Luận văn Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Từ xưa đến nay, trong lịch sử đấu tranh dân tộc và giai cấp, lực lượng nào

muốn giành thắng lợi, đều phải ra sức giành giật thanh niên, kẻ nào lôi kéo được

thanh niên, người đó chiến thắng. Sở dĩ Napôlêông Bônnapáctơ bóp chết được cách

mạng Pháp là do đã lợi dụng được sức mạnh của lớp trẻ. Chính vì biết mua chuộc

lớp sỹ quan trẻ, lôi cuốn được lớp binh sĩ trẻ mà Napôlêông đã có thể tiến hành

chiến tranh xâm lược, bành trướng đế quốc chuyên chế do ông ta ngự trị ra khắp

châu Âu. A Hitle cũng do khai thác một cách tàn nhẫn tuổi trẻ nước Đức, nhồi nhét

thuyết phản động “dân tộc Giécmanh thượng đẳng” để họ gieo tai hoạ khủng khiếp

cho cả châu Âu. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các đảng phái trong

một quốc gia hay giữa các thế lực trong một đảng cầm quyền từng diễn ra gay gắt ở

nhiều nước trên thế giới cũng đã cho thấy: do khéo lừa mị, kích động thanh niên

bằng các khẩu hiện mị dân, các danh hiệu bịp bợm, hào nhoáng, giật gân, nên họ

đã lôi kéo được hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu thanh niên, thiếu niên ngây thơ

và cuống tín đi theo mình, nhờ đó đã có thể đánh ngã được những đối thủ sừng sỏ

có đủ chính quyền, công an, quân đội và tổ chức đảng trong tay. Các cuộc đảo chính

được gọi một cách mĩ miều “cách mạng hoa cẩm chướng”, “cách mạng nhung”,

“cách mạng màu da cam” đã và đang diễn ra ở một số nước trên thế giới đều theo

một kịch bản như thế cả

pdf102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ chính trị cho từng thời gian, từng giai đoạn của cách mạng, sát hợp hoàn cảnh của từng nơi, tránh rập khuôn, máy móc làm theo chỉ thị một cách cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu tính lịch sự cụ thể với từng nơi, từng lúc, từng đơn vị. Trong quá trình thi đua, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm, gom góp sáng kiến. Người nói "Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung cho cả dân tộc. Chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi" [39, tr.471]. Để thi đua yêu nước có kết quả cao, Người cũng rất quan tâm đến khen thưởng. Người viết "Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch". Để có một vụ thu hoạch thắng lợi thì khen thưởng phải kịp thời, chính xác, đúng người, đúng việc. Có làm được như vậy thì khen thưởng mới có tác dụng động viên, khen thưởng mới thể hiện chức năng "Đòn bẩy" của mình. Khen thưởng là sự công nhận thành tích đạt được, mức độ khen thưởng là thể hiện mức độ của thành tích, của công lao đóng góp của cá nhân và tập thể. Không phải khen thưởng để mà khen thưởng mà vấn đề ở đây là vì cái sắp tới mà khen cái đã làm. Kháng chiến của ta là trường kỳ, toàn dân và toàn diện. Do vậy thi đua cũng phải trường kỳ, toàn dân, toàn diện mà không phải nhất thời trong từng việc, ở từng đợt. Người viết "Ta phải thi đua để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công" [38, tr.658], và " Tất cả mọi việc ích lợi cho dân sinh quốc kế, quan hệ với kháng chiến kiến quốc, ta đều phải thi đua. Thi đua phải là toàn dân toàn diện" [38, tr.659- 660]. Hồ Chí Minh quan niệm về thi đua yêu nước không phải bó hẹp trong một cơ quan, một địa phương, một ngành, một nước mà còn mở rộng ra trên phạm vi quốc tế và mang tinh thần quốc tế. Người viết "Thi đua chẳng những bồi dưỡng tinh thần đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân tộc ta, mà lại làm cho nhân dân đoàn kết với nhân dân lao động thế giới" [39, tr.474]. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng trong thi đua chúng ta tiêu diệt nhiều sinh lực đế quốc Pháp và Mỹ, tức là ta thiết thực góp phần vào công việc giữ gìn hòa bình và dân chủ thế giới. Nhằm không ngừng đẩy mạnh, phát triển phong trào thi đua rộng khắp hơn nữa, Người luôn căn dặn "Chúng ta phải chống bệnh quan liêu, chống nạn tham ô, lãng phí. Vì bệnh quan liêu sẽ ngăn trở phong trào thi đua, làm nó chậm tiến, và nạn tham ô, lãng phí sẽ làm giảm bớt những phong trào thi đua" [39, tr.475] và "Phải gắn liền tinh thần thi đua với tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế. Tuyệt đối chớ tự kiêu, tự mãn chớ xa rời quần chúng. Phải luôn nhớ rằng thành tích là thành tích tập thể, chứ không phải thành tích và anh hùng cá nhân. Đó là vinh dự chung của dân tộc, chứ không phải là vinh dự riêng của từng cá nhân" [39, tr.476]. Hồ Chí Minh chỉ rõ thi đua là nhằm mục đích "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, và tiến lên chủ nghĩa xã hội". Thi đua yêu nước không ngừng tạo ra khí thế và tinh thần dân tộc cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn đẩy cao tầm vị thế của đất nước và niềm tự hào của dân tộc giữa cộng đồng thế giới. Phong trào thi đua mà Hồ Chí Minh phát động và lãnh đạo là biểu hiện tập trung của ý thức yêu nước thâm nhập vào quần chúng biến thành sức mạnh của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn thể dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương nhân rộng phong trào thi đua yêu nước hơn nữa trong toàn dân nhằm tạo ra nguồn động lực mới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, có thể khẳng định rằng những thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay gắn liền với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trên phạm vi cả nước. Việc thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tốt đã nhân lên gấp bội sức mạnh tinh thần của dân tộc ta, trở thành lực lượng vật chất mạnh mẽ góp phần đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, làm thất bại mọi âm mưu và hành động "diễn biến hoà bình" và hoạt động lật đổ của các thế lực thù địch. Thi đua yêu nước đã góp phần động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tài năng, sáng kiến, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ những điều trình bày ở chương 1, ta thấy: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã có bước nhảy vọt về chất trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thực sự là tài sản tinh thần to lớn mà Người đã để lại cho toàn Đảng và toàn dân ta. Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết cần được các ngành các cấp đặc biệt quan tâm, trong đó giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên phải được ưu tiên hàng đầu vì đây là lực lượng đông đảo nhất kế thừa sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chương 2 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ hiện nay 2.1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay 2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về vai trò thanh niên trong xây dựng đất nước 2.1.1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình cách mạng Từ xưa đến nay, trong lịch sử đấu tranh dân tộc và giai cấp, lực lượng nào muốn giành thắng lợi, đều phải ra sức giành giật thanh niên, kẻ nào lôi kéo được thanh niên, người đó chiến thắng. Sở dĩ Napôlêông Bônnapáctơ bóp chết được cách mạng Pháp là do đã lợi dụng được sức mạnh của lớp trẻ. Chính vì biết mua chuộc lớp sỹ quan trẻ, lôi cuốn được lớp binh sĩ trẻ mà Napôlêông đã có thể tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng đế quốc chuyên chế do ông ta ngự trị ra khắp châu Âu. A Hitle cũng do khai thác một cách tàn nhẫn tuổi trẻ nước Đức, nhồi nhét thuyết phản động “dân tộc Giécmanh thượng đẳng” để họ gieo tai hoạ khủng khiếp cho cả châu Âu. Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các đảng phái trong một quốc gia hay giữa các thế lực trong một đảng cầm quyền từng diễn ra gay gắt ở nhiều nước trên thế giới cũng đã cho thấy: do khéo lừa mị, kích động thanh niên bằng các khẩu hiện mị dân, các danh hiệu bịp bợm, hào nhoáng, giật gân,… nên họ đã lôi kéo được hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu thanh niên, thiếu niên ngây thơ và cuống tín đi theo mình, nhờ đó đã có thể đánh ngã được những đối thủ sừng sỏ có đủ chính quyền, công an, quân đội và tổ chức đảng trong tay. Các cuộc đảo chính được gọi một cách mĩ miều “cách mạng hoa cẩm chướng”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu da cam” đã và đang diễn ra ở một số nước trên thế giới đều theo một kịch bản như thế cả. Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến hành công nghiệp hoá đất nước là sự vận động khách quan của lịch sử, nhưng không phải lúc nào lịch sử cũng vận động theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Sau ngày Tuyên ngôn Độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường (9-1945), Hồ Chí Minh gửi gắm: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”[37, tr.33]. Năm 1947, trong thư Gửi các bạn thanh niên, Người lại viết: “Thanh niên là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”. Qua đó, ta thấy Bác Hồ luôn đánh giá cao khả năng cách mạng và cống hiến to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc, tiền đồ của cách mạng. Thanh niên là cái cầu nối giữa các thế hệ: kế tục sự nghiệp của lớp người đi trước đồng thời bồi dưỡng, dìu dắt thế hệ đàn em. Thanh niên bao giờ cũng là lớp người hăng hái, nhiệt tình, luôn luôn đi đầu trong mọi việc khó khăn: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”. Đó là sự đánh giá khách quan, phản ánh bản chất cách mạng, vai trò và sức mạnh của thanh niên ta, đồng thời cũng thể hiện lòng yêu mến, tin tưởng của Đảng và Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đang lớn lên trong những điều kiện hết sức phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. ở bối cảnh mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nằm trong tầm xoá sổ của các thế lực đế quốc, thông qua nhiều hình thức, bằng nhiều thủ đoạn mà ta gọi chung là “diễn biến hoà bình”. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay lại đang lớn lên dưới tác động của cơ chế thị trường. Họ đang nghĩ gì, đang hướng về đâu, đó là điều ta phải nắm chắc, phải tìm ra cơ chế điều chỉnh, bởi như C.Mác và V.I.Lênin đã từng nói: trong các nhân tố tác động đến hoạt động của con người không có gì mạnh bằng lợi ích kinh tế. C.Mác từng cho rằng bộ phận giác ngộ trong giai cấp công nhân nhận thức rõ ràng tương lai của giai cấp họ và do đó, tương lai của cả loài người, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên. V.I.Lênin cũng đã khẳng định: Theo một nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thực sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên… chỉ có cải tổ triệt để việc tổ chức và giáo dục thanh niên thì chúng ta mới có thể, bằng những cố gắng của thế hệ trẻ, đạt được kết quả là xây dựng nên một nền xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản. Từ năm 1925, Bác Hồ đã nêu lên luận điểm: “Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên”. Trong thư Gửi thanh niên Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ, thanh niên Việt Nam có khả năng cách mạng to lớn, là lực lượng cứu nguy dân tộc. Người dẫn ra các biến cố phi thường đã làm đảo lộn thế giới hồi đầu thế kỷ XX, Người ca ngợi tấm gương “cần công, kiệm học” của thanh niên Trung Quốc ở châu Âu để trở về chấn hưng đất nước Trung Hoa. Thế thì thanh niên Việt Nam phải làm gì đây? Sau khi dẫn ra một số việc tiêu cực, Người thống thiết kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Ngưỡi sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh!”[35, tr.121]. Sau lời cảm thán đượm buồn đó vân toát lên các ý lớn: vận mệnh dân tộc, sự tồn vong của đất nước, tùy thuộc vào ý chí và nghị lực của thế hệ trẻ. Theo Nguyễn ái Quốc, ở Đông Dương chúng ta, đầu thế kỷ XX, dường như có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn, nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức. Vì vậy, Người hướng vào thanh niên, dựa vào Tâm Tâm xã, một tổ chức của thanh niên yêu nước đang có mặt tại Quảng Châu nhưng chưa có phương hướng hoạt động đúng, Người lựa chọn ra những hạt nhân tích cực và mở các lớp huấn luyện về chính trị, trên cơ sở đó lập ra tổ chức Hội Việt Nam thanh niên cách mạng, rồi từ tổ chức Thanh niên từng bước tiến lên xây dựng tổ chức Đảng. Từ thực tế này, đồng chí Lê Duẩn đã rút ra nhận định: Điều đó có nghĩa là đã có một giai đoạn trong đó thanh niên nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng ở nước ta. Rõ ràng, các giai cấp, các lực lượng chính trị, trong đấu tranh xã hội, đều ra sức giành giật và lôi kéo thanh niên. Chỗ khác nhau căn bản là ở mục đích và động cơ khai thác, sử dụng thanh niên. Kẻ gian hùng lợi dụng tuổi trẻ làm công cụ để thực hiện tham vọng cá nhân, điên cuồng của hắn. Vĩ nhân chăm lo bồi dưỡng thế hệ tương lai vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc và sự phát triển, tiến hoá của nhân loại. Vai trò, sức mạnh, khả năng của thanh niên ta đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước, nhưng điều đó không phải là bất biến. Các thế hệ trẻ lớp sau có nối tiếp được lý tưởng và đi tiếp con đường lớp cha anh đã lựa chọn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần rất quan trọng phụ thuộc và sự chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và sự nêu gương về lý tưởng và đạo đức của thế hệ đi trước. Ngay từ những ngày cách mạng còn trứng nước, cùng với việc tổ chức ra Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng, gửi người vào học trường Quân sự Hoàng phố, cử đi đào tạo ở Mátxơcơva… Bác Hồ đã trực tiếp nuôi dạy thanh niên Việt Nam từ Thái Lan sang, tất cả đều mang họ Lý của Lý Thuỵ (tên hoạt động của Bác ở Quảng Châu) trong đó Lý Tự Trọng đã được Đảng cử về nước để chuẩn bị tổ chức ra Đoàn Thanh niên Cộng sản sau này. Cho đến những năm tháng cuối đời, đã mấy lần trong Di chúc, Hồ Chí Minh nhắc đến đoàn viên và thanh niên, Người lưu ý: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, coi đó là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đang từng ngày, từng giờ kích thích lòng tham, tính tư hữu của con người, thúc đẩy họ chạy đua làm giàu bằng mọi giá! Trong bối cảnh đó, tuổi trẻ Việt Nam sẽ hướng về đâu? “Sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình”, hay lập thân, lập nghiệp theo mục tiêu trở thành nhà triệu phú trẻ tuổi, theo khẩu hiệu “mỗi người hãy vì mình, Chúa sẽ vì tất cả”? Rõ ràng rằng tương lai của đất nước, của Việt Nam xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào hiện tại ta đang thực hiện Di chúc của Bác Hồ: chăm lo “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” như thế nào! Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Bác Hồ đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng, chí khí và đạo đức cách mạng cho thanh niên. Lý tưởng mà Bác Hồ quan tâm giáo dục cho thanh niên là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tức là kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngày nay, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đang tìm cách lung lạc thanh niên ta bằng cách tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta lựa chọn chủ nghĩa xã hội vì, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no, việc làm cho mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc. Và thực tế Việt Nam, dù chưa thật hoàn hảo, cũng đã minh chứng điều này. Xác định lý tưởng đúng không thực là khó đối với thanh niên hiện nay, vấn đề là phải kiên định lý tưởng, nghĩa là phải có ý chí, nhất là ở những bước quanh (thoái trào) của cách mạng. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là làm cho họ kế thừa được chí lớn của cấc thế hệ cha anh, biến lý tưởng cách mạng thành ý chí cách mạng, thành động lực tinh thần mạnh mẽ, đánh bại âm mưu phá hoại của kẻ thù, chiến thắng nghèo nàn, lạc hâu, đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến thành công, nhanh chóng đưa Việt Nam lên hàng các quốc gia phát triển của khu vực thế giới. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên, Người nhấn mạnh điều trước tiên là: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng dánh thắng. Không sợ gian khổ hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đâu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” [44, tr.504]. Lý tưởng và ý chỉ cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng, đó là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư của Bác Hồ. Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ vượt qua những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đền cùng cho lý tưởng. Thiếu nền tảng đạo đức cách mạng, người chiến sỹ trẻ dễ gục ngã trước những cám dỗ của kinh tế thị trường. Cuối cùng trong nội dung giáo dục, Bác Hồ yêu cầu: “Thanh niên phải học và học cho giỏi”, “phải ham học”. Cách mạng đòi hỏi cả nhiệt tình cách mạng và tri thức cách mạng. Thanh niên ta ngày nay cần theo được tấm gương học tập của Bác Hồ: từ một người yêu nước nhiệt thành, tuy không có điều kiện học tập nhiều trong nhà trường, nhờ sự nỗ lực với ý chí phi thường, nhờ cả thiên tài trí tuệ hiếm có, Người đã từng bước chiếm lĩnh được những đỉnh cao của trí thức cách mạng, “là một con người kiệt suất trên nhiều lĩnh vực, một con người uyên bác… Người sẽ trở thành một lãnh tụ cách mạng không phải bằng hình thức bề ngoài mà bằng học thức, hiểu biết và trí tuệ của Người”. Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh, thanh niên không ngừng vươn lên chiếm lĩnh những giá trị mới nhất của thời đại văn minh trí tuệ (do phương tiện thông tin, kỹ thuật số và các điều kiện thuận lợi khác đem lại) phấn đấu trở thành những nhân tài thuộc nhiều lĩnh vực, đưa nước ta sánh vai, mở mặt với năm châu, như sinh thời Bác Hồ đã từng mong mỏi. 2.1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá và vai trò thanh niên trong tiến trình công nghiệp hoá đất nước Các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước tổng kết, điều chỉnh về nội dung, vai trò, vị trí công nghiệp hoá cho từng giai đoạn lịch sử phát triển của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá, hiện đại hoá là "Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [12, tr.42]. Đặc điểm quan trọng nhất và quyết định nhất của công nghiệp hoá là sự thay thế kỹ thuật thủ công bằng máy móc trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá tạo ra bước ngoặt trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội, biến đổi một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp tiên tiến. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự tác động có ý thức để thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá là điều kiện quan trọng nhất của tiến bộ xã hội và tiến bộ kinh tế kỹ thuật. Đối với các nước chưa có nền công nghiệp phát triển, công nghiệp hoá là biện pháp cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và trên cơ sở đó giải quyết những vấn đề xã hội quan trọng nhất. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển cũng phải trải qua công nghiệp hoá. Đó là quy luật đối với tất cả các nước. Đặc biệt là những nước đi lên chủ nghĩa xã hội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất còn thấp kém, thì công nghiệp hoá được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá đây là một nhận thức đúng đắn, nhạy bén của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa sự nghiệp công nghiệp hoá nhanh chóng đến thắng lợi. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tạo ra được những tiền đề về vật chất - kỹ thuật, về khoa học - công nghệ, về kinh tế - chính trị, về văn hoá - tư tưởng và con người mới xã hội chủ nghĩa... nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững... Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nguồn lực quan trọng nhất trong công nghiệp hoá đất nước là nhân tố con người. Trong đó, thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và sự phát triển kinh tế tri thức. Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt thế hệ trẻ nước ta vào vị trí quan trọng hàng đầu. Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII nhận định: Thanh niên phải là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, vấn đề thanh niên và công tác thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố con người [11, tr.2]. Khi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, thì một thế hệ trẻ được giáo dục, đào tạo tốt, có nhân cách sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của phát triển hiện đại và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng như thanh niên cả nước, thanh niên Thanh Hoá là một lực lượng đông đảo và có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Thực tế trong thời gian qua Đoàn thanh niên tỉnh Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện tính xung kích và sáng tạo của tuổi trẻ, tham gia có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong điều kiện hiện nay, các đối tượng thanh niên trong tỉnh ngày càng tích cực thi đua học tập nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn, học vấn, khoa học, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học để lập thân lập nghiệp đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kết quả rõ nét trong những năm qua là nhận thức của thanh niên ngày càng đúng đắn về nghề nghiệp, việc làm. Đoàn viên thanh niên đã chủ động chọn những ngành nghề kỹ thuật, dễ tìm việc làm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thanh niên thực sự đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thanh Hoá. 2.1.2. Đôi điều về tỉnh Thanh Hoá và sự đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, xây dựng Thanh Hoá giầu mạnh 2.1.2.1. Đôi điều về tỉnh Thanh Hoá Tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102 km. Toạ độ địa lý : 19018 đến 200 vĩ độ Bắc 104022 đến 106004 kinh độ đông. ở vị trí địa lý này Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23-240C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800mm. Lượng mưa lớn, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 11.168km2, gồm miền núi, vùng cao - biên giới, vùng đồng bằng và vùng biển, xếp thứ 6 về diện tích trong cả nước. Thanh Hoá nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ bằng quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 15A nối liền Thanh Hoá với các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 10 nối Thanh Hoá với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ còn quốc lộ 217 nối thông Thanh Hoá với nước bạn Lào. Trong lịch sử, Thanh Hoá đã từng là căn cứ địa vững chắc, là kho nhân tài, vật lực phục vụ các cuộc kháng chiến chống xâm lược. Điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồi núi chiếm diện tích lớn làm cho Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên rừng phong phú. Bờ biển Thanh Hoá dài, có nhiều bãi cát đẹp, rộng, sạch, thềm lục địa nông, rộng, bằng phẳng với nhiều loại hải sản ngon và quý. Do đó, Thanh Hoá là tỉnh có thế mạnh về khai thác du lịch và phát triển kinh tế biển. Đồng bằng Thanh Hoá rộng 2.900 km2, rộng nhất miền Trung, thứ ba của cả nước chủ yếu được bồi đắp bằng phù sa của sông. Tuy nhiên, đất đai ở đây không được bằng phẳng, ít có cánh đồng thẳng cánh cò bay mà cao, thấp khác nha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf135_8338.pdf
Tài liệu liên quan