Luận văn Giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH 8

1.1. Khái niệm về giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh 8

1.2. Chương trình, nội dung giáo dục pháp luật và vai trò giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh 19

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH Ở MIỀN TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 30

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ 30

2.2. Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục pháp luật của các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay 37

2.3. Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém về giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ 60

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH Ở MIỀN TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 65

3.1. Các quan điểm đảm bảo giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ 65

3.2. Các giải pháp đảm bảo giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ 72

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững vấn đề cơ bản về pháp luật kinh tế (4 tiết). Bài 5: Luật Hôn nhân và gia đình (4 tiết). Bài 6: Những vấn đề cơ bản về luật Đất đai (4 tiết). Bài 7: Những vấn đề cơ bản về luật Khiếu nại, tố cáo (4 tiết). - Chương trình đào tạo Trung cấp hai bằng (Trung cấp chính trị và Trung cấp hành chính) (Các phần học về lĩnh vực pháp luật). Môn 1: Giáo dục pháp luật (24 tiết lý thuyết). Môn 2: Lý luận Nhà nước và pháp luật (40 tiết lý thuyết). Môn 3: Hiến pháp và luật Tổ chức bộ máy Nhà nước (36 tiết lý thuyết). Môn 4: Luật Hành chính Việt Nam (32 tiết lý thuyết). Hai là: Chương trình, nội dung các lớp bồi dưỡng (Các nội dung học về lĩnh vực pháp luật). - Lớp Bồi dưỡng Tiền công vụ. Bài 1: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam (20 tiết). Bài 2: Hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật (20 tiết). Bài 3: Luật Hành chính và tài phán hành chính (20 tiết). - Lớp Bồi dưỡng Chuyên viên. Bài 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (8 tiết). Bài 2: Pháp luật và pháp chế XHCN Việt Nam (8 tiết). Bài 3: Những ngành luật chủ yếu của hệ thống Pháp luật XHCN Việt Nam (16 tiết). Các lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chủ chốt ở cơ sở. Hiện nay các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thường mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt như: Bí thư cấp uỷ, Chủ tịch HĐND và UBND, trưởng các ban thuộc UBND, trưởng các đoàn thể ở cấp cơ sở. Chương trình, nội dung của các lớp này thường áp dụng theo quy định của Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, một số Đoàn thể ở Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương. Như vậy qua thực trạng về chương trình, nội dung như trên nhìn chung các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ đã thực hiện đúng quy định của Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí minh, Bộ Nội vụ. Qua nghiên cứu về chương trình, nội dung giáo dục pháp luật của các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay với kết quả thăm dò ý kiến học viên cho thấy có 64% ý kiến của học viên cho rằng chương trình, nội dung giáo dục pháp luật là phù hợp. Bên cạnh những ý kiến học viên cho là hợp lý về chương trình, nội dung thì vẫn còn 22% cho rằng cần phải bổ sung thêm. Ngoài ra về vấn đề chương trình, nội dung thì có 6% ý kiến cho rằng cần bớt đi, tuy là không nhiều nhưng những ý kiến này tập trung vào chương trình, nội dung bị trùng lập như: Một số nội dung của môn học Hiến pháp và luật Tổ chức bộ máy Nhà nước với môn luật Hành chính trong chương trình Trung cấp hành chính có sự trùng lập. Bảng 2.1: Ý kiến học viên về chương trình, nội dung STT Chỉ báo Tổng số % Ghi chú 1 Phù hợp 387 64 2 Cần bổ sung 136 22 3 Cần bớt đi 34 6 4 Không ý kiến 40 8 Nguồn: Từ ý kiến học viên ở một số trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. Để thực hiện chương trình, nội dung giáo dục pháp luật như trên thì còn phải xem xét về sự phân bố thời gian và thực tế theo chương trình, nội dung đào tạo ở các trường chính trị tỉnh hiện nay thì có khoảng trên 60% thời gian giảng lý thuyết, khoảng gần 40% thời gian dành cho nghiên cứu, thảo luận, ôn thi. Với kết quả thăm dò ý kiến học viên cho thấy: Hầu như các ý kến cho là việc phân bổ thời gian theo hiện nay với 76% cho là phù hợp và vẫn còn 24% cho là chưa phù hợp cần bổ sung thêm thời gian giảng lý thuyết ở chương trình Trung học chính trị và Trung học hành chính ở một số nội dung. Bảng 2.2: Ýù kiến học viên về phân bổ thời gian học tập STT Chỉ báo Tổng số % Ghi chú 1 Hợp lý 452 76 2 Chưa hợp lý 145 24 Nguồn: Từ ý kiến học viên ở một số trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. Từ kết quả thăm dò ý kiến học viên như trên và sự nghiên cứu bản thân có thể nhận thấy chương trình, nội dung giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ đã được cải tiến rất nhiều, có sự đổi mới về cả chương trình lẫn nội dung đã được người học đánh giá khá cao. Về chương trình giáo dục pháp luật đã được cơ cấu đầy đủ hơn so với những chương trình giáo dục pháp luật được thực hiện trước đây trong trường chính trị tỉnh như chương củ chỉ có 9 bài và chương trình mới đã tăng lên gấp đôi với nhiều phần học thích hợp hơn. Về nội dung giáo dục pháp luật cũng có nhiều nội dung mới được đưa vào nhằm làm phong phú hơn về lượng kiến thức, thời gian cơ cấu cho từng bài giảng phù hợp hơn. Một vấn đề quan trọng nữa là trong chương trình, nôi dung giáo dục pháp luật của các trường chính trị tỉnh hiện nay đã có sự phân cấp rõ ràng giữa chương trình trung cấp lý luận chính trị với chương trình sơ cấp chính trị, từ đó học viên đã học chương trình sơ cấp nếu tiếp tục học chương trình trung cấp thì sẽ cảm thấy được học cao hơn và không có cảm giác học lại hoặc bị nhàm chán. 2.2.3. Về hình thức giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ Về hình thức giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay áp dụng hình thức giáo dục mang tính phổ biến nó được thể hiện trong giảng dạy và học tập qua các khâu như: Giảng dạy trên lớp, tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, xêmina, nghiên cứu thực tế. Có thể nói sự kết hợp các khâu này trong quá trình đào tạo là một chu trình khép kín, cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. Và đểû thực hiện tốt các khâu trên trên thì phụ thuộc rất nhiều đến công tác tổ chức, quản lý đào tạo, nếu kết hợp tốt các nội dung này thì sẽ có hiệu quả trong đào tạo của các trường chính trị tỉnh. Qua kết quả thăm dò ý kiến học viên cho thấy: 2.2.3.1. Khâu giảng dạy pháp luật trên lớp Khâu giảng dạy trên lớp của giảng viên là một khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Với kết quả thăm dò ý kiến học viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên giảng dạy pháp luật thể hiện như sau: Đa số học viên đánh giá rất cao về phương pháp giảng dạy của giảng viên có 73% ý kiến cho là phù hợp vì các giảng viên đã có sự chuẩn bị chu đáo bài giảng, nắm vững kiến thức pháp lý, sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy và đồng thời có 23% ý kiến cho là chưa phù hợp vì có một số giảng viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nhất là giảng dạy cho đối tượng lớn tuổi, chưa biết kết hợp tốt các phương pháp giảng dạy. Từ đó ta có thể khẳng định về phương pháp giảng dạy của giảng viên về cơ bản là tốt đối với giảng dạy pháp luật. Tuy vậy vẫn còn một sốt ít là chưa tốt cho nên vẫn phải tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ giảng viên nµy. Bảng 2.3: Ý kiến học viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên STT Chỉ báo Tổng số % Ghi chú 1 Phù hợp 436 73 2 Chưa phù hợp 127 23 3 Không ý kiến 34 4 Nguồn: Từ phiếu ý kiến học viên một số trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. 2.2.3.2. Chất lượng của các khâu trong giáo dục pháp luật Chất lượng của các khâu trong giáo dục pháp luật qua kết quả thăm dò học viên cho thấy như sau: Bảng 2.4: Chất lượng các khâu trong giáo dục pháp luật STT Chỉ báo Lên lớp Thảo luận, xêmina Thi,kiểm tra Đi thực tế TS % TS % TS % TS % 1 Tốt 482 80 330 51,5 506 85 265 44 2 Chưa tốt 115 20 267 48,5 92 15 332 56 Nguồn: Từ ý kiến học viên một số trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. Một là, đối với khâu lên lớp. Học viên đánh giá rất cao ở khâu này có 80% đánh giá tốt là do trong công tác giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ trong quá trình đào tạo biết kết hợp tất cả các khâu như: Giảng dạy trên lớp, tổ chức thảo luận xêmina, quản lý thi nghiêm túc, tổ chức nghiên cứu thực tế nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn (Tuy khâu nghiên cứu thực tế ở một số trường chưa thực hiện tốt). Bên cạnh đó có một số ý kiến học viên cũng đánh giá ở khâu này vẫn chưa tốt, còn hạn chế mà chủ yếu là do phương pháp giảng dạy và vốn kiến thức thực tiễn của giảng viên còn hạn chế, với 20% học viên đánh giá chưa tốt. Hai là, đối với khâu thảo luận, xêmina. Học viên đánh giá ở khâu này là tốt chỉ đạt tỉ lệ 51,5% và có 48,5% học viên cho là chưa tốt. Như vậy qua kết quả trên ta thấy ý kiến học viên cho là tốt vẫn chưa thật sự cao lắm và ý kiến cho là chưa tốt cũng tương đối cao (gần 50%). Ta thấy hình thức giáo dục này rất phù hợp với học viên là người lớn tuổi trong học tập kiến thức pháp luật, nhưng trong thực tế thời gian qua các trường chưa làm tốt khâu này mà nguyên nhân từ cả người dạy và người học trong việc đầu tư, chuẩn bị chu đáo trong giảng dạy và học tập,...dẫn đến chất lượng thảo luận không tốt và việc tiếp thu kiến thức cũng hạn chế. Ba là, đối với khâu thi, kiểm tra. Đa số học viên đánh giá ở khâu này là tốt với tỉ lệ là 85% và có 15% học viên cho là chưa tốt. Qua kết quả trên ta thấy đa số ý kiến học viên cho là tốt, có kết quả này là do tính nghiêm túc trong quản lý thi, kiểm tra kiên quyết xử lý những vi phạm của nhà trường và sự tự ý thức của cán bộ đi học vì họ là những cán bộ lãnh đạo, chủ chốt, bản thân họ tự rèn luyện, chấp hành nội quy, quy chế trong thi, kiểm tra. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ đi học chưa chấp hành tốt nội quy, quy chế trong thi, kiểm tra dẫn đến những tiêu cực xảy ra trong thi cử, đây là những vấn đề bức xúc hiện nay cần được giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và trong giáo dục pháp luật nói riêng. Bốn là, đối với vấn đề nghiên cứu thực tế. Vấn đề tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế đối với học viên của các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ vẫn được tổ chức thực hiện trong thời gian qua. Việc nghiên cứu thực tế rất có ý nghĩa vì nhằm kết hợp giữa học đi đôi với hành, lý luận luôn luôn gắn với thực tiễn mà trong lĩnh vực giáo dục pháp luật là rất cần thiết, vì vừa nâng cao tri thức pháp lý vừa gắn với những tình huống pháp luật trong thực tế sẽ nâng cao cao chất lượng trong công tác giáo dục pháp luật. Tuy công tác nghiên cứu thực tế trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ vẫn được thực hiện nhưng chủ yếu là ở các chương trình đào tạo và ý kiến học viên đánh giá khâu này chỉ có 44% cho là tốt và có 56% ý kiến học viên cho là chưa tốt, do đó các trường chính trị tỉnh nên cần quan tâm khâu này nhiều hơn trong chương trình, nội dung đào tạo xem đây là vấn đề bắt buộc thực hiện, tạo mọi điều kiện để tổ chức thực hiện vấn đề đi nghiên cứu thực tế, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 2.2.3.3. Về hình thức tổ chức lớp học, quản lý học tập trong giáo dục pháp luật Hình thức tổ chức lớp học, quản lý học tập kiến thức pháp luật là sự gắn liền với việc thực hiện các khâu trong hình thức giáo dục pháp luật. Nếu thực hiện tốt khâu phương pháp giảng dạy nhưng hình thức tổ chức lớp học, quản lý học tập lõng lẽo, không hợp lý, thiếu khoa học, không phù hợp tình hình thực tiễn thì chất lượng giáo dục pháp luật cũng sẽ bị hạn chế, không đảm bảo. Hình thức tổ chức lớp học, quản lý học tập trong giáo dục pháp luật bao gồm nhiều mặt như: Tổ chức các lớp học, quản lý toàn bộ các khâu trong quá trình đào tạo. Thứ nhất, về hình thức tổ chức lớp học. Hình thức tổ chức lớp học hiện nay ở các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ vừa thực hiện hình thức đào tạo tập trung, vừa đào tạo tại chức. Thể hiện như sau: Bảng 2.5: Tổng hợp hình thức đào tạo của các trường chính trị tỉnh STT Trường Chính trị tỉnh Đào tạo tập trung Đào tạo tại chức Ghi chú 1 Tiền Giang 30% 70% 2 Bến Tre 30% 70% 3 Đồng Tháp 30% 70% 4 Phạm Hùng 40% 60% 5 Trà Vinh 20% 80% 6 Cà Mau 30% 70% Nguồn: Từ một số trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. Như vậy về hình thức tổ chức lớp học hiện nay của các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ chủ yếu là hình thức đào tạo tại chức chiếm khoảng 70%. Vì thực hiện hình thức này thì rất phù hợp với cán bộ đương chức vừa học nhưng vẫn đảm bảo công tác, hạn chế được tình trạng thiếu hụt cán bộ vì đi học. Tuy nhiên hình thức này là phù hợp trong giai đoạn hiện nay nhưng lâu dài cũng nên hạn chế thực hiện, vì đào tạo tại chức về chất lượng học tập có thể không cao, quản lý học tập rất khó, điều kiện phục vụ không đảm bảo do các lớp tại chức chủ yếu là mở ở cơ sở… Thứ hai, về quản lý học tập. Về khâu quản lý học viên hiện nay của các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thì có những hình thức quản lý như sau: Quản lý giờ lên lớp, thảo luận, xêmina, quản lý giờ tự học. Trong các hình thức quản lý trên thì các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ chủ yếu là áp dụng quản lý giờ lên lớp, thảo luận, xêmina có hiệu quả nhất, còn quản lý giờ tự học chưa thực hiện tốt vì học viên trường chính trị đa số lớn tuổi, cán bộ lãnh đạo, không thích quản lý gò bó, hành chính, không ở nội trú. Nhưng cũng trong vấn đề này hiện nay có hai loại ý kiến khác nhau của học viên về quản lý học viên của các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ (qua thăm dò ý kiến một số học viên): - Ý kiến thứ nhất: Nên thực hiện hình thức quản lý tự quản. - Ý kiến thứ hai: Nên quản lý tất cả các khâu. Trong thực tế có nhiều ý kiến khác nhau về cách thức quản lý học viên, cho nên theo chúng tôi tùy trong từng trường hợp cụ thể mà có cách quản lý thích hợp vừa nâng cao tri thức, ý thức tổ chức kỷ luật, vừa thoải mái trong học tập, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật. 2.2.4. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ 2.2.4.1. Về tình hình đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên của các trường chính trị ở miền Tây Nam Bộ hiện nay so với trước đây đã không ngừng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể như sau: Bảng 2.6: Tình hình đội ngũ giảng viên một số trường chính trị tỉnh (Tính đến năm 2007) Trường Chỉ báo Tiền giang Bến tre Đồng Tháp Phạm Hùng Trà vinh Cà Mau TS % TS % TS % TS % TS % TS % TSGV 25 100 40 100 26 100 30 100 16 100 29 100 TSGV GDPL 6 24 12 30 10 38 4 13 8 50 6 21 Nguồn: Từ một số trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. Qua nghiên cứu thấy số lượng giảng viên giảng dạy pháp luật chiếm tỉ lệ cao khoảng 30% trong tổng số giảng viên của trường và có những trường như Trà Vinh chiếm tới 50%. Như vậy có thể nói số lượng giảng viên giảng dạy pháp luật so với giảng dạy các chuyên ngành khác thì cao hơn và số lượng giảng viên trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thì chủ yếu là nam giới, còn số giảng viên nữ chỉ chiếm khoảng 1/3 trên tổng số giảng viên, phải chăng đây là tính đặc thù đối với đội ngũ giảng viên trong hệ thống các trường chính trị tỉnh nói chung. Qua thực tế cho thấy do những đặc điểm về đối tượng giảng dạy, những yêu cầu trong giảng dạy thì đội ngũ giảng viên nam có điều kiện thích ứng hơn nữ. Hơn nữa trong xu thế hiện nay là các trường chính trị tỉnh đa số thực hiện hình thức đào tạo tại chức mà nơi mở lớp là ở các huyện, vị trí cách xa trường, cách xa trung tâm tỉnh lỵ, do đó việc đi lại của giảng viên nữ gặp nhiều khó khăn hơn. 2.2.4.2. Về chất lượng của đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật Để đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ cần xem xét trên một số nội dung sau: Một là, về độ tuổi và thâm niên công tác của các giảng viên giảng dạy pháp luật. Hiện nay độ tuổi của giảng viên giảng dạy pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ chủ yến là từ 30 tuổi trở lên và xu hướng chung đang trẻ hoá đội ngũ giảng viên và đây là vấn đề cần thiết vì dựa trên số liệu này tỉ lệ giảng viên dưới 30 tuổi quá thấp mỗi trường chỉ có từ 1 đến 2 giảng viên giảng dạy pháp luật ở tuổi dưới 30. Nếu thực hiện trẻ hoá đội ngũ giảng viên của trường chính trị tỉnh có rất nhiều thuận lợi như: Đội ngũ giảng viên trẻ có sức khoẻ tốt, nhiệt tình, hăng hái, sôi nổi, trình độ học vấn được đào tạo bài bảng, chính quy, có điều kiện đào tạo ở trình độ cao hơn. Ngoài độ tuổi của giảng viên còn yếu tố về thâm niên công tác và nó cũng ảnh hưởng và quyết định chất lượng trong đào tạo. Qua kết quả trên ta thấy đa số đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ có thâm niên trên 5 năm với tỉ lệ khoảng 70%. Tuy xu hướng hiện nay là trẻ hoá đội ngũ giảng viên nhưng cũng phải xem xét về mặt chất lượng giảng dạy. Nếu có quá trình công tác giảng dạy lâu năm, người giáo viên mới có điều kiện tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, thực tế…từ đó mới đạt kết quả tốt trong giảng dạy. Hơn nữa tính đặc thù về đối tượng đào tạo của trường chính trị tỉnh là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, lớn tuổi, có quá trình công tác lâu năm, do đó giảng viên có quá trình giảng dạy lâu năm, lớn tuổi dễ có điều kiện giảng dạy tốt hơn lực lượng giảng viên trẻ. Bảng 2.7: Tổng hợp về độ tuổi và thâm niên của giảng viên giảng dạy pháp luật (Tính đến năm 2007). Tuổi Trường Độ tuổi Thâm niên công tác Dưới 30 Từ 30- 45 46 trở lên Dưới 5 năm Dưới 10 năm Trên 10 năm TS % TS % TS % TS % TS % TS % Tiền Giang 2 33 4 67 2 33 4 67 Bến Tre 1 3 5 47 6 50 1 3 5 47 6 50 Đồng Tháp 1 10 5 50 4 40 1 10 2 20 7 70 Phạm Hùng 3 75 1 25 2 50 2 50 Trà Vinh 1 13 5 61 2 26 6 75 2 25 Cà Mau 2 33 4 67 1 17 3 50 2 33 Nguồn: Từ các trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. Hai là, trình độ chuyên môn của các giảng viên. Bên cạnh yếu tố về độ tuổi, thâm niên của giảng viên giảng dạy pháp luật thì còn yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật đó là về trình độ chuyên môn của đội ngũ này. Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, trình độ nhận thức của con người càng ngày càng nâng cao. Vì vậy trong công tác giảng dạy của trường chính trị tỉnh nói chung và công tác giảng dạy pháp luật nói riêng cũng phải được nâng cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của người học. Để nâng đáp ứng yêu cầu trên thì việc nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên giảng dạy pháp luật là một yêu cầu cấp bách và cần thiết trong hiện nay. Qua khảo sát ta thấy trình độ của giảng viên các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ hiện nay chủ yếu là cử nhân luật chiếm trên 60% tổng số giảng viên, còn trình độ thạc sĩ luật chiếm khảng gần 40% và không có trình độ tiến sĩ luật, đây là vấn đề cần phải quan tâm hơn. Với trình độ học vấn hiện nay so với những năm trước đã có cải biến đáng kể như số giảng viên có trình độ thạc sĩ luật ngày càng nhiều và đội ngũ này sẽ có điều kiện được đào tạo cao hơn trong thời gian tới, từ đó sẽ nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục pháp luật ở các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên trong hiện nay với trình độ như vậy thì vẫn còn thấp so với yêu cầu, nhưng đây cũng là cái chung của miền Tây Nam Bộ, vì mặt bằng dân trí, trình độ chuyên môn thấp so với các miền khác trong cả nước. Do đó các cấp lãnh đạo phải quan tâm đến lĩnh vực này, cần phải có kế hoạch đào tạo, tạo mọi điều kiện để giảng viên trong các trường chính trị tỉnh được học tập trình độ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục pháp luật hiện nay. Bảng 2.8: Tổng hợp trình độ học vấn của giảng viên giảng dayï pháp luật (Tính đến năm 2007) Trình độ Trường Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Ghi chú TS % TS % TS % Tiền Giang 4 66,5 2 33,5 Bến Tre 10 83 2 17 Đồng Tháp 7 70 3 30 Phạm Hùng 3 75 1 25 Trà Vinh 3 37,5 5 62,5 Cà Mau 1 17 5 83 Nguồn: Từ các trường chính trị tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Phạm Hùng, Trà Vinh, Cà Mau. 2.2.5. Điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ Điều kiện đảm bảo cho giáo dục pháp luật gắn liền tới những yếu tố như: Cơ sở vật chất, các phương tiện, tư liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập. Qua thực tế cho thấy hiện nay các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam Bộ ngày càng được lãnh đạo các địa phương quan tâm đầu tư thích đáng. Hiện nay hầu như trụ sở làm việc của các trường chính trị tỉnh được xây dựng mới, hiện đại và các trang thiết bị đảm bảọ cho hoạt động của bộ máy nhà trường như: Phòng làm việc, tủ bàn ghế, máy điều hoà nhiệt độ, máy vi tính, internet, máy in, điện thoại, các phương tiện phục vụ đi lại cho lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên của trường… đã đáp ứng yêu cầu làm việc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường chính trị tỉnh nói chung và trong công tác giáo dục pháp luật nói riêng. Mỗi trường thường có khoảng 5 đến 10 hội trường, phòng học trong đó có một số trường được trang bị các thiệt bị hiện đại với sức chứa khoảng 40 đến 300 học viên trên mỗi hội trường, phòng học và với cơ cấu như vậy rất thuận tiện cho việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại trong học tập kiến thức pháp luật.. Các trường có hệ thống thư viện được trang bị nhiều loại tài liệu, sách báo liên quan trong lĩnh vực pháp luật, đảm bảo tương đối tốt khả năng nghiên cứu, học tập của giảng viên và học viên đối với môn học Nhà nước và pháp luật. Nơi ăn, nghỉ của học viên được đảm bảo tốt. Các trường hầu như có nhà ăn phục vụ học viên, có nơi nghỉ với sức chứa khoảng từ 300, thậm chí có trường chổ nghỉ cho học viên đến 700, 800 chổ ở cùng một lúc, được trang bị tốt như nơi ăn thoáng mát và vệ sinh, các trang thiết bị phục vụ nghỉ ngơi được đầu tư mới, hiện đại, khép kín, được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Các công trình phục vụ vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ cũng được đầu tư như: các sân cầu lông, các sân bóng đá, các sân bóng chuyền và có những trường có cả sân tenis. Như vậy có thể nói với những điều kiện như trên đã góp phần rất đáng kể đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN THAC SI GIAO DUC PHAP LUAT 19-9.doc
  • docbia ngoai.doc
Tài liệu liên quan