Luận văn Gìn giữ nét đẹp lễ hội truyền thống thả diều làng Bá Giang

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . . . 1

1. Lý do chọn đề tài . . . 1

2. Mục đích nghiên cứu . . . 1

3. Đ ối tượng và ph ạm vi nghiên cứu . . 1

3.1. Đối tượng nghiên c ứu. . 1

3.2. Phạm vi nghiên c ứu của đề tài . . 2

4. Nhiệm vụ nghiên c ứu . . . 2

5. Phương pháp nghiên cứu . . 2

5.1. Phương pháp nghiên c ứu lý luận . . 2

5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn . . 2

6. Đóng góp c ủa đề tài. . . 2

7. Bố cục luận văn . . . 2

PHẦN NỘI DUNG . . . 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 4

1.1. Khái niệm văn hóa và qu ản lý văn hóa . . 4

1.1.1. Khái niệm văn hóa . . 4

1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa . . 5

1.1.3. Khái niệm về lễ hội . . 6

1.1.4. Khái niệm quản lý lễ hội . . 7

1.2. Các văn bản pháp quy về lễ hội và quản lý lễ hội . 7

1.3. Vai trò của cán bộ văn hóa đối với công tác quản lý lễ hội . 8

CHƯƠNG II . . . 10

THỰC TRẠNG LỄ HỘI THẢ DIỀU LÀNG BÁ GIANG . 10

2.1. Tổng quan về làng Bá Giang xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng -tỉnh H à Tây . . . 10

2.1.1. V ị trí địa lý . . . 10

2.1.2. Lịch sử h ình thành . . 11

2.1.3. Đ ặc điểm đời sống văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội . 13

2.2. Diễn trình phát triển xây dựng và quá trình tồn tại miếu Châu Trần, Đ ình Bá Giang - Thành Hoàng Làng - xã H ồng Hà . 15

2.2.1. Lịch sử xây dựng miếu Châu Trần v à quá trình tồn t ại . 15

2.3. Nh ững giá trị văn hóa nghệ thuật của di lích . 17

2.3.1. Giá trị về kiến trúc . . 17

2.3 .2. Giá trị về đời sống tín ng ưỡng . . 17

2.4 . L ễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang xã Hồng Hà huyện Đan Phượng - tỉnh H à Tây . . 19

2.4 .1. L ịch sử v à truyền thuyết của lễ hội thả diều l àng Bá Giang . 19

2.4 .2. L ễ hội thả diều x ưa . . 23

a . Công tác chu ẩn bị lễ hội . . 23

b . Trật tự nghi lễ. . . 28

2.4 .3. L ễ hội thả diều truyền thống ng ày nay. . 36

2.5 . Ý ngh ĩa, vai tr ò c ủa lễ hội trong đời sống văn hóa đ ương đại . 38

2.5 .1. Ý ngh ĩa tâm linh trong đời sống văn hóa ng ười dân làng Bá

Giang - xã Hồng H à - huyện Đan Phượng - t ỉnh H à Tây . 38

2.5 .2. Vai trò giáo d ục truyền thống lịch sử . . 38

2.5 .3. Vai trò t ập hợp đo àn kết . . 38

2.5 .4. Góp ph ần x ây d ựng môi trường văn hóa lành m ạnh. 39

CHƯƠNG III . . . 40

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI

THẢ DIỀU TRUYỀN THỐNG LÀNG BÁ GIANG . 40

3.1. Th ực trạng lễ hội thả diều làng Bá Giang . 40

3.1.1. Nh ững giá trị văn hóa nghệ thuật đ ược bảo lưu, phát triển trong l ễ hội thả diều làng Bá Giang . . 40

3.1.2. Nh ững bất cập và tồn đọng của lễ hội . . 41

3.2. Nh ững khó khăn và tồn đọng . . 41

3.3. Nguyên nhân c ủa những khó khăn và tồn đọng . 42

3.4. Các phương án b ảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thả diều làng Bá Giang . . . 42

KẾT LUẬN . . . 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 50

pdf53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Gìn giữ nét đẹp lễ hội truyền thống thả diều làng Bá Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn trẻ liên tưởng tới một trò chơi mới. Chúng tìm tre uốn thành đôi cánh chim, ở giữa có một thanh tre, hình tượng như một con chim. Chúng lấy giấy bản dán vào khung tre ấy, lấy dây nối vào thân chim tre. Chờ khi có gió là trung nó lên trời. Không ngờ những con chim giấy ấy lại bay được trên bầu trời lộng gió, cũng chao liệng như con chim thật. Rồi chúng nối dài dây cho chim giấy bao cao, bay xa. Từ con chim diều hâu đã thành trò chơi thả diều bằng nan tre dán giấy. Trò chơi thả diều có thể bắt nguồn từ đó chăng? Trò chơi thả diều được trẻ con nhanh chóng bắt chước làm theo. Thời gian qua đi, năm này sang năm khác, diều được cải tiến thành nhiều kiểu đáng khác nhau. Một số loại diều được đeo thêm sáo ống, sáo vằng, tạo thành tiếng kêu vi vu trên bầu trời xanh lộng gió. Thế là hàng loạt sáo diều lại ra đời. Sáo làm bằng ống tre, hai đầu có nắp gỗ khoét lỗ cho gió thổi vào, tạo thành những âm thanh kỳ thú, văng vẳng suốt ngày đêm. Tiếng kêu trầm bổng theo từng loại sáo. Trò chơi thả diều càng thêm Tài liệu được tải từ website 21 hấp dẫn. Không những trẻ con mà cả người lớn tuổi cũng say mê với thú chơi thả diều. Trên vùng đất bãi Sông Bá Giang xưa, có một hôm, bọn trẻ bàn với nhau rằng: Diều thả tản mạn khắp nơi trên bãi, muốn biết diều nào lên cao nhất, hay nhất cũng khó phân biệt. Rồi chúng bảo nhau kéo diều về xung quanh cái gò cao ở đầu bãi, trên gò có cây cổ thụ lớn. Diều kéo về đó tiện quan sát và có thể chấm thi được. Ngày hôm sau, chúng đua nhau đi lấy cây que, dựng tạm trên gò một ngôi miếu nhỏ. Chúng ý thức rằng ngôi miếu này, mỗi khi thả diều lên, làm lễ trình trong miếu, cầu mong thần linh bản thổ phù hộ cho diều của mình được nhất. Lạ thay, tâm nguyện của bọn trẻ như động đến thần linh bản thổ thật. Từ hôm có ngôi miếu chiều nào cũng có gió nồm nam thổi nhẹ. Một vùng sông nước mênh mông, hàng chục cánh diều to nhỏ, đủ màu sắc bay lượn trên bầu trời. Một vùng sông nước mênh mông, hàng chục cánh diều to nhỏ, đủ màu sắc bay lượn trên bầu trời. Tiếng sao vi vu trầm bổng, cảnh thanh bình yên ả của một vùng quê thật tươi đẹp. Cũng từ đấy, năm nào gió cả, diều lên thì dân làng làm ăn thịnh vượng, mưa thuận gió hòa. Những khi diều không gặp gió là đời sống nhân dân vật chất, gian nan. Rồi đến một năm, dân làng Bá Giang đã nhất tâm xây cất ngôi miếu thờ thần linh bản tổ to đẹp hơn. Trong miếu xây gạch, mái lợp ngói mũi, mở mang sân trình lát gạch, đủ chỗ cho dân làng tế lễ mở hội thả diều. Kỳ lạ thay ngôi miếu vừa được hoàn thành ngày 15 tháng 3 âm lịch. Một cụ già làng đặt mâm lễ khấn vái thần linh. Lời khấn vừa dứt, bỗng nhiên trời đất tối đen mịt mùng, gió mưa gầm rít, cát bụi bay mù mịt. Mọi người sợ hãi van lạy thần linh. Nhưng rồi chỉ trong chốc lát gió ngừng thổi, mây tan dần, bầu trời lại sáng sủa. Trước mắt mọi người, một ngôi miếu thờ thần bản thổ xinh xắn, đẹp hơn. Mọi người vui sướng cảm nhận rằng: Thần linh đã ứng nghiệm về ngự giá. Đó là một điểm tốt lành cho quê hương. Mọi người bắt tay mở hội, tế lễ cầu mong hạnh phúc, bình yên mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt. Buổi chiều dân làng mở hội thả Tài liệu được tải từ website 22 diều thì xung quanh miếu thờ thần linh bản thổ, đặt tên là Miếu Châu Trần. Từ đó, hàng năm cứ đến rằm tháng 3 âm lịch là dân làng nghỉ ngơi, cúng giỗ thần linh và mở hội thi thả diều truyền thống. (Theo lời kể của các cụ Nguyễn Ngọc Hợi 80 tuổi, ông Hà Huy Tiệp, giáo viên trường THCS nguyễn Ngọc Vũ, đài truyền thanh xã Hồng Hà). Hội diều ở Bá Giang diễn ra vào giữa tháng 3 Âm lịch, là thời kỳ cây lúa chiêm ngày xưa đang thì con gái, đua nhau đẻ nhánh; Câu ca dao cổ: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Tháng ba âm lịch, cây lúa nước và hoa màu nông nghiệp rất cần nắng ấm để quang hợp. Gió nồm Nam làm cho không khí trong lành, xua đi những ảm đạm. Ca dao xưa có câu: “Gió nam trong buổi thanh minh Được mùa màng, thỏa tâm tình nhà nông” Bởi vậy, ở hội diều làng Bá Giang bao giờ cũng có lẽ cầu phong (cầu gió), người được nổi trống cầu phong thường là ông chủ tế của lễ hội năm ấy đảm nhiệm. Người mà được dân làng tín nhiệm bình bầu theo những tiêu chí riêng của làng. Người được coi là “con trưởng” của Hoàng làng, được dân tin cậy, mến phục. Hơn nữa, thả diều là thú chơi thanh tao, cao thượng. Thể hiện tư chất của người nông dân quanh năm lao động cực nhọc “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thế nhưng, tâm hồn họ lại rất trong sáng giản dị, luôn mơ ước cao đẹp chiếm lĩnh tầm cao phúc thượng. Tính cách bản lĩnh không chịu thấp hèn. Diều cao, sáo hay là những phút thăng hoa của người lao động. Nhìn lại các truyền thuyết minh chứng cho nguồn gốc của lễ hội thả diều ở đây vừa mang yếu tố tâm linh giao cảm giữa thiên nhiên và con người, giữa người có công với dân với nước, với quê hương. Vừa mang yếu tố khoa học tự nhiên có tính quy luật âm dương của vũ trụ. Vừa là mơ Tài liệu được tải từ website 23 ước cao sang của người lao động là lý do khách quan và hợp với lòng dân, nhất là nông dân thuần túy. Do vậy hội diều tồn tại và phát triển bền lâu. 2.4.2. Lễ hội thả diều xưa a. Công tác chuẩn bị lễ hội Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang diễn ra trong 3 ngày, công việc chuẩn bị rất công phu từ mấy tháng trước. Việc quan trọng là các nghệ nhân chơi diều trong làng tự nguyện làm diều, sắm dây diều, và làm sáo. Sao cho diều đẹp, sáo kêu vang, trước ngày thì thả thử nhiều lần để điều chỉnh, sửa sang cho được những con diều ưng ý. Ai cũng mong chiếm được giải cao hơn nam trước. Quá trình chuẩn bị cho hội diều rất hào hứng, say mê vì mọi người quan niệm trong tâm thức thả diều là công việc có ý nghĩa thờ thánh, hầu thánh, sẽ được bản phúc lộc cho mọi người, mọi nhà. Cho nên họ hoàn toàn tự nguyện với niềm đam mê chứ không tiếc công, tiếc của, không đòi hỏi quyền lợi vật chất… Mặt khác, cũng là một thú chơi tao nhã sau những giờ lao động cực nhọc của nhà nông. Mong sao có những giờ phút thư thái, thăng hoa, tâm hồn bay bổng, thơ mộng. Thể hiện bản chất văn hóa cao thượng của người Việt trước những khắc nghiệt của tự nhiên. - Cách làm diều: Làm diều để thả chơi và dự thi là cả một quy trình được đầu tư kỹ lưỡng, công phu từ nguyên vật liệu đến kỹ thuật chế tạo có tính thẩm mỹ và có giá trị hiệu quả để chiếm được giải cao. Hơn nữa diều phải cõng sáo cùng bay cao, bay chuẩn và sáo kêu hay. Như vậy là cả một hoạt động kiên kết cần mẫn, điêu luyện và cảm hứng sáng tạo của người làm diều, chơi diều và thi thả sáo diều. - Nguyên vật liệu để làm diều: Một chiếc diều có cấu tạo bởi khung diều (lưng diều và bụng diều) và lớp áo diều cần có các vật liệu sau: + Tre: Cây tre đực già, mộc ở giữa bụi, là loại tre có gióng dài, dầy và có độ dẻo cao, không có vết xước, thân tra ấy sử dụng làm khung diều. Tài liệu được tải từ website 24 + Dây gai: Xưa dây gai được chế tác từ vỏ cây gai để quấn với khung diều tạo thành lớp đỡ thuận lợi cho việc bồi giấy khi dá diều thêm bền chắc. + Giấy dán diều: Ngày xưa diều được phất bằng giấy đó (còn gọi là giấy Nam), ngày nay diều được phất bằng loại giấy như: Giấy xi măng, ni lông… + Chất kết dính: Xưa kia họ dùng một nếp có pha nước vôi trong hoặc nhựa cây để dán diều. Sau khi diều khô người ta dùng quả cây cậy hoặc quả hồng non, cho vào cối giã nhuyễn tạo thành chất kết dính sền sệt như nước cháo để quét lên áo diều và phơi nắng khi khô lại tiếp tục quét từ 2 đến 3 lần áo diều sẽ ngả sang màu nâu, bền chắc và không bị ngấm nước. Ngày nay, có nhiều loại keo dán bằng chất hóa học hoặc khâu bằng chỉ bền chặt cánh diều. + Khung diều: Thân cây tre được chẻ ra theo kích cỡ của người có ý đồ làm diều to hoặc nhỏ. Những thanh tre được vót nhẵn, bỏ ruột lấy cật tre đem phơi từ 2 đến 3 năng, tre chuyển màu vàng ngà, họ cho vào thùng vôi đang tôi hoặc đem cuộn tròn luộc trong nước vôi trong hay nước muối. Luộc tre như vậy có tác dụng làm tre không bị mối mọt, dẻo dễ uốn cong và không bị ẩm khi mà độ ẩm thời tiết cao. Bộ khung diều gồm có khung cái là hai thanh tre ngang nối hai đầu diều và một thanh dọc ở giữa diều. Khung cái ngang tạo thành lưng diều và uốn theo các hình diều như: Cánh muỗm, cánh chanh, cánh tiên v.v… Ngoài ra, diều to uốn các thanh tre tạo thành khung con buộc ngang, dọc khuôn diều, tạo cho diều cân đối, tạo thành bụng diều để chứa gió. Tất cả các chi tiết khung cần chuẩn bị kỹ thuật cộng với kỹ thuật phất giấy theo kinh nghiệm và tài nghệ của mỗi người tạo cho cáh diều gặp gió bay lên cao, ít chao đảo và đạt hiệu quả cao. + Dây lèo diều: Khi buộc dây lèo diều, đo bề ngang của diều, gấp đôi lấy một phần tư trục xương chính tác ra hai bên để buộc lèo con. Đo chiều dài của diều, gấp đôi lấy một nửa buộc làm lèo cái. Có thể chơi diều Tài liệu được tải từ website 25 là một nghệ thuật tính xảo với nhiều yếu tố tạo thành, mà việc làm diều là khâu quan trọng. + Phất mành diều: Khi có khung diều, việc phất mành diều là đan dây gai theo kiểu mắt cáo, làm cho khung diều chắc chắn thêm, cũng là đỡ cho áo diều khi phất giấy dễ dàng. Khi phất giấy hoặc ni lông để làm áo diều, yêu cầu không làm quá chức năng hoặc quá chùng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của con diều khi đem thả. + Sơn áo diều: Ngày xưa, kinh nghiệm dân gian họ lấy quả hồng non, hoặc quả cậy dập lấy nước quét lên áo diều 2, 3 lần cho diều có cánh màu gián rất đẹp mắt. Đó cũng là màu của đất (tượng trưng cho âm), diều bay lên bầu trời (tượng trưng cho dương). Âm dương gặp nhau hòa hợp càng làm cho ý nghĩa của tục thả diều mang giá trị văn hóa. Mặt khác khi diều được phủ lên lớp nhựa của quả cây, khi bay lên không trung có gặp hơi nước, độ ẩm cao vẫn khô ráo, diều vẫn bay cao. Khi chẳng may, diều bị đứt dây rơi xuống ao, hồ cũng không bị ngấm nước. Ngày nay, áo diều được dùng bằng nhiều loại vải, nilông đủ màu sắc, nhưng họ không dùng màu trắng để khi lên cao, hòa với màu mây trời, khó cho việc quan sát và chấm thi diều. + Dây diều: Muốn được thả diều, tất phải có dây, dây diều có nhiều loại, tùy theo diều lớn hay diều nhỏ. Diều lớn th ì dây phải lớn, dài và bền chắc. Ngày trước, những người chơi diều sành điệu thường dùng loại dây tre. Loại tre dùng làm dây diều thường lấy vào tháng 4-5 âm lịch, chọn cây tre bánh tẻ, mỏng mình, thưa đốt. Những thanh tre được vót nắn nót thành sợi nguyên cật đều tăm tắp suốt từ gốc tới ngọn. Vót tre xong khoanh tròn lại rồi bỏ vào nồi luộc trong nước pha muối và hạt cây thầu dầu giã nhỏ. Đun sôi sùng sục như luộc bánh chưng độ 7 - 8 giờ đồng hồ. Vớt dây ra nối lại với nhau bằng kỹ thuật khéo léo đặc biệt sao cho các mối đều nhẵn. Sau đó vuốt một lớp sáp bóng rồi mới cuộn vào cái lồng. Cái lồng bằng tre đan có gờ rất nhẹ, lại bền đẹp, gặp mưa nắng cũng không bị ải mục. Có thể chơi 5 - 7 năm. Diều chơi bằng dây tre khi bay Tài liệu được tải từ website 26 lên bay xuống không bị đảo, dây không bị co dãn. Ngày nay người chơi diều thường dùng bằng dây cước, dây dù. Các loại diều: Từ xưa đến nay, hội thi thả diều ở làng Bá Giang đã có nhiều loại diều tham gia hội. Có 5 loại chính sau đây: - Các loại diều: Từ xưa đến nay, hội thi thả diều ở làng Bá Giang đã có nhiều loại diều tham gia vào hội. Có 5 loại chính sau đây: + Diều cánh mộc: Hình dáng diều giống như cây hoa mộc. Chiều dài của diều thường là 2m bề ngang 0,7m cánh diều cong vừa phải, hai đầu diều nhọn lại. Loại diều này lên thẳng, xuống thẳng, lên rất khỏe bay cao nhưng điều khiển khó hơn các loại diều khác. Khung diều làm bằng tre, dán giấy bản 2 lượt, hoặc giấy xi măng. Ngày nay làm bằng vải, nilông… loại này làm nhiều với các cỡ khác nhau. + Diều cánh nhanh: Hình dáng diều cũng giống như lá chanh, chiều dài thường là trên 2m rộng 0,7 - 0,8m loại diều này cánh cong, mũi nhọn nên dễ điều khiển hơn, diều lên xuống nhẹ nhàng, chỉnh cánh diều thuận tiện. Dán diều cũng bằng giấy bản, phất 2 lượt. Nay có thêm nilông diều dễ bay cao, nhẹ. Loại này thông dụng. + Diều cánh bầu: Hình dáng giống phần đuôi quả bầu, loại diều này không lên cao, diều đứng không cao đảo, dây dài đưa diều về phía xa. Giấy dán tương tự như diều khác. + Diều cánh muỗm: Hình dáng giống chiếc lá muỗm (xoài). Diều có thể làm dài 2m trở lên, cong hai đầu mũi diều, đeo được nhiều sáo (từ 1 đến 5 chiếc sáo). Loại này dễ sử dụng lên cao, khi xuống hay chao đảo, bay là là mặt đất. + Diều cánh tiên: Như một nàng tiên có hai cánh xòe hai bên, phần trên có đầu, dưới có đuôi xòe, trông đẹp mắt. + Diều nhỏ: Cùng với hàng chục chiếc diều lớn của các nghệ nhân trong làng, còn có hàng trăm chiếc diều loại nhỏ, hàng năm cũng tham gia vào hội thả diều. Diều nhỏ có nhiều loại hơn, nghệ nhân và nhiều người Tài liệu được tải từ website 27 dựa vào các hình thù của các con giống như cánh tiên, cánh bướm, con chim, máy bay… mà sáng tạo ra đủ loại diều rất phong phú, màu sắc diều nhỏ rực rỡ theo sở thích của từng người chơi diều. Kích thước diều nhỏ từ 30 - 60 - 80 cách mạng một diều. Diều nhỏ cũng đeo sáo nhỏ hoặc vằng (kêu ve ve, o, o) nhưng diều nhỏ bé nhất dán thêm đuôi diều bay phấp phới. - Sáo diều: Mỗi chiếc diều đều được gắn một bộ sáo, hai hoặc ba chiếc, có khi đến năm chiếc một bộ. Ở Bá Giang, diều thường chỉ đeo một bộ hai hoặc ba chiếc sáo. Một sáo ốc và một sáo chuông, tiếng kêu đu đu, vo vo vừa trầm, vừa bổng. Hình ống sáo thì giống nhau, chỉ khác là độ to, nhỏ, dài, ngắn phù hợp với độ to nhỏ của diều. Tre làm ống sáo nhất thiết phải là tre chiết sóc (nghĩa là tre già chết đứng trong bụi tre), lá vàng úa, vỏ ngả màu cánh gián với những sọc trắng ngà, óng ánh, thịt tre đỏ au song không bị nứt nẻ, sẽ tạo cho sáo có tiếng kêu to và hay. Ống tre làm sáo đem chẻ bỏ cật ngoài, nạo ruột mật, nạo cho bóng đẹp. Hai đầu ống bịt bởi 2 mặt sáo thường làm bằng gỗ vàng tâm mỏng tròn hình lòng chảo, úp vào ống sáo, đàng lõm ở mặt trong, đàng lồi ở mặt ngoài. Phía lồi gọi là mặt sáo. Mặt sáo được gắn chặt vào ống sáo bằng sơn ta. Miệng sáo khoét trên mặt sáo, khẩu độ rộng hẹp, dài ngắn bao nhiều là tùy theo kinh nghiệm của chủ diều. Tiếng sáo to nhỏ, đổ nhịp, đổ mau, thưa… là phụ thuộc vào vòm miệng và lợi sáo. Ở giữa ống sáo khoét một lỗ vuông hoặc tròn để cắm ngạc sáo. Để bịt kín hơi khi gió lùa vào miệng sáo tạo nên âm thanh, người ta dùng 2 miếng gỗ mỏng tròn vừa vặn bằng lòng ống sáo, gắn kín bằng sơn ta. Sáo làm xong được gắn vào lưng diều. Sáo có nhiều loại nhưng người thả diều ở làng Bá Giang thường gắn 2 đến 3 loại tùy theo diều lớn hay nhỏ. Chiếc sáo to dưới cùng, chiếc nhỏ ở trên cùng. Sáo được sơn bằng các màu như: Đỏ, đen, gụ, cánh dán, vàng, xanh… tùy theo ý thích của từng người chơi diều. Tài liệu được tải từ website 28 - Có 4 loại sáo diều thường dùng: + Sáo tiếng chiêng: Tiếng kêu “bi bi”. + Sáo tiếng ốc: Tiếng kêu “đu đu” như tiếng tù và, dài khoảng 30cm. + Sáo tiếng chuông: Tiếng kêu “đô đô, vô vô” như tiếng chuông đồng, dung tích nhỏ hơn sáo tiếng ốc. + Sáo tiếng còi: Tiếng kêu “vo vo” đanh tiếng, sáo nhỏ và ngắn hơn. Khi lắp sáo, người ta lắp một sáo tiếng ốc kèm một sáo tiếng chuông hoặc 1 tiếng còi tạo thành 2 âm thanh đi liền với nhau như tiếng của “mẹ gọi - con thưa”; Biểu tượng của tình mẫu tử. Hoặc cặp cả ba loại tiếng ốc, chuông, còi với nhau, nhưng tiếng sáo vẫn kêu rành mạch không bị lấn át tiếng nhau. Sáo cặp ba dân gian gọi là sáo “con khóc mẹ ru”. Thế mới là sáo hay. Diều to có thể cặp tới 5 ống sáo, với 5 âm thanh hòa quyện với nhau. b. Trật tự nghi lễ Chiều ngày 14-3 (âm lịch) dân làng làm lễ cáo yết thần linh tại Đình Bá Giang. Các thành viên ban tổ chức người nào việc nấy, không khí nhộn nhịp bày đặt đồ tế tự và một số công việc cần thiết cho ngày đại lễ hôm sau. Phía ngoài đường lớn treo một lá cờ đại bay phấp phới. Trong sân đình hai hàng cờ lọng dẫn từ nghi môn vào tới nhà tiền tế. Nhà tiền tế trải chiếu hoa, hai hàng binh khí và bát bửu đặt hai bên tả hữu. Cây quán tẩy để ngoài cùng nước trà thơm chuẩn bị sẵn. Ở giữa tiền tế là chiếu hoa dành riêng cho chủ tế, bồi tế, chủ văn. Hai bên là vị Đông xướng và Tây xướng. Phường bát âm ở phía bên trái (từ ngoài vào). Lễ cáo yết thần linh được mở đầu bằng việc dâng lễ vào trung cung và hậu cung. Lễ vật gồm xôi, gà, hoa quả. Bài văn tế cáo yết ở đình cho ông chủ văn đọc: “Hách trạch thần uy Thông minh thiên tích Thức ngọc thức kim Như khuê như bich Tài liệu được tải từ website 29 Loan gia thức nghinh Xuân diên nhập tịch Duyên cát vi hy Duy thần chi tích Thường kỳ cách ty Vĩnh thùy lợi ích Tích phúc vô cương Thừa hưu vô địch” Lễ cáo yết diễn ra trang nghiêm, thành kính ngắn gọn, ban tế hoàn tất mọi công việc chay ngày chính tiệc hôm sau. Ngày 15 tháng 3. Ngay từ sáng sớm, đình làng đã tề tựu đông đủ các ban hành lễ và nhân dân. Mọi người sửa soạn và chỉnh trang các nghi trượng đồ lễ sẵn sàng vào nghi lễ chính tiệc. Lễ vật cúng tế: Ngày xưa ban hành lễ dâng cả một con lợn đã luộc chín và xôi, oản, hoa quả vào trình lễ. Ngày nay, thay bằng mâm, xôi đặt thủ lợn cắp đôi, tượng trưng cho cả lợn chín và hương hoa, oản, quả. Khi dâng lễ vật vào đình, ông chủ tế quỳ giữa chiếu mọi người im lặng, trang nghiêm. Quần áo tế: Ông chủ tế mặc áo xanh tím than, giữa có ô vuông màu đỏ, đội mũ đỏ và đi giày đỏ theo kiểu hài. Quan viên tế mặc áo xanh lam, đầu đội mũ tím than, chân đi giầy màu đen. Các đội viên bát âm và chấp kính, bát bửu mặc áo lậu màu da cam đậm, đầu chít khăn đỏ. Thành phần tham gia vào ban tế gồm 24 người cùng với phường bát âm (8 người). Một vị chủ tế, 4 vị bồi tế, 1 Đông xướng, 1 Tây xướng, 10 vị dẫn tế, 1 vị thủ từ các miền trong làng với những qui định cẩn trọng. Là người có uy tín, đạo đức song toàn, không có bụi tang… Tuổi từ 60 trở lên có ngoại hình đẹp, có ý thức thanh sạch đối với nhà thánh. Là nhân vật chính để hành lễ, nên vị trí đứng ở giữa trước ban thờ. Bồi tế: Có nhiệm vụ vái lạy phụ họa theo chủ tế. Tài liệu được tải từ website 30 Đông xướng và Tây xướng: Thường hai vị này đứng đối diện quay mặt vào nhau ở hai bên chếch về phía sau vị chủ tế. Mọi nghi thức trong buổi tế đều do 2 vị Đông xướng và Tây xướng hô lên theo bài bản đã qui định. Dẫn tế: Là 2 vị cầm đài nến đi trước dẫn đường cho những tuần tế. Đọc chúc và chuyển chúc làm việc lấy chúc văn trên bàn thờ trao cho ông chủ văn đọc văn tế và văn hóa tế sau buổi tế. Chấp sự: Là các vị dâng tiến các lễ vật trong các bàn thờ, chuyển rượu từ dẫn tế và rót rượu trên các bàn thờ. Chiêng đặt bên trái, trống đặt đối diện bên phải trong sân đình. Tiếng chiêng, trống vang lên đều nhịp điệu làm cho không khí của buổi lễ trang trọng và hào hứng. Ở các cuộc tế còn phải kể đến 4 người chấp kích, mặc áo lậu tay cầm kiếm, chùy và đao mắc. Các vị đứng trang nghiêm ở 4 cột đình như đội quân danh dự đảm bảo sự nghiêm cẩn của cuộc tế lễ. Thể hiện oai phong thanh thế của nhà thánh trong đại lễ. Điểm khác so với tế ở các địa phương là không có khởi chính cổ, nghĩa là không cử nhạc ban đầu, mà buổi tế bắt đầu theo trình tự. Xướng: Củ soái tế vật. - Lễ nhạc tựu vị: Phường bát âm cử lễ nhạc rộn ràng. - Quán tẩy nghệ quán: Chủ tế và các quan viên tế lui ra ngoài nơi đặt cây quán tẩy nhúng tay vào nước thơm làm phép tẩy… Thượng hương: Hai dẫn tế đi trước, theo sau là hai ông dẫn nến, một người cầm ống hạc (đựng trầm hương), một người cầm ống thìa (ống đũa gắp trầm hương), cùng tiến vào. Chủ tế và hai ông dẫn hương quỳ xuống trước bàn thờ. Chủ tế nhận ống thìa vái một cái, cầm ống hạc vái một cái rồi đưa cho hai ông dẫn hương đặt lên bàn thờ, gắp trầm vào lư hương. Sau đó dẫn đến và dẫn hương quay ra. Tài liệu được tải từ website 31 - Bình thân hành sơ hiếu lễ: Chủ tế cùng các bồi tế quỳ lạy 4 lạy, quay sang trái lui ra. - Lễ nghênh thần các cùng bái: Chủ tế đi ra ngoài nơi đặt hai bàn đẳng. - Chuốc tửu: Chấp sự rót rượu từ nậm ra các chén và đặt chén vào đài rượu. - Hiến tước: Từ bên ngoài, hai dẫn tế đi theo sau là các chấp sự dâng đài rượu chia làm hai hàng đi hai bên. Chủ tế đi theo sau. Tiếp đến là ban nhạc công vừa đi vừa cử nhạc, múa sểnh tiền. Khi tiến đến trước ban thờ ngoài, chủ tế bước lên sập thờ quỳ xuồng, hai ông dẫn rượu quỳ theo. Chủ tế cầm đài rượu bên đông vái một cái rồi trao lại cho hai ông dẫn tế tiếp tục quỳ. - Tiến tước: Đoàn dẫn rượu tiếp tục đi vào hậu cung. Cụ thủ từ nhận từng đài rượu của các dẫn tế đổ vào chiếc bình lớn trên bàn thờ hậu cung. Hai hàng dẫn tế chui qua gầm khán thờ, Đông đi sang Tây (và ngược lại), lần lượt đi ra ngoài. - Phủ phục bình thân, phục vị: Chủ tế phủ phục lạy và quay ra vị trí cũ. - Quân hiến: Thủ từ rót rượu lên bàn thờ ngoài bái đường. - Bình thân tiến chúc: Hai dẫn tế đi trước, theo sau là chuyển chúc và đọc chúc và đọc chúc vào bàn thờ. - Nghệ đọc chúc vị: Chủ tế, các bồi tế đều quỳ xuống. Tiến chúc lấy trên bàn thờ một chiếc giá văn, lật tấm khăn nhiễu đỏ lên rồi chuyển cho chủ tế. Chủ tế hai tay nâng giá văn vái một vái rồi chuyển cho ông chủ văn đọc chúc. Chủ tế tay nâng giá văn đọc chúc. Tất cả chiêng trống ngừng bặt. Chỉ còn tiếng đọc văn chậm dãi ngân nga. Sau khi đọc xong, chúc văn được chuyển lên bàn thờ. Hai ông dẫn chúc và đọc chúc lui ra theo sau dẫn tế. Chủ tế và bồi tế lạy hai lạy và lui về vị trí cũ. (Các tuần hiến tước sau lặp lại nghi thức như tuần tế trước). - Hành chung hiến lễ: Chủ tế tiến lên trước bàn thờ và quỳ xuống. Tài liệu được tải từ website 32 - Ẩm phước: Một vị chấp sự tiến vào đại bái lấy uống một đài rượu mang đến ông chủ tế. - Chủ tộ: Chủ tế nhận chén rượu từ tay vị chấp sự và uống một hơi, đưa chén cho chấp sự. - Phủ phục: Chủ tế quỳ xuống lạy hai lạy tạ ơn thánh cho hưởng lộc rồi bình thân phục vị. - Lễ tạ thần các cung bái: Chủ tế tiến lên trước bàn thờ, cùng các bồi tế quỳ lạy bốn lạy rồi trở lại vị trí cũ. - Bình thân phụng chúc: Hai ông dẫn tế đi theo ông chủ van và hiến chức tiến vào ban thờ cùng ông chủ tế quỳ xuống. Ông hiến chúc giờ lấy văn tế từ giá văn xuống cuộn tròn đưa cho chủ tế. Chủ tế cầm văn tế vái lạy một vái rồi đưa cho ông chủ văn để hóa chúc văn, hai ông dẫn chúc vái và mang văn ra ngoài hóa văn. - Lễ tất: Chủ tế và bồi tế lạy hai lạy rồi vào thượng điện vái lạy lần cuối. Các thành viên ban tế lần lượt vào vái tạ thần linh. Lễ trình diều: Chiều ngày 15 tháng 3 ở miếu Châu Trần bản thổ diễn ra lễ trình diều. Những người dự thi mặc quần áo trắng, đầu chít khăn đỏ. Lưng quấn khăn đỏ, chân thắt ống bằng vải đỏ. Người dự thi mang diều và lễ vật đến đặt trước bàn thờ thánh. Sau đó ban tổ chức tiến hành thủ tục khám diều. Những diều đủ tiêu chuẩn qui định thì được tiếp nhận và đánh số theo thứ tự 1, 2, 3… đến hết số diều đăng ký dự thi. Diều sai qui định bị loại bỏ. Một ban giám khảo gồm 3 - 5 người do làng cử ra cũng vào lễ thánh, nhận trách nhiệm chấm điểm công minh. Địa điểm thi thả diều làng Bá Giang là khu vực trước cửa đình thờ ông Nguyễn Cả đến trước miếu Châu Trần. Đó là một khu đất thoáng rộng bên con đê sông Hồng, có dải hồ trong xanh in bóng nước ngay đầu làng. Hội thi thả diều xưa. Từ xa xưa, ngay từ khi miếu Châu Trần còn ở ngoài đê sông Hồng, làng Bá Giang đều mở lễ hội chính vào ngày 15 tháng 3 (âm lịch). Cõng Tài liệu được tải từ website 33 là ngày tháng húy nhật của thành Hoàng làng Nguyễn Cả, người đã có công lập làng, giúp nước. “Thanh minh trong tiết tháng ba…” Tiết trời xuân mát mẻ, dương khí dâng đầy của tháng Thìn (Rồng) muôn hoa đua nở, cây lúa trong đồng đang xanh tốt. Đối với nông nghiệp thời gian này cây lúa rất cần ánh sáng mặt trời để quang hợp, thời tiết nắng ráo, độ ẩm ít thì cây lúa “phất cờ mà lên…”. Hơn nữa, công việc đồng áng nông nhàn. Tháng ba thường bắt đầu có gió Nam. Địa chế làng Bá Giang là vùng sông nước nên lộng gió. Đó cũng là điều kiện để nâng bổng cánh diều trong ngày hội. Thi thả diều nằm trong trình tự của hội làng truyền thống nên được các bậc cao tuổi và dân làng có ý thức tôn trọng và linh thiêng. Thả diều cùng các nghi lễ truyền thống đã thành lệ tục cầu mong cho “dân khang vật thịnh”, “phong đăng hòa cốc”, đem lại hạnh phúc cho cả cộng đồng. Bởi thế, hàng năm thả diều đã thanh lệ làng, không thể thiếu được. Lễ hội ở làng Bá Giang theo lệ cổ mở trong 3 ngày. Ngày 14 ở đình và miếu, đều được trang trí đẹp, cờ, lọng, kiệu… và tế nhập tịch. Ngày 15 chính hội, buổi sáng tế lễ theo nghi lễ cổ truyền, buổi chiều diễn ra thi thả diều. Ngày 16 lễ tạ. Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang diễn ra trong 3 ngày, công việc chuẩn bị rất công phu từ mấy tháng trước. Việc quan trọng là các nghệ nhân chơi diều trong làng tự nguyện làm diều, sắm dây diều, và làm sáo. Sáo cho diều to, đẹp, sáo kêu vang, trước ngày thi thả thử nhiều lần để điều chỉnh, sửa sang cho được nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLễ hội thả diều làng Bá Giang.pdf
Tài liệu liên quan