Luận văn Giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

3.1 Mục đích của luận văn . 6

3.2 Nhiệm vụ của luận văn. 6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7

5.1. Phương pháp luận. 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài . 9

7. Kết cấu của luận văn . 9

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HÀNH CHÍNH CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGưỜI DÂN TỘC

THIỂU SỐ. 10

1.1. Khái quát về công chức cấp xã người dân tộc thiểu số. 10

1.1.1. Một số khái niệm liên quan. 10

1.1.2. Đặc điểm của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số . 12

1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. 14

1.2. Tổng quan về giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã

người dân tộc thiểu số . 17

1.2.1. Khái niệm giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là

người dân tộc thiểu số . 17

1.2.2. Đặc điểm của giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã

người dân tộc thiểu số . 17

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số chia theo trình độ chuyên môn (Đơn vị tính: người) STT TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CÔNG CHỨC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỶ LỆ 1 Chưa được đào tạo 0 0% 2 Trình độ trung cấp 52 20% 3 Trình độ cao đẳng 25 9,6% 4 Trình độ đại học 178 68,4% 5 Trình độ sau đại học 5 2% TỔNG SỐ 260 100% Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê đến tháng 10/2018 Bảng số liệu cho thấy, có 178 công chức cấp xã người dân tộc đã có trình độ cử nhân đại học, 25 người có trình độ cao đẳng và đặc biệt có 05 người đã đạt trình độ sau đại học. Tổng cộng, số công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm gần 80%, cho thấy cấp ủy luôn chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về các mặt cho con em, cán bộ ở địa phương, nhất là người dân tộc thiểu số. Phần đông công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đã có sự chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu để phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, xét thực tế, trình độ pháp luật hành chính của đội ngũ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số vẫn chưa cao. Đội ngũ công chức được đào tạo chủ yếu các chuyên ngành (kinh tế, sư phạm, công nghệ thông tin,) còn các chuyên ngành về pháp luật nói chung và pháp luật trong quản lý nhà nước nói riêng vẫn còn thấp. 49 Bảng 2.4: Số lƣợng công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số chia theo trình độ kiến thức pháp luật (Đơn vị tính: người) STT TRÌNH ĐỘ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CÔNG CHỨC NGƢỜI DTTS ĐÀO TẠO LUẬT TỶ LỆ/TỔNG SỐ CÔNG CHỨC NGƢỜI DTTS 1 Chưa được học luật 0 0% 2 Trình độ trung cấp 6 2,3% 3 Trình độ cao đẳng 0 0% 4 Trình độ đại học luật 85 32% 5 Trình độ sau đại học 2 0,7% TỔNG SỐ 92 35% Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê đến tháng 10/2018 Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số công chức cấp xã người dân tộc thiểu số của hai huyện miền núi đã qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chỉ chiểm 48,5%. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá lớn với 51,5%. Số lượng người dân tộc thiểu số trong cơ cấu công chức cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước. Vì vậy, công tác nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, trình độ hiểu biết pháp luật hành chính - nhà nước cho công chức cấp cơ sở thời gian tới là rất quan trọng và cần thiết. 50 Bảng 2.5: Số lƣợng công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số chia theo trình độ chính trị (Đơn vị tính: người) STT TRÌNH ĐỘ CHÍNH TRỊ CÔNG CHỨC NGƢỜI DTTS TỶ LỆ 1 Chưa qua đào tạo 134 51,5% 2 Sơ cấp 83 32% 3 Trung cấp 43 16,5% 4 Cao cấp 0 0% TỔNG SỐ 260 100% Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê đến 10/ 2018 Thứ hai, phần đông công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đã có sự chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu, cập nhật thông tin pháp luật để có trình độ kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật, cũng như ý thức pháp luật nghề nghiệp của đội ngũ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đã từng bước hình thành và được củng cố. Ý thức pháp luật hành chính là ý thức mà các nhà chức trách, các luật gia, của công chức mà nghề nghiệp của họ có liên quan đến việc hoạch định chính sách pháp luật, nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước. Mặt khác, ý thức này không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết về kiến thức pháp luật mà còn phản ánh trình độ nghiệp vụ pháp lý, kỹ năng vận dụng và áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc thực tế. Ví dụ, nhiệm vụ của cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã cần phải thực hiện các nội dung sau: - Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch; - Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch; 51 - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; - Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; - Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn. Để giải quyết tốt các nhiệm vụ nói trên, cán bộ tư pháp - hộ tịch phải dựa vào Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã từng bước hình thành ý thức pháp luật hành chính trong đội ngũ công chức cấp xã người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để đạt tới pháp luật hành chính ở trình độ cao, đòi hỏi mỗi người công chức cần phải có ý thức rèn luyện, trau dồi kiến thức; đồng thời, công tác giáo dục pháp luật cho họ cần phải đi vào chiều sâu và thực chất. Đội ngũ công chức người dân tộc thiểu số đã chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu, cập nhật thông tin pháp luật hành chính. Họ là những người chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu vấn đề của bộ máy hành chính nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Điều đó đòi hỏi người công chức phải trung thực, khách quan và căn cứ trên cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành của quản lý nhà nước. Chẳng hạn, cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã là người thay mặt chính quyền giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực tư pháp - hộ tịch theo nhiệm vụ được phân cấp quản lý, giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân cấp xã, phường, thị trấn Để đáp ứng được công việc chuyên môn trên, cán bộ tư pháp phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật tối thiểu ở trình độ cử nhân luật, vì các công việc chuyên môn đều do pháp luật 52 quy định; đồng thời, phải gương mẫu trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu. Có thể rút ra kết luận rằng, đội ngũ công chức cấp xã phải am hiểu về pháp luật, luôn công minh, chính trực và tinh thần trách nhiệm cao thì mới giải quyết các công việc chuyên môn kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thứ ba, ngày 08/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”. Theo mục tiêu của Đề án, 100% cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương được phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin rộng rãi về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật. Trên 80% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phổ biến pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động về lĩnh vực công tác dân tộc, theo yêu cầu nhiệm vụ. Với những thách thức mà Đề án yêu cầu, việc tập trung xây dựng đội ngũ công chức cấp xã nhất là công chức người dân tộc thiểu số có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và nắm vững các kiến thức pháp luật là việc làm hết sức cần thiết. Mặt khác, trong quá trình làm việc, ngoài những vốn kiến thức thực tế sau khi được đào tạo, công chức người dân tộc thiểu số còn có những thuận lợi nhất định khi gặp gỡ, tiếp xúc với người dân, những người có năng lực, uy tín trong cộng đồng dân cư giúp góp phần làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con. Như vậy, một thành tựu nổi bật của công tác 53 giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đã từng bước thể chế hóa chủ trương, đường lối giáo dục pháp luật của Đảng thành hệ thống văn bản luật và dưới luật làm cơ sở góp phần nâng cao chất lượng công vụ trong cơ quan nhà nước và giúp đội ngũ này thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. 2.2. Thực trạng giáo dục dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số 2.2.1. Chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế Như đã phân tích ở chương 1, chủ thể giáo dục pháp luật hành chính là những người tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật hành chính, bao gồm những chủ thể mang tính chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn về giáo dục pháp luật hành chính, tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật hành chính thường xuyên liên tục và các chủ thể không thể mang tính chuyên nghiệp, tiến hành giáo dục pháp luật hành chính một cách không trực tiếp mà do phát sinh từ nhiệm vụ hoặc lồng ghép giáo dục pháp luật hành chính vào quá trình thực thi công vụ. Mỗi chủ thể, dù chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, khi thực hiện giáo dục pháp luật hành chính đều có những vai trò nhất định góp phần nâng cao ý thức pháp luật, hình thành tình cảm và niềm tin pháp lý nơi đối tượng được giáo dục. Chủ thể giáo dục pháp luật hành chính trực tiếp cho công chức cấp xã người dân tộc thiểu số là các nhà giáo dục pháp luật đều đảm trách các nhiệm vụ giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã. Trên thực tế, trong giáo dục pháp luật hành chính chưa có sự phân biệt nhà giáo dục pháp luật chuyên nghiệp (các giảng viên có kỹ năng sư phạm, hiểu biết về chuyên môn) với nhà giáo dục pháp luật không chuyên nghiệp (các chuyên gia pháp luật có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật chuyên ngành nhưng 54 lại thiếu về kỹ năng sư phạm). Với những tồn tại, hạn chế như cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số miền núi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chưa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao, nhất là các chương trình về văn hóa, giáo dục đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng nền giáo dục pháp luật chuyên nghiệp ở những vùng miền núi; cũng như các cơ sở tham gia giáo dục đào tạo pháp luật cho công chức hành chính như Trường Đại học Luật, Học viện hành chính, không dễ dàng xây dựng các cơ sở đào tạo ở khu vực này. Với tinh thần huy động toàn bộ lực lượng cho công tác giáo dục pháp luật hành chính, đến nay chủ thể làm công tác này trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, ngày càng đi lên về cả số lượng lẫn chất lượng. Các địa phương đã huy động tổng lực các chủ thể tham gia giáo dục pháp luật hành chính; bước đầu, đã có một số địa phương huy động được các chủ thể có sự am hiểu về văn hóa dân tộc, về ngôn ngữ và phong tục, tập quán tham gia giáo dục pháp luật hành chính. Nhìn chung, công tác giáo dục pháp luật hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương luôn coi việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật hành chính là công việc của cả hệ thống chính trị. Đối tượng của giáo dục pháp luật hành chính ở đây là đội ngũ công chức hành chính cấp xã người dân tộc thiểu số. Việc phân loại đối tượng giáo dục pháp luật hành chính theo các tiêu chí về trình độ, về cấp hành chính và lĩnh vực chuyên môn của từng nhóm công chức cấp xã là quan trọng nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật hành chính. Tuy nhiên, về phía đối tượng giáo dục pháp luật hành chính hiện này vẫn còn tồn tại 55 nhiều nhược điểm. Công chức người dân tộc thiểu số phần lớn chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, một số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật nhưng việc áp dụng những kiến thức pháp luật được học vào thực thi công việc còn thấp. Một số đơn vị lại cử người đi học không đúng đối tượng và mục đích. Vẫn còn tình trạng một bộ phận không nhỏ công chức hành chính nhận thức sai lệch về vị trí, vai trò của giáo dục pháp luật hành chính đối với công tác chuyên môn. Vì vậy, xảy ra hiện tượng công chức hành chính học đối phó để phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa trình độ, thăng chức, tăng lương chứ không phải từ nhu cầu thực sự muốn tích lũy thêm kiến thức pháp luật hành chính để phục vụ tốt cho công việc của mình. Ngoài ra, trình độ nhận thức về công tác pháp luật hành chính công chức cấp xã người dân tộc thiểu số vẫn còn thấp, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, chưa có sự chủ động trong việc ứng dụng pháp luật hành chính trong công vụ dẫn đến lúng túng trong công tác triển khai công việc ở cơ sở. Hay vẫn còn một số công chức vẫn chưa có tinh thần, ý thức học tập, chưa thực sự nghiêm túc trong quá trình tham gia giáo dục pháp luật hành chính. Mặc dù, cơ quan, đơn vị tạo điều kiện để được học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật nhưng thời gian mà các công chức cấp xã người dân tộc thiểu số không đảm bảo quy định; vì nhiều lý do khiến chất lượng công tác giáo dục pháp luật hành chính không tốt. Tóm lại, vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật hành chính nên hiệu quả chất lượng của công tác giáo dục pháp luật hành chính ở vùng miền núi chưa cao. 2.2.2. Nội dung giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian qua, các cấp ủy và chính quyền địa phương vùng miền núi luôn chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về các mặt cho đối tượng công chức cấp xã ở địa phương, nhất là người dân tộc thiểu số. 56 Công tác đào tạo, bồi dưỡng được đảm bảo gắn liền với thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, cũng như nhu cầu của người học. Các đơn vị tạo điều kiện cử nhiều lượt cán bộ là người dân tộc thiểu số đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị tại cơ sở đào tạo trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật hành chính thể hiện qua nội dung giáo dục pháp luật hành chính cho đối tượng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều cơ sở giáo dục pháp luật hành chính cho đối tượng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả chỉ lựa chọn 02 cơ sở giáo dục (gồm Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế và Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh) để chúng ta có cái nhìn tổng quát về khung chương trình kiến thức đào tạo gắn với nội dung giáo dục pháp luật hành chính dành cho đối tượng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số và rút ra nhận xét về thực trạng giáo dục pháp luật hành chính hiện nay. Chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế với mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bước đầu có định hướng chuyên sâu và kỹ năng nghiên cứu thực hành. Trường còn là cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ cao - những người đã, đang hoặc sẽ là cán bộ, công chức hành chính chuyên ngành luật hoặc liên quan trực tiếp đến pháp luật. Hiện nay, có 02 hệ đào tạo: đào tạo đại học (chính quy, hệ vừa học vừa làm) và đào tạo sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ). Mỗi hệ đào tạo đều có chương trình đào tạo riêng với hệ thống giáo trình riêng. Xuất phát từ nhu cầu học tập cũng như điều kiện thực tế tại địa phương, Trường Đại học Luật đã mở các lớp đại học hệ vừa học vừa làm để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành pháp 57 luật cho phần lớn công chức. Như vậy, trường Đại học Luật Huế là một trong những cơ sở uy tín trong việc bồi dưỡng, đào tạo công chức cho các cơ quan quản lý hành chính cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Trong Chương trình đào tạo đại học, nhà trường đã chuyển hoàn toàn chương trình đào tạo từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ (01 tín chỉ tương đương 1,5 đơn vị học trình), theo đó: Khối kiến thức giáo dục đại cương: 44 tín chỉ. Khối kiến thức giáo dục chuyên ngành: 72 tín chỉ; trong đó, phần bắt buộc chung là 55 tín chỉ với các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành (xem bảng dưới). STT Môn học (Học phần) Số tín chỉ 1 Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 2 2 Lý luận nhà nước và pháp luật 5 3 Luật Hiến pháp 1 và 2 4 4 Luật Dân sự 1 và 2 4 5 Luật hành chính 2 6 Luật tố tụng hành chính 2 7 Luật học so sánh 2 8 Luật hình sự 5 9 Luật hôn nhân và gia đình 3 10 Luật tố tụng hình sự 3 11 Luật lao động 3 12 Luật tài chính 3 13 Luật đất đai 3 14 Luật môi trường 3 15 Luật Thương mại 3 16 Công pháp quốc tế 4 17 Tư pháp quốc tế 4 58 Phần tự chọn với 17 tín chỉ, gồm các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và kỹ năng. Các môn học tự chọn dành cho chuyên ngành Luật Hành chính - Nhà nước đó là: STT Môn học (học phần) Số tín chỉ 1 Hoạt động công chứng, chứng thực 2 2 Công tác hộ tịch 2 3 Quản lý xung đột 2 4 Luật khiếu nại, tố cáo 2 5 Công chức, công vụ 2 6 Pháp luật về quyền con người 2 7 Tổ chức công sở và nhân sự hành chính 2 8 Luật Hiến pháp chuyên sâu 3 Nội dung chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Huế áp dụng cho hệ đại học vẫn quá thiên về phần kiến thức bắt buộc các môn luật chuyên ngành. Điều này phù hợp với những người đang hoặc sẽ là công chức chuyên ngành luật, làm việc tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, tư pháp. Song, đối với cán bộ, công chức hành chính làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc khác thì không phù hợp lắm; không có chương trình đào tạo dành riêng cho đối tượng này. Với nội dung chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Luật áp dụng cho hệ đại học vừa học vừa làm chủ yếu tập trung về phần kiến thức bắt buộc các môn luật chuyên ngành và chỉ mang tính khái quát do thời lượng tín chỉ ít, không đủ cập nhật các kiến thức chuyên sâu cho học viên, nhất là công chức là người dân tộc thiểu số với trình độ kiến thức pháp luật còn hạn chế. Mặt khác, với hệ vừa học vừa làm, các môn tự chọn chuyên ngành chủ yếu do nhà trường chọn lựa và chưa áp dụng các kỹ năng mềm để học viên biết cách ứng dụng pháp luật hành chính để giải quyết các vấn đề công vụ. Hơn nữa, 59 học viên phải đáp ứng đủ yêu cầu các môn học mà nhà trường đề ra thì mới đảm bảo hoàn thành nội dung chương trình khóa học. Với những lý do trên, có thể thấy rằng kiến thức pháp luật mà nhà trường giảng dạy chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn công việc của đội ngũ công chức hành chính cấp xã, đặc biệt đối với công chức cấp xã người dân tộc thiểu số. Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trường Chính trị cấp tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước về một số lĩnh vực khác. Trong đề tài này, chỉ đề cập một vài nhiệm vụ chính của Trường Chính trị cấp tỉnh trong việc đào tạo công chức cấp xã, đó là: Đào tạo trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, tỉnh, thành phố trong phạm vi mình quản lý, các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở; Bồi dưỡng, cập nhhật kiến thức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện; Đào tạo tiền công vụ đối với công chức dự bị; bồi dưỡng chuyên viên và các chức danh tương đương. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó, các Trường Chính trị tỉnh đã triển khai xây dựng nội dung chương trình cho các đối tượng giáo dục. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó, trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh xây dựng nội dung chương trình học dành cho đối tượng giáo dục pháp luật hành chính theo bảng sau: 60 STT Tên học phần Lý Thuyết Thảo luận Tự học I Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 1 Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 60 15 4 2 Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh 60 15 4 3 Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 12 4 4 4 Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội 12 4 4 II Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1 Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng Sản 16 8 14 2 Những vấn đề cơ bản về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 24 12 23 III Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nƣớc, pháp luật và quản lý hành chính nhà nƣớc 1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa 44 16 40 2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước 44 16 40 IV Đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội 45 10 4 V Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân 1 Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở 40 12 36 2 Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở 40 12 36 3 Nghiệp vụ công tác Đoàn thể 24 12 26 VI Tình hình nhiệm vụ của địa phƣơng (hoặc ngành) 28 8 3 VII Nghiên cứu thực tế, thi tốt nghiệp hoặc viết tiểu luận cuối khóa 68 28 61 Có thể thấy rằng, khung chương trình trên đây chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật hành chính cho đội ngũ công chức cấp cơ sở. Trong khi đó, nhiều công chức cấp xã mong muốn được tiếp thu thêm nhiều kiến thức pháp luật (Luật Đất đai, Luật Hộ tịch,..) để đáp ứng công việc chuyên môn của họ trong quản lý nhà nước. Từ việc phân tích các nội dung chương trình giáo dục pháp luật của các cơ sở giáo dục trên, có thể đánh giá được thực trạng nội dung giáo dục pháp luật hành chính cho đội ngũ công chức hành chính cấp xã người dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều điểm bất cập, hạn chế. Việc thiết kế các khung chương trình đào tạo của các trường vẫn chưa thể hiện rõ đặc thù đào tạo công chức cấp xã, chưa đạt độ sâu kiến thức pháp luật cần thiết, chưa phù hợp với nhu cầu thông tin, kiến thức pháp luật hành chính mà người công chức cấp xã cần để phục vụ trong công việc cũng như trong lĩnh vực chuyên môn. Có những kiến thức thật sự không cần thiết thì nhà trường lại đưa vào, còn những nội dung cần có để hỗ trợ trong quản lý nhà nước giai đoạn hiện nay thì lại chưa có, như: pháp luật về các vấn đề xã hội,... Điều này làm cho học viên tốn kém thời gian, chi phí và sử dụng giảng viên không phù hợp với đối tượng học. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cần xây dựng khung chương trình chuẩn cho công chức cấp xã cụ thể phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực công tác của đối tượng. Mặt khác, các chương trình giáo dục vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đến việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành công vụ, áp dụng các kiến thức pháp luật hành chính nhà nước vào công việc thực tế. Vì vậy, việc bổ sung những môn học mang tính kỹ năng nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề pháp lý thực tiễn, kỹ năng ứng xử, kỹ năng thuyết phục... là những nội dung mà các cơ sở giáo dục đào tạo cần bổ sung để phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay của đội ngũ công chức. Ngoài ra, việc cập nhật các văn bản pháp luật hành chính vẫn còn chậm khiến công chức cấp xã người dân tộc thiểu số lúng túng trong xử lý công việc. 62 2.2.3. Hình thức giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thừa Thiên Huế Hoạt động giáo dục pháp luật hành chính cho công chức cấp xã người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thời gian qua được thực hiện bằng nhiều hình thức: Thứ nhất, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Cấp ủy các cấp và người đứng đầu phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số”, xuất phát từ nhu cầu đào tạo đội ngũ công chức cấp xã và thuận tiện cho các công chức có cơ hội học tập tại địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo đa dạng hóa các loại hình giáo dục pháp luật bằng việc mở nhiều khóa đào tạo tại cơ sở miền núi. Do tính tiện ích của hình thức đào tạo từ xa chuyên ngành luật nên nhiều cán bộ hành chính cấp xã đi học luật theo hình thức này. Mặt khác, hiện nay, tại các huyện đều có Trung tâm Bồi d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giao_duc_phap_luat_hanh_chinh_cho_cong_chuc_cap_xa.pdf
Tài liệu liên quan