Luận văn Giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính

Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU . . 1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu. .1

3. Phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Bố cục của đề tài. . . 3

CHƯƠNG 1: . .4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI

THẨM TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH . .4

1.1. Khái quát về giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính . 4

1.1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

trong tố tụng hành chính . .4

1.1.1.1. Khái niệm thủ tục giám đốc thẩm .4

1.1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính. .4

1.1.2. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của thủ tục tái thẩm trong tố tụng hành chính .5

1.1.2.1 Khái niệm thủ tục tái thẩm.5

1.1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của thủ tục tái thẩm .6

1.2. Lịch sử hình thành thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng

hành chính . .7

1.1.1.Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố

tụng hành chính từ 01/7/1996 đến 30/6/2011 . .7

1.2.1.1 Thủ tục giám đốc thẩm . . 7

1.2.1.2 Thủ tục tái thẩm .8

1.2.2 Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố

tụng hành chính từ 01/7/2011 đến nay . 8

1.2.2.1 Thủ tục giám đốc thẩm . . 8

1.2.2.2 Thủ tục tái thẩm .9

1.3 Tính chất của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính . 10

1.3.1 Tính chất của thủ tục giám đốc thẩm . 10

1.3.2 Tính chất của thủ tục tái thẩm . 10

1.4 Thẩm quyển và đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong

tố tụng hành chính . . . 11

1.4.1 Thẩm quyền và đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm . 11

1.4.1.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm . 11

1.4.1.2. Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm. 12

1.4.2. Thẩm quyền và đối tượng của thủ tục tái thẩm . 13

1.4.2.1. Thẩm quyền tái thẩm . 13

1.4.2.2 Đối tượng của thủ tục tái thẩm . . 13

1.5. So sánh giám đốc thẩm và tái thẩm. 14

CHƯƠNG 2: . . 18

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TRONG .18

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH. 18

2.1. Thủ tục giám đốc thẩm . 18

2.1.1. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. . 18

2.1.2. Phạm vi giám đốc thẩm . 20

2.1.3 Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm . 22

2.1.4. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm . 24

2.1.5. Chủ thể tham gia giám đốc thẩm. 26

2.1.6. Phiên tòa giám đốc thẩm .27

2.1.6.1. Thời hạn mở phiên tòa . . 27

2.1.6.2. Chuẩn bị phiên tòa . . 28

2.1.6.3. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm. 29

2.1.7. Quyết định giám đốc thẩm . 31

2.2. Thủ tục tái thẩm . 32

2.2.1. Căn cứ tái thẩm . 32

2.2.2 Phạm vi tái thẩm . 33

2.2.3. Thời hạn kháng nghị tái thẩm. 33

2.2.4. Thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. 34

2.2.5. Chủ thể tham gia tái thẩm . 35

2.2.6 . Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện . 36

2.2.7. Phiên tòa tái thẩm. . 36

2.2.8. Quyết định tái thẩm . 37

CHƯƠNG 3: . . 38

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN . 38

THỦTỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TRONG .38

TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH. 38

3.1 Thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính ở Việt Nam. . . 38

3.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính . . 46

KẾT LUẬN . 51

pdf59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã ảnh hưởng một cách trực tiếp trong quá trình Tòa án ra bản án, quyết định. 17 Điều 210 Luật tố tụng hành chính năm 2010. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 20 SVTH: Trần Mộng Nghi Nếu những kết luận này không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì cũng có thể xem đây là những căn cứ để kháng nghị. Một trong những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. “Do ngôn ngữ có những cạm bẫy tự nhiên của nó”18 nên có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu sai một vấn đề pháp luật. Hoặc cũng không thể phủ nhận rằng những sai lầm đó do chính ý chí chủ quan của các cơ quan áp dụng pháp luật. Có thể chưa xem xét đầy đủ những quy định của pháp luật, thiếu hiểu biết sâu về những vấn đề chuyên môn, đánh giá sai chứng cứ trong vụ án … đều là những sai lầm thường mắc phải trong quá trình giải quyết vụ án. Một bản án, quyết định chỉ được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ theo Điều 210 do Luật tố tụng hành chính quy định. Vì vậy, nâng cao tính đúng đắn, tính thuyết phục của một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm không chỉ có tác dụng sửa chữa các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tính công bằng xã hội, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2.1.2. Phạm vi giám đốc thẩm Theo Khoản 1 Điều 224 Luật tố tụng hành chính thì Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc chỉ xem xét khi có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Theo quy định này thì phạm vi thẩm quyền kháng nghị của Hội đồng giám đốc thẩm chỉ hạn chế trong nội dung kháng nghị, đồng thời quyết định những vấn đề có liên quan mà không phải là xem xét toàn bộ vụ án. Trong khi đó, Luật tố tụng là một ngành luật hình thức gồm những giai đoạn tố tụng gắn liền và có liên hệ mật thiết với nhau. Nên nếu quy định Hội đồng giám đốc thẩm được quyền xem xét toàn bộ vụ án thì sẽ hợp lý và thống nhất hơn. Tuy nhiên 18 Giáo trình phương pháp nghiên cứu luật viết-TS. Nguyễn Ngọc Điện Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 21 SVTH: Trần Mộng Nghi việc quyết định vẫn phải tuân theo nguyên tắc đã được quy định ở trình tự giám đốc thẩm. Giám đốc thẩm là một hoạt động của giám đốc xét xử. Có quyết định kháng nghị mới có phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm được triệu tập là để xét tính hợp pháp của quyết định kháng nghị. Do đó trước hết hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét và quyết định nội dung kháng nghị. Theo quy định của Luật tố tụng hành chính: Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.19 Theo khoản 2 Điều 224 Luật tố tụng hành chính thì phạm vi thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm không phụ thuộc vào nội dung kháng nghị mà có thể mở rộng hơn nếu phần quyết định bản án đã có hiệu lực pháp luật đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể xem xét những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án không phải là toàn bộ vụ án mà chỉ khi những bản án, quyết định đó có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, của người thứ ba. Quy định này một lần nữa phân định rõ vai trò, chức năng của Hội đồng giám đốc thẩm khi xem xét nội dung kháng nghị để có thể đưa ra những quyết định thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba có liên quan. Luật tố tụng hành chính quy định về phạm vi giám đốc thẩm như sau: Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị; Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc 19 Xem Khoản 2 Điều 224 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 22 SVTH: Trần Mộng Nghi không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.20 2.1.3 Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm Việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm kịp thời để báo với người có quyền kháng nghị biết là một việc rất quan trọng. Bởi lẽ, không phải những vi phạm pháp luật nào trong việc xử lý vụ án cũng được khắc phục ở cấp giám đốc thẩm. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là một trong những điều kiện làm phát sinh thủ tục pháp lý đặc biệt – thủ tục giám đốc thẩm. Việc quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng chính là để tăng cường công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Theo Điều 215 Luật tố tụng hành chính thì Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như sau: Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 215 Luật tố tụng hành chính. Trường hợp đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này nhưng đã hết thời hạn kháng nghị mà người có quyền kháng nghị mới phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của người có quyền kháng nghị không phụ thuộc vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định của Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.21 Theo khoản 1 điều này thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là hai năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà Tòa án, Viện 20 Điều 224 Luật tố tụng hành chính năm 2010 21 Điều 215 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 23 SVTH: Trần Mộng Nghi kiểm sát, cá nhân cơ quan hoặc tổ chức phát hiện có sự vi phạm thủ tục tố tụng trong bản án, quyết định đó thì có quyền thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị biết. Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 215 thì thời hạn kháng nghị không phụ thuộc vào khoản 1 (2 năm) nếu trước đó đương sự đã có đơn kháng nghị nhưng sau hai năm mới phát hiện bản án, quyết định có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì lúc này thời hạn kháng nghị không bị hạn chế. Thời hạn được tính cụ thể như sau (theo quy định của Nghị quyết số 56/2010 về việc thi hành luật tố tụng hành chính): - Trường hợp đương sự không có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 2 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; - Trường hợp đương sự có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 215 của Luật tố tụng hành chính (hết thời hạn 2 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa có kháng nghị mà phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định thì người có quyền kháng nghị được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đó); 22 Để có căn cứ tính thời hạn kháng nghị theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết số 56 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải có sổ thụ lý đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thông báo việc thụ lý đơn đề nghị cho đương sự biết. Trường hợp được hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này thì người kháng nghị giám đốc thẩm phải chứng minh là đã nhận được đơn đề nghị giám đốc 22 Nghị quyết số 56/2010 Hướng dẫn thi hành Luật tố tụng hành chính. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 24 SVTH: Trần Mộng Nghi thẩm của đương sự trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm có thể yêu cầu đương sự chứng minh là đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn quy định. Một hệ thống pháp luật ổn định là có thể dự liệu được những quan hệ pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai. Luật tố tụng hành chính cũng không ngoại lệ khi quy định thời hạn kháng nghị phần dân sự trong một vụ án hành chính. Theo khoản 3 Điều 215 thì: Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Việc xác định thế nào là dân sự trong vụ án hành chính không chỉ có ý nghĩa khi xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hành chính mà còn có ý nghĩa rất lớn khi cần kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với phần dân sự trong vụ án hành chính trong đó phân định rõ tư cách người tham gia tố tụng như: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan… Quy định này phân định rõ chức năng, vai trò và thẩm quyền của từng cơ quan khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đồng thời chia tách phần dân sự trong vụ án hành chính có thể giảm bớt được gánh nặng của các chủ thể có quyền khi giải quyết các bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm. 2.1.4. Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm Trong giai đoạn giám đốc thẩm, do tính chất, đặc điểm của thủ tục giám đốc thẩm nên quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng cũng khác hẳn ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Mọi hành vi tố tụng ở giai đoạn giám đốc thẩm chủ yếu do người tiến hành tố tụng thực hiện, trường hợp thật cần thiết mới triệu tập những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên ở giai đoạn giám đốc thẩm những người tham gia tố tụng cũng có một số quyền và những quyền đó đủ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác đúng với quy định của pháp luật. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 25 SVTH: Trần Mộng Nghi Theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì những chủ thể sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện.23 Căn cứ vào quy định tại Điều 212 thì thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có sự phân cấp. Người có quyền kháng nghị sẽ sử dụng quyền của mình để quyết định việc kháng nghị cho phù hợp và đúng với quy định của pháp luật đồng thời bảo đảm tính hợp lý, thuận tiện cho việc kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quyền kháng nghị không phải bao giờ cũng xảy ra một cách theo thứ tự mà tùy vào từng vụ án cụ thể để các chủ thể thực hiện quyền kháng nghị của mình một cách hợp lý. Ví dụ: Trong một vụ án có nhiều người bị kết án, có người do Tòa án cấp huyện xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật đối với người đó là bản án của Tòa án cấp huyện, có người kháng cáo nên Tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm đối với họ và bản án có hiệu lực đối với người này là bản án của Tòa án cấp tỉnh. Nếu căn cứ vào sự phân cấp thẩm quyền kháng nghị theo Điều 212 Luật tố tụng hành chính thì trường hợp này phải có hai quyết định kháng nghị: một của Chánh án Tòa án cấp tỉnh đối với phần bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án huyện và một của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với phần bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh. Nhưng giải pháp tỏ ra hiệu quả và thuận tiện trong trường hợp này là chỉ cần một quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà vẫn không vi phạm về thẩm quyền kháng nghị. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 212 của Luật tố tụng hành 23 Điều 212 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 26 SVTH: Trần Mộng Nghi chính thì chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới mà cấp dưới của Tòa án nhân dân tối cao là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. 2.1.5. Chủ thể tham gia giám đốc thẩm Khác với thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, trong thủ tục giám đốc thẩm việc triệu tập đương sự những người tham gia tố tụng khác đến tham dự phiên tòa là không bắt buộc vì việc xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm chủ yếu dựa vào việc xem xét lại trên cơ sở toàn bộ hồ sơ vụ án. Do đó Tòa án chỉ triệu tập những người tham gia tố tụng trong những trường hợp cần thiết. Theo Điều 220 Luật tố tụng hành chính thì phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp; Khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm.24 Tuy nhiên khi xác định sự cần thiết để triệu tập đương sự hoặc những người tham gia tố tụng khác tại phiên Tòa giám đốc thẩm là vấn đề rất phức tạp. Như thế nào và khi nào là cần thiết ? Việc “xét thấy cần thiết” có phải triệu tập đương sự, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong thực tế thì những người tham gia tố tụng chỉ được thông báo có việc kháng nghị để xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án còn việc thời gian xử, xử như thế nào thì đương sự không được biết. Rất ít trường hợp người tham gia tố tụng được triệu tập vì họ không trực tiếp tham gia tố tụng. Tuy nhiên việc xét xử giám đốc thẩm cũng phải được tiến hành công khai và 24 Điều 220 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 27 SVTH: Trần Mộng Nghi những người tham gia tố tụng phải được triệu tập đến phiên tòa khi thực sự thấy cần thiết. Chỉ khi phiên tòa được tiến hành công khai có những người tham gia tố tụng tham dự phiên tòa trực tiếp khi cần thiết thì hội đồng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm mới có điều kiện thẩm tra lại toàn bộ các tình tiết của vụ án và đưa ra quyết định một cách chính xác và công bằng hơn. Việc tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát trong phiên tòa giám đốc thẩm là bắt buộc. Tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm đều phải có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Với chức năng và vai trò của mình – kiểm sát việc tuân theo pháp luật đồng thời tìm ra đúng người, đúng tội. Chính vì vậy việc tham gia của kiểm sát viên đảm bảo việc xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm đúng đắn và đúng pháp luật, là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.1.6. Phiên tòa giám đốc thẩm 2.1.6.1. Thời hạn mở phiên tòa Ở nước ta quy định hai cấp xét xử : xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba mà chỉ là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, khi có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm các cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa giám đốc thẩm. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không những phải gửi ngay cho các đương sự và cơ quan thi hành án mà còn phải gửi cho Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và đặc biệt là phải gửi cho cả những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Hồ sơ vụ án bị kháng nghị phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp cùng với kháng nghị của Chánh án. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 28 SVTH: Trần Mộng Nghi Cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm sẽ nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án. Hai tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án phiên tòa giám đốc thẩm sẽ được mở. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 thì thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, trong trường hợp này Luật tố tụng hành chính lại không quy định thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát là bao lâu kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm được Luật tố tụng hành chính quy định như sau: Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án.25 2.1.6.2. Chuẩn bị phiên tòa Thẩm phán được phân công phải nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị các tài liệu và các văn bản pháp luật. Chất lượng của việc xét xử giám đốc thẩm đạt kết quả thấp hay cao phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị bản thuyết trình của Thẩm phán. - Trong kháng nghị thường nêu ra những căn cứ để kháng nghị (tức là những sai sót của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật), phạm vi kháng nghị (kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, hay kháng nghị một phần bản án hay quyết định đó). Thẩm phán cần nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án bị kháng nghị, sau đó đối chiếu với những vấn đề kháng nghị nêu ra để đưa ra phương án xử lý: + Kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là bản án, quyết định của Tòa án không có căn cứ. 25 Điều 221 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 29 SVTH: Trần Mộng Nghi + Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc xét xử bị coi là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu việc xét xử không tuân thủ đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. + Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Tòa án phải vận dụng đúng pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật đó để giải quyết vụ án. Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ, đối chiếu giữa căn cứ kháng nghị, phần của bản án, quyết định bị kháng nghị và văn bản pháp luật liên quan. Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án, Chánh tòa Toà hành chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.26 2.1.6.3. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm Cũng là một thủ tục tố tụng nhưng phiên tòa giám đốc thẩm không giống như phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm. Trong phiên tòa một thành viên được chủ tọa phiên tòa phân công sẽ trình bày tóm tắt nội dung vụ án. Nếu người tham gia tố tụng có tham gia phiên tòa thì được quyền phát biểu ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Sau đó đại diện Viện kiểm sát sẽ trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành. Nếu hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết không tán thành về quyết định kháng nghị thì phiên tòa sẽ bị hoãn. Trong vòng ba mươi ngày (30) phiên tòa giám đốc thẩm phải được xét xử lại với sự tham gia đầy đủ các thành viên. Có thể hiểu 26 Điều 222 Luật tố tụng hành chính năm 2010 Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 30 SVTH: Trần Mộng Nghi rằng trong phiên Tòa giám đốc thẩm thì người điều khiển phiên tòa vẫn là chủ tọa phiên tòa, đồng thời cũng không diễn ra quá trình tranh tụng mà đại diện các bên phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị, sau đó biểu quyết tán thành hoặc không tán thành. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm: Sau khi Chủ toạ phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Tòa án có triệu tập những người tham gia tố tụng thì người được triệu tập trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành. Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hành chính GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên Trang 31 SVTH: Trần Mộng Nghi dân tối cao phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.27 2.1.7. Quyết định giám đốc thẩm Quyết định kháng nghị là một văn bản có giá trị pháp lý, là kết quả của thủ tục giám đốc thẩm được thi hành và được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Quyết định này được gửi đến các chủ thể có liên quan (Viện kiểm sát, Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, bị hủy, các đương sự có liên trong vụ án…). Đồng thời trong quyết định cũng ghi rõ ngày tháng xét lại vụ án, sự tham gia của các bên, quyết định của hội đồng giám đốc thẩm về vụ án và hiệu lực pháp luật của quyết định. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của Chủ toạ phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử; Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm; Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án; Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị; Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; Điểm, khoản, điều của Luật tố tụng hành chính mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định; Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.28 27 Điều 223 Luật tố tụng hành chính năm 2010 28 Điều 229 Luật tố tụng hành chính năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiamp225m 2737889c th7849m tamp225i th7849m trong t7889 t7909ng hamp224nh champ.pdf