MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM. 8
1.1. Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 8
1.1.1. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống
chính trị . 8
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam . 11
1.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.12
1.2. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ Quốc
Việt Nam. 13
1.2.1. Khái niệm giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam . 13
1.2.2. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. 21
1.2.3. Hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam . 24
1.2.4. Quy trình giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam . 28
1.2.5. Mối quan hệ giữa giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam . 30
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 32
1.3.1. Yếu tố chính trị . 32
1.3.2. Yếu tố pháp luật . 33
1.3.3. Yếu tố văn hóa – xã hội . 34
1.3.4. Yếu tố nguồn lực. 34
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2018 đạt 8,36%, đứng thứ 2 khu vực Tây
Bắc, thứ 4 khu vực Trung du miền núi phía Bắc, thứ 19 của cả nước; cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm (tăng
gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước), đời sống vật chất và tinh thần của Nhân
38
dân được nâng lên; lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp
tục được củng cố mở rộng.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thế mạnh của
tỉnh; nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch đã được ban hành và tổ
chức thực hiện; tập trung phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị bản
sắc văn hóa truyền thống; chú trọng phát triển khu du lịch Hồ Hòa Bình, khu
du lịch Mai Châu và các khu vực có tiềm năng thế mạnh; lượt khách tham
quan, du lịch, tổng doanh thu từ du lịch hằng năm tăng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền, đoàn
thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân đồng tình ủng hộ và đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng; nhận thức của nông dân được nâng lên với quyết tâm
thoát nghèo, ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu; bộ mặt nông thôn từng bước
được đổi mới, đời sống của nông dân được nâng lên; các điều kiện về giáo dục,
y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện. Quyền làm chủ của Nhân dân được phát
huy, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững. Theo kế hoạch đến cuối năm
2020, có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
45% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, trung bình số tiêu chí nông thôn mới
trên 1 xã đạt 15,4 tiêu chí, hoàn thành trước 01 năm thực hiện nhiệm vụ
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Đứng thứ 3 các tỉnh
trung du và Miền núi phía Bắc, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc về xây dựng nông
thôn mới). Đến cuối năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh có 247 dự án sản xuất
công nghiệp, trong đó có 138 dự án đã đưa vào sản xuất kinh doanh.
Có được những thành tựu quan trọng kể trên là kết quả của sự phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự
quản lý điều hành của chính quyền, sự tuyên truyền, vận động của Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tinh thần lao động cần cù và sáng tạo của
39
Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt có sự tích cực, chủ động của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc phát huy vai trò giám sát, phản biện
xã hội, nhất là giám sát việc thực hiện các chủ trương, chương trình, dự án
triển khai trên địa bàn để kịp thời đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy, chính
quyền điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục
những thiếu sót, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện ngay từ cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hòa Bình còn nhiều hạn chế như:
tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh còn chậm; vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra
ở nhiều nơi, biến đổi khí hậu đang ngày một khắc nghiệt, nhất là những năm
gần đây trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra mưa bão, lũ quét làm thiệt hại nặng
nề về người và tài sản; các tệ nạn xã hội, tội phạm diễn biến ngày càng tinh
vi, phức tạp, hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, tín dụng đen gây bất ổn
trong xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp Nhân dân tuy đã
được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo và
mức độ chênh lệch về mức sống giữa các vùng, miền còn cao; nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn chậm triển khai tới người dân;
chương trình xây dựng nông thôn mới chưa phát huy hết tiềm năng trong
Nhân dân; việc quản lý đất nông, lâm trường còn nhiều bất cập; việc xuất hiện
các đạo lạ gây hoang mang trong xã hội; đạo đức xã hội có những biểu hiện
xuống cấp; một số cán bộ, đảng viên chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa,
không giữ gìn và chấp hành kỷ cương xã hội làm ảnh hưởng đến lòng tin của
Nhân dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn bị các thế lực thù địch, phản
động tìm mọi cách chia rẽ, phá hoạiNhững yếu tố này sẽ tác động và ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong đó có
hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
40
2.1.2. Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình được chính thức thành lập
từ năm 1943 với tên gọi tiền thân là Mặt trận Việt Minh tỉnh Hòa Bình.
Trải qua nhiều lần đổi tên với 15 kỳ đại hội, đến nay phát huy truyền
thống tốt đẹp và những nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã đạt được
nhiều thành tích to lớn được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, Ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân
tỉnh tặng nhiều hình thức khen thưởng cao quý.
Về cơ cấu, tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc các cấp gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xã, phường, thị trấn. Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định. Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở tổ
dân phố, khu dân cư, xóm, bản. Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt
trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
Theo Báo cáo số 256/BC-UBMTTQVN, ngày 31/12/2019 của Ủy Ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình về tình hình tổ chức, bộ máy, cán
bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình năm 2019.
- Cấp tỉnh: Bộ máy chuyên trách của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh gồm có:
+ Ban Thường trực, gồm 09 đồng chí (01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, 05
ủy viên thường trực kiêm trưởng các ban chuyên môn và Chánh Văn phòng).
+ Các ban chuyên môn và Văn phòng, gồm 05 đơn vị (Văn phòng; Ban
Tổ chức; Ban Tuyên giáo; Ban Dân chủ - Pháp luật; Ban Dân tộc - Tôn giáo;
Ban Phong trào).
41
+ Tổng số biên chế hiện đang sử dụng là 23 cán bộ, công chức, nhân
viên, trong đó có 22 công chức; 01 hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP (tính
trong biên chế).
+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 03 đ/c, chiếm 13%; Đại học 16 đ/c,
chiếm 69,5%; Cao đẳng 02 đ/c, chiếm 8,7%; Trung cấp 01 đ/c, chiếm 4,4%;
Công nhân kỹ thuật 01 đ/c, chiếm 4,5%.
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, Cử nhân 10 đ/c, chiếm 43,5%; Sơ
cấp 13 đ/c, chiếm 56,5 %.
- Cấp huyện: Gồm 10 cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố.
+ Tổng biên chế hiện đang sử dụng: 40 cán bộ, chuyên viên (trong đó, Chủ
tịch 10 đồng chí; Phó chủ tịch 10 đồng chí; cán bộ, chuyên viên 20 đồng chí).
+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 06/40 đồng chí, chiếm 15%; Đại học, cao
đẳng 31/40 đồng chí, chiếm 77,5%, Trung cấp 03/40 đồng chí, chiếm 7,5%.
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 20/40 đồng chí, chiếm 50%;
Trung cấp 12/40 đồng chí, chiếm 30%, chưa qua đào tạo 08/40 đồng chí,
chiếm 20%.
- Cấp xã: Gồm 210 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường, thị trấn
với trên 600 chuyên trách và bán chuyên trách; có 1554 Ban công tác Mặt trận
ở tổ dân phố, khu dân cư, xóm, bản.
Hiện nay, tổng số Ủy viên Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp là 7.676 vị, trong đó cấp tỉnh là 83 vị (dân tộc: 44 vị; tôn giáo: 04 vị;
nữ: 21 vị; ngoài Đảng: 29 vị), Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện là
592 vị (dân tộc: 412 vị; tôn giáo: 16 vị; nữ: 156 vị; ngoài Đảng: 157 vị), Ủy
viên Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã là 7.001 vị (dân tộc:
3.647 vị; tôn giáo: 79 vị; nữ: 2.106 vị; ngoài Đảng: 1.904 vị).
Hoạt động của các Hội đồng tư vấn tiếp tục được tăng cường, mở rộng
lực lượng cán bộ không chuyên trách, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên từng
42
bước phát huy hiệu quả tư vấn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và góp ý
đối với hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay, Ủy ban
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã thành lập được 04 Hội đồng tư
vấn về: Kinh tế, Văn hoá - xã hội, Dân tộc - Tôn giáo, Dân chủ - Pháp luật,
với thành viên tham gia là các đồng chí nguyên lãnh đạo một số Sở, ban,
ngành của tỉnh đã nghỉ hưu.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự
hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự
phối hợp và tạo điều kiện của chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, công
tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, được cấp
ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Khối đại
đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố và phát triển; Dân chủ, đồng
thuận xã hội được phát huy. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận
động do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì phát động được triển khai có trọng
tâm, trọng điểm; cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh" gắn với giảm nghèo bền vững, "Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam" được đẩy mạnh và nâng cao về chất lượng, thu hút
được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân và sự vào cuộc của
toàn xã hội. Các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư được triển khai, nhân
rộng và phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các
cấp đã phối hợp thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây
dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền trong sạch, vững mạnh. Công
tác đối ngoại Nhân dân được mở rộng và có những đóng góp tích cực, tạo môi
trường thuận lợi để mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch
vụ, thương mại và hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội của tỉnh. Tổ chức,
43
bộ máy và cán bộ làm công tác Mặt trận các cấp trong tỉnh thường xuyên
được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đã tạo
nên những tiền đề, kinh nghiệm cho công tác Mặt trận trong thời kỳ mới.
Đạt được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo toàn diện
của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Mặt trận; sự hướng
dẫn, kiểm tra của Uỷ ban Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự
quan tâm phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự phối hợp thống
nhất hành động của các tổ chức thành viên; sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở; đặc
biệt là sự quan tâm ủng hộ, đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.2.1. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình
Trong những năm qua, xác định giám sát, phản biện xã hội là nhiệm vụ
quan trọng, trọng tâm của công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
hiện nay, giúp Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện tốt hơn chức năng đại diện
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp Nhân dân,
nâng cao vai trò, vị thế của công tác Mặt trận trong hệ thống chính trị và trong
đời sống xã hội. Vì vậy để triển khai thực hiện có hiệu quả chức năng giám
sát của mình, bám sát chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền và
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những vấn đề bức xúc
của Nhân dân, của cử tri, hằng năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lựa
chọn nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát. Đồng thời phối
hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm
giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tác động tốt tới đời sống chính trị, xã hội
và Nhân dân.
44
Việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giám sát của Mặt trận
Tổ quốc các cấp trong những năm qua luôn bảo đảm các nguyên tắc, các quy
định và pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; có sự phối hợp chặt chẽ trong hệ
thống Mặt trận và giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận với các tổ chức,
cá nhân có liên quan; bảo đảm khách quan, công khai, hiệu quả thiết thực và
mang tính xây dựng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Theo báo cáo đánh giá số 553-BC/TU, ngày 13/12/2018 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-
QĐ/TQQ, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về ban hành Quy chế
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội; báo cáo kết quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và quá trình theo
dõi, tổng hợp số liệu theo chức năng, nhiệm vụ của học viên, từ năm 2014 đến
2019, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình đã tổ chức được trên
3040 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh 250 cuộc, cấp huyện 700 cuộc, cấp xã
2090 cuộc với các hình thức:
- Giám sát thông qua tiếp thu ý kiến phản ánh của các thành viên, đoàn
viên, hội viên, ý kiến của Nhân dân là 608 cuộc.
- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư
của công đồng là 1.342 cuộc.
- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ
quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức,
cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và qua phản ánh của các
phương tiện thông tin đại chúng; hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề
nghị là 1.090 cuộc.
45
Nội dung giám sát chủ yếu tập trung vào việc thực hiện và chấp hành
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc
triển khai thực hiện các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an
ninh có liên quan mật thiết đến người dân cụ thể như:
- Lĩnh vực kinh tế: Giám sát công tác quản lý Nhà nước về khai thác đất,
đá, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển
kinh tế, các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ các thôn, bản khó khăn trên địa bàn để
thực hiện giảm nghèo, thoát nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất; thực hiện Quy
chế dân chủ, phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ
các thôn, bản khó khăn trên địa bàn tỉnh; việc chấp hành pháp luật về sản xuất,
kinh doanh, vật tư nông nghiệp, chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp,
nông thôn; thực hiện quy định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
những kiến nghị của tổ chức, công dân trong lĩnh vực tranh chấp đất đai...
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: Giám sát việc thực hiện chính sách về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ chính sách đối
với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động trong các nhà
máy, xí nghiệp, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức chính trị - xã hội; công
tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện Chỉ thị
số 13/CT-TTg, ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách
nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; công tác bảo vệ môi trường
gắn với thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca và
an toàn vệ sinh thực phẩm trong các doanh nghiệp có đông lao động, các
khoản đóng góp, thu chi ngoài quy định của Nhà nước đối với các trường
công lập; việc thực hiện các nội dung của chương trình phát triển thanh niên
tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012 - 2020 và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020; việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW,
46
ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giám sát Điều 8, Điều 9, 10 Luật Hôn nhân
và gia đình...
- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Giám sát việc thực hiện Nghị định số
80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo
đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; công
tác lập hồ sơ quản lý và đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục,
chữa bệnh và lao động xã hội;
Ngoài ra hằng năm Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng
đồng tại các địa phương, đơn vị đều xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ
chức giám sát việc thực hiện các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
công dân như: Việc thu, chi, sử dụng các loại quỹ do Nhân dân đóng góp để
thực hiện các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, xét chọn các hộ nghèo
để nhận chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước; chất lượng thi công các công
trình có vốn đầu tư của Nhà nước và Nhân dân đóng góp; công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng; chi trả chế độ chính sách của Nhà nước đối với các đối
tượng chính sách; thu chi quyết toán ngân sách, quản lý các khoản đóng góp
của Nhân dân; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, ...Qua
đó, đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, chống
tham nhũng, lãng phí, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân. Kết quả, từ năm 2014 đến 2019, Ban thanh
tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã tiến hành 4.575 cuộc
giám sát, trong đó phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý 508 vụ việc, đã có
164 vụ việc được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp với
Nhân dân cũng được người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan,
đơn vị đẩy mạnh thực, cụ thể: đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc
47
đối thoại với nhân dân 09 cuộc; Thử trưởng các cơ quan tỉnh 680 cuộc; Bí
thư, chủ tịch các huyện, thành phố 80 cuộc, Bí thư, chủ tịch UBND cấp xã
546 cuộc. Nội dung tiếp xúc, đối thoại tập trung vào những vấn đề Nhân dân
quan tâm, có nhiều bức xúc như vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
tiến độ triển khai, thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn liên quan đến
thu hồi quyền sử dụng đất, giá cả đền bù, giải phóng mặt bằng, việc khai thác
đất, đá, cát, sỏi của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường sống của
cộng đồng dân cư... Qua các cuộc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, nhiều vấn
đề Nhân dân quan tâm, bức xúc, những bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo đã được các đồng chí lãnh đạo nghiêm túc giải trình, tiếp thu; đồng thời
chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn có liên quan rà soát các
nội dung kiến nghị, đề xuất, phản ánh của Nhân dân, tập trung giải quyết theo
quy định của pháp luật, không để kéo dài, trở thành điểm nóng phức tạp về an
ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Sau các cuộc tiếp xúc, đối
thoại Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên đều tham gia giám sát việc
thực hiện các nội dung cam kết, ý kiến kết luận của người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo tính thống nhất,
chặt chẽ và theo đúng quy định.
Tất cả các cuộc giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội đều được thực hiện trên nguyên tắc phát huy dân chủ, công khai,
minh bạch, không chồng chéo hoặc làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ
chức, cá nhân được giám sát. Sau các cuộc giám sát đều có kết luận, đồng thời
kiến nghị với đối tượng giám sát và các cơ quan có liên quan về những sai
sót, khuyết điểm, yếu kém để có biện pháp khắc phục, sửa; kịp thời phát hiện,
phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực mà các tổ chức, đơn vị cá
nhân đã thực hiện. Các cơ quan, đơn vị được giám sát luôn cung cấp đầy đủ
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên
48
quan theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
trong quá trình giám sát. Đưa ra những ý kiến góp ý kịp thời vào dự thảo báo
cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị. Yêu cầu đối thoại để làm rõ
nội dung kiến nghị của Đoàn giám sát khi cần thiết. Thực hiện trách nhiệm
giải quyết các kiến nghị sau giám sát và trả lời bằng văn bản cho Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo quy.
Định kỳ 6 tháng, 01 năm Mặt trận Tổ quốc các cấp báo cáo kết quả
giám sát với cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp và đề xuất
các kiến nghị sau giám sát. Trên cơ sở đề xuất kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc
các cấp sau giám sát, cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp
căn cứ chức năng, nhiệm vụ giao cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị có
liên quan thực hiện. Kết quả trong 5 năm, cấp ủy, chính quyền các cấp đã giải
quyết được 2.274 kiến nghị sau giám sát (đạt 92%). Những kiến nghị đề xuất
chưa được giải quyết (chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường) là
những vụ việc phức tạp đã kéo dài nhiều năm, do một số quy định của Nhà
nước còn bất cập...
2.2.2. Hoạt động phản biện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình
Phát huy vai trò chủ thể trong công tác phản biện xã hội, trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và tình hình thực tế xây dựng các văn bản
dự thảo về chính sách pháp luật của Nhà nước của Trung ương và địa
phương; các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của Nhân dân. Hằng năm Mặt trận Tổ quốc các cấp lựa chọn nội
dung, xây dựng kế hoạch phản biện xã hội với tinh thần quyết tâm, chủ động,
sáng tạo, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
chủ trì triển khai các hoạt động phản biện xã hội ở các vấn đề, lĩnh vực có ý
nghĩa, tác động lớn đến toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân
49
như các dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Hình sự, Luật Dân sự,
các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh...
Mặc dù hoạt động phản biện xã hội đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp triển khai thực hiện từ rất lâu, nhưng chỉ từ khi có Quyết định 217-
QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI và Hiến pháp năm 2013,
thì hoạt động này mới được triển khai thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn.
Kết quả, từ năm 2014 đến 2019, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổ chức
phản biện xã hội được trên 515 cuộc với 520 văn bản dự thảo của các cơ quan
chính quyền, trong đó:
+ Tổ chức hội nghị các cơ quan thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
103 cuộc với 103 văn bản.
+ Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên,
hội viên) trong hệ thống của đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện được 336 cuộc
với 336 văn bản
+ Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ
chức có văn bản dự thảo được phản biện được 76 cuộc với 76 văn bản.
Các văn bản được phản biện xã hội hầu hết là những văn bản liên quan
trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của các cơ quan, địa
phương, đơn vị trong thực thi các văn bản của Đảng và Nhà nước... Nhiều nội
dung tham gia ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao, coi đây là một kênh
thông tin quan trọng, giúp cấp ủy, chính quyền khi xem xét, quyết định và ban
hành các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, đến
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân một cách phù hợp và
hiệu quả nhất; góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
50
Nhằm phát huy quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp,
các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền trong sạch, vựng mạnh, cấp ủy, chính quyền các cấp đã phối hợp, tạo
điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân
tham gia góp ý xây dựng chính quyền bằng cách hằng năm công khai các chủ
trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của địa phương, đơn vị; các quy trình, thủ tục giải quyết các thủ tục hành
chính tại cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là những bộ
phận, cán bộ, công chức có công việc thường xuyên phải tiếp xúc, trao đổi với
Nhân dân thông qua các hội nghị triển khai, cấp phát tài liệu, qua các phương
tiện thông tin đại chúng, báo, đài, đăng tải các nội dung trên các trang điện tử
của ngành, địa phương....để Nhân dân được biết và tham gia góp ý. Các cấp
ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn công khai số điện thoại đường dây nóng và
hòm thư góp ý để Nhân dân tham gia ý kiến; thành lập Trung tâm phục vụ
hành chính công của tỉnh và các địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm,
tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức và tạo
điều kiện phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, với phương châm lấy sự hài
lòng của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc.
Kết quả, từ năm 2014 đến năm 2019 Mặt trận Tổ quốc và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giam_sat_phan_bien_xa_hoi_cua_mat_tran_to_quoc_viet.pdf