Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 4

1.1. Lao động nông nghiệp, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc làm của lao động nông nghiệp 4

1.2. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 20

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 30

2.1. Thực trạng của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới việc làm cho lao động nông nghiệp ở nước ta 30

2.2. Thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp nước ta hiện nay 53

2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 64

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở NƯỚC TA 74

3.1. Định hướng đô thị hóa ở nước ta tới năm 2010 74

3.2. Phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta tới năm 2010 83

3.3. Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 87

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 115

 

 

 

 

 

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tiềm năng của lao động nông nghiệp Việt Nam chúng tôi có nhận xét như sau: - Việt Nam có lực lượng lao động nông nghiệp đông đảo. Bảng 2.8: Lực lượng lao động chia theo độ tuổi lao động khu vực nông thôn Đơn vị: người Chung Nông thôn Từ đủ 15 tuổi trở lên Trong độ tuổi lao động Từ đủ 15 tuổi trở lên Trong độ tuổi lao động Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 75,58 75,14% Toàn quốc 43.242.489 100 40.792571 100 32.681.212 100 301.651.890 100 - ĐBS Hồng 9717..000 22,47 9.016.683 22,10 7.797.148 23,38 7.182.174 23,43 - Đông Bắc 5.117.173 11,84 4.850.095 11,89 4.239.102 12,97 4.005.747 13,07 - Tây Bắc 1.373.737 3,25 1.328.706 3,2 1.201.254 3,67 1.161.770 3,79 - Bắc Trung Bộ 5.214.650 12,06 4.856.631 11,91 4.544833 13,91 4.218.519 13,76 - Duyên hải NTB 3.582639 8,29 3.305.332 8,10 2.590.690 7,92 2.366.849 7,72 - Tây Nguyên 2.415.782 5,59 2.293.666 5,62 1.768.887 5,41 1.672.917 5,46 - Đông Nam Bộ 6.536.904 15,13 6.302.338 15,45 3.019.161 9,23 2.897.950 9,45 - ĐBS. Cửu Long 9.284604 (21,47) 8839120 21,67 7.520.137 21,01 7.145.964 23,32 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam 2004, Nxb Lao động xã hội - Hà Nội, 2005. Qua bảng 2.8 chúng ta nhận thấy, số người lao động trong độ tuổi lao động ở nông thôn nước ta cao: Số người đủ 15 tuổi trở lên có trên 32 triệu người (chiếm 75,58% của cả nước), số người lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn: 30.651.890 người chiếm 75,14% lực lượng lao động của toàn xã hội. Bảng 2.9: Cơ cấu lao động nông thôn chia theo độ tuổi Tổng số (người) Tỉ lệ (%) Lao động nông nghiệp cả nước - Chia theo nhóm tuổi 15 - 19 30.651.890 3.479.329 100 11,35 20 - 24 4.263.622 13,91 25 - 29 3.734.861 12,18 30 - 34 4.292.396 14,00 35 - 39 4.318.865 14,09 40 - 44 4.226.231 13,49 45 - 49 3.314.465 10,82 50 - 54 2.348.587 7,66 55 - 59 643.741 2,20 - Chia theo trình độ văn hóa + Không biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp 1 5.991.796 19,55 + Tốt nghiệp cấp 1 9.873.499 32,21 + Tốt nghiệp cấp 2 10.801.220 35,24 + Tốt nghiệp cấp 3 3.985.375 13,00 - Chia theo trình độ chuyên môn + Chưa qua đào tạo 25.934.9536 84,61 + Đã qua đào tạo nghề và tương đương 3.296.956 10,75 Trong đó: CNKT có bằng 592.162 1,93 + Trung học chuyên nghiệp 880.457 2,87 + Cao đẳng, đại học trở lên 539.881 1,77 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động - việc làm ở Việt Nam 2004, Nxb Lao động - xã hội - Hà Nội, 2005. Nhìn vào bảng 2.9, nếu tính lao động nông nghiệp dưới 45 tuổi chúng ta thấy lực lượng này chiếm 79,32% lực lượng lao động nông nghiệp. Còn nếu tính lao động nông nghiệp dưới 40 tuổi, lực lượng này cũng chiếm tới 65,53% lực lượng lao động nông nghiệp hiện tại. Việc làm của lao động nông nghiệp chủ yếu gắn liền với các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. - Lao động nông nghiệp Việt Nam trẻ: Bảng 2.10: Cơ cấu người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm ở khu vực nông thôn Chung Khu vực nông thôn Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỉ lệ Tổng số 42.316.041 100 32.329.371 100 1. Chia theo 3 khu vực ngành - Nông, lâm, ngư nghiệp 24.497.878 57,89 23.293.680 72,05 - Công nghiệp và xây dựng 7.343.162 17,35 4.429.362 13,70 - Dịch vụ 10.475.001 24,75 4.606.329 14,25 2. Chia theo loại hình kinh tế - Nhà nước 4.340.398 10,26 1.697.613 5,25 - Tập thể 1.015.504 2,39 866.173 2,68 - Tư nhân 2.306.689 5,45 1.292.283 4,00 - Cá thể, hộ gia đình 34.015.461 80,38 28.145.039 87,06 - Có vốn đầu tư nước ngoài 641.989 1,52 328.263 1,02 3. Chia theo làm công ăn lương/ không làm công ăn lương - Người làm công ăn lương 10.818.907 25,57 5.888.680 18,21 + Khu vực nhà nước 4.340.420 10,26 1.697.650 5,25 + Ngoài khu vực nhà nước 6.478.487 15,31 4.191.030 12,96 - Không làm công ăn lương 31.497.134 74,43 13.668.727 81,79 Nguồn: Số liệu thống kê Lao động - việc làm ở Việt Nam 2004, Nxb Lao động xã hội Hà Nội, 2005. Căn cứ vào bảng số liệu điều tra về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2004 qua bảng 2.10, chúng ta nhận thấy hoạt động sản xuất - kinh doanh của lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn, tập trung chủ yếu vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (chiếm 72,05% so với tổng số), còn các hoạt động công nghiệp và xây dựng, dịch vụ không nhiều (với hoạt động của công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 13,7% và 14,25% mà thôi). - Lao động nông nghiệp phân bố không đều: Không đều giữa các vùng trong cả nước, cũng như không đều ngay trong bản thân ngành nông nghiệp. Qua bảng 2.8 chúng ta nhận thấy, lao động nông nghiệp tập trung chủ yếu vào hai đồng bằng lớn của cả nước (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) hai đồng bằng này đã tập trung gần một nửa lực lượng lao động nông nghiệp, trong cả nước. Lao động nông nghiệp tập trung vào một số tỉnh: Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang,... Trong bản thân ngành nông nghiệp lao động lại tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt (với hơn 80% lực lượng lao động nông nghiệp) còn lao động cho ngành chăn nuôi,... còn rất thấp. - Chất lượng của lao động nông nghiệp Việt Nam, ngoài những đức tính quý báu của dân tộc như: cần cù, thông minh, chịu khó, có tinh thần "thắt lưng buộc bụng" cao... nói chung chất lượng lực lượng lao động nông nghiệp Việt Nam còn rất thấp: trình độ sức khỏe của người lao động Việt Nam nói chung, của người lao động nông nghiệp nói riêng thấp (chiều cao, cân nặng, năng lượng dự trữ của tế bào của người Việt Nam đều thấp hơn rất nhiều so với các nước khác). ý thức, tác phong, thái độ của người lao động nông nghiệp thấp, người lao động nông nghiệp chưa có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ, tác phong của người lao động trong thời đại mới - ý thức tác phong công nghiệp hóa. - Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn của người lao động nông nghiệp rất thấp. Qua bảng 2.9 ta nhận thấy: có tới 51,76% số người lao động trong độ tuổi lao động ở nông thôn đạt ở trình độ cấp một và dưới cấp một hoặc không biết chữ, chỉ có 13%, số người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn có trình độ cấp III. Đại bộ phận lao động ở nông thôn đều chưa qua đào tạo (chiếm tới 84,61%), số lao động qua đào tạo có bằng, có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học trong lực lượng lao động nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 6,57%). Nhận xét chung - Qua thực trạng về số lượng, chất lượng lực lượng lao động nông nghiệp Việt Nam, chúng ta nhận thấy với số lượng lao động đông đảo, trẻ, mang lại cho chúng ta những lợi thế: sức trẻ, năng động, dám đổi mới, đã tạo nên những bứt phá, đột biến cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới, đồng thời tạo ra một thị trường sức lao động dồi dào, với giá nhân công rẻ, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mặc dù hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, ưu thế về lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, đang mất dần lợi thế, nhưng với lực lượng lao động trẻ, cần cù, chăm chỉ, thông minh sáng tạo vẫn đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới, công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như trong cả nước. - Lực lượng lao động nông nghiệp đông đảo, phân bố không đồng đều; tập trung chủ yếu vào hai đồng bằng lớn và vẫn để một số tỉnh dẫn tới tình trạng đất chật người đông, đất đai bình quân đầu người rất thấp, với nền sản xuất chưa phát triển, khả năng tạo việc làm mới hạn chế đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong nông nghiệp nông thôn càng cao. Mặt khác việc phân bố lực lượng lao động phần lớn vào ngành trồng trọt, trong ngành trồng trọt lại chủ yếu tập trung vào cây lương thực, làm cho tính thời vụ của lao động nông nghiệp rất cao, thời kỳ căng thẳng người lao động rất vất vả, nhưng đến thời kỳ nông nhàn người lao động lại không có việc làm, rơi vào tình trạng bấn thất nghiệp, đời sống thấp, không ổn định. Cộng với sự chênh lệnh về mức sống giữa các làng quê với các đô thị, khu công nghiệp lớn dẫn tới tình trạng từng dòng người từ nông thôn lũ lượt đổ ra các thành phố, khu công nghiệp tìm kiếm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, làm cho cơ sở hạ tầng của các đô thị, khu công nghiệp quá tải, các "xóm liều", "phố liều" gia tăng, tệ nạn xã hội tăng: trộm cắp, cướp giật,... - Trong điều kiện ngày nay: cách mạng khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường,... với trình độ của lực lượng lao động nông nghiệp hiện nay đang là những trở lực lớn cho việc phát triển chính bản thân nông nghiệp, nông thôn, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động. Ngoài ra, với phong tục tập quán của người nông dân (tính tư hữu cao, ý thức, tác phong công nghiệp hóa thấp...) cũng là yếu tố kìm hãm sự hợp tác, bứt phá của những người nông dân, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế cả nước. Trong xu thế phát triển nền kinh tế phát triển nền kinh tế đất nước, chúng ta cần sớm có biện pháp khắc phục những yếu điểm này. 2.2.2. Việc làm của lao động nông nghiệp Mặc dù đã qua nhiều năm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đổi mới cơ chế kinh tế theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng nước ta về cơ bản vẫn là một quốc gia mang đậm mầu sắc quốc gia nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh biến chuyển rất chậm chạp, người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn việc làm chủ yếu, truyền thống vẫn là các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) các hoạt động khác: hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp,xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ, kém phát triển. Qua bảng 2.10 và bảng 2.11 chúng ta thấy rõ: lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn dao động trong khoảng 70,73% năm 2002 và 72,05% năm 2004; công nghiệp và xây dựng: đạt 13,05% năm 2002 và 14,25% năm 2004. Tuy nhiên, có một điểm mừng là: trong các làng quê người nông dân đã có những đổi mới, mạnh dạn tìm kiếm việc làm trong những lúc nông nhàn, vượt qua được mặc cảm về "làm chủ" hay "người làm thuê". Ngày nay làm thuê không còn là vấn đề xa lạ đối với người nông dân nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung. Tỉ lệ lao động làm công, làm thuê trong các ngành phi nông nghiệp khá cao: lao động làm công, làm thuê trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng lên tới 40,86% so với tổng số, lao động làm thuê, làm công trong thương nghiệp, dịch vụ đạt 27,72% so với tổng số. Các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản, hoặc làm thuê cho nhau trong những lúc mùa vụ căng thẳng thu hút 27,23% lao động so với tổng số. Bảng 2.12: Tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng Đơn vị tính: % 2000 2001 2002 2003 2004 Cả nước 74,16 74,26 75,42 77,65 79,10 ĐBS Hồng 75,53 75,36 73,08 78,25 80,21 Đông Bắc Bộ 73,01 73,05 75,32 77,09 78,68 Tây Bắc 73,44 72,78 71,08 74,25 77,42 Bắc Trung Bộ 72,12 72,52 74,50 75,60 76,13 Duyên Hải NTB 73,92 74,60 74,85 77,31 79,11 Tây Nguyên 77,04 77,18 77,99 80,43 80,60 Đông Nam Bộ 76,58 76,42 75,43 78,45 81,34 ĐBS Cửu Long 73,18 73,38 76,53 78,27 78,37 Niên giám thống kê 2004 - Hà Nội 2005 Nhờ sự nỗ lực cố gắng của Đảng, Chính phủ của cả nền kinh tế và sự nỗ lực của các cá nhân người lao động trong khu vực nông thôn, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, hay nói một cách khác là việc làm của người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn ngày càng nhiều hơn, người lao động có nhiều việc làm hơn, thời gian nhàn rỗi không có việc làm giảm đi. Qua bảng 2.12 chúng ta nhận thấy, thời gian lao động của người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn được nâng cao năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000: 74,16%, năm 2001: 71,26%, năm 2002: 75,42%, năm 2003: 77,65%, năm 2004 đạt 79,10%. Đặc biệt tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn thuộc các vùng có tốc độ đô thị hóa cao đạt được cao hơn so với bình quân chung cả nước, đây là một dấu hiệu rất đáng phấn khởi cho người lao động (khu vực đồng bằng sông Hồng tỉ lệ này đạt ở mức 80,21%, Đông Nam Bộ: 81,34%; Tây Nguyên: 80,60%). Tuy thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn được nâng cao, việc làm cho người lao động được tạo ra nhiều hơn (trong toàn xã hội mỗi năm tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm mới, riêng năm 2004 tạo ra 1,5 triệu chỗ làm mới - như đã nêu ở phần trên) nhưng thời gian lao động của người lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng còn khá cao nếu tính số tương đối là 20,9%, tính bằng số tuyệt đối sẽ là gần 7 triệu người (6.756.838 người) tương đương với gần hơn 2 triệu hộ gia đình nông dân một con số không nhỏ. Trong khi hàng năm lại mất đi hàng chục ngàn ha đất canh tác, hàng trăm ngàn người rơi vào cảnh mất đất sản xuất, không có công ăn việc làm. Do tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông nghiệp có xu hướng gia tăng, do chênh lệch mức sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị lớn đã dẫn đến tình trạng từng dòng người lũ lượt bỏ làng quê, thậm chí bỏ cả sản xuất nông nghiệp đổ xô ra các đô thị, các khu công nghiệp tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội làm giàu. Các xóm liều, phố liều gia tăng ở các đô thị, khu công nghiệp, tình trạng cơ sở hạ tầng của các đô thị quá tải nảy sinh các vấn đề về môi trường, mâu thuẫn xã hội gia tăng... giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động nông nghiệp hiện nay là một vấn đề cấp bách không phải chỉ là nhiệm vụ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hay của các địa phương mà đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau: - Thiếu vốn: người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thường nghèo, thiên tai, hạn hán lũ lụt lại thường xuyên xảy ra, năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất không cao, thu nhập của người lao động nông nghiệp thấp, do vậy, người lao động nông nghiệp khó có thể tạo việc làm mới cho chính mình (muốn tạo ra một chỗ lao động mới trong lĩnh vực nông nghiệp cần tới 15 triệu đồng; một chỗ làm mới trong lĩnh vực công nghiệp lại cần tới 20-50 triệu đồng). Hiện nay, nhà nước đã ban hành chính sách tín dụng có nhiều ưu đãi cho người nông dân: cho vay không cần thế chấp tới mức 30 triệu đồng/ hộ nông dân, nhưng trong thực tế chỉ một số ít hộ gia đình nông dân mạnh dạn vay vốn với lượng lớn để thực hiện các dự án kinh tế (phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản...) còn lại đại đa số các hộ gia đình nông dân lại không dám vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh bởi vì một mặt họ không biết làm gì, mặt khác họ sợ không trả nợ được ngân hàng... Trong những năm qua, một bộ phận những người nông dân rơi vào cảnh bị thu hồi một phần hoặc thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa, họ được đền bù một khoản tiền khá lớn nhưng họ đã sử dụng khoản tiền này kém hiệu quả, phần dùng để đầu tư phát triển sản xuất, tìm và tạo việc làm mới thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn tới việc làm của người lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng sau khi bị mất đất do đô thị hóa (như đã phân tích ở phần 2.1.2 ở trên). - Trình độ của người lao động thấp. Trình độ của người lao động nông nghiệp nước ta hiện nay rất thấp (bảng 2.9), ý thức tác phong công nghiệp hóa của người lao động nông nghiệp thấp... Trong khi thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ, thời đại của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của liên kết kinh tế, của hội nhập kinh tế quốc tế; sự hỗ trợ về mọi mặt của Chính phủ các cấp các ngành (thông tin về khoa học công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm...) với người lao động nông nghiệp chưa nhiều, hiệu quả thấp. Đã làm cho sản xuất của người nông dân không đáp ứng được với yêu cầu của thị trường, lợi thế không được khai thác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp, sản xuất không phát triển được - điều đó đã làm cho khả năng tạo việc làm mới cho người lao động nông nghiệp giảm. - Trình độ khoa học công nghệ thấp. Việt Nam là một nước đang phát triển từ một quốc gia nông nghiệp đi lên, Đảng, Chính phủ, các ngành các cấp và người lao động đều nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ với sự phát triển nền kinh tế, với việc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm với tạo việc làm cho người lao động, nhưng vì nhiều lẽ (thiếu vốn, trình độ của người lao động, cơ sở hạ tầng...) mà trình độ khoa học công nghệ trong các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp chưa được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của thị trường. Chính vì trình độ khoa học công nghệ thấp, nên người lao động không nắm bắt, xử lý tốt các thông tin thị trường, không khai thác có hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên...) năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp... năng lực cạnh tranh thấp, sản xuất không phát triển được - do đó không tạo được việc làm mới cho người lao động. Thậm chí, do sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp giảm mà thị trường và thị phần của sản phẩm nông nghiệp bị co lại, làm cho không những không tạo ra được chỗ làm mới mà đến chỗ làm đã có của người lao động nông nghiệp cũng khó có thể duy trì. Đây là những vấn đề đòi hỏi các nhà quản lý phải hết sức quan tâm, sớm có biện pháp khắc phục. - Mất đất do đô thị hóa, như đã phân tích ở phần 2.1.2 đô thị hóa đang diễn ra một cách rất mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, hàng năm có tới hơn chục nghìn ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng, đẩy hàng chục thậm chí lên tới hàng trăm ngàn người lao động nông nghiệp rơi vào cảnh không có đất để sản xuất kinh doanh, mặc dù đô thị hóa tạo nhiều cơ hội về việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp, nhưng do nhiều lý do cả về chủ quan lẫn khách quan, cả về phía nhà nước lẫn phía những người lao động nông nghiệp mà thực tế là tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông nghiệp tăng lên, làm cho sức ép về việc làm cho lao động nông nghiệp đã căng thẳng, nay lại càng căng thẳng hơn, buộc Đảng, Chính phủ, các cấp các ngành và chính bản thân những người lao động phải sớm tìm ra hướng giải quyết. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông nghiệp nói riêng của lao động toàn xã hội nói chung còn xuất phát từ một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề này là xuất phát điểm của nền kinh tế đất nước thấp, phân công lao động trong nông nghiệp nói riêng, và trong toàn xã hội nói chung rất thấp dẫn đến việc nền kinh tế kém phát triển, hiệu quả đầu tư thấp, tình trạng lãng phí, sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực... đã làm cho sức hút của nền kinh tế thấp, không đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, hiện nay việc xuất khẩu lao động đang được nhiều quốc gia có lợi thế về lao động quan tâm, yêu cầu về chất lượng của lao động ngày càng được nâng cao, trong khi lao động nông nghiệp của chúng ta chất lượng thấp, đây cũng là một trở lực rất lớn làm cho thị trường xuất khẩu lao động của nước ta co lại, gây không ít khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nói chung, người lao động nông nghiệp nói riêng. 2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 2.3.1. Những ưu điểm đạt được Trong những năm qua, đặc biệt từ những năm thực hiện chính sách đổi mới (1986) đến nay, đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, CNH, HĐH được Đảng, Chính phủ chú trọng và được coi là con đường đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Những thành tích của quá trình đô thị hóa trong giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp được thể hiện rõ trên các mặt cơ bản sau đây: - Nhờ đô thị hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế được đổi mới tăng cường, hiện đại hóa khá đồng bộ, giao lưu giữa các vùng, các miền, các khu vực thuận lợi tạo điều kiện cho người sản xuất, cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư phát triển sản xuất, khai thác được tiềm năng của đất nước đặc biệt là tiềm năng của khu vực nông nghiệp, nông thôn, các vùng trung du và miền núi, biến các vùng sản xuất nông nghiệp sản xuất nhỏ, mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp, hiệu quả kinh tế thấp trước đây thành các khu vực sản xuất hàng hóa với quy mô lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và hàng hóa cho xuất khẩu đạt hiệu quả cao: vùng cây công nghiệp (cà phê, cây cao su, chè vùng Tây Nguyên, vải thiều ở Lục Ngạn - Hà Bắc; Chè ở Thái Nguyên, Yên Bái; Mận ở Lào Cai,...). Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động nông nghiệp. - Đô thị hóa góp phần nâng cao trình độ cho người lao động nói chung, cho người lao động nông nghiệp nói riêng, tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là người lao động nông nghiệp thích nghi dần với nền kinh tế thị trường, với nền kinh tế hội nhập, nâng cao năng lực tự chủ cho người lao động. Nhờ đó, người lao động chủ động tham gia vào nền kinh tế thị trường khai thác các thông tin từ thị trường, khai thác các yếu tố thuận lợi từ thị trường (vốn, khoa học công nghệ,...). Xây dựng được phương hướng sản xuất phù hợp, mở rộng và phát triển sản xuất nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ đô thị hóa và sự quan tâm của Đảng, Chính phủ công tác giáo dục được đẩy mạnh, hệ thống các trường học (cả phổ thông lẫn dạy nghề,...) được tăng cường (số liệu đã dẫn ở phần 2.1.2). Nhà nước đã chi nhiều nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, nâng cấp các trường học, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cải tiến nội dung giảng dạy, miễn giảm học phí cho nhiều đối tượng (con em các gia đình có công với cách mạng, con em các gia đình khó khăn...), tăng cường đội ngũ giáo viên, có nhiều ưu đãi với các thầy cô giáo, khuyến khích, động viên các thầy, cô giáo đến với các vùng sâu, vùng xa,... Việt Nam trong những năm qua luôn là một điểm sáng của khu vực và thế giới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, xóa nạn mù chữ,... Tới nay chúng ta có khoảng 1,3 triệu người có trình độ đại học, cao đẳng, 10 ngàn thạc sĩ, 12 ngàn tiến sĩ, hơn 10 vạn trí thức Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Tính bình quân 190 người, có trình độ đại học, cao đẳng trên 1 vạn dân. Nhìn vào Phụ lục 10, chúng ta nhận thấy, trình độ văn hóa của người lao động được tăng lên rõ rệt, đặc biệt là vào những năm 2000; tuy nhiên vào 2004 xuất hiện tình huống tỷ lệ người không biết chữ tăng, số người lao động tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 vẫn tiếp tục tăng, nhưng tỷ lệ người lao động tốt nghiệp cấp 3 giảm hơn 4% so với năm 2000. Đây là dấu hiệu cần sớm được nghiên cứu một cách đầy đủ, sớm có biện pháp khắc phục, để tiếp tục nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động. Qua Phụ lục 11 đã thể hiện rõ trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã qua đào tạo rất thấp nhưng tốc độ tăng của người lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, điều đó diễn ra trong tất cả các hệ: công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp và cả cao đẳng, đại học. Với chất lượng lao động của người lao động được nâng cao, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển các ngành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội. Qua phân tích sự đóng góp của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng GDP qua các thời kỳ chúng ta thấy rõ, sự đóng góp của lao động ngày càng cao, giai đoạn 1993 - 1997 sự đóng góp của lao động vào tốc độ tăng GDP là 16% thì giai đoạn 1998 - 2002 lên tới 20%. Điều đó chứng tỏ lao động của chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, phát huy được vai trò của mình trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước nhà. Ngoài ra cần lưu ý thêm là, ngay kể cả với đội ngũ người lao động xuất khẩu, việc nâng cao chất lượng toàn diện cũng được quan tâm đáp ứng yêu cầu của các thị trường (Phụ lục 12). - Phát triển các đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, khoa học, kỹ thuật, các trung tâm dịch vụ,... góp phần cung cấp t ư liệu sản xuất, máy móc, tiến bộ khoa học công nghệ, vốn... cho nông nghiệp và các ngành; cung cấp thông tin cho người sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp thúc đẩy và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh với quy mô lớn; thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm ngành công nghiệp của chúng ta đã tạo ra được một khối lượng rất lớn các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhiều loại máy móc tăng với tốc độ cao: Công cụ cầm tay, máy xay xát,... (Phụ lục 13). Điểm rất đáng quan tâm là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến phát triển, dân cư đô thị tăng nhanh đã tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa trên quy m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia -ThS.doc
  • docMuc luc.doc
  • docMuc luc - bang.doc
  • docPhu luc- 7 8 9 14.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan