test với giá trị kiểm định = 3. Kết quả thu được là có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ điểm trung bình đánh giá nhỏ hơn 3, tức là các nhận định trên là đúng cho thấy giá đền bù các loại đất là chưa hợp lý. Riêng đối với ý kiến đánh giá mức độ hợp lý của giá đền bù các loại đất khác không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là có cơ sở để khẳng định các hộ dân đồng ý với nhận định đó. Đối với giá bồi thường đất sản xuất nông nghiệp: với đất ruộng có đến 57,9% ; đất màu có tới 42,4% cho rằng không hợp lý, kết quả trên cho thấy giá đất nông nghiệp được UBND tỉnh quy định là bất hợp lý so với giá thị trường cùng thời điểm đền bù (theo quy định tại quyết định 1920/QĐ-UB ngày 8.8.1997 đất nông nghiệp là 1.250 đồng/m2 và được áp dụng cho đến hết năm 2005, quyết định 4247/2005/QĐ- UBND ngày 16/12/2008 đất nông nghiệp là 38.500 đồng/m2). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Đại đa số các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là những diện tích đất Nhà nước giao với 2 mục đích: tạo nguồn nông sản phục vụ nhu cầu xã hội và tạo thu nhập cho cuộc sống của chính họ. Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của họ, mục đích thứ nhất tồn tại ít hoặc không còn tồn tại, bởi vì họ không còn đất nữa. Đối với mục đích thứ hai, Nhà nước cần phải có biện pháp giải quyết theo những phương thức khác nhau, trong đó đến bù bằng tiền chỉ là một phương thức giải quyết tức thời. Tuy nhiên ở phương thức này, sự can thiệp của Nhà nước qua bồi thường bằng tiền chỉ là sự thay thế nguồn tạo ra thu nhập này bằng nguồn tạo ra thu nhập khác. Từ phân tích trên, nếu tính lượng đất nông nghiệp bình quân 1 hộ bị thu hồi và giá 1 m2 đất nông nghiệp bị thu hồi thì sự cao thấp còn phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bồi thường đó vào hoạt động nào để tạo ra thu nhập, bù đắp mức giảm thu nhập do bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhưng, xét chung mức giá bồi thường của các phường là thấp là hợp lý. Đối với giá bồi thường đất ở: đây là loại đất có giá trị đặc biệt. Ngoài giá trị của đất như các loại đất khác, giá trị của đất này còn bao gồm cả giá trị tài sản trên đất. Đặc biệt, với đất xây dựng các cửa hàng, giá bồi thường còn bao gồm cả địa tô chênh lệch. Tất nhiên, trong khi xác định giá đất người ta đã chú ý đến vị trí của đất, nhưng việc xem xét này là không thoả đáng. Kết quả phỏng vấn có ở mức khá hơn đất sản xuất nông nghiệp 25% số ý kiến cũng cho là không hợp lý và ở mức thấp. Kết quả trên là phù hợp nếu lấy số tiền đền bù đó so sánh để mua đất theo giá thị trường. Tuy nhiên, cần phải xem xét cụ thể cho từng loại đất và vị trí của từng mảnh đất mới có kết luận chính xác. Bởi vì, có những mảnh đất nếu không có sự đầu tư cơ sở hạ tầng giá đất cũng rất thấp, nhưng khi có tin dự án được triển khai, nhất là khi các cơ sở hạ tầng được xây dựng thì giá đất thị trường ở khu vực đó sẽ tăng vọt. Nhiều người so sánh giá đền bù với giá này cũng không thật hợp lý. Tuy nhiên, giá đất trong nội thành, nội thị luôn biến động nên việc xác định giá đất rất khó khăn. Thường xảy ra tình trạng dân đòi giá cao theo giá thị trường, trong khi đó Nhà nước định giá thấp nên người dân không chịu nhận tiền bồi thường, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 không giao đất. Nhiều dự án phải cưỡng chế thu hồi đất, gây căng thẳng giữa người dân và chính quyền đô thị. Về đất vườn và với hoa màu trên đất: kết quả đánh giá tính hợp lý của giá bồi thường hoa màu chung ở các địa phương thấp hơn việc đánh giá về giá đất ở, đây cũng là điều dễ lý giải bời vì diện tích đất vườn khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở người dân phải nộp 50% tiền sử dụng đất, nay thu hồi thì chỉ được hổ trợ từ 20% đến 50% so với đất ở liền kề. Việc 25% số ý kiến cũng cho là không hợp lý và ở mức thấp, cũng là điều dễ hiểu. Như vậy, việc đánh giá mức độ hợp lý của giá đền bù đối với đất và tài sản trên đất diễn biến theo các chiều hướng khác nhau. Sự khác nhau này có thể được giải thích bằng thực trạng, bên cạnh chính sách chung các đơn vị nhận đất có những chính sách bổ sung về giá bồi thường. Vì vậy, giá bồi thường có những khác nhau giữa các phường. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho tình hình thực tế trở nên phức tạp. 2.3.4. Tình trạng xấu đi của phần đất còn lại Để biết được thực trạng của phần đất còn lại sau khi thu hồi, đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ và cho thấy kết quả như sau: Biểu 2.12: Kết quả trả lời về tình trạng của phần đất còn lại so với trước khi thu hồi Chỉ tiêu % ý kiến trả lời về tình trạng đất Điểm bình quân1 2 3 4 5 Về đất ở và đất vườn 9,4 32,8 47,8 9,4 0,6 2,59*** Về đất nông nghiệp 29,4 29,5 39,4 1,7 0,0 2,13*** Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số liệu được tính từng mức trên tổng số người trả lời vấn đề này. Thang đánh giá: 1-Rất không đồng ý đến 5-Rất đồng ý. Giá trị kiểm định trung bình = 3 Mức ý nghĩa: ** P<0,05; *** P<0,01; ns – không ý nghĩa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Điểm đánh giá trung bình mức độ đảm bảo của điều kiện sinh sống và điều kiện canh tác đều nhỏ hơn 3. Như vậy, các hộ dân đều cho rằng sau khi thu hồi đất điều kiện sống và điều kiện canh tác ít được đảm bảo. Để kiểm tra ý nghĩa thống kê điểm trung bình đánh giá của các hộ dân về các tiêu chí trên, chúng tôi sử dụng kiểm định One-Sample T test với giá trị kiểm định = 3. Kết quả thu được là có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ điểm trung bình đánh giá nhỏ hơn 3, tức là các nhận định trên là đúng cho thấy điều kiện sống và điều kiện canh tác bị xấu đi sau khi bị thu hồi đất. Về đất ở và đất vườn: bên cạnh những hộ bị thu hồi đất ở, đất vườn hoàn toàn được bồi thường, còn có những hộ chỉ bị thu hồi một phần. Đó là các trường hợp Nhà nước chỉ lấy vào 1-2 m chiều sâu để mở rộng đường. Kết quả phỏng vấn về trường hợp các hộ bị thu hồi một phần đất ở cho thấy: có 2 chiều hướng đánh giá về ảnh hưởng của thu hồi đất đến phần nhà đất còn lại và các hoạt động kinh doanh trên đó, 10% đánh giá tăng về những điều kiện sống của các hộ này ở những địa phương có diện tích rộng, bởi vì, diện tích thu hồi không ảnh hưởng đến phần đất ở, đất vườn còn lại, các hộ được bồi thường bằng tiền đã sử dụng tiền để cải tạo nhà ở làm cho chất lượng nhà được nâng lên. Tuy nhiên, ở những hộ diện tích nhà và đất ở hẹp, sự đánh giá về tình trạng xấu chiếm tỷ trọng lớn có đến 42,2%. Nhiều hộ khi thu hồi đất và nhà, phần diện tích còn lại nhỏ, nhưng họ không muốn đến các khu tái định cư, vì muốn bám mặt đường để kinh doanh. Tình trạng nhà siêu mỏng của của các đường phố Bà Triệu, An Dương Vương,...cũng là những minh chứng, còn lại 47,8 % cho rằng thu hồi đất thì tinh trạng đất vẫn như cũ. Về điều kiện của đất sản xuất nông nghiệp, đề tài điều tra người dân xem họ có ý kiến gì trên phần đất còn lại của họ sau khi bị thu hồi. Trên thực tế, nhiều hộ trong diện thu hồi, Nhà nước chỉ lấy đi một phần đất sản xuất, phần còn lại sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Kết quả cũng nhận được với các đánh giá khác nhau. Với điểm bình quân là 2,13 do vậy, đánh giá về ảnh hưởng xấu chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng tốt (phần lớn với con số 58,9%, mức bình quân chung là 39,4%) đánh giá tình trạng đất còn lại sau khi thu hồi là xấu hơn so với trước là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, một phần đất sản xuất nông nghiệp bị lấy đi làm quy mô đất bị thu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 hẹp, hơn nữa, khi xây dựng các công trình trên đất nông nghiệp bị thu hồi, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp còn lại bị phá vỡ. Tình trạng đất kẹt, đất ô nhiễm đã ảnh hưởng xấu đến phần đất còn lại của hộ. Để thấy rõ hơn thực trạng việc bồi thường đối với người dân, đề tài đã tiến hành phỏng vấn đội ngũ cán bộ các cấp ở từng địa phương từ tỉnh đến thành phố, phường xã, cán bộ quản lý khu công nghiệp. Các ý kiến phỏng vấn tập trung vào các vấn đề như: có nên cấp đất nông nghiệp cho người bị thu hồi không? Còn có tinh trạng dân bỏ ruộng hoang hay không? Còn có tình trạng kiện tụng của người dân hay không? Kết quả thu được từ việc phỏng vấn cán bộ các cấp như sau: + Về ý kiến có nên cấp đất nông nghiệp cho người bị thu hồi đất: qua tổng hợp kết quả điều tra, các ý kiến không đồng tình chiếm tỷ trọng lớn hơn là 88% và chỉ có 12% là những người đồng tình. Sự không đồng tình của cán bộ các cấp về cấp đất nông nghiệp cho các hộ bị thu hồi chủ yếu xuất phát từ quỹ đất của các địa phương cho việc này rất hạn hẹp, nếu không nói là không có. Trên thực tế, sau khi thực hiện Luật đất đai và các quyết định về giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài, hầu hết đất ở các địa phương đều đã có chủ. Chỉ có rất ít địa phương còn đất dự trữ nhưng lượng rất ít, vì vậy sự không đồng tình xuất phát từ tính không khả thi của giải pháp này. Hơn nữa, đất của các địa phương cấp cho các hộ bị thu hồi phần lớn là đất xấu, đất ở xa nơi ở nên bản thân các hộ cũng không muốn nhận đất mà muốn nhận tiền bồi thường. + Về ý kiến còn có tình trạng dân bỏ ruộng hoang: có đến 58% ý kiến cán bộ cho rằng còn có tình trạng người dân không tiến hành sản xuất trên phần đất còn lại do thu hồi đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Còn có tình trạng kiện tụng của người dân về vấn đề bồi thường sau khi thu hồi đất thì có đến 32% cho rằng có vấn đề kiện tụng, đây là vấn đề đáng báo động mà thành phố cần phải tập trung giải quyết. Qua phân tích thực trạng bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi, có thể rút ra một số nhận xét sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Một là, việc bồi thường cho người dân bị thu hồi đất được thực hiện với các hình thức khá đa dạng, bao gồm bồi thường bằng tiền, bằng đất trong đó bồi thường bằng tiền là chủ yếu. Bồi thường bằng đất ở chủ yếu cho các hộ bị thu hồi đất ở, hình thức này cũng khá phổ biến. Hai là, đại đa số người dân có đất bị thu hồi đều cho rằng giá bồi thường đối với đất bị thu hồi là không hợp lý, không sát với giá thị trường ở thời điểm bồi thường. Tuy đây là vấn đề bức xúc của thực tế, nhưng trong các nội dung can thiệp của Nhà nước đối với thu hồi đất, bồi thường bằng tiền không phải là nội dung duy nhất và là giải pháp giải quyết toàn bộ các vấn đề phát sinh. Ba là, việc bồi thường bằng tiền, bằng đất đã thể hiện sự cố gắng của thành phố. Tuy nhiên, những biện pháp trên chưa đủ để tạo lập cho người bị thu hồi đất có cuộc sống khá hơn trước một cách ổn định. Bốn là, phần lớn người dân cho rằng đất sản xuất còn lại sau khi thu hồi là không thuận lợi cho việc tiếp tục sản xuất. Thu hồi đất ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của họ, có nhiều ý kiến cho rằng nên thu hồi hết phần đất còn lại. Vì vậy, Nhà nước cần can thiệp để đảm bảo đời sống, thu nhập và việc làm cho họ. Năm là, việc đền bù chưa công khai, minh bạch đó là lý do khiến nhiều hộ gia đình khiếu kiện kéo dài. Sáu là, chính sách tuyên truyền giải thích và tính toán cho hợp lý mối quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi, chủ dự án và Nhà nước là việc làm cần thiết nhưng chưa được phát huy để giải toả những bức xúc hiện nay của người dân. 2.4. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Trên thực tế, đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia trong thời gian vừa qua ở thành phố chủ yếu là đất nông nghiệp. Nói cách khác những người bị thu hồi đất chủ yếu là nông dân. Tuy nhiên, các loại đất khác, tuy chiếm tỷ trọng không lớn về diện tích, nhưng cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nhưng tất cả đều ảnh hưởng đến việc làm và do đó ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Vì thế, khi mất tư liệu sản xuất, người nông dân mặc nhiên trở thành người thất nghiệp. Việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân do đó, trở thành vấn đề bức xúc nhất của việc thu hồi đất. Sự bức xúc này xuất phát từ hai yếu tố cơ bản: Một là, đất đai là một đại lượng có hạn. Điều đáng nói là đất nông nghiệp của thành phố rất ít, trong vòng vài năm đến diện tích đất nông nghiệp sẽ không còn là bao nhiêu (chúng tôi sẽ phân tích trong phần dự báo). Như thế có nghĩa là khi những người nông dân bị thu hồi đất, thì họ không thể tiếp tục sinh sống bằng nghề nông. Mà đại bộ phận trong số họ phải chuyển sang hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ. Hai là, việc chuyển những người nông dân bị thu hồi đất sang làm công nghiệp và dịch vụ dường như là một tất yếu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hóa, song điều hết sức khó khăn là đa phần những người nông dân bị thu hồi đất vùng ven thành phố là những người lao động giản đơn theo kiểu cha truyền con nối, chưa hề được đào tạo nghề. Do đó họ rất khó kiếm được việc làm tốt, có thu nhập tương đối cao và ổn định trong công nghiệp và dịch vụ. Đối với đất ở, đất vườn nhất là đất ở, đất vườn của các hộ ở mặt tiền đường phố, các hoạt động kinh doanh của hộ đều diễn ra trên diện tích đó: đất ở trong trường hợp này không chỉ là nơi sinh sống thường ngày, mà còn tư cách là chỗ dựa, địa điểm cho các hoạt động kinh doanh. Đất ở đã có 2 chức năng, chức năng thứ 2 hoàn toàn giống như chức năng của đất nông nghiệp. Vì vậy, thu hồi đất ở, đất vườn không chỉ làm cho người dân mất việc làm mà cũng làm cho các hộ ở mặt tiền đường phố không có việc làm. 2.4.1. Công việc của người bị thu hồi đất trước và sau khi thu hồi 2.4.1.1 Tại thời điểm trước khi thu hồi đất Từ những nhận thức trên, đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm và các biện pháp giải quyết việc làm ở các phường xã cho các hộ thu hồi đất kể cả đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Để làm được điều đó, đề tài đã điều tra các tiêu chí việc làm liên quan ở 2 thời điểm: trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Biểu 2.13: Cơ cấu ngành nghề của lao động các hộ trước khi thu hồi đất Đơn vị tính: % Địa phương Làm ruộng Làm thuê Buôn bán Công nhân Làm thợ Cán bộ Xe ôm Dịch vụ Nghề khác An Đông 40,8 3,9 17,5 1,0 11,7 1,9 0,0 2,9 20,4 An Tây 48,0 4,9 8,1 2,4 17,1 2,4 0,8 2,4 13,8 Xuân Phú 51,4 4,2 9,7 8,3 13,9 2,1 0,0 1,4 9,0 Vỹ Dạ 70,4 0,0 3,5 0,0 0,9 0,0 0,9 0,0 24,4 An Hoà 52,7 1,1 8,6 5,4 4,3 1,1 3,2 3,2 20,4 Hương Sơ 46,4 12,4 18,6 0,0 13,4 3,1 1,0 1,0 4,2 Bình quân 51,6 4,4 11,0 2,9 10,2 1,8 1,0 1,8 15,4 Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: Số liệu được tính chung cho các hộ điều tra. Công việc của những người bị thu hồi đất trước khi bị thu hồi: kết quả điều tra chung cho thấy, 51,6% làm ruộng; 4,4% làm thuê; 11,0% buôn bán, 2,9% công nhân, 10,2% làm thợ các loại, 1,8% làm các công việc hành chính; 1,0% làm nghề xe ôm, 1,8% làm dịch vụ và 8,7% làm nghề khác cũng như không có việc làm. Như vậy, nghề nghiệp của số người bị thu hồi đất khá đa dạng, trong đó làm nông nghiệp là chủ yếu. Điều này cũng phù hợp, vì đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, đi sâu vào các phường điều tra, các tỷ lệ trên có sự biến đổi khác nhau ở một số phường tỷ lệ người bị thu hồi làm nông nghiệp khá cao như Vỹ Dạ chiếm đến 70,4% do Vỹ Dạ là vùng đất có loại đất lúa có năng suất cao, phưòng An Tây có tỷ lệ làm thợ khá cao chiếm đến 17,1% đây cũng là điều hợp lý bởi lẻ vùng An Tây là gắn liền với đất nghĩa địa người dân chủ yếu làm nghề xây lăng đấp mộ, 2.4.1.2. Sau khi thu hồi đất Công việc hiện tại của những người có đất bị thu hồi chúng ta có thể thấy rõ qua các biểu dưới đây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Biểu 2.14: Cơ cấu ngành nghề của lao động các hộ sau khi thu hồi đất Đơn vị tính: % Địa phương Làm ruộng Làm thuê Buôn bán Công nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_quyet_van_de_viec_lam_nang_cao_thu_nhap_va_doi_song_cho_nguoi_dan_bi_thu_hoi_dat_o_thanh_pho_hu.pdf
Tài liệu liên quan