MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VIỆC LÀM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 6
1.1. Việc làm và những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nước ta 6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng, giảm việc làm 18
1.3. Một số kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở nước ngoài và trong nước 30
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG BỨC XÚC ĐẶT RA Ở TỈNH THÁI BÌNH 46
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm ở Thái Bình 46
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Bình 50
2.3. Những bức xúc đặt ra về việc làm ở Thái Bình 71
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH 80
3.1. Phương hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình 80
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh
Thái Bình 87
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3908 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến Xương
239.870
5,90
94,10
Tiền Hải
212.714
5,80
94,20
Nguồn: Cục thống kê Thái Bình [5, tr. 101].
- Số lao động giảm trong năm là 13.500 người, bao gồm: số người đi nghĩa vụ quân sự là 10.000 người, đi học cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật là 2000 người; hết tuổi lao động (chỉ tính khu vực nông nghiệp) là 1.500 người.
Sau khi đối trừ giữa số lao động tăng và giảm trong năm, cho thấy: năm 2000 số lao động cần phải giải quyết việc làm mới là 25.500 người; ngoài ra còn phải giải quyết thêm việc làm cho 190.800 người thiếu việc làm (chủ yếu ở khu vực nông thôn) [38, tr. 9].
Cũng theo cách tính trên, từ năm 2001 - 2010 bình quân mỗi năm đòi hỏi phải giải quyết việc làm mới cho trên 2 vạn lao động và phải tạo thêm việc cho 140 nghìn người đang thiếu việc làm. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm của tỉnh có hạn, mâu thuẫn về cung - cầu lao động quá lớn, tạo ra sức ép ngày càng nặng nề trong giải quyết việc làm của tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói, di dân vô tổ chức, gây xáo trộn xã hội, tàn phá tài nguyên, hủy hoại môi trường, làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra biết bao khó khăn cho quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội.
Mặt khác, dân số của tỉnh chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 94% tổng dân số; lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 76,57%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,7% và thương mại dịch vụ chỉ chiếm 7,73% [38, tr. 3].
Điều này phản ảnh cơ cấu kinh tế rất lạc hậu, mức phát triển công nghiệp và đô thị hóa còn rất thấp. Đây thực sự là khó khăn lớn của tỉnh để chuyển từ cơ cấu lao động nông nghiệp là chủ yếu sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2. Chất lượng nguồn lao động
Trong cơ chế thị trường vấn đề việc làm của người lao động phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở các mặt thể lực và trí lực (trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật).
* Về mặt thể lực
Sức khỏe, thể trạng của người Việt Nam nói chung, ở Thái Bình nói riêng là nhỏ bé, hạn chế nhiều về mặt thể lực. Theo số liệu điều tra năm 2000: trong khi chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,50m; cân nặng 39kg thì các con số tương ứng của người Philippines là 1,53m và 45,5 kg; người Nhật là 1,64m và 53,3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% [14, tr. 108].
Thực tiễn còn cho thấy, vấn đề vệ sinh thực phẩm rất đáng lo ngại, việc sử dụng các hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, một số chỉ tiêu có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường còn ở mức thấp, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp... Tất cả những điều đó phải ánh phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của lực lượng lao động ở tỉnh Thái Bình nói riêng cũng như lực lượng lao động ở Việt Nam nói chung.
* Trình độ học vấn
Đối với nguồn lao động thì trình độ học vấn là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng, khả năng và hiệu quả làm việc của nguồn lao động. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thì trình độ học vấn càng trở lên quan trọng. Người lao động chỉ có thể tìm được việc làm ở những nơi có dây chuyền sản xuất ở mức độ trung bình tiên tiến đến hiện đại, một khi họ có trình độ học vấn cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.
Trong những năm qua, trình độ học vấn của lực lượng lao động Thái Bình có tiến bộ rõ rệt:
Bảng 2.6: Trình độ học vấn của lực lượng lao động Thái Bình
Đơn vị: %
Tiêu chí
2000
2001
2002
2003
2004
Chưa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ
7,19
6,75
5,04
2,15
1,13
Tốt nghiệp tiểu học
14,2
10,30
8,50
6,10
3,45
Tốt nghiệp trung học cơ sở
50,75
53,14
54,92
55,28
50,26
Tốt nghiệp phổ thông trung học
27.86
29,81
31,54
36,47
45,16
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình [38, tr. 2].
- Tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học liên tục tăng lên qua các năm: từ 27,86% năm 2000 lên 45,16% năm 2004.
- Tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học giảm xuống nhanh chóng từ 14,2% năm 2000 xuống 3,45% năm 2004.
- Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ giảm nhanh năm 2000 là 8,5% đến 31/12/2004 chỉ còn 1,13%.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động ở trình độ phổ thông cơ sở vẫn còn cao 50,26% đây là khó khăn lớn đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động. Bởi vì những ngành nghề có công nghệ tiên tiến đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông thì mới có thể tiếp thu được chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.
Thực trạng trên đặt ra, nếu tỉnh không có giải pháp hữu hiệu để tăng nhanh tỷ lệ lao động phổ thông trung học thì không thể thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lực lao động đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của người lao động.
Qua nghiên cứu bảng 2.7 ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Bình rất thấp, số người chưa qua đào tạo nghề còn quá lớn, tốc độ đào tạo nghề qua các năm có tăng nhưng mức tăng rất chậm. Năm 2000 chiếm 79,9% số lao động chưa qua đào tạo; sau 4 năm, đến năm 2004 vẫn còn 72,3%.
Bảng 2/7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Bình
Đơn vị: %
Tiêu chí
2000
2001
2002
2003
2004
Chưa qua đào tạo
79,90
78,00
76,50
74,25
72,30
Trình độ CMKT từ sơ cấp/ học nghề trở lên
10,60
12,50
13,50
15,80
17,60
Trung cấp chuyên nghiệp
5,10
5,03
5,20
5,00
5,10
Cao đẳng, đại học, sau đại học
4,40
4,47
4,80
4,95
5,00
Toàn tỉnh
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: Sở lao động Thương binh và Xã hội Thái Bình [24, tr. 3].
Như vậy, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém cho nên tỷ lệ lao động được đào tạo nghề qua các năm tăng lên rất chậm.
Mặt khác, trong số lao động đã được đào tạo nghề còn bộc lộ sự mất cân đối lớn về cơ cấu; từ số liệu trên đây cho thấy: tại thời điểm năm 2004, số công nhân lao động trực tiếp chiếm 17,6%, trung học chuyên nghiệp chiếm 5,1% và cao đẳng - đại học sau đại học chiếm 5%. So sánh các tỷ lệ trên với nhau (giữa công nhân lao động trực tiếp với bậc trung học chuyên nghiệp và bậc cao đẳng - đại học - sau đại học) cho ta một cơ cấu: công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học - sau đại học là 3.5/1/1; nghĩa là ứng với 3.5 lao động có trình độ sơ cấp, có 1 lao động trung cấp và 1 lao động cao đẳng đại học và sau đại học. Tỷ lệ trên so với tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng áp dụng cho các nước có thu nhập GDP bình quân 300 - 450 USD/người/năm là 7/2/1 từ đó cho thấy: cơ cấu lao động được đào tạo chưa được hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng; từ cơ cấu này sẽ gây ra khó khăn trong việc bố trí sử dụng lao động có hiệu quả, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", năng suất chất lượng lao động thấp.
Không chỉ có những hạn chế đó, vấn đề sử dụng lao động cũng thiếu khoa học: những người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên được biên chế chủ yếu làm việc ở các ngành giáo dục, y tế và khối hành chính sự nghiệp, rất ít người làm việc ở khối doanh nghiệp.
Điều đó phản ánh cơ cấu lao động của tỉnh hiện nay là rất bất hợp lý, thể hiện rõ giữa lao động đã đào tạo với chưa đào tạo, giữa các cấp bậc công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học - sau đại học, giữa đào tạo với sử dụng. Vì vậy, nguồn lao động này khó có thể trở thành động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự yếu kém về chất lượng nguồn lao động có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của tỉnh trong những năm qua. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan là do 94% dân số và 72% lực lượng lao động ở nông thôn; vấn đề đào tạo nghề cho người lao động ở địa bàn này đã từ lâu không được chú trọng và chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 81,5% chưa qua đào tạo.
Vấn đề chất lượng lao động không chỉ yếu kém ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn yếu kém ở cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; tỷ lệ lao động được đào tạo ở cả 2 khu vực này chỉ đạt 6,73% so với tổng số lao động xã hội của tỉnh. Vì vậy, công tác đào tạo nghề hiện nay là vấn đề hết sức bức xúc đặt ra đòi hỏi tỉnh phải quan tâm giải quyết.
2.2.3. Công tác đào tạo nghề cho người lao động
Mặc dù trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động còn rất thấp, song công tác đào tạo nghề của tỉnh lại còn nhiều bất cập. Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi trước hết phải có nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật cao. Điều đó chỉ có thể đạt được một khi có chính sách đúng đắn về chiến lược giáo dục - đào tạo.
Kết quả điều tra dân số, việc làm và nhà ở năm 2000 của tỉnh cho thấy: "Trong 1000 hộ được điều tra chỉ có 34 người được đào tạo chuyên nghiệp; trong đó có 14 người đang học cao đẳng - đại học, 16 người học nghề và 4 người học công nhân kĩ thuật" [26, tr. 16]. Như vậy, số công nhân kỹ thuật được đào tạo chiếm tỷ trọng rất ít phản ánh rõ sự mất cân đối cả về cơ cấu đào tạo và loại hình đào tạo, đặc biệt thiếu hụt nghiêm trọng số công nhân kỹ thuật so với tổng số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế.
Thực tiễn cho thấy, hiện nay tỉnh mới có 2 trường công nhân kỹ thuật (công nhân kỹ thuật cơ điện và công nhân xây dựng) với quy mô đào tạo 200 học sinh/năm, 6 trung tâm giới thiệu việc làm có kết hợp dạy nghề ngắn hạn hàng năm chỉ đào tạo được khoảng 500 người, ngoài ra còn có 9 cơ sở tư nhân được tỉnh cấp giấy phép dạy nghề nhưng quy mô còn quá nhỏ bé. Nhìn chung, các trường dạy nghề và cơ sở dạy nghề trong tỉnh còn nhiều khó khăn: trang thiết bị dạy học vừa thiếu lại vừa lạc hậu; nội dung chương trình giảng dạy nghèo nàn, ở các trường dạy nghề thì nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành, còn ở các cơ sở dạy nghề thì lại nặng về thực hành, nhẹ về lý thuyết; đội ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ năng lực, phẩm chất hạn chế. Một số cơ sở đào tạo chạy theo cơ chế thị trường nên dẫn đến thương mại hóa quá trình đào tạo; tâm lý người học không cần chất lượng chỉ cần có "chứng chỉ" để xin việc làm nên nhiều cơ sở đào tạo mở lớp dạy nghề theo kiểu "cấp tốc" từ 1 - 3 tháng là khá phổ biến. Từ đó, đã làm cho một số bộ phận cả thầy lẫn trò bị thương mại hóa lấn lướt; vì quá quan tâm đào tạo chạy theo nhu cầu xã hội mà lãng quên giáo dục nhân cách cho người học nên dẫn đến chất lượng đào tạo nghề giảm sút nghiêm trọng. Mặt khác, sự mất cân đối ngành nghề đào tạo thể hiện khá rõ: các lĩnh vực tin học, cắt may, sửa chữa xe máy... thì nhiều cơ sở dạy nghề cùng đua nhau mở lớp và có khá đông người học. Ngược lại, những nghề: cơ khí, hàn, tiện, chế biến nông sản... thì rất hiếm cơ sở dạy nghề mở lớp và rất ít người học. Do đó, dẫn đến hậu quả: nhiều người sau khi được đào tạo nghề vẫn không thể tìm được việc làm, gây lãng phí nhiều tiền của cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong khi đó một số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh vẫn không thể tuyển đủ số công nhân kỹ thuật. Từ đó cho thấy, trong rất nhiều việc cần phải làm thì công tác đào tạo dạy nghề cho người lao động ở Thái Bình để đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường lao động là vấn đề bức xúc nhất hiện nay.
2.2.4. Tình hình giải quyết việc làm ở Thái Bình theo những góc độ tiếp cận khác nhau
2.2.4.1. Theo ngành kinh tế
* Ngành nông nghiệp
Là tỉnh thuần nông, 94% dân số sống ở nông thôn và 72% lực lượng lao động đang làm việc ở lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Vì vậy, đối với Thái Bình sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu để tạo ra việc làm cho người lao động. Những năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: người dân không chỉ quan tâm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ mà còn chú trọng đổi mới cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, tích cực áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất. Vì vậy, "Mười năm qua (1994 - 2004) sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện: tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 4,26% năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 84,6% giảm xuống còn 72,8%, chăn nuôi tăng từ 12.8% lên 24%, thủy sản từ 2,6% lên 6,4%" [29, tr. 24], sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, hàng năm có từ 30 - 40 vạn tấn lương thực hàng hóa và một số sản phẩm khác. Năm 2004 giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Từ những kết quả đó của ngành nông nghiệp, đã giải quyết và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lực lượng lao động ở nông thôn; do đó, "tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng dần từ 74,69% năm 2001 lên 76,27% năm 2002, 77,69% năm 2003 và 79,19% năm 2004" [24, tr. 3].
Mặc dù đạt được một số kết quả trên, song thực tế cho thấy vấn đề việc làm và đời sống của người dân ở nông thôn Thái Bình gặp phải nhiều khó khăn. Do đất chật, người đông, ruộng đất lại manh mún, phân tán cho nên dù có tích cực thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi... thì kết quả thu nhập của người nông dân vẫn rất thấp. Qua điều tra, khảo sát 100 hộ nông dân ở xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình (một trong những xã có năng suất lúa cao nhất) cho thấy: nếu canh tác sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ đông trên 1 sào (360m2/1năm) trong điều kiện được mùa; sau khi trừ đi tất cả các chi phí sản xuất cũng chỉ thu được 120 - 150 ngàn đồng/năm.
Do đó, với lực lượng lao động tập trung ở địa bàn nông thôn đông, ruộng đất canh tác có hạn, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Thái Bình là thường xuyên, gay gắt và bức xúc
* Ngành công nghiệp
Là tỉnh thuần nông nên nhìn chung ngành công nghiệp ở Thái Bình là nhỏ bé, chậm phát triển. Nhận thức được vị trí, vai trò của công nghiệp, những năm qua tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Vì vậy, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn tỉnh đã có bước phát triển, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành như: khu công nghiệp Tiền Hải, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh..., thực tế cho thấy các khu công nghiệp này được đầu tư công nghệ tiên tiến, hoạt động có hiệu quả, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ như: sản phẩm men sứ Long Hầu, gạch Ganarit, đồ gốm - sứ thủy tinh cao cấp, hàng dệt may, dày da xuất khẩu, bia Hương Sen, nước khoáng Tiền Hải... được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng
Mặt khác, sản xuất công nghiệp đã từng bước tạo ra sự gắn kết giữa sản xuất công nghiệp tập trung với sản xuất vệ tinh của hộ nông dân ở nông thôn, như: sản xuất nguyên liệu, gia công, chế biến sản phẩm, bảo quản hàng hóa... do đó, đã tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thêm thu nhập, bảo đảm đời sống cho hàng ngàn lao động.
Những năm qua tỉnh cũng đã chú trọng khôi phục ngành nghề truyền thống, du nhập và phát triển một số ngành nghề mới; từ đó có tác động thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực; "đến nay toàn tỉnh có 152 làng nghề thu hút 145 ngàn lao động, chiếm 16,1% tổng số lao động trong toàn tỉnh, thu nhập từ nghề gấp 2 - 3 lần so với nông nghiệp" [27, tr. 24].
* Ngành thương mại - dịch vụ
Cũng như ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động ở ngành thương mại - dịch vụ có tỷ trọng nhỏ bé, chiếm 13% tổng lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành thương mại - dịch vụ đã có bước chuyển biến rõ rệt: hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, xuất khẩu được mở rộng, tỉnh đã có mối quan hệ kinh tế xuất - nhập khẩu hàng hóa với 20 nước. Năm 2004 ngành thương mại - dịch vụ đã tạo ra được 2.450 tỷ đồng, chiếm 29,57% GDP (tính theo thực tế) [29, tr. 1].
Sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động. Tỉnh đã tập trung mở rộng nhiều loại hình dịch vụ như: cung ứng vật tư, thu gom nông sản, gia công chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa... phát triển rộng khắp ở cả thành thị lẫn nông thôn. Từ đó, đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế: giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ (xem bảng 2.8).
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động làm việc theo nhóm ngành
Đơn vị tính:%
Ngành kinh tế
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Nông nghiệp
78,10
75,10
73,19
72,19
72,00
Công nghiệp
14,70
16,44
16,96
14,92
15,00
Thương mại - Dịch vụ
7,20
8,70
9,70
12,89
13,00
Nguồn: cục thống kê tỉnh Thái Bình (2004) [5, tr. 26], [6, tr. 1].
Các chỉ tiêu trên phản ảnh cơ cấu lao động theo các nhóm ngành qua các năm theo xu hướng chuyển biến tích cực, nhưng tốc độ diễn ra chậm; năm 2004, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn rất lớn: chiếm 72% tổng lực lượng lao động xã hội. Đây là vấn đề nan giải và cũng là lẽ đương nhiên xảy ra với một tỉnh thuần nông như Thái Bình, đòi hỏi tỉnh phải tìm ra giải pháp hữu hiệu mới có hy vọng có được cơ cấu kinh tế tiến bộ vào những năm tới.
2.2.4.2. Theo thành phần kinh tế
* Thành phần kinh tế nhà nước
Cùng với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên dẫn đến có sự chuyển biến nhận thức mới của xã hội về lao động và việc làm. Khu vực kinh tế nhà nước trước đây được quan niệm là chỗ dựa, chỗ làm việc duy nhất và tốt nhất của người lao động; thì ngày nay lại diễn ra xu hướng: lao động từ khu vực kinh tế nhà nước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Thực tiễn cho thấy, tỉnh có 38 doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau, những năm qua hoạt động đều không có hiệu quả: thua lỗ kéo dài, mất vốn, thu nhập thấp, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Mặc dù kinh tế khu vực nhà nước trên địa bàn đã từng bước được củng cố nhưng nhìn chung thành phần kinh tế này vẫn chậm thích ứng với cơ chế mới; hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng thu hút lao động hạn chế; tại thời điểm 31/12/2004 thành phần kinh tế này chỉ có 51.511 người, chiếm 5,42% tổng lực lượng lao động xã hội đang làm việc trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, theo quan điểm đổi mới: kinh tế nhà nước chỉ cần chốt giữ ở những lĩnh vực then chốt, liên quan chi phối tới "huyết mạch" của nền kinh tế. Vì vậy, từ năm 2003 đến nay tỉnh đang đẩy mạnh việc sắp xếp loại doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp: sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp thua lỗ, thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ.
Qua khảo sát, nghiên cứu 9 doanh nghiệp được tỉnh chọn "thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đợt 1 năm 2004" sau hơn một năm hoạt động với mô hình cổ phần hóa, các doanh nghiệp này rất năng động với cơ chế thị trường, làm ăn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, việc làm của người lao động ổn định, thu nhập khá (bình quân tiền lương 680 ngàn đồng/người/tháng).
* Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh đều phát triển. Đặc biệt kinh tế tư nhân bao gồm: các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển khá mạnh mẽ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đã góp phần quan trọng vào huy động tiềm năng, nội lực, công sức, kinh nghiệm, trí tuệ và các nguồn vốn của nhân dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động. Năm 2003, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thu hút 928.549 lao động góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh. Năm 2004, tổng sản phẩm (GDP) của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đạt tới 5.798,8 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 70% tổng sản phẩm (GDP) của toàn bộ nền kinh tế trong tỉnh [6, tr. 11].
Bảng 2.9: So sánh lao động làm việc theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: người
Ngành kinh tế
Năm
2000
2001
2002
2003
Tổng số lao động đang làm việc
938.000
939.000
942.000
961.000
Thành phần kinh tế nhà nước
49.000
48.000
51.000
52.000
Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
889.000
891.000
891.000
909.000
Tổng lao động ngoài nhà nước/tổng LĐXH (%)
94,77
94,88
94,58
94,58
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình [5, tr. 3].
So sánh sức hút lao động giữa các thành phần kinh tế, cho thấy: tiềm năng và thế mạnh nổi trội của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (xem bảng 2.9).
Từ số liệu của bảng số 9 cho thấy: những năm qua, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước là nơi chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút trên 94% tổng lực lượng lao động xã hội đang làm việc trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2004 đến nay, tỉnh đang chủ trương đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; dẫn đến xu hướng: lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước tiếp tục giảm xuống; ngược lại lao động ở các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục tăng nhanh và ngày càng chiếm ưu thế đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
2.2.4.3. Theo khu vực thành thị và nông thôn
* Khu vực thành thị
Dân số ở khu vực đô thị Thái Bình có 136.022 người, mật độ dân số rất cao 3.226 người/km2.
Tốc độ người dân về cư trú tại khu vực thị xã ngày càng tăng: năm 2002 chỉ có 6% nhưng đến 31/12/2004 đã chiếm 7,4% dân số của cả tỉnh.
Những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất là từ sau 1/6/2004 thị xã Thái Bình được Nhà nước công nhận là thành phố loại III thì dân số và lao động được cuốn hút vào khu vực này ngày càng đông. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ còn có số lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào đô thị tìm kiếm việc làm với nhiều dạng khác nhau; một số người tìm kiếm việc làm nhân lúc nông nhàn, một số khác hy vọng tìm được việc làm thường xuyên trong năm. Tình hình trên dẫn đến với một đô thị mới quy mô nhỏ bé, sức ép về lao động và việc làm đã trở thành vấn đề cấp bách cần phải tập trung giải quyết.
Để tháo gỡ những khó khăn đó, tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cho xây dựng mới và mở rộng vành đai đô thị, phát triển các khu công nghiệp bao quanh thành phố; như các khu công nghiệp: Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Diệu... Đồng thời, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách kinh tế ưu đãi để thu hút đầu tư, như: chính sách về đất đai, chính sách về đền bù và giải phóng mặt bằng, chính sách miễn giảm thuế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động ở Thái Bình... Vì vậy, trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 đã có 11 doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp trên; với nhiều ngành nghề phong phú như: tằm tơ, dệt may, giày da, phụ tùng ô tô, xe máy, hàng mỹ nghệ cao cấp...; các doanh nghiệp này đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, góp phần giảm bớt một phần căng thẳng về sức ép lao động. Theo kết quả điều tra nhanh lao động, việc làm tại thời điểm 01/07/2004, sau 1 năm nâng cấp từ thị xã lên cấp thành phố, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này đã tăng đột biến từ 5,52 % năm 2003 lên 8,48% năm 2004, tương đương với 8.150 lao động; trong số này có:
- 3.117 người thuộc nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi, chiếm 38,25%.
- 2.249 người thuộc nhóm tuổi từ 25 - 34 tuổi, chiếm 27,60%.
- 2.657 người thuộc nhóm tuổi từ 35 - 54 tuổi, chiếm 32,6%.
- 1.27 người thuộc nhóm tuổi từ 55 - 60 tuổi, chiếm 1,55% [38, tr. 3].
Sau khi khảo sát nghiên cứu tình hình việc làm ở khu vực thành phố Thái Bình, có thể rút ra nhận xét cơ bản như sau:
Một là, số lao động thất nghiệp phần lớn tập trung ở thanh niên (từ 15 - 24), chiếm 38,25%, đây là lực lượng lao động trẻ, khỏe, có trình độ học vấn cao, đã tốt nghiệp phổ thông trung học và đã từng tham dự kỳ thi đại học từ một đến hai lần nhưng không trúng tuyển. Hiện nay, trong số đó có một bộ phận vẫn đang luyện thi đại học với hy vọng sẽ trúng tuyển vào một trường đại học hoặc cao đẳng nào đó; một số khác đã học nghề với các khóa ngắn hạn từ 1 - 3 tháng với tâm lý chờ đợi để được đi xuất khẩu lao động sang các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Cộng hòa Liên Bang Đức; nhưng lại không muốn sang lao động ở các nước đang phát triển như: Malaysia, Đài Loan, An giê ri... mặc dù các nước này đang có nhu cầu nhập khẩu lao động với Việt Nam.
Hai là, một số đông thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp vẫn mang nặng tâm lý muốn tìm việc ở khu vực kinh tế nhà nước hoặc làm việc ở khu vực đô thị; ngại đi tìm việc và n