Luận văn Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG 6

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 6

1.2. Nội dung giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường 26

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giá trị truyền thống văn hóa ở tuổi vị thành niên và vai trò giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong xây dựng nhân cách văn hóa ở lứa tuổi này 52

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 59

2.1. Nhận thức của học sinh vị thành niên, của giáo viên, phụ huynh vị thành niên về giáo dục giá trị truyền thống văn hóa 60

2.2. Vài nét về tình hình giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong trường phổ thông hiện nay 82

Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHO LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG 86

3.1. Những biện pháp giáo dục lý thuyết ở phần chính khóa 87

3.2. Những biện pháp giáo dục thực hành khuôn mẫu văn hóa ứng xử (ở phần hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) 88

3.3. Những biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường 95

3.4. Biện pháp giáo dục kỹ năng sống tiếp cận vào lối sống, đạo đức, sức khỏe và phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh vị thành niên trong nhà trường 96

KẾT LUẬN 103

KIẾN NGHỊ 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 109

 

doc162 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không bao giờ nó yêu. Còn đứa nào mà sạch nước cản thì không yêu trong trường thì yêu các anh ở ngoài. Con trai còn ít, con gái ở tuổi lớp 12 cũng 70-80% là yêu" (Nam 46 tuổi. GV vật lý. HN). Đó là ý kiến của các thầy các cô ở thành phố nhận xét về tình yêu các học trò của mình. Qua ý kiến các thầy cô ta thấy học sinh VTN ở thành phố yêu nhau mạnh dạn, công khai và đa số các em năm cuối là đã có người yêu, nhất là các em nữ. Sự biểu hiện tình cảm "đắm đuối" của họ nơi công cộng như thế cũng làm cho người lớn thật đáng suy nghĩ. Nhất là môi trường trong các ý kiến của thầy cô ta nhận thấy có điều lo lắng. Nhưng cùng với những nhận xét trên ta lại thấy có những nhận xét, những đánh giá chung về tình yêu VTN của các thầy cô khác cũng rất phấn khởi: "Thế nhưng mà học sinh cấp III thì hiện tượng yêu nhau thì nó thường quan hệ trên ngưỡng cửa tình bạn một chút" (Nam 51 tuổi. GV Văn. TB). "Nhìn chung tình cảm các em đẹp lắm, trong sáng" (Nữ 42 tuổi. GV Văn TB). "Nhìn chung quan hệ học trò là quan hệ trong sáng, có trường hợp khác nhưng ít thôi" (Nữ 45 tuổi. GV Sử. HN). Như thế nhận xét của các thầy cô về tình yêu VTN cũng có những ý kiến khác nhau. Về cơ bản, cũng có sự thống nhất với những tâm sự của chính các em là tình yêu của các em đa số là trên ngưỡng tình bạn một chút, nghĩa là những mối tình quá độ tình yêu, cũng đã có những mối tình say đắm nhưng chưa nhiều. Tình yêu đa phần là cảm tình, và do đó nó rất đẹp và rất trong sáng. Sự khác biệt của tình yêu VTN giữa thành phố và nông thôn là khá rõ nét qua các ý kiến của các thầy. Sự khác biệt còn cho thấy giữa hai nhóm VTN nam và nữ. Các em ở thành phố khi yêu mạnh dạn và công khai hơn các em ở nông thôn và các em nữ yêu nhiều hơn các em nam. - Những quan điểm khác về tình yêu VTN. Đối với các em đi học thì em nào cũng xác định được rằng ở tuổi của các em việc học tập là chính do đó, học tập là mối quan tâm lớn nhất của các em. Chính vì lẽ đó mà các em tự kìm chế mình, cố gắng xa lánh tiếng gọi của tình yêu. "Em bây giờ đang học tập thì chưa thể yêu được" (Nam 16 tuổi. HS 10/TB). "Em nghĩ tuổi mình còn phải học để phấn đấu khi nào mình có việc làm ổn định mình yêu nhau cũng được. Bây giờ còn phải học hành, còn phải lo cho tương lai của mình" (Nữ 17 tuổi. HS 11/HN). "Em chưa muốn nghĩ đến chuyện đó vì em còn là học sinh dồn tất cả cho học tập" (nữ 18 tuổi. HS 12/TB). "Em xác định khi nào học xong có bạn gái thân cũng được. Giờ chỉ quan hệ bạn bè thôi" (Nam 18 tuổi. HS 11/TB). Bố mẹ không ngăn cấm các em yêu đương nhưng bố mẹ luôn luôn dạy bảo, nhắc nhở các em nhiệm vụ học tập. Chính sự quan tâm sát sao của bố mẹ đã làm cho các em không xao nhãng việc học tập và lập nghiệp. "Bố mẹ khuyên em chú tâm vào học hành không nên đi chơi quá nhiều. Trong quan hệ phải có giới hạn không nên vượt quá giới hạn đó" (Nam 16 tuổi. HS 10/HN). "Bố mẹ em cũng biết những quan hệ đó nhưng mà riêng lúc nào bố mẹ em cũng nhắc nhở, quan hệ bạn bè cho tốt, phải chú tâm vào học tập" (Nữ 16 tuổi. HS 10/HN). "Em luôn nhớ tới bố mẹ dặn còn phải học, chưa được nghĩ tới những cái linh tinh" (Nữ 16 tuổi. HS 10/TB). Như vậy, nếu đứng ở quan điểm phát triển bao gồm cả sự phát triển cá nhân và sự phát triển xã hội thì một cơ chế hợp lý nhằm định hướng và điều chỉnh sự phát triển bền vững và lành mạnh của trẻ vị thành niên trong xã hội hiện đại là hết sức cần thiết. * Tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên Tình dục về bản chất là một bản năng của con người. Nhưng con người dù là một sinh vật - xã hội thì trong đời sống xã hội con người thường hiện diện ra là một nhân cách văn hóa. Nghĩa là con người thường hiện ra với tư cách là đặc trưng giới chứ không phải là đặc trưng giống (giới tính). Vì thế khát vọng tìm đến với nhau giữa nam và nữ là khát vọng tình yêu. Nếu tình yêu là phát hiện lớn nhất của trẻ VTN thì tình dục là một khám phá mang tính cách mạng. Nó không chỉ là khám phá đối với bạn khác giới mà là một khám phá thực sự đối với chính bản thân. Và, với tình dục cuộc đời họ có thể xoay chuyển sang một hướng hoàn toàn khác với mong muốn của họ. Nhất là đối với trẻ vị thành niên nữ. Với người yêu Tình dục VTN Tình dục lệch lạc Mang thai Khi tìm hiểu về quan hệ tình dục trước hôn nhân - có lẽ đây là vấn đề quá nhạy cảm, tế nhị nên dường như không em nào thừa nhận mình đã có quan hệ đó. Và đa số các ý kiến của các em đều không tán thành. Nhiều em khi hỏi về chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân các em nói rằng: "Em nói, chúng em mới là tình cảm học trò chưa khi nào cầm tay hay hôn nhau. Em thật chưa bao giờ dám nghĩ chuyện tình dục" (Nam 18 tuổi. HS 12/TB). "Chúng cháu cũng chẳng biết làm chuyện ấy" (Thảo luận nhóm nữ HS.TB). "Em nghĩ... bao giờ cũng phải có trinh tiết làm đầu, nếu mất rồi thì người con trai yêu mình đòi hỏi thì mình tính sao... Em nghĩ trinh tiết của người phụ nữ là đầu tiên" (Nam 15 tuổi. HN). "Thế theo em trinh tiết của phụ nữ bây giờ có quan trọng nữa không? - Có đấy chị ạ... Người con gái cũng chỉ có một cái ấy là quan trọng thôi" (Nữ 18 tuổi. HS/HN). "Chúng nó vẫn cho là rất quan trọng, rất giữ gìn. Hiếm đứa nó cho là bình thường" (Nữ 43 tuổi. GV Sinh vật. HN). Tuy nhiên, quan điểm về trinh tiết của người phụ nữ trong thời điểm hiện nay đã có một sự chuyển biến và đã khác, nó không còn nặng nề như xưa nữa. "Chị nghĩ là ít nặng nề, chữ trinh ít đứa nó nghĩ đến mà chỉ yêu nhau thì chúng nó nghĩ là chắc chắn lấy nhau" (Nữ 41 tuổi. HN). "Bây giờ có một số không quan trọng lắm trinh tiết của người vợ nhưng cũng có một số vẫn đặt cái đấy là quan trọng..." (Nữ 25 tuổi. YT.TB). "Bây giờ dư luận xã hội có quan trọng trinh tiết không? - Cũng không quan trọng đâu chứ làng thì chuyện đấy (quan hệ tình dục) nó cũng xảy ra nhiều lắm" (Nữ 18 tuổi. HS 11/TB). "Trinh tiết hiện nay cũng không được coi trọng lắm" (Nữ 18 tuổi. HS 12/HN). Vì thế ở không ít trường hợp các em cho rằng tình dục ở tuổi VTN là rất có thể. Và cũng có thể chấp nhận được. Đó là suy nghĩ của các em. "Yêu nhau mà tin chắc là lấy nhau thì được" (Nữ 16 tuổi. HS/HN), "Theo cháu nghĩ quan hệ tình dục trước hôn nhân (có thể được) nếu họ xác định là họ sẽ lấy nhau". Sự quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ là ràng buộc" (Thảo luận nhóm nữ HS.TB). Với những quan niệm như thế, rằng nếu "tin chắc là lấy nhau" và "nếu xác định là sẽ lấy nhau", rằng đó là cách "ràng buộc" nhau thì theo một số em có thể chấp nhận quan hệ tình dục ở tuổi VTN. Trên đây là một vài ý kiến trong số khá nhiều ý kiến khẳng định tình trạng quan hệ tình dục ở tuổi VTN. ý kiến của các thầy cô giáo về quan hệ tình dục VTN còn mang tính dè dặt. Đa số các thầy cô dù có khẳng định quan hệ yêu đương của trẻ VTN bây giờ bạo dạn, thoải mái và nhiều hơn trước. Nhưng các thầy vẫn cho rằng quan hệ tình dục ở tuổi các em là còn hiếm. Đặc biệt các thầy ở vùng nông thôn Thái Bình còn rất tin chắc vào quan sát và khẳng định của mình. Rằng quan hệ tình dục tuổi học sinh ở trường các thầy là hãn hữu. Có thầy còn quả quyết "20 năm tôi dạy học ở đây chỉ xảy ra một trường hợp học sinh gái có thai"(?). Trái lại, như chúng tôi vừa trích dẫn ý kiến của các cán bộ y tế tại cả hai cộng đồng được khảo sát đều khẳng định tình dục trong tình yêu VTN là mang tính phổ biến. ý kiến này rất mạnh mẽ ở các cán bộ y tế Hà Nội. Có lẽ các nhà chuyên môn có lý khi khẳng định tính phổ biến của quan hệ tình dục trong tình yêu VTN. Bởi vì, hơn ai hết nơi các cộng đồng dân cư họ trực tiếp là người phải giải quyết các hậu quả của quan hệ đó. Họ phải thường xuyên nạo hút thai, phải đỡ đẻ cho các trẻ em gái VTN nên có lẽ sự thật về chuyện này họ biết hơn cả. Tuy nhiên, khi nhìn tình yêu VTN qua số lượng ngày càng nhiều trẻ em gái đến "giải quyết hậu quả" có thể suy nghĩ của họ cũng phần nào đã bị chủ quan và thành kiến. Vì thế mà trong đánh giá của họ ở một khía cạnh nào đó bị quá lên. Nhưng ở đây ta cũng nên suy nghĩ thêm là chuyện có thai và nạo hút thai ở trẻ vị thành niên là một câu chuyện còn được hết sức giữ bí mật và chỉ có các chuyên gia y tế ở cơ sở mới nắm được thực chất những bí mật này thôi. Do vậy dù cái nhìn của họ nếu có bị khúc xạ đối với tình yêu VTN thì những đánh giá ấy cũng có xuất phát điểm vững chắc là thực tế công việc hàng ngày của họ. Khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy quan hệ tình dục trước hôn nhân ở VTN có sự khác biệt giữa các vùng nghiên cứu và nhóm nghiên cứu. Thứ nhất là giữa vùng nghiên cứu, sự khác biệt giữa hai vùng nghiên cứu về tình dục VTN là khá rõ nét. ở nông thôn Thái Bình, quan hệ tình dục trước hôn nhân là ít, chủ yếu rơi vào những mối tình của các em đã thôi học và thường là quan hệ yêu đương của các em đã công khai, hai gia đình đã có sự "đi - lại" với nhau. Nghĩa là tình yêu được định hướng tới hôn nhân. Và, ta chỉ biết được họ đã có quan hệ tình dục với nhau vì thấy họ có thai hoặc phải đi nạo thai hoặc buộc phải cưới sớm. Trong nhóm học sinh ở Thái Bình cũng có chuyện quan hệ tình dục VTN nhưng lại ở các em nữ và đối tác của họ không phải là bạn học trong trường mà là những thanh niên lớn tuổi hơn ở thôn làng. Một vài em nữ học sinh có thai và phải nạo hút thai hoặc bỏ học là ở các quan hệ này. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các em, của các thầy cô và các cán bộ y tế ở đây những trường hợp như thế còn là hiếm. Khác với ở nông thôn, ở thành phố (HN) các ý kiến cho thấy tình dục VTN tỏ ra đa dạng và phong phú hơn. Nó không chỉ ở nhóm thôi mà cả ở nhóm đang đi học. Nhiều ý kiến của cán bộ y tế nêu trên đã khẳng định điều này có lẽ ta không cần phải trích thêm những ý kiến nữa làm gì. Nếu ở nông thôn Thái Bình những đối tượng chuẩn bị kết hôn thường có quan hệ tình dục với nhau thì ở Hà Nội các đối tượng có quan hệ tình dục VTN lại rơi vào nhóm các em đua đòi, kiểu ngựa non háu đá, hoặc do tuổi còn bồng bột nhẹ dạ cả tin và chủ yếu rơi vào những em học kém, học không tiếp thu tốt nên có xu hướng đi vào chơi bời trai gái. Như vậy, tình dục VTN đang có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển đời sống xã hội. Nó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đối với xã hội ta. Phải chăng tình dục VTN là gắn liền với sự hiện đại hóa xã hội. Tuy vậy, như đã trình bày ở phần trước lứa tuổi VTN là lứa tuổi của những mối tình đầu "vô tư" đầy hấp dẫn. Từ tình yêu này dẫn đến quan hệ tình dục là rất gần. Theo một điều tra xã hội ở Hà Nội có đến 15% thanh niên 15 - 19 tuổi đã sinh hoạt tình dục trước hôn nhân. Số VTN có quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hơn 14-16 tuổi ngày càng tăng, một nửa số đó không hề biết gì về sức khỏe tình dục và ngăn ngừa thai nghén. Quan hệ tình dục thiếu hiểu biết như vậy dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Trong những trường hợp đó, phương án "giải quyết" được các VTN lựa chọn là nạo phá thai. Một thông tin đáng lo ngại là, tỷ lệ nạo phá thai của nước ta vào một trong ba nước cao nhất thế giới trong đó 20% là lứa tuổi VTN. Cũng theo số liệu điều tra trên, số nữ 15 - 19 tuổi nạo phá thai tăng từ 0,84% năm 1996 lên 1,2% năm 1997. Hiện nay, theo số liệu của Trung tâm Dân số - Sức khỏe - Môi trường TW Đoàn Thanh niên hàng năm có khoảng 300.000 ca dưới 20 tuổi nạo phá thai. Quan hệ tình dục thiếu hiểu biết còn dẫn đến các bệnh lây lan qua đường tình dục ngày một đông ở lứa tuổi VTN. Theo con số báo cáo y tế, năm 1998, nhiễm HIV ở lứa tuổi 10 - 19 tăng hơn so với năm 1996. Số trẻ em 12 - 15 tuổi mắc căn bệnh lây lan qua đường tình dục chiếm tỷ lệ 1,16% (đối với bệnh lậu) và 1,5% các bệnh da liễu khác. Năm 1989, gái mại dâm ở tuổi VTN là 2,1%. Năm 1990 chiếm 5,22% và hiện nay có khoảng 12%. Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, buôn bán trẻ em gái... là điều lo lắng của nhiều gia đình và xã hội hiện nay. Những con số trên đây về quan hệ tình dục, nạo phá thai, nạn mại dâm, HIV... ở lứa tuổi VTN đã cảnh báo, thúc giục người lớn (thầy cô giáo, phụ huynh, những người có trách nhiệm trong xã hội, đoàn thể, y tế...) phải có định hướng và giải pháp cứu giúp thế hệ trẻ. Nếu giáo dục không chủ động trang bị cho VTN những tri thức, kỹ năng về SKSS, SKTD thì các em sẽ đi tìm kiếm những vấn đề mà họ muốn biết, tò mò, quan tâm qua các kênh khác nhau mà giáo dục không hề mong muốn và khó có thể kiểm soát nổi. Ví dụ, những thông tin "tế nhị", "nhạy cảm" về giới tính, tình dục không phải là "khó tìm" đối với VTN - phim ảnh, video, ấn phẩm đồi trụy, các tụ điểm tệ nạn xã hội, mạng Internet... Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên nhưng một nguyên nhân cơ bản là do thiếu hiểu biết đầy đủ và có hệ thống của VTN. Họ có nhu cầu lớn về nhận thông tin liên quan ở lứa tuổi này (theo dự án VIE/97/P11 thì con số này là 40%, còn theo dự án VIE/98/P12 thì đã lớn hơn 70%. Có thể nói, vấn đề SKSS vị thành niên là vấn đề có ý nghĩa về cả kinh tế - xã hội và nhân văn sâu sắc. Nó thu hút sự quan tâm nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ. Riêng quỹ dân số liên hợp quốc đã và đang phát động một chương trình quốc tế rộng rãi lấy tên là "sức khỏe sinh sản cho mọi người" đến năm 2015. Tại các nước phát triển, các chính sách dân số, SKSS, KHHGĐ, đặc biệt là SKSS VTN đã được tiến hành rất sớm, từ năm 1960 như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan... Hệ thống chính sách trên của các nước này được hoàn thiện dần gắn liền với các cuộc vận động xã hội về giáo dục tình dục. Hiện nay, ở nhiều nước, chủ trương giáo dục về giới, về tình dục, SKSS được đưa vào trường học ở các cấp phổ thông, chuyên nghiệp. Chính quyền các cấp ra chủ trương trên cơ sở chủ trương của chính phủ, các trường tự xây dựng kế hoạch trên cơ sở nhu cầu của học sinh, phụ huynh và tự tìm ra đối tác phối hợp. Ngoài ra là các giải pháp đồng bộ từ phía nhà nước và tư nhân trong các hình thức từ hỗ trợ đào tạo - xã hội chương trình chính khóa trong nhà trường, tới công tác dịch vụ - tư vấn thành mạng lưới rộng khắp qua đường dây nóng (điện thoại), tư vấn trực tiếp, tư vấn cộng đồng, các kênh, giáo dục truyền thông được khai thác nhằm mục đích hướng dẫn hành vi để VTN tự quyết định lựa chọn giải pháp cho chính mình, tuy nhiên điều này cũng tùy từng nền văn hóa. ở nước ta, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính - SKSS VTN những năm gần đây đã được nhà nước và chính phủ quan tâm đáng kể. Nhiều tổ chức Quốc tế (UNPFA), tổ chức phi chính phủ đã đầu tư hỗ trợ cho nước ta nhiều dự án quốc gia, nhiều chương trình đào tạo và thực hành nhằm giảm tỷ lệ dân số, nâng cao chất lượng SKSS VTN. Mặc dù, chương trình giáo dục dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta đã đạt thành tựu đáng kể là hạ tỷ lệ gia tăng, tăng dân số xuống còn 1,7%/năm, nhưng chất lượng nguồn dân số lại đáng lo ngại. Do vậy, hội thảo các nhà hoạch định chính sách về KHHGĐ phải lấy giáo dục SKSS VTN làm điểm đột phát. Và cùng với chương trình quốc tế "về SKSS cho mọi người" dự kiến sẽ đưa nội dung giáo dục về giới tính, về tình dục SKSS VTN vào trường học trên cơ sở nhu cầu của học sinh, của giáo viên, phụ huynh và xã hội. Vấn đề là chúng ta giáo dục, hướng dẫn nội dung này đi đúng hướng văn minh, văn hóa cao đẹp, tiếp thu cái hiện đại mà giữ vững nét tốt, đẹp của cha ông là rất quan trọng và cũng phải hết sức quan tâm. Theo GS Phạm Song, khi bàn về bản năng con người thì bản năng quan trọng nhất là bản năng tình dục là bản năng sinh tồn hay hủy diệt. Một xã hội nếu không kiểm soát được tình dục theo đúng hướng thì xã hội sẽ đi đến sự tự hủy diệt mình. Từ phía nhà trường, có thể nói, không ai có thể phủ nhận vai trò của giáo dục học đường trong việc dạy cho các em những kiến thức khoa học, dạy các em từng bước trở thành con người có đầy đủ phẩm chất để hòa nhập cộng đồng và xã hội hiện đại. 2.1.2. Thái độ của giáo viên, phụ huynh và vị thành viên về truyền thống dân tộc Kết quả phân tích số liệu cho thấy 82,45% tổng số người được hỏi trả lời rất tự hào về "truyền thống dân tộc", trong đó 87,75% là học sinh VTN đồng thời cũng là tỷ lệ số người trả lời rất tự hào cao nhất so với tỷ lệ số giáo viên và phụ huynh là 77,15%. Đây là một tiêu chí quan trọng để nhận ra mức độ ảnh hưởng của truyền thống lên cuộc sống của con người hiện đại. Một thông số quan trọng nữa trong kết quả điều tra để khẳng định giá trị truyền thống vẫn còn là niềm tự hào chân chính hối thúc suy nghĩ và hành động của phần lớn người Việt Nam chúng ta, đó là qua câu hỏi thăm dò thái độ ứng xử của người được hỏi về ý thức bảo vệ tổ quốc khi độc lập nhà nước có nguy cơ đe dọa. Có tới 97,56% số người trả lời "sẵn sàng tình nguyện nhập ngũ hoặc động viên con em lên đường nhập ngũ. Số người thờ ơ với vận mệnh tổ quốc chỉ chiếm chưa đầy 3%. Có thể nói ý thức tự tôn dân tộc và lòng tự hào về những giá trị truyền thống dân tộc đến nay vẫn có ý nghĩa và có giá trị thiêng liêng trong các thế hệ Việt Nam. Cũng theo số liệu của đợt điều tra có 89,86% học sinh nhận thức sâu sắc về truyền thống "học hành đỗ đạt cao"; 98,77% số người được hỏi bày tỏ lòng mong muốn con cái mình được học hành. Điều đó cho thấy hiếu học, trọng học, khuyến học vẫn là một truyền thống quan trọng của người Việt Nam mặc dù nước ta là một quốc gia đang phát triển với những chỉ số còn rất thấp về mức sống và thu nhập, có tới 86,18% đỗ đạt cao. Từ những kết quả này, chúng tôi có một số nhận định sau: Thứ nhất, truyền thống trọng học có ý nghĩa đối với VTN trong việc hòa mình vào cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi phải có sự hiểu biết, kiến thức và động cơ học tập, đỗ đạt cao của VTN có sự khác nhau trong các gia đình có truyền thống khác nhau. Nếu VTN trong gia đình thuần nông động cơ số 1 của việc học tập là thoát ly khỏi đồng ruộng, để không phải lao động chân tay vất vả, thì động cơ số 1 của việc học tập của VTN trong các gia đình có truyền thống lao động tự do (nghề thủ công, kinh doanh có thể, v.v...) là kiếm được nhiều tiền. Còn trong các gia đình có truyền thống học hành thì động cơ số 1 của việc học tập là để có khả năng hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, là giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học, trọng học vấn có trong gia đình, dòng họ. Gắn với truyền thống hiếu học, trọng học là truyền thống "tôn sư, trọng đạo". Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy tuyệt đại số câu trả lời theo khuynh hướng tích cực 97,89% phụ huynh học sinh muốn tới thăm thầy cô nhân ngày 20-11 trong năm để tỏ lòng ghi ơn công lao thầy cô dạy dỗ con em mình. Có tới 89,48% học sinh VTN được hỏi mong muốn bản thân là cha mẹ tới thăm thầy cô nhân ngày 20-11 và ngày tết cổ truyền; có tới 31,12% số người được hỏi đến thăm thầy cô giáo trên 2 lần trong một năm. Truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn là một giá trị truyền thống đang chi phối giá trị cuộc sống của con người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có những biểu hiện lệch lạc của một bộ phận phụ huynh VTN tới "thăm" thày cô với động cơ không lành mạnh như: xin điểm cho con cái, bao che khuyết điểm khi con cái vi phạm ở trường lớp v.v..., thậm chí có phụ huynh học sinh vì nhẹ dạ, quá nghe con đã có hành vi xâm phạm thô bạo danh dự và thân thể thầy cô giáo. Những hành vi xấu xa đó đã bị dư luận xã hội, báo chí lên án và truyền thống tôn sư trọng đạo không bao giờ cho phép bất cứ ai có hành vi tương tự như vậy đối với thầy cô. Còn về phía người thầy, để xứng đáng với vị thế xã hội cao quý đó cần biết lấy "học sinh làm trung tâm", đó mới là nền tảng bền vững của quan hệ thầy - trò và truyền thống tôn sư trọng đạo. Một biểu hiện tích cực của truyền thống cộng đồng được nhiều người Việt Nam ngày nay vẫn quan tâm đó là đánh giá về quan hệ gia đình và ảnh hưởng tích cực của truyền thống gia đình tới định hướng giá trị của VTN. Kết quả điều tra cho thấy trong 10 tiêu chí đưa ra có 85,1% đã xếp tiêu chí "cuộc sống gia đình ổn định" vào vị trí số 1. Và đánh giá các hình thức ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của VTN được biểu thị "gia đình có nề nếp, cư xử đúng mực" chiếm 82,33% ở tuổi VTN; 84,23% ý kiến ở giáo viên và 89,2% ý kiến ở cha mẹ học sinh. Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình thông qua hình thức "uốn nắn những hành vi sai trái" một cách thường xuyên là có ý nghĩa hơn cả chiếm tỷ lệ bình quân 85,23%. Hình thức ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến, định hướng giá trị của VTN "thông qua việc làm và lối sống gương mẫu' của cha mẹ và người lớn trong gia đình cũng rất nổi bật, chiếm 79,90%... Đối với quan hệ cộng đồng láng giềng, truyền thống nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn (thiên tai, hỏa hoạn, cơ nhỡ, bà mẹ chiến sĩ neo đơn vẫn là khuynh hướng chủ đạo, chiếm 90,18%... Tuy nhiên, cuộc sống theo cơ chế thị trường thời mở cửa cũng có không ít những tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống. Theo số liệu điều tra trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-02 "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tìm hiểu mục đích của sinh viên cho thấy 92,8% trả lời rằng "phấn đấu để có được địa vị xã hội là mục đích xếp thứ nhất; xếp thứ hai trong bảng giá trị là làm giàu (87,2%), trong khi đó mục đích phấn đầu để thành đạt thật sự trong chuyên môn của mình đứng ở vị trí gần cuối bảng vốn tỷ lệ 62,8%. Những con số trên đây cho ta thấy lớp trẻ ngày nay đang muốn tự tin khẳng định bản thân, đề cao giá trị cá nhân. Song một điều cũng cần thấy rõ xu hướng cá nhân hóa đang có nguy cơ ảnh hưởng tư tưởng, đạo đức, lối sống của lớp trẻ dẫn đến những con người vị kỷ, thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng xã hội và luôn chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, đồng thời trong đó cũng có một lớp người thiếu năng lực chuyên môn, tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp trong đó xã hội vẫn thiếu người tài cho nhiều lĩnh vực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong một phạm vi khuôn khổ kinh phí có hạn của đề tài, kết quả điều tra xã hội học không thể phản ánh đầy đủ hiện trạng về mối quan hệ giữa truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy với những thông tin được lượng hóa. Có thể đánh giá tổng quát mặc dù tình hình kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra có nhiều biến đổi sâu sắc, về cơ bản, những giá trị truyền thống văn hóa tiêu biểu cho bản sắc và phẩm giá dân tộc vẫn được đại đa số con người Việt Nam tự hào và tôn trọng, phát huy trong đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của đất nước và thời đại, những giá trị truyền thống văn hóa phải được kế thừa và phát huy theo hướng hiện đại hóa phù hợp và đáp ứng mục tiêu "dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Đảng và Nhà nước ta, trên nhận thức và chủ trương đã khẳng định, trong quá trình đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa đã trở thành truyền thống dân tộc. Biết giải quyết một cách khoa học, bảo đảm sự hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, lấy con người là mục tiêu động lực của sự phát triển. Đó là một bảo đảm hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của nước ta trên con đường tiến lên văn minh hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc. Kinh nghiệm quý báu của những "con rồng châu á", những thập kỷ qua, trong đó có kinh nghiệm cải cách giáo dục từ Hàn Quốc lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng. Giáo dục phổ thông (từ tiểu học, PTCS và PTTH) với phương pháp "lấy người học làm trung tâm" chính là nền tảng của việc đào tạo ra lớp người mới có năng lực và phẩm chất tốt. Bốn mục tiêu cơ bản được xác định cho giáo dục phổ thông là "Tăng cường giáo dục đạo đức; tăng cường hiểu biết xã hội; tăng cường hiểu biết truyền thống văn hóa dân tộc và giáo dục tính sáng tạo". 2.2. Vài nét về tình hình giáo dục giá trị truyền thống văn hóa trong trường phổ thông hiện nay Trường học ngày nay là một thiết chế trong hệ thống giáo dục quốc dân của ta. Mục tiêu của nhà trường là đào tạo ra những nhân cách hay con người có nhân cách văn hóa. Đó là "Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Vấn đề là nhà trường phải tạo điều kiện để học sinh chuyển học vấn thành nhân cách văn hóa hay con người có giáo dục. Khi xã hội tiến lên nền kinh tế tri thức thì - con người có giáo dục sẽ là biểu tượng của xã hội, là người thể hiện và sáng tạo ra các tiêu chuẩn của xã hội. Để có nhân cách văn hóa nội dung giáo dục của nhà trường nói chung và giáo dục GTTTVH nói riêng cho học sinh VTN phải phù hợp và thiết thực. Qua khảo sát thực tế cho thấy, trước hết nội dung giáo dục trong nhà trường còn nhiều thiếu sót. Theo nhận định chung của xã hội hiện nay chương trình học của học sinh phổ thông còn nặng nề, quá tải, nặng tính từ chương, nhẹ thực hành. Tình trạng học sinh học vẹt, học nhồi nhét, từ đó khó có thể phát huy tư duy độc lập, chủ động sáng tạo và một phương pháp học tập tích cực. Điều quan trọng hiện nay, không ít dư luận xã hội báo chí phản ánh những hiện tượng tiêu cực phản văn hóa đang xuất hiện trong nhà trường: sự vi phạm quy chế thi cử, tình trạng học sinh vô lễ, thậm chí có học sinh, phụ huynh học sinh có hành vi hung đồ xâm phạm thô bạo tới thân thể thầy cô giáo, hạ nhục người thầy trước đám đông. Hành vi bạo ngược đó hoàn toàn không bao giờ cho phép diễn ra trong quan hệ thày - trò của truyền thống văn hóa dân tộc ta từ ngàn xưa. ở trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học của chúng ta hiện nay theo phản ánh của giáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao duc - De tai.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan