MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1: VIỆC LÀM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM Ở KIÊN GIANG 6
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động việc làm 6
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lao động việc làm 8
1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề lao động, việc làm 10
1.2. Khái niệm về lao động, việc làm và thất nghiệp 12
1.2.1. Khái niệm về lao động 12
1.2.2. Khái niệm về việc làm 12
1.2.3. Khái niệm về thất nghiệp 13
1.2.4. Tác động của thất nghiệp 15
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở Kiên Giang 16
1.3.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tác động đến lao động việc làm 16
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm đối với nước ta 18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở Kiên Giang 21
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG BỨC XÚC ĐANG ĐẶT RA Ở KIÊN GIANG 26
2.1. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm thời gian qua ở Kiên Giang 26
2.1.1. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế 26
2.1.2. Lao động chưa có việc làm 32
2.2. Những vấn đề bức xúc đang đặt ra 36
2.2.1. Về mâu thuẫn giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế với thu hút việc làm 36
2.2.2. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc tăng dân số tự nhiên và cơ học 44
2.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương trong và ngoài nước 45
2.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương trong nước 45
2.3.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số quốc gia láng giềng 55
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ VIỆC LÀM Ở KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI 59
3.1. Phương hướng cơ bản giải quyết việc làm ở Kiên Giang 63
3.1.1. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,25% 63
3.1.2. Tiếp tục khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển đa dạng và có hiệu quả cao 65
3.1.3. Tiếp tục phát huy vai trò tích cực của cơ chế thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề để tạo thêm việc làm cho người lao động, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo và tỷ lệ tăng dân số 65
3.1.4. Chuyển biến đáng kể trong các lĩnh vực y tế - văn hóa - giáo dục 66
3.2. Các giải pháp chủ yếu 66
3.2.1. Hạn chế tốc độ tăng tự nhiên của dân số 66
3.2.2. Xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp 69
3.2.3. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và khu vực không kết cấu 71
3.2.4. Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại để nâng dần chất lượng lao động 72
3.2.5. Phân bổ lại lao động cho hợp lý từng vùng trong tỉnh và xuất khẩu lao động 75
3.2.6. Thực hiện một số chính sách chủ yếu 76
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 82
PHỤ LỤC 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang bị vốn cố định tính cho một lao động lớn.
Sự phát triển thuận lợi của các ngành nông nghiệp đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, các sản phẩm chăn nuôi, ngành lâm nghiệp, thủy hải sản tạo điều kiện và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thủy hải sản, lâm sản... có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, kể cả xuất khẩu nhờ điều kiện thiên nhiên và vị trí thuận lợi. Như vậy với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, ngành nông nghiệp, công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút nhiều lao động, đòi hỏi chất lượng cao.
Ngoài ra còn phải kể đến tiềm năng phát triển ngành dịch vụ, du lịch, thương nghiệp của Kiên Giang trong tương lai. Sự phát triển của các ngành này có khả năng thu hút lao động lớn. Tuy nhiên sự phát triển của các ngành này đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về giao thông vận tải, đường sá, điện nước... cần có sự liên kết và tập trung vốn, lao động có tay nghề cao.
Xét về mặt số lượng, Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng lao động rất dồi dào, song xét về chất lượng nhất là về trình độ tay nghề còn rất nhiều hạn chế. Đó là một mâu thuẫn lớn. Mâu thuẫn đó, biểu hiện như sau:
2.2.1.1. Về chất lượng và trình độ lao động hiện nay.
Theo kết quả suy rộng từ cuộc điều tra lao động việc làm năm 1997 giữa Sở lao động thương binh và xã hội phối hợp Cục thống kê đã được Trung tâm Thông tin - Thống kê lao động và xã hội xử lý số liệu, theo biểu sau:
Biểu 11: Số lao động hoạt động kinh tế thường xuyên đã qua đào tạo (Số liệu chưa suy rộng)
Đơn vị: người
Công nhân kỹ thuật
Trung học chuyên nghiệp
Nghề đào tạo và mãnghề hiện hành
Tổng số
Nghề đào tạo và mã
Tổng số
Chung
Trong độ tuổi LĐ
nghề hiện hành
Chung
Trong độ tuổi LĐ
Tổng số
16.070
15.946
Tổng số
.275
11.275
Cắt gọt kim loại
964
964
Thăm dò đ.chất, t.sản
218
218
Kỹ thuật sắt
185
185
Cơ khí
123
123
Kỹ thuật nguội
185
185
Kỹ thuật xây dựng
309
309
SC thiết bị chính xác
2.172
2.172
CN l.thực và t.phẩm
218
218
Kỹ thuật điện
494
494
Nông nghiệp
874
874
Vận hành điện
61
61
Y tế
2.333
2.333
Kỹ thuật điện tử
527
527
Ng.vụ quản lý k.tế
712
712
Kỹ thuật xây dựng
589
589
Nghiệp vụ KD cơ sở
61
61
V.hành máy thi công
935
935
Hành chính, pháp lý
465
465
Lái xe ô tô
1.302
1.302
Sư phạm
5.962
5.962
Vận chuyển đưòng
2.391
2.391
May
4.416
4.416
Công nhân kỹ thuật
Trung học chuyên nghiệp
Nghề đào tạo và mãnghề hiện hành
Tổng số
Nghề đào tạo và mã
Tổng số
Chung
Trong độ tuổi LĐ
nghề hiện hành
Chung
Trong độ tuổi LĐ
Mộc
684
684
Chế biến nông sản
437
437
Mua bán hàng
61
61
Văn phòng
218
218
Phát thanh
218
218
Kỹ thuật ảnh
218
218
SX dụng cụ thể thao
13
13
Cao đẳng và Đại học
Trên đại học
Toán học, tin học, cơ
61
61
K.học XH & N. văn
61
61
Sinh học, thổ nhưỡng
61
61
Địa lý
437
437
Ngữ văn
716
716
Tiếng nước ngoài
61
61
Lịch sử
218
218
Khoa học xã hội
247
247
Kinh tế
123
123
Điện, điện tử
61
61
CN Dệt, CN cắt may
61
61
Kỹ thuật tài nguyên
61
61
Nông lâm ngư
61
61
Dược học
123
123
Y học
309
309
Thể dục thể thao
185
185
Sư phạm đặc biệt
279
279
Nghệ thuật
11
11
Tổng số
3.075
3.075
Tổng số
61
61
Như vậy, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh năm 1997 đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân so với số dân có việc làm 687.432 là: công nhân kỹ thuật 2,34%; trung học chuyên nghiệp 1,64%; cao đẳng và đại học 0,45% và trên đại học là 0,01%.
Kiên Giang là một tỉnh có thế mạnh về lực lượng lao động trẻ, khỏe, hùng hậu. Đây là một lực lượng đã và đang rất cần cho sự nghiệp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội của tỉnh. Nhưng điều đáng nói ở đây là chất lượng của lực lượng lao động của tỉnh đạt chất lượng rất thấp, đây là một điều hết sức quan trọng mà không thể không chú ý vì nó vừa phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển hiện nay, vừa làm cơ sở cho việc xây dựng các định hướng tương lai nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 - 2005.
Nếu tỉnh có được một đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơ hội tìm kiếm việc làm của họ càng thuận lợi hơn, góp phần tăng nhanh GDP trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, với đội ngũ này, có thể áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại trong việc khai thác tài nguyên trên bộ và dưới biển, trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên nếu lực lượng nguồn lao động này không được đào tạo đầy đủ, tương xứng, nó sẽ tương phản ngược lại: người lao động sẽ khó tìm kiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến các loại hình tệ nạn xã hội phát triển, nguồn thu ngân sách bị hạn chế, tích lũy GDP không cao.
Với số liệu thống kê trình độ chuyên môn kỹ thuật của Kiên Giang, nếu đem so sánh với các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, cho thấy Kiên Giang đang có nguy cơ tụt hậu về lao động kỹ thuật (Cần Thơ: công nhân kỹ thuật 3,29%; trung cấp 1,71%; cao đẳng, đại học 1,4%; trên đại học 0,02% - Long An: công nhân kỹ thuật 4,11%; trung cấp 1,91%; đại học 1,01%; trên đại học 0,03% - Tiền Giang: công nhân kỹ thuật 3,32%; trung cấp 2,24%; đại học 1,65%; trên đại học 0,04%...) Như vậy Cần Thơ gấp 1,5 lần so với Kiên Giang, Tiền Giang gấp 2,5 lần, Long An gấp 2 lần về lao động kỹ thuật.
Thực trạng về chất lượng thấp của lao động ở Kiên Giang rõ ràng là một cản ngại rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nó cũng gây những khó khăn không nhỏ trong vấn đề sắp xếp, giải quyết việc làm cho người lao động. Với thực trạng như vậy, nếu Kiên Giang không muốn bị tụt hậu so với các khu vực khác thì định hướng chung sắp tới cần tập trung đầu tư nhiều hơn vào con người - vốn quý của xã hội. Từng bước đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, nâng dần chất lượng lao động, bảo đảm sự đồng bộ, tương xứng với xu thế phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ, song song với việc kêu gọi đầu tư, đổi mới công nghệ ngày càng cao đã được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đối với đội ngũ lực lượng lao động là thanh niên, qua cuộc khảo sát các vùng trọng điểm và kết quả điều tra lao động việc làm năm 1998 cho thấy, chất lượng lao động là lực lượng thanh niên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn ở mức thấp. Vì vậy việc đào tạo cho lực lượng lao động này là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và bức bách.
Biểu số 12: Lực lượng lao động thanh niên có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cuộc khảo sát và kết quả điều tra lao động việc làm năm 1998 (số liệu chưa suy rộng)
Đơn vị: người
Tên Huyện
Tổng số
Khôg có CMKT
Sơ cấp
CNKT
THCN
CĐ, ĐH
Đang đi học
Thị xã Rạch Giá
390
285
23
32
5
5
40
Hà Tiên
176
122
7
12
2
0
33
Kiên Lương
176
112
10
13
3
4
34
Hòn đất
89
81
0
0
1
1
6
Tân Hiệp
201
153
2
7
4
2
33
Châu Thành
126
107
2
2
4
1
10
Giồng Riềng
149
118
2
7
4
1
17
Gò Quao
135
114
0
3
4
0
14
Phú Quốc
217
130
11
17
5
1
53
An Biên
243
214
8
7
1
0
13
An Minh
87
73
1
4
2
0
7
Vĩnh Thuận
150
139
2
1
0
0
8
Tổng số
2.139
1.648
68
105
35
15
268
Với số liệu thị xã Rạch Giá: có tỷ lệ trình độ cao đẳng và đại học 1,28%, trung cấp 1,28%, công nhân kỹ thuật 8,2%, sơ cấp 5,9%, lao động không chuyên môn kỹ thuật chiếm 73%; Hà Tiên: trung học 1,14%, công nhân kỹ thuật 6,8%, sơ cấp 3,98%, không có chuyên môn kỹ thuật 69,3%; Kiên Lương: cao đẳng, đại học 2,3%, trung cấp 1,7%, công nhân kỹ thuật 7,4%, sơ cấp 5,7%, không có chuyên môn kỹ thuật 63,6%; Hòn Đất: cao đẳng, đại học 1,1%, trung cấp 1,1%, không có chuyên môn kỹ thuật 91%; Tân Hiệp: cao đẳng, đại học 1%, trung cấp 2%, công nhân kỹ thuật 3,5%, sơ cấp 1%, không có chuyên môn kỹ thuật 76%; Châu Thành: cao đẳng, đại học 0,97%, trung cấp 3,2%, công nhân kỹ thuật 1,6%, sơ cấp 1,6%, không có chuyên môn kỹ thuật 85%; Giồng Riềng: cao đẳng, đại học 0,67%, trung cấp 2,7%, công nhân kỹ thuật 4,7%, sơ cấp 1,34%, không có chuyên môn kỹ thuật 79%; Gò Quao: trung cấp 2,96%, công nhân kỹ thuật 2,2%, không có chuyên môn kỹ thuật 84,4% - Phú Quốc: cao đẳng, đại học 0,5%, trung cấp 2,3%, công nhân kỹ thuật 7,8%, sơ cấp 5%, không có chuyên môn kỹ thuật 6%; An Biên: trung cấp 0,4%, công nhân kỹ thuật 2,9%, sơ cấp 3,3%, không có chuyên môn kỹ thuật 88%; An Minh: trung cấp 2,3%, công nhân kỹ thuật 4,6%, sơ cấp 1,15%, không có chuyên môn kỹ thuật 84%; Vĩnh Thuận: công nhân kỹ thuật 0,7%, sơ cấp 1,3%, không có chuyên môn kỹ thuật 93%.
2.2.1.2. Về các cơ sở, trung tâm đào tạo hiện có và tình hình giải quyết việc làm sau đào tạo
Kiên Giang nằm ở vị trí cuối cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, cách xa trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị, vốn có điểm xuất phát thấp, trong chiến tranh bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng. Những năm qua cùng với việc phát triển kinh tế của cả nước, Kiên Giang đã từng bước khắc phục và phát triển - tích lũy. Tuy nhiên các trường lớp đào tạo nghề hiện nay vẫn còn thiếu và yếu, toàn tỉnh chỉ có 01 trường trung học kinh tế kỹ thuật, 01 trung tâm dịch vụ việc làm, 05 cơ sở dạy nghề tư nhân có trường lớp và 14 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề; về trang thiết bị giảng dạy đã cũ kỹ, lạc hậu, vì vậy chất lượng đào tạo của một số cơ sở chưa đạt yêu cầu, từ đó làm hạn chế người lao động tham gia học.
Mặc dù Kiên Giang vẫn đang tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp cao (theo kết quả điều tra năm 1998 là 6,78%) nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu hụt lao động trong thị trường lao động chất lượng cao (như chuyên viên điện tử tin học, cơ khí, kỹ sư trưởng các dây chuyền sản xuất công nghiệp, chuyên viên tư vấn quản lý, thợ có tay nghề giỏi...) Đây là hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng lao động đáng chú ý trong quá trình giải quyết việc làm. Đơn cử việc đăng ký tuyển dụng lao động của Nhà máy xi măng Sao Mai trên 50 lao động là kỹ sư và thợ giỏi, nhưng qua thời gian thông báo giới thiệu, Nhà máy không chấp nhận được người nào, cuối cùng tỉnh phải để cho Nhà máy Sao Mai tuyển lao động ngoài tỉnh. Ngoài ra hàng năm có gần 1.000 lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm đăng ký tìm việc nhưng vẫn không tìm được việc làm do không có chuyên môn kỹ thuật.
Năm 1997 số lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh là 35.045 người, chiếm 5,1% trong lực lượng lao động, phân bổ không đều ở các huyện thị. ở các vùng thành thị tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ở nông thôn, thị trường lao động đang mất cân đối. Thị trường lao động khu vực thành thị có hiện tượng thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đó thị trường lao động nông thôn - vùng biển lại thừa lao động phổ thông dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
Đây là một thực trạng làm trở ngại cho lĩnh vực giải quyết việc làm của tỉnh. Định hướng tới cần tập trung giải quyết vấn đề chất lượng lao động, phải đầu tư cho công tác dạy nghề đúng mức, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp lỗ hổng chất lượng hiện tại, có như vậy các biện pháp giải quyết việc làm mới có cơ hội thực thi.
Qua kết quả khảo sát các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cho số liệu minh họa theo biểu sau:
Biểu số 13
Đơn vị: người
Tên cơ sở
Ngày, tháng
năm thành lập
Số lượng học viên
Học viên học nghề có việc làm
1995
1996
1997
1995
1996
1997
Ghi chú
Trường TH kinh tế kỹ thuật Kiên Giang
1968
317
456
844
80
100
157
Dạy nghề chính quy
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Kiên Giang
1990
1.640
1.681
1.511
1.148
1.176
1.057
Dạy nghề ngắn hạn và dài hạn
Trung tâm dịch vụ việc làm Kiên Giang
1992
858
527
449
538
603
442
Dạy nghề ngắn hạn
Cơ sở tin học ứng dụng ABC
1997
0
0
361
0
0
200
Dạy nghề ngắn hạn
Cơ sở tin học E & C
1995
1.960
192
270
90
100
150
Dạy nghề ngắn hạn
Cơ sở đào tạo nghề nhà thiếu nhi
1987
538
603
442
484
512
250
Dạy nghề ngắn hạn
Cơ sở dạy nghề Hạnh Vi
1997
0
0
18
0
0
3
Dạy nghề ngắn hạn
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Hà Tiên
1982
196
87
198
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề An Biên
1993
81
21
16
15
16
16
Dạy nghề ngắn hạn
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Tân Hiệp
1990
1.055
1.080
1.660
307
397
306
Dạy nghề ngắn hạn và hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Phú Quốc
1991
234
218
351
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Cơ sở tin học TMC Rạch Sỏi
1997
0
0
45
0
0
0
Dạy nghề ngắn hạn
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề An Minh
1996
0
638
321
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Hòn Đất
1993
569
480
904
Dạy hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Vĩnh Thuận
1997
0
0
150
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Châu Thành
1995
385
1.086
1.536
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Gò Quao
1997
0
0
125
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Giồng Riềng
1994
356
447
605
0
0
0
Dạy hướng nghiệp
Cộng
6.389
7.516
9.806
2.662
2.904
2.581
Như vậy theo số liệu khảo sát, thực tế toàn tỉnh chỉ có 01 trường dạy nghề chính quy với thời gian đào tạo từ 2 - 3 năm, tay nghề bậc thợ ra trường là 2/7 và 3/7: 01 trung tâm hướng nghiệp tổng hợp dạy nghề tỉnh khoảng 25% học sinh có thời gian đào tạo 18 tháng (bậc 2), số còn lại là loại đào tạo ngắn hạn, các trung tâm cơ sở còn lại dạy nghề dưới loại hình ngắn hạn từ 6 tháng trở xuống. Riêng các trung tâm hướng nghiệp tổng hợp dạy nghề của các huyện, chủ yếu đào tạo hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Rõ ràng với lực lượng lao động được đào tạo như trên, Kiên Giang không thể cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp đang và sắp mở ra nhằm cân đối thị trường lao động. Mặt khác về chủng loại nghề đào tạo của các trường, trung tâm, cơ sở rất hạn chế; trong khi cơ chế thị trường càng mở ra ngành nghề mới có xu hướng phát triển và nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn nhưng chúng ta không nắm bắt được kịp thời. Điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác giải quyết việc làm, số lao động ngoài tỉnh vào làm việc càng gia tăng, tình hình trật tự xã hội thêm phức tạp.
2.2.2. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc tăng dân số tự nhiên và cơ học
Xuất phát từ đòi hỏi bức bách về thực trạng dân số lao động và việc làm tỉnh Kiên Giang, do tốc độ tăng dân số rất cao, trung bình hàng năm tốc độ tăng dân số là 2,37% (từ năm 1990 trở lại đây). Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 2,36%, sau đó tỷ lệ sinh trung bình trong những năm gần đây là 3,02% (tỷ lệ này của đồng bằng Sông Cửu Long là 2,85%). Trung bình mỗi ngày có 107 trẻ em, mỗi năm có gồm 39 ngàn trẻ sơ sinh ra đời, gần bằng dân số huyện Phú Quốc và gần gấp 4 lần dân số huyện Kiên Hải năm 1992. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm trung bình khoảng 38 ngàn người, số học sinh sau khi tốt nghiệp và số bộ đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về khoảng 3 - 4 ngàn người. Thêm vào đó một lượng lớn lao động từ 2 - 3 ngàn người dôi ra do sắp xếp lại lao động trong khu vực nhà nước... Trong khi đó nhu cầu về lao động của nền kinh tế (1991 -1997) chỉ tăng 1,97%, đạt ở mức 640 ngàn người. Như vậy hàng năm có đến 34 ngàn người thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chiếm tỷ lệ 5,1% trong lực lượng lao động.
Chính thực trạng dân số - lao động như vậy đang đặt Kiên Giang đứng trước một sức ép mạnh mẽ trong sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động hiện có để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và giải quyết việc làm, đáp ứng các yêu cầu về mặt xã hội. Tình trạng thiếu việc làm cao do tốc độ phát triển quá nhanh của dân số và lao động đã là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra các mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Vì vậy đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề để tạo thêm việc làm cho người lao động, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống, vừa là một biện pháp để giảm căng thẳng về vấn đề việc làm, thất nghiệp, giải quyết mâu thuẫn về thực trạng dân số lao động, vừa để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương trong và ngoài nước
2.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương trong nước
2.3.1.1. Bến Tre khắc phục tình trạng tồn đọng của quỹ quốc gia giải quyết việc làm
Những năm đầu, Bến Tre rất lúng túng trong công tác tổ chức điều hành nguồn vốn. Năm 1992, tỉnh chỉ triển khai được 61 triệu đồng trong chỉ tiêu hơn 2 tỷ do trung ương phân bổ. Những năm tiếp theo như năm 1993, 1994, 1995 mặc dù vốn ít nhưng luôn tồn đọng tại Kho bạc rất lớn (trung bình từ 1 đến 2 tỷ đồng). Các ngành chức năng làm nhiều nhưng kết quả không đạt được bao nhiêu.
- Dự án nhiều nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là để đối phó về mặt thủ tục. Vì vậy khi tiến hành thẩm định không đạt kết quả. Không có dự án khả thi để giải ngân.
- Thủ tục rườm rà gây ức chế tâm lý cho người vay.
- Công tác khảo sát chọn lọc đối tượng chưa thực hiện tốt, thiếu sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với ngành chức năng, cũng như với các Đoàn thể dẫn đến chọn hộ vay trùng lặp, không đúng đối tượng, không đạt mục tiêu chương trình đề ra.
- Công tác triển khai vốn chậm, thiếu định hướng, thường được thực hiện vào những tháng cuối năm.
- Dự án của các tổ chức đoàn thể sử dụng chỉ tiêu do tỉnh phân bổ thường cho vay nhỏ, lẻ, có nhiều hộ tham gia và rải rác trên nhiều địa bàn. Do đó phải kéo dài thời gian thẩm định, dẫn đến nhiều trường hợp thay đổi nhu cầu do phải chờ lâu.
- Vai trò chức năng của ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chồng chéo, phân nhiệm không rõ ràng.
Để khắc phục tình hình này, tỉnh đã thực hiện một số biện pháp:
- Tập trung quản lý nguồn vốn theo kênh phân bổ là UBND huyện, thị. Mỗi huyện, thị thành lập một ban chỉ đạo giải quyết việc làm. Thực hiện phân cấp xét duyệt dự án cho cấp huyện. Tăng cường tổ chức tập huấn hàng năm cho các cán bộ cấp huyện thị tham gia chương trình, tổ chức tập huấn cho UBND, đoàn thể xã, phường để cùng tham gia quản lý chương trình.
- Ban hành mẫu dự án thống nhất, in ấn và cung cấp miễn phí cho các chủ dự án có phương án vay vốn được chọn.
- Sàng lọc đối tượng có nhu cầu vay trước một bước:
- Chọn dự án hộ kinh doanh: Thông qua phỏng vấn trực tiếp để chọn các phương án vay phù hợp với yêu cầu của chương trình và định hướng ưu tiên của tỉnh để giải quyết việc làm.
- Chọn dự án hộ gia đình: UBND xã, phường chọn hộ gia đình thông qua sự phối hợp các đoàn thể cơ sở nhằm giải quyết nhu cầu vay vốn trong hội viên các đoàn thể, tránh trùng lặp, đầu tư tập trung tạo thuận lợi cho công tác quản lý điều hành vốn.
- Ban hành quy chế thực hiện, quy định rõ nhiệm vụ chức năng của các cấp, các ngành để đảm bảo quá trình triển khai được thông suốt và đúng định hướng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cán bộ làm công tác thẩm định ở cơ sở.
Với hàng loạt các giải pháp nói trên, từ năm 1996 trở lại đây, công tác cho vay từ quỹ quốc gia để giải quyết việc làm trên địa bàn về cơ bản đã đi vào nề nếp. Quá trình tổ chức thực hiện được khai thông, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành chặt chẽ, đồng bộ. Chấm dứt tình trạng vốn tồn đọng tại kho bạc trong một thời gian dài và số lượng lớn do không có dự án giải ngân, nhưng đồng thời lại phát sinh tình trạng thiếu vốn để giải quyết cho các dự án khả thi. (Năm 1998 số dự án nằm chờ do không có vốn cấp qua các thời điểm từ 1 đến 2 tỷ đồng), tạo sự bức xúc trong nhân dân.
Qua 7 năm thực hiện, với số vốn trên số vốn cho vay của tỉnh đạt khoảng 40 tỷ đồng. Dư nợ giữ ở mức từ 85 đến 90% so với nguồn vốn. Cho vay 944 dự án (trong đó 549 dự án hộ kinh doanh), giải quyết 24.678 lượt lao động có việc làm (trong đó hơn 7.000 lao động có việc làm mới), đầu tư cải tạo trên 3.500 ha vườn cây chuyên canh và trên 10.000 gia súc.
Tỷ lệ đầu tư vào trồng trọt là 60%, chăn nuôi 20% sản xuất tiểu thủ công nghiệp 20%.
Thông qua nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhiều ngành nghề truyền thống như dệt chiếu, dệt thảm, sản xuất chỉ sơ dừa, kìm kéo, bánh tráng, bánh phồng, đan giỏ cọng dừa... được kích thích phát triển. Nhưng ngành nghề này tỷ suất đầu tư vốn thấp nhưng có khả năng thu hút và duy trì việc làm cho số lượng lao động, đảm bảo mức thu nhập hàng tháng từ 300.000 đến 400.000 đồng/người, giải quyết được tình trạng nông nhàn ở nông thôn.
2.3.1.2. Đồng Nai đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai là một tỉnh có tiềm năng kinh tế về nhiều mặt, lại nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam, cạnh thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất cả nước. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp đã có sự phát triển nhanh chóng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 9 khu công nghiệp tập trung. Số lượng doanh nghiệp trong tỉnh đã tăng lên rất nhanh, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân, tập trung chủ yếu vào các ngành như: công nghiệp chế biến nông - lâm - khoáng sản, hóa chất, xây dựng, điện tử, may, giày da, bao bì. Sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp. Nếu như năm 1992 trên địa bàn tỉnh có 619 doanh nghiệp với 84.370 lao động thì đến cuối năm 1998 đã có 1140 doanh nghiệp và trên 4100 cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân với 253.000 lao động đang làm việc. Như vậy, chỉ trong khoảng 6 năm (từ 1992 đến 1998) trên địa bàn tỉnh đã tăng 521 doanh nghiệp (trong đó có 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu hoạt động trong các ngành như dệt - may, sản xuất bao bì, hóa - mỹ phẩm, phân bón, điện tử, chế biến thực phẩm, xây dựng và gốm cao cấp) và 410 cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân thu hút thêm 168.630 lao động (trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 72.230 lao động), bình quân hàng năm thu hút được 28.105 lao động.
Với số lượng các doanh nghiệp phát triển rất nhanh, chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp và có thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến nên đòi hỏi một số lượng lớn lao động có tay nghề, trong khi ở Đồng Nai hiện nay chỉ có 23 cơ sở dạy nghề, hàng năm đào tạo và dạy nghề, cao nhất cũng chỉ đạt gần 8.000 người (trong đó đào tạo chính quy dài hạn chiếm 25%, còn lại đào tạo ngắn hạn và cấp tốc).
Về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề của các cơ sở dạy nghề phần lớn đã cũ, lỗi thời, không phù hợp với các thiết bị, máy móc hiện đang được sử dụng trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về nội dung, chương trình đào tạo của các trường đều theo các chương trình cũ do Tổng cục dạy nghề ban hành từ năm 1985. Dự báo từ nay đến năm 2010 Đồng Nai sẽ phát triển thêm 5 khu công nghiệp mới và cần khoảng 250.000 lao động để làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, bình quân mỗi năm cần khoảng 20.800 lao động với yêu cầu phải có tay nghề.
Vì vậy, công tác đào tạo nghề ở Đồng Nai trong những năm tới cần phải phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo phải gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo gắn với sử dụng và với thị trường lao động. Đi đôi với đào tạo nghề phải gắn bó với giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân có đạo đức nghề nghiệp có tay nghề phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu trước mắt là năm 1999 phấn đấu đào tạo từ 20.000 đến 25.000 người gồm đào tạo dài hạn từ 4.000 đến 5.000 người, đào tạo ngắn hạn từ 15.000 đến 20.000 người. Trong đó các cơ sở dạy nghề của nhà nước đào tạo từ 12.000 đến 15.000 người, cơ sở dạy nghề của tư nhân đào tạo từ 3.000 đến 5.000 người, các doanh nghiệp đào tạo từ 8.000 đến 10.000 người.
Để đạt được phương hướng và mục tiêu nói trên, Đồng Nai đã tiến hành một số biện pháp như sau:
(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, nhất là trong thanh niên nhận thức đúng về giá trị nghề nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Giỏi nghề là một trong những phẩm chất đạo đức của người lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định. Thông qua tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp tạo thành phong trào mọi người "học nghề để lập nghiệp", học nghề để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(2) Hoàn thành việc điều tra khảo sát về nhu cầu lao động có kỹ thuật và tay nghề trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ nay đến năm 2010, làm cơ sở cho xây dựng chương trình mục tiêu đào tạo nghề mới và đào tạo lại, để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện nay và những năm tiếp theo.
(3) Nghiên cứu ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích những doanh nghiệp tr