Luận văn Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Việc giám sát việc giải quyết đơn thưkhiếu nại, tốcáo của công dân là

hoạt động chiếm nhiều thời gian và công sức của UBPLQH. Trong lĩnh vực

này các cơquan của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

đều làm nhiệm vụtiếp nhận đơn thưkhiếu nại, tốcáo của công dân thuộc lĩnh

vực mình phụtrách.

Trong 10 tháng đầu năm 2003, Thường trực UBPLQH dã tập trung

chỉ đạo công tác giám sát việc giải quyết đơn thưkhiếu nại, tốcáo của công

dân trong lĩnh vực tưpháp. Trong đó đã tập trung nghiên cứu phân loại, xửlý

các đơn thưkhiếu nại tốcáo của công dân do các đồng chí lãnh đạo Quốc hội

giao. Từ01/11/2002 đến 30/09/2003, UBPLQH đã tiếp nhận và chỉ đạo Vụ

Pháp luật nghiên cứu, phân loại xửlý 7.996 đơn, thưkhiếu nại, tốcáo và kiến

nghịcủa công dân trong lĩnh vực tưpháp (trong đó đơn gửi trực tiếp đến

UBPLQH là 3.878; do ban dân nguyện chuyển đến là 4.118) [37, tr. 7].

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo chất lượng xét xử. Tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính đã vượt chỉ tiêu xét xử đề ra. Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính cấc Tòa án trong năm qua đã góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, trong năm 2005, tỷ lệ các bản án quyết định của Tòa án bị hủy là 6,8% và bị sửa là 5,7%. So với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 3,1%, bị sửa giảm 0,9% [34]. Qua nghiên cứu tình hình xét xử của ngành tòa án từ 2003 đến nay tác giả nhận thấy rằng, các báo cáo của Chánh án TANDTC về kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành còn quá chung chung, nhiều số liệu chưa 43 được phân tích đầy đủ, nhiều nội dung chưa được làm rõ trong báo cáo, chẳng hạn, chưa phân tích để thấy rõ tình hình và kết quả xét xử ở mỗi cấp Tòa án: trong lĩnh vực xét xử án hình sự chưa phân tích sự tăng, giảm của từng loại tội phạm, của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, về tình hình số người bị tuyên phạt tù giam hoặc bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, về số tiền được tuyên thu hồi về cho nhà nước, nhất là đối với các vụ án kinh tế: các tội phạm trộm cắp, giết người, ma túy... còn diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng về số lượng nhưng TANDTC chưa thông qua hoạt động xét xử để phân tích các nguyên nhân gia tăng tội phạm, số lượng án dân sự và các khiếu kiện hành chính ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Chánh án TANDTC thì năm 2005 số lượng án dân sự khiếu kiện hành chính tăng 3.560 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng trong báo cáo chưa phân tích làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, đồng thời việc chấp hành pháp luật trong việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án không được đề cập trong báo cáo: tình trạng chậm phát hành bản án và tình trạng án để quá thời hạn xét xử cũng chưa được nêu cụ thể và đưa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Chẳng hạn, trong bản thống kê kèm theo trong báo cáo thì từ 01/01/2004 đến 31/08/2005 số lượng án hình sự dã giải quyết là 58.601 vụ/ 95.455 bị cáo, còn lại 5.347 vụ/ 9.945 bị cáo nhưng không nêu rõ có bao nhiêu vụ đã quá hạn mà chưa đưa ra xét xử, bao nhiêu bị cáo đã bị giam quá hạn [40]. Chính vì không đi sâu phân tích các vụ án được xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nên không đánh giá được chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Do đó rất khó cho việc đánh giá một cách toàn diện và đúng đắn tình hình và chất lượng giải quyết các vụ án theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như tình hình và chất lượng giải quyết của từng loại án về hình sự, dân sự, hành chính, lao động. 44 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 2.2.1. Hoạt động thực hiện giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của tòa án nhân dân thông qua các nội dung, hình thức giám sát Thực trạng hoạt động thực hiện giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND thời gian qua được phản ánh qua các nội dung, hình thức sau đây. 2.2.1.1. Xem xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân Theo Luật tổ chức Quốc hội, hàng năm Quốc hội xem xét báo cáo công tác của TANDTC vào cuối kỳ họp mỗi năm. Trong thời gian qua Quốc hội thực hiện khá tốt hình thức giám sát này. Cụ thể là: Trước khi Quốc hội xem xét báo cáo công tác của TANDTC thì bản báo cáo này đã được được UBPLQH thẩm tra rất kỹ. Sau khi có phiên họp thẩm tra, những vấn đề nào chưa rõ hoặc còn những vấn đề nào còn có quan điểm khác nhau thì thường TANDTC bổ sung hoàn thiện thêm bản báo cáo trước khi trình Quốc hội. Khi Quốc hội xem xét báo cáo công tác của TANDTC: đồng thời cũng được nhận Báo cáo thẩm tra của UBPLQH. Trên cơ sở báo cáo của TANDTC và báo cáo thẩm tra của UBPLQH, Quốc hội tiến hành thảo luận về các vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành TAND, từ đó có những đánh giá nhận xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ, những ưu điểm khuyết điểm, hạn chế đồng thời ra nghị quyết về vấn đề này. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì UBTVQH cũng có thẩm quyền xét báo cáo công tác của TANDTC khi thấy cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế thì UBTVQH không thực hiện quyền này, vì Quốc hội đã xem xét hàng năm, trong năm cũng không có nhiều biến động. 2.2.1.2. Xem xét chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 45 Theo quy định hiện hành thì Quốc hội xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TANDTC tại kỳ họp: UBTVQH xem xét viêc trả lời chất vấn của Chánh án TANDTC trong thời gian giữa hai kỳ họp. Tùy thuộc vào tình hình mà tại từng kỳ họp Quốc hội, Quốc hội chất vấn đối với Chánh án TANDTC về từng việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Tòa án. Việc Quốc hội chất vấn đối với Chánh án TANDTC trong thời gian qua đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực: nhiều sai phạm, yếu kém của ngành tòa án được khắc phục chấn chỉnh sửa đổi. Về việc UBTVQH xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TANDTC trong thời gian giữa hai kỳ họp tuy luật có quy định nhưng trên thực tế chưa bao giờ UBTVQH thực hiện. 2.2.1.3. Giám sát qua Đoàn giám sát và các thành viên Thực trạng việc tổ chức các đoàn giám sát đã thực hiện các công việc sau: xem xét tình hình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam giữ, tạm giam, công tác điều tra các vụ án hình sự và công tác thi hành án phạt tù. Tình hình kết quả xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án hình sự, dân sự. Tình hình thi hành án dân sự. Tình hình thực hiện Chương trình cải cách tư pháp ở địa phương… Trên thực tế trong 10 tháng đầu năm 2003, UBPLQH đã tổ chức ba Đoàn giám sát tại 9 tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên và phía Nam. Mỗi đoàn giám sát do một số đồng chí Phó chủ nhiệm làm Trưởng đoàn và một số thành viên ủy ban tham gia. Các đoàn giám sát đã trực tiếp làm việc với các cơ quan công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Sở Tư pháp, Hải quan và một số Ban quản lý trại giam thuộc Bộ Công an về tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong thời gian năm 2002 và 3 tháng đầu năm 2003 [37, tr. 6]. 46 Từ đầu năm 2004 đến nay, UBPLQH đã tổ chức 6 đoàn giám sát tại các Tòa phúc thẩm TANDTC và Viện phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh và thành phố Đà Nẵng và 13 thành phố trực thuộc Trung ương ở cả ba miền của đất nước. Mỗi đoàn giám sát do một số đồng chí Phó chủ nhiệm làm Trưởng đoàn và một số thành viên ủy ban tham gia. Các đoàn giám sát đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan công an Tòa án, Viện kiểm sát [39, tr. 6]. Từ đầu năm 2005 đến nay, UBPLQH đã tổ chức nhiều đoàn giám sát tại các cơ quan tư pháp của các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ở cả ba miền của đất nước và tại Viện kiểm sát quân sự Ttrung ương, Tòa án Quân sự Trung ương, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, cơ quan tư pháp Quân khu I và Quân khu III. Mỗi đoàn giám sát sát do một số đồng chí Phó chủ nhiệm làm Trưởng đoàn và một số thành viên ủy ban tham gia. Các đoàn giám sát đã trực tiếp làm việc với đại diện, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan Công an, Quốc phòng, Tòa án, Viện kiểm sát … Đồng thời, cũng đã tiến hành làm việc và tìm hiểu về tình hình tổ chức, hoạt động của một số cơ quan tư pháp cấp huyện [41]. Qua giám sát, ủy ban đã kiến nghị với các cơ quan tư pháp trung ương phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố xét xử, thi hành án, đặc biệt cần khắc phục ngay tình trạng nhiều vụ án dân sự bị hủy, sửa và để quá thời hạn xét xử, nhiều bản án, quyết định về dân sự bị Hội đồng xét xử cấp trên hủy để xét xử lại, tồn đọng trong thi hành án dân sự và giải quyết đơn thư khiếu nại về thi hành án dân sự: Ngoài ra, UBPLQH còn tham gia Đoàn của UBTVQH và một số ủy ban khác đi giám sát tại một số địa phương về hoạt động của TAND, Viện kiểm sát nhân dân… trong việc bắt, giam, giữ, xét xử và thi hành án phạt tù 47 tại một số địa phương, khi tham gia các Đoàn giám sát của UBTVQH thì UBPLQH luôn được giao chuẩn bị kế hoạch, nội dung và dự thảo các báo cáo về kết quả hoạt động giám sát. Trong thực tế UBPLQH còn cử các thành viên đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh những vấn đề mà, ủy ban quan tâm. Đây là vấn đề đặt ra đối với việc giám sát đối với các vụ án cụ thể khi vướng mắc vấn đề gì mà, ủy ban quan tâm thì yêu cầu đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan báo cáo làm rõ hơn để xem xét, xác minh. 2.2.1.4. Giám sát thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân Việc giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là hoạt động chiếm nhiều thời gian và công sức của UBPLQH. Trong lĩnh vực này các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đều làm nhiệm vụ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Trong 10 tháng đầu năm 2003, Thường trực UBPLQH dã tập trung chỉ đạo công tác giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực tư pháp. Trong đó đã tập trung nghiên cứu phân loại, xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân do các đồng chí lãnh đạo Quốc hội giao. Từ 01/11/2002 đến 30/09/2003, UBPLQH đã tiếp nhận và chỉ đạo Vụ Pháp luật nghiên cứu, phân loại xử lý 7.996 đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân trong lĩnh vực tư pháp (trong đó đơn gửi trực tiếp đến UBPLQH là 3.878; do ban dân nguyện chuyển đến là 4.118) [37, tr. 7]. Qua công tác phân loại và xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị đến UBPLQH, chúng ta thấy rằng số lượng đơn thư gửi đến UBPLQH nhiều. Trong đó đơn thư phần lớn khiếu nại các bản án, quyết định về hình sự, dân sự. Nhiều đơn, thư khiếu nại được gửi liên tục và kéo dài, gửi 48 vượt cấp, gửi đến cơ quan đảng và nhà nước hoặc đã có cơ quan có thẩm quyền giải quyết cuối cùng nhưng đương sự không nhất trí vẫn khiếu nại gay gắt. Từ đầu năm 2004 đến nay, Thường trực UBPLQH đã tập trung chỉ đạo công tác giám sát việc giải quyết và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân trong lĩnh vực tư pháp. Trong đó tập trung nghiên cứu, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo yêu cầu của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội. Từ 01/01/2004 đến 15/ 09/ 2004, Ủy ban đã tiếp nhận và chỉ đạo Vụ pháp luật nghiên cứu, phân loại, xử lý 6.339 đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân trong lĩnh vực tư pháp [39, tr. 8]. Những biểu hiện trên đây cho thấy rằng, việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị đến các Ủy ban của Quốc hội chủ yếu ở hai lĩnh vực án hình sự và dân sự, chiếm tỷ lệ gần 80%. Trong tổng số đơn thư thì phần lớn có nội dung khiếu nại đối với các cơ quan tư pháp, nhiều đơn thư khiếu nại các bản án, quyết định của TAND. Nhiều đơn thư khiếu nại gửi vượt cấp, gửi đến các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết và gửi đến nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Ủy ban cũng đã nhận được nhiều phiếu chuyển đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển đến yêu cầu xem xét, giải quyết. Từ 01/01/2005 đến 30/09/2005, Ủy ban đã chỉ đạo Vụ Pháp luật tiếp nhận và nghiên cứu, phân loại, xử lý 5.538 đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân trong lĩnh vực tư pháp. Qua công tác phân loại xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân và kiến nghị gửi tới Ủy ban cho thấy, số lượng đơn, thư gửi tới Ủy ban tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực dân sự tỷ lệ 47,5% hình sự 33%. Trong số đơn, thư đó thì nhiều đơn, thư khiếu nại vượt cấp, gửi đến các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết và gửi đến nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Ủy ban cũng nhận được nhiều phiếu chuyển đơn do các cơ quan 49 Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển đến yêu cầu xem xét, giải quyết, nhưng theo quy định của pháp luật thì UBPLQH không có thẩm quyền giải quyết. Thông qua việc xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của UBPLQH chuyển đến, TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị để giải quyết lại một số bản án của TAND các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm [28, tr. 8]. Qua thực tiễn, công tác theo dõi, đôn đốc việc xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp trong thời gian qua chưa được Ủy ban quan tâm thường xuyên. Tỷ lệ văn bản trả lời của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp so với số công văn mà ủy ban chuyển đi. Việc thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp gửi đến các Ủy ban không được thực hiện đứng đắn kịp thời, Nhiều văn bản trả lời còn chung chung, chưa cụ thể mà những vấn đề mà công dân khiếu nại, có trường hợp đã hẹn trả lời nhưng sau đó bỏ qua, nhiều trường hợp đã trả lời nhưng không thông báo đến UBPLQH nên khi công dân tiếp tục khiếu nại thì Ủy ban lại chuyển đơn cho họ. Theo thống kê kết quả hoạt động giám sát việc giải quyết các vụ án cá biệt tại báo cáo của UBPLQH trình UBTVQH năm 2003 thì thấy Thường trực UBPLQH đã chỉ đạo việc nghiên cứu một số vụ án cụ thể do lãnh đạo Quốc hội giao như vụ bà Phùng Thị Tý ở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng khiếu nại quá trình giải quyết vụ án vay mượn tiền ở Chi nhánh Ngân hàng quận Hồng Bàng - thành phố Hải Phòng và khiếu nại việc thi hành bản án số 12 về việc giải quyết tranh chấp này: vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà của người nước ngoài (người pháp gốc việt) tại số nhà 181 Cách mạng tháng Tám, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; vụ án Nguyễn Duy Huân, phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản XHCN ở Tuyên Quang và một số vụ khác… [39]. 50 Năm 2004, Ủy ban đã tổ chức giám sát đối với một số vụ án cụ thể do UBTVQH giao, như giám sát việc giải quyết vụ án dân sự nhà đất 15 A phố Thuốc Bắc - Hà Nội: vụ án Nguyễn Duy Huân phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang; vụ án kiện đòi tài sản là con trâu ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái … Đối với vụ án dân sự về nhà đất ở 15 A phố Thuốc Bắc, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, Ủy ban đã có báo cáo trình UBTVQH về kết quả giám sát việc giải quyết vụ án. UBTVQH đã có kết luận là trong việc giải quyết vụ án này có những sai sót, khuyết điểm, việc thu nhập và đánh giá chứng cứ còn chưa đầy đủ, toàn diện, Qua đó yêu cầu TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại vụ án. Thực hiện kết luận trên TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thống nhất kháng nghị để giải quyết vụ án và Chánh án TANDTC đã ra quyết định kháng nghị để xét xử vụ án này theo trình tự tái thẩm. Đối với vụ án Nguyễn Duy Huân, phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản XHCN ở Tuyên Quang: trên cơ sở giám sát của Ủy ban, ngày 8/7/2004 và ngày 20/7/2004 TANDTC đã báo cáo UBTVQH về vụ án này. Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra vụ án là thiếu chặt chẽ, công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang còn những thiếu sót nhất định. Về việc giải quyết vụ án tranh chấp con trâu giữa ông Sa Văn Khạng và ông Hoàng Văn Viên ở xã Sơn Lương huyện Văn Chấn, tỉnh Yên bái. Theo sự chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Thường trực UBPLQH đã có nhiều cuộc họp thảo luận và thấy trong nội dung báo cáo của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của đồng chí Chánh án 51 TANDTC có nhiều nội dung chưa rõ và còn nhiều mâu thuẫn nên đã trình và được Đồng chí Chủ tịch Quốc hội đồng ý cho tiến hành giám sát: Ủy ban cũng đã chỉ đạo việc nghiên cứu một số đơn khiếu nại về việc giải quyết các vụ án cụ thể khác do lãnh đạo Quốc hội giao như đơn của một số chuyên gia lâm nghiệp nhật bản tại Việt Nam kêu oan cho một số đồng nghiệp đã bị khởi tố "sử dụng không đúng lợi nhuận tài chính", đơn của ông Nguyễn Khắc Đương ở Hưng Yên khiếu nại bản án phúc thẩm dân sự số 25 ngày 24/7/2001, Công văn số 2602/TĐ-DS Ngày 31/10/2003 của TANDTC trả lời khiếu nại của ông là không đúng sự thực [39]. Năm 2005, UBPLQH đã tiến hành giám sát đối với một số vụ án cụ thể do UBTVQH giao: Giám sát vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản công dân xẩy ra tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định mà người bị kết tội là ông Phạm văn Cường - cán bộ phòng tổ chức lao động - tiền lương thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định. UBPLQH đã có báo cáo kết quả giám sát gửi UBTVQH và ông Pham Văn Cường đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC tuyên bố không phạm tội: Giám sát vụ án dân sự "tranh chấp quyền sử dụng đất ở huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội" theo bản án dân sự phúc thẩm số 100/DSPT ngày 29/5/1997 của TAND thành phố Hà Nội. Ủy ban đã có báo cáo kết quả giám sát số 1.108 ngày 23/6/2005 gửi UBTVQH. Tại phiên họp tháng 8 năm 2005, UBTVQH đã giao cho một đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp lãnh đạo các cơ quan hữu quan để có kết luận cuối cùng [41]. Hiện nay việc tiến hành giám sát việc giải quyết các vụ án cá biệt trong UBPLQH và Vụ Pháp luật là bộ phận tham mưu giúp việc cũng còn hai ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Quốc hội là cơ quan đại biểu của nhân dân thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất 52 nước, nhưng Quốc hội cũng có trách nhiệm phải quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhân dân, Vì vậy, khi người dân thấy mình bị oan ức thì họ có quyền khiếu nại tới các cơ quan nhà nước và tới Quốc hội, nếu không xem xét, bàn biện pháp giải quyết thì có lỗi với dân. Ngược lại, ý kiến thứ hai cho rằng, việc UBPLQH xem xét việc giải quyết các vụ án cá biệt làm thay các cơ quan tư pháp, không đúng thẩm quyền, vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, do đó các khiếu nại, tố cáo của dân về vụ án vẫn phải giao cho Tòa án giải quyết và Quốc hội, các cơ quan Quốc hội giám sát việc đó. Tuy nhiên, những năm qua, UBPLQH vẫn tiến hành giám sát những vụ án cá biệt mà những vụ án này phần lớn đều do các đồng chí lãnh đạo Quốc hội khi nhận được các đơn thư khiếu nại của công dân thấy rằng vụ việc quá bức xúc nên yêu cầu UBPLQH có trách nhiệm xem xét. Mặc dù hoạt động giám sát việc giải quyết các vụ án cá biệt của UBPLQH không tiến hành được nhiều, nhưng hiệu quả của việc giám sát đã có hiệu quả tích cực trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân đồng thời cũng góp phần quan trọng và kịp thời vào việc kiến nghị các cơ quan tư pháp khắc phục những sai sót trong hoạt động của mình. Khó khăn và phức tạp trong công tác giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân nói chung, giám sát việc giải quyết các vụ án cá biệt nói riêng mà các đại biểu Quốc hội là thành viên UBPLQH cũng như các chuyên viên phục vụ UBPLQH còn đang tranh luận khá gay gắt đó là: Việc ủy ban pháp luật tiến hành giám sát các vụ án cá biệt có đúng chức năng, nhiệm vụ không: cách thức tiến hành giám sát các vụ án cá biệt trên thực tế có phù hợp với quy định pháp luật không (mượn hồ sơ vụ án để nghiên cứu, nêu những vấn đề mà Ủy ban cho rằng có những sai sót, tổ chức đi nghiên cứu, khảo sát để làm sáng tỏ vấn đề, yêu cầu các cơ quan báo cáo các vấn đề mà Ủy ban quan tâm...). Trên thực tế, việc khiếu nại rất bức xúc kéo dài nhiều 53 năm, qua nghiên cứu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng Ủy ban rất khó khăn trong việc tìm ra các tiêu chí làm căn cứ để quyết định giám sát việc giải quyết một vụ án cụ thể. Có ý kiến cho rằng, làm như vậy là chồng chéo với các chức năng của cơ quan tư pháp và trong số hàng ngàn đơn gửi đến ủy ban pháp luật thì việc giám sát được tiến hành như thế nào để đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật, vừa đảm bảo công bằng cho người dân. Theo quy định của pháp luật thì UBPLQH không phải là cấp trên của TANDTC. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Lộc trả lời Vietnamnet ngày 15/01/05 thì cho rằng: Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì "nó" phải là cấp dừng. Đây là Hiến pháp quy định. Nếu chúng ta lật lại, chắc gì đã chính xác so với phán xử của Tòa án. Ông cho rằng, tư pháp là hoàn toàn độc lập, Tòa án tối cao là cấp sử cao nhất. có thể phán quyết của họ không phải lúc nào cũng đúng nhưng là đại diện cho công lý cấp cao nhất... [46]. Nhưng theo đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh hóa trả lời Vietnamnet ngày 18/12/05: Qua giám sát một số vụ án oan sai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến nhưng Tòa án báo là Hội đồng giám đốc thẩm đã biểu quyết! Mặc dù anh Tòa án bảo thủ, quyết như thế nhưng không có cơ chế vẫn phải chịu! Nói đi nói lại như thế mà không được thì phải có cơ quan trên nữa quyết vấn đề này. Người ta muốn có Tòa Hiến pháp, bây giờ phải có tổ chức này mới có thể giám sát, phủ nhận quyền lực bất hợp pháp. Tôi nói thẳng, đó là những trường hợp quyền lực bất hợp pháp, vì anh được giao quyền lực đó nhưng anh làm sai! nếu không sửa coi như Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cũng bất lực! Muốn thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao 54 nhất, phải thành lập tổ chức cao hơn để khi anh có kiến nghị, có cơ quan quyền lực xem xét [47]. Nhìn chung, hoạt động giám sát của UBPLQH đối với một số vụ án cụ thể đã đạt được kết quả thiết thực. Nhiều kiến nghị của Ủy ban đã được UBTVQH tán thành, các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền đã thực hiện kết luận của UBTVQH tổ chức xét xử lại vụ án, khắc phục hậu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 2.2.1.5. Giám sát việc giải quyết vụ án Công tác giám sát việc giải quyết vụ án được Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội thường xuyên quan tâm, có cách làm thiết thực và có bước tiến mới. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2003; 2004; 2005 của ngành TAND, và báo cáo thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC của UBPLQH năm 2003; 2004; 2005; chúng ta thấy rằng: Năm 2003, Tòa án đã có nhiều cố gắng giải quyết được một số lượng án rất lớn (181.399 trong tổng số 206.691 đã thụ lý đạt tỷ lệ 89%) gồm các loại án hình sự dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính, lao động và tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Các Tòa án các cấp đã tổ chức 1300 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Tuy nhiên, về lĩnh vực hình sự vẫn còn 1.957 người bị kết án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án chưa ra quyết định thi hành án: tình trạng tòa án ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án hình sự chưa đúng pháp luật đã làm giảm tác dụng giáo dục, răn đe của hình phạt, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân; Tòa án các cấp còn để quá hạn tam giam 345 người (chiếm 77% tổng số người bị tạm giam quá hạn), cao hơn số người để để quá hạn tạm giam thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp [32]. 55 Năm 2004, TAND và Tòa án Quân sự các cấp đã có nhiều cố gắng giải quyết được một số lớn các vụ án, cụ thể là toàn ngành Tòa án đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm được 194.652 vụ án trong tổng số 217.605 vụ án đã thụ lý chiếm tỷ lệ 89,45%.Trong quá trình giải quyết các loại án các tòa án các cấp đã tổ chức 2000 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính, lao động và tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Tòa án các cấp đã chú trọng đến công tác hòa giải theo quy định của pháp luật và đã ra quyết định công nhận hòa giải thành được 20% số vụ án đã giải quyết. Tòa án các cấp đã đổi mới một bước thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và theo tinh thần cải cách tư pháp. Tôi cho rằng, việc hòa giải trong các vụ án dân sự, hành chính, cũng như việc tăng cường tranh luận tại phiên tòa là một yêu cầu quan trọng trong cải cách tư pháp, đồng thời trước tình hình tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính ngày càng nhiều thì việc đẩy mạnh công tác hòa giải để hạn chế việc đưa ra xét xử có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, giảm bớt khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp. Các bản án, quyết định bị sửa chiếm 5,1%, bị hủy chiếm 1,2% trong tổng số các vụ án mà tòa án các cấp đã giải quyết, xét xử (khoảng hơn 8500 bản án, quyết định bị sửa và khoảng hơn 2000 bản án, quyết định bị hủy, mà phần lớn các bản án, quyết định bị sửa và hủy là bản án, quyết định về dân sự có đến 20% án dân sự được giải quyết thông qua việc hòa giải thành, vậy có thể nói tỷ lệ án dân sự bị hủy, bị sửa cao hơn nhiều trong số các vụ đã giải quyết [33]. Qua giám sát tư pháp ở một số địa phương cho thấy, chất lượng xét xử của Tòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan