Luận văn Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh

 Golfing là một sản phẩm du lịch cao cấp cho nên những khách du lịch golf đều là những người có khả năng chi trả cao. Theo kết quả điều tra xã hội học gửi cho những hội viên của Câu lạc bộ golf Đồng Mô và các khách du lịch golf tại sân golf này thì số lần đến sân golf trung bình của một hội viên chủ yếu là khoảng 1 lần/tuần, chiếm 81,3% trong tổng số phiếu điều tra; 96,7% số khách chơi golf tại sân golf Đồng Mô có sử dụng dịch vụ ăn trưa và đồ uống; 21,4% số khách có sử dụng dịch vụ tập đánh bóng, sử dụng dịch vụ phòng hội thảo trung bình mỗi tháng 3 ngày [52]. Doanh thu của sân golf Đồng Mô bao gồm các khoản thu từ phí bán thẻ hội viên (trung bình 38.000 USD/thẻ), phí bảo dưỡng sân bắt buộc đối với tất cả các hội viên trung bình là 700 USD/năm, phí thuê caddie (người nhặt bóng và ghi điểm) 15 USD/người, phí chơi golf của khách du lịch (trung bình 90 USD/người), phí ăn uống (trung bình 15 USD/suất), phí dịch vụ bổ sung. Từ các số liệu trên và bảng phí của sân golf Đồng Mô (trình bày tại phụ lục) có thể ước tính doanh thu từ golfing tại sân Đồng Mô trong giai đoạn 2001 - 2006 như sau (Bảng 2.10).

 

doc140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Golfing với việc thu hút khách du lịch tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi nhu cầu của khách chơi golf. c. Phòng thay đồ Khu vực thay đồ có đầy đủ các dịch vụ tắm hơi, tắm vòi hoa sen, tủ đựng đồ cho khách rộng rãi cùng nhiều tiện nghi chất lượng hàng đầu. Khu thay đồ được thiết kế và trang bị nhằm tạo sự thoải mái tối đa cho khách với những thiết bị tốt nhất hiện nay. d. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống Được bố trí tại nhiều vị trí trên khắp sân, cung cấp đồ uống lạnh và đồ ăn nhẹ cho hội viên và khách du lịch golf trong suốt thời gian chơi. Quầy rượu với đủ các loại rượu, bia nhập ngoại và sản xuất trong nước, cùng các đồ giải khát đa dạng khác được phục vụ với tinh thần hiếu khách của người Việt Nam và tính chuyên nghiệp quốc tế. Nhà hàng luôn quan tâm tới nhu cầu của khách chơi golf với việc chuẩn bị một thực đơn phong phú có thể đáp ứng các sở thích đa dạng của nhiều thực khách khắp nơi trên thế giới. Thực đơn bao gồm đặc sản Việt Nam, món ăn Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu. e. Khu tập bóng Câu lạc bộ sân golf Chí Linh có nhiều khu vực luyện tập giúp khách chơi golf có thể nâng cao trình độ của mình. Khu tập bóng bao gồm: khu tập phát bóng, khu tập đẩy bóng, khu tập đánh bóng ra khỏi hố cát, khu tập đánh bóng vào khu đẩy bóng. f. Khu bán và cho thuê dụng cụ chơi golf Tại quầy Pro-shop của sân golf có bán các loại dụng cụ chơi golf của các hãng chuyên sản xuất các dụng cụ chơi golf nổi tiếng như Ping, Callaway, Titleist và Tailor Made. Ngoài ra ở đây cũng bán các dụng cụ chơi golf khác như giầy, xe kéo, bóng golf … Khách du lịch golfing cũng có thể thuê các dụng cụ chơi golf với các chủng loại và nhãn hiệu khác nhau tại quầy cho thuê dụng cụ golf. Câu lạc bộ golf Chí Linh cũng đã đầu tư mua 70 xe golf có động cơ hoàn toàn mới mang nhãn hiệu “Club Car” để mang lại sự hài lòng và thoải mái nhất cho người chơi golf. g. Khu gửi đồ Khu gửi đồ có diện tích lớn với hệ thống tủ đựng cá nhân rộng rãi và được sắp xếp khoa học giúp khách chơi golf có thể nhanh chóng gửi và lấy đồ. Khu nhà này được tổ chức quản lý có tính an toàn cao, tin cậy và hoàn toàn miễn phí được đặt tại tầng trệt của Nhà Câu lạc bộ ngay cạnh khu xuất phát. h. Khu khách sạn Khu khách sạn 5 sao sẽ được xây dựng trong quần thể sân golf trong tương lai gần làm tăng thêm số lượng và chất lượng các dịch vụ của sân golf Chí Linh. Hiện tại Câu lạc bộ golf Chí Linh đang tiến hành đàm phán với một số tổ chức điều hành khách sạn hàng đầu thế giới trong việc tìm đối tác quản lý điều hành khách sạn của Câu lạc bộ với mục đích đảm bảo chất lượng quốc tế 5 sao. Khách sạn dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2007 với 100 buồng hạng sang, hai nhà hàng, phòng hội thảo với đầy đủ tiện nghi, cùng khu thư giãn với các dịch vụ như tắm nước khoáng, sân tennis, bể bơi, câu lạc bộ đêm và hai quầy bar. i. Khu nhà nghỉ và biệt thự Câu lạc bộ golf Chí Linh không đơn thuần chỉ là một câu lạc bộ golf mà còn là một khu nghỉ dưỡng, thư giãn và giải trí. Hệ thống các ngôi nhà nghỉ và biệt thự được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu bền vững được trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và được bố trí xây dựng một cách khoa học trên sườn đồi hay cạnh rừng cây giúp cho các khách chơi golf có cảm giác hoà nhập với thiên nhiên. Những nhà nghỉ và biệt thự được thiết kế riêng biệt có thể dành cho thuê hoặc bán nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách như nghỉ ngơi cuối tuần hay cư trú dài hạn ở Chí Linh. Trong điều kiện giao thông và đường xá đang ngày càng được cải thiện như hiện nay có thể lựa chọn hình thức sống ở Chí Linh và làm việc ở Hà Nội. Việc mở rộng dự án lên thành sân golf 36 lỗ cùng kế hoạch xây dựng 300 biệt thự và nhà nghỉ là một cam kết về chất lượng và dịch vụ của Câu lạc bộ sân golf Chí Linh. 2.2.2.4. Bộ máy điều hành quản lý và tổ chức hoạt động Đứng đầu là Hội đồng quản trị, dưới Hội đồng quản trị là Tổng giám đốc - ông Đoàn Văn An, thay mặt Hội đồng quản trị tổ chức quản lý điều hành các hoạt động của sân golf Chí Linh. Dưới Tổng giám đốc là hai Giám đốc Điều hành sân và Tài chính – Kế toán. Câu lạc bộ golf Chí Linh vinh dự có Giám đốc Điều hành sân là Ông Lars Holden, quốc tịch úc, thành viên của Hiệp hội golf chuyên nghiệp úc (APGA – Australian Professional Golf Association). Giám đốc Điều hành sân là người có nhiều kinh nghiệm golfing ở khu vực Đông Nam á, ông đã sống và làm việc ở Việt Nam 3 năm nay. Giám đốc Điều hành quản lý các bộ phận gồm: Đón tiếp, Kỹ thuật, Nhà hàng và Sales & Marketing. Bộ phận Đón tiếp bao gồm: lễ tân, hỗ trợ đón tiếp (Menstatus), caddie, cho thuê dụng cụ, hướng dẫn tập, y tế. Bộ phận Kỹ thuật bao gồm: tổ Bảo dưỡng mặt sân và cỏ, tổ thiết bị bảo dưỡng sân cỏ, tổ thiết bị phục vụ cho hoạt động chơi golf của khách (xe điện, nhà nghỉ chân, xe kéo chở túi gậy golf …), tổ vườn ươm. Bộ phận phụ trách Nhà hàng bao gồm: tổ Nhà hàng, tổ Bể bơi – Sauna, tổ phục vụ sân Tennis. Bộ phận Sales & Marketing phụ trách các vấn đề về thúc đẩy số hội viên của Câu lạc bộ, bán thẻ hội viên, xúc tiến bán các sản phẩm hiện sân golf đang kinh doanh, quảng bá khuyếch trương sản phẩm và thương hiệu của Câu lạc bộ golf Chí Linh, phát triển nguồn khách du lịch chơi golf. 2.2.2.5. Thực trạng hoạt động kinh doanh golfing tại sân golf Chí Linh a. Số lượng, cơ cấu và nguồn khách Sân golf Chí Linh là sân golf ra đời thứ hai ở phía Bắc của Việt Nam sau sân golf Đồng Mô (Hà Tây). Được khai trương và đi vào hoạt động bắt đầu từ cuối tháng 11 năm 2003, sân golf Chí Linh có lợi thế là sân golf nằm ở trung tâm tam giác kinh tế, du lịch phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cho nên đã thu hút đông đảo khách chơi golf ở khu vực này. Cơ cấu khách chơi golf của sân golf Chí Linh chủ yếu là người nước ngoài trong đó nhiều nhất là khách Nhật Bản chiếm khoảng 38%, tiếp đến là khách Hàn Quốc chiếm khoảng 27%, khách Việt Nam chiếm khoảng 15%, khách Đài Loan chiếm 10% còn lại là khách đến từ Trung Quốc, ấn Độ, ASEAN, châu Âu và Mỹ. Hiện nay sân golf Chí Linh có trên 800 hội viên [51]. Nguồn khách đến chơi golf tại sân Chí Linh chủ yếu bao gồm các hội viên của Câu lạc bộ golf Chí Linh, những người nước ngoài và Việt Nam sống và làm việc ở các thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất … trong phạm vi xung quanh sân golf với bán kính 100 km như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh … . Sân golf Chí Linh còn đón tiếp một lượng khách du lịch golf đi theo tour du lịch được tổ chức bởi một số công ty du lịch. Trung bình mỗi ngày sân golf Chí Linh đón từ 1 – 2 tour du lịch. Mỗi tour khoảng 2 nhóm, mỗi nhóm tối đa là 4 người, tối thiểu là 2 người [51]. Ngoài các nguồn khách trên sân golf Chí Linh còn thu hút một lượng khách golf trong các giải thi đấu golf diễn ra ở đây. Trung bình một tháng có ba giải đấu, mỗi giải đấu thu hút ít nhất là 80 người và nhiều nhất là 280 người [51]. Khách du lịch golf tại sân Chí Linh chủ yếu là khách du lịch đi theo hình thức du lịch cuối tuần và du lịch trong ngày. Việc tổ chức các tour du lịch golf đưa khách quốc tế trực tiếp từ nước ngoài vào chơi golf tại sân golf Chí Linh còn hạn chế. Lượng khách du lịch golf tại sân golf Chí Linh giai đoạn 2004 – 2006 tăng trưởng mỗi năm thêm khoảng 17,5% và được thể hiện như sau (Bảng 2.11). Bảng 2.11. Số lượng khách chơi golf tại sân golf Chí Linh giai đoạn 2004-2006 (Đơn vị: lượt khách) Năm 2004 2005 2006 Số lượng 45.120 49.762 62.690 (Nguồn: Văn phòng sân golf Chí Linh, 2007) b. Hiệu quả kinh doanh Trong cơ cấu khách du lịch golf của sân golf Chí Linh thì lượng khách từ hai quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 và thứ 10 thế giới là Nhật Bản và Hàn Quốc [71] chiếm tỷ lệ chủ yếu. Tổng lượng khách du lịch golf từ hai quốc gia này chiếm tới 65% số khách tới sân golf Chí Linh. Do đây là hai quốc gia có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh nên khả năng chi trả cho hoạt động du lịch cao. Hơn nữa lại là các cường quốc về golfing trong khu vực châu á. Chính vì vậy hiệu quả kinh doanh golfing tại sân golf Chí Linh là rất lớn. Doanh thu của sân golf Chí Linh hiện thời bao gồm các khoản thu từ phí bán thẻ hội viên (trung bình 24.000 USD/thẻ), phí bảo dưỡng sân bắt buộc đối với tất cả các hội viên trung bình là 500 USD/năm, phí thuê caddie (người nhặt bóng và ghi điểm) 10 USD/người, phí chơi golf của khách du lịch (trung bình 90 USD/người), phí ăn uống (trung bình 15 USD/suất), phí dịch vụ bổ sung [51]. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi gửi cho những hội viên của Câu lạc bộ golf Chí Linh và các khách du lịch golf thì số lần đến sân golf trung bình của một hội viên chủ yếu là khoảng 1 lần/tuần (chiếm 84,4% số người được hỏi); 92% số khách chơi golf tại sân golf Chí Linh có sử dụng dịch vụ ăn trưa và đồ uống; 13,4% số khách có sử dụng dịch vụ tập đánh bóng. Từ các số liệu trên và bảng phí của sân golf Chí Linh (trình bày tại phụ lục) có thể ước tính doanh thu từ golfing tại sân Chí Linh trong giai đoạn 2004 - 2006 như dưới đây (Bảng 2.12). Bảng 2.12. Doanh thu ước tính của sân golf Chí Linh giai đoạn (2004-2006) (Đơn vị: triệu USD) Năm 2004 2005 2006 Doanh thu 3,5 3,8 5,03 Năm 2006 du lịch Hải Dương thu hút 1,1 triệu khách du lịch và đạt doanh thu 360 tỷ đồng trong đó khách du lịch đến sân golf Chí Linh là 62.690 lượt chiếm 5,6% tổng số khách du lịch và doanh thu từ golfing của sân đạt 5,03 triệu USD tức 78,4 tỷ đồng bằng xấp xỉ 22% tổng doanh thu xã hội từ du lịch của Hải Dương [61]. c. Các hiệu quả xã hội và các hiệu quả khác Sân golf Chí Linh giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động ở địa phương, trong đó riêng đội ngũ caddie đã chiếm tới 350 người, hầu hết họ là những người làm nông nghiệp tại huyện Chí Linh và một số từ các huyện giáp ranh. Mức thu nhập bình quân mỗi người là 1,2 triệu đồng/tháng gấp đôi so với làm nông nghiệp qua đó nâng cao mức sống vật chất của người dân, 100% số cán bộ công nhân viên được ký hợp đồng lao động, tham gia đóng bảo hiểm y tế và xã hội đầy đủ [17]. Golfing là một dịch vụ cao cấp do vậy để đáp ứng được các yêu cầu của khách chơi không những cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt mà còn phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước sạch, thông tin liên lạc, đường giao thông…) đảm bảo và như vậy người dân địa phương quanh khu vực sân golf cũng được hưởng lợi ích từ các công trình này. Mặc dù golfing là một hoạt động kéo theo bởi các hoạt động đầu tư thương mại nhưng ngược lại golfing cũng có những ảnh hưởng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thương mại từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư nhiều hơn nữa vào tỉnh Hải Dương. Trong một thời gian dài trước đây du lịch của Hải Dương không có cơ hội phát triển vì Hải Dương nằm trong tam giác phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ, với 3 cực là 3 trung tâm du lịch lớn Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có tài nguyên du lịch phong phú và rõ nét. Các hoạt động du lịch nhất là du lịch quốc tế đến chủ yếu diễn ra ở các trung tâm này, còn Hải Dương chỉ là một trạm trung chuyển, một điểm dừng chân trong chuyến du lịch của du khách tới các trung tâm du lịch. Việc sân golf Chí Linh được khai trương và đi vào hoạt động từ cuối năm 2003 đã làm cho Hải Dương thực sự trở thành một điểm đến du lịch. Đó là điểm đến của du lịch thể thao – giải trí – nghỉ dưỡng, du lịch công vụ – thương mại, du lịch MICE và du lịch nghỉ cuối tuần. Trong thời gian tới với sự hoạt động kinh doanh ngày càng chuyên nghiệp chắc chắn sân golf Chí Linh sẽ góp một phần quan trọng làm tăng lượng khách du lịch tới Hải Dương qua đó tăng doanh thu du lịch của địa phương này xét ở góc độ vi mô và làm phong phú sản phẩm du lịch qua đó kéo dài ngày khách du lịch, phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ khi xét ở góc độ vĩ mô. Việc sân golf Chí Linh tổ chức thành công giải golf chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2004, giải Carlsberg, với sự tham gia của các tay golf chuyên nghiệp quốc tế đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…đã giúp làm cho cộng đồng quốc tế có một nhận thức mới hoàn toàn tích cực về đất nước và con người Việt Nam, một đất nước hoà bình đang phát triển mạnh mẽ chứ không phải một đất nước của chiến tranh. Thậm chí có những tay golf chuyên nghiệp đã hết sức bất ngờ khi chơi tại sân golf Chí Linh trong giải Carlsberg vì không nghĩ là Việt Nam lại có một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế cao như vậy [07]. Golfing bản thân nó đã là một môn thể thao tinh tế với một loạt các quy định khắt khe đòi hỏi người chơi phải tuân thủ một cách triệt để các chuẩn mực đạo đức xã hội, các cách thức ứng xử cho nên hầu hết những người chơi golf đều là những người có học vấn cao, có vị trí trong xã hội hoặc là những người thành đạt trong kinh doanh. Hoạt động của sân golf Chí Linh sẽ giúp nâng cao đời sống văn hoá, trình độ dân trí của người dân trong khu vực, trước hết là những người làm việc trong sân golf. Khách chơi golf cũng là những người có khả năng thanh toán cao do vậy những sản phẩm địa phương, sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương và một số tỉnh lân cận có thể được tiêu thụ tại sân golf Chí Linh, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Golfing là hoạt động có tính chất gắn với thiên nhiên, lấy các yếu tố thiên nhiên làm các điều kiện cơ bản và tiên quyết. Không có các yếu tố đó không thể có golfing do vậy sự xuất hiện của sân golf Chí Linh sẽ giúp tuyên truyền giáo dục cho người dân bản địa trong việc bảo vệ các yếu tố thiên nhiên, giữ gìn môi trường sống. Mặt khác sân golf Chí Linh với các yếu tố thiên nhiên sẵn có cùng với hoạt động chăm sóc của con người đã trở thành một tiểu vùng sinh thái của huyện Chí Linh giúp điều hoà khí hậu cho các khu dân cư đô thị ở đây. Hơn nữa mặc dù tiêu chí của các sân golf là hướng tới thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn có những sự tác động hết sức tinh tế của con người thông qua việc thiết kế, sắp xếp tạo dáng vẻ cho sân golf do đó đã tạo ra những địa điểm đẹp hấp dẫn cho hoạt động tham quan du lịch. Trong nhiều năm, sân golf Chí Linh đã nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt hàng năm sân golf có tổ chức các giải golf từ thiện, quyên góp hơn 1 tỷ đồng giúp đỡ những gia đình khó khăn, tàn tật, học sinh nghèo vượt khó học giỏi… 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Đánh giá về golfing tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh Cả hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều là những sân golf xuất hiện đầu tiên ở phía Bắc của Việt Nam, lần lượt được đưa vào hoạt động trong các năm 1993 và 2003 do vậy có thuận lợi trong việc thu hút các khách du lịch golf tiềm năng ở khu vực này. Sân golf Đồng Mô và sân golf Chí Linh thuộc hai tỉnh Hà Tây và Hải Dương có vị trí địa lý gần các thành phố và tỉnh gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh là ba cực của tam giác phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Những địa phương này có số lượng người dân đi du lịch đông, trong đó có du lịch golf do kinh tế phát triển hàng đầu và có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong khu vực Bắc Bộ. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất hàng hoá GDP của 3 địa phương này trong năm 2006 đều ở mức hai con số (11,5%, 12%, 13,2%). Mức thu nhập bình quân đầu người của cả ba địa phương này đều đạt trên 1000 USD/năm trong năm 2006 [30]. Hà Tây và Hải Dương là hai tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch thuận lợi cho loại hình du lịch sinh thái, thể thao – giải trí và nghỉ dưỡng do vậy có khả năng thu hút khách du lịch lớn từ Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Vị trí của hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều nằm trong phạm vi có bán kính tối đa khoảng 70 km tính từ 3 trung tâm kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh do vậy hoàn toàn thuận lợi cho các chuyến du lịch golf trong ngày và cuối tuần của những người Việt Nam và nước ngoài sống và làm việc tại 3 địa phương này. Ngoài ra hai sân golf này cũng còn thu hút được lượng khách du lịch golf thông qua hình thức du lịch MICE do nhiều sự kiện chính trị, ngoại giao, kinh tế thương mại quốc gia và quốc tế được tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh còn là 3 trung tâm du lịch quốc tế nhận khách chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Lượng khách du lịch quốc tế đến mỗi địa phương này năm 2006 là đều xấp xỉ một triệu lượt [69] bằng 27% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hà Tây và Hải Dương là các điểm đến du lịch vệ tinh của các trung tâm du lịch trên cho nên cũng sẽ được hưởng nguồn khách du lịch quốc tế đến từ 3 trung tâm du lịch này. Hơn nữa hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc với tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào khu vực này trong giai đoạn 1988 – 2005 lên đến trên 18 tỷ USD, xếp thứ hai trong số các khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI nhiều trên cả nước [29]. Vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc cũng là nơi tập trung lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất với 58 khu đến cuối năm 2006 (Bảng 2.13). Theo thống kê của sân golf Đồng Mô, sân golf Chí Linh và tạp chí golf Việt Nam vào cuối năm 2006 thì có đến 75% lượng khách du lịch golf tới hai sân golf này là các nhà đầu tư thương mại, các doanh nhân nước ngoài và chủ yếu họ làm việc tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trong khu vực các địa phương xung quanh hai sân golf. Cơ cấu khách du lịch golf của hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh chủ yếu là người nước ngoài trong đó đặc biệt là hai nhóm khách người Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo số liệu điều tra xã hội học của tác giả, tổng lượng khách du lịch golf đến từ hai quốc gia này tại cả hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều chiếm từ 65 - 70% lượng khách golf tới đây [51, 52] do Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai quốc gia đầu tư lớn nhất vào vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc. Lượng khách du lịch golf là người Việt Nam chỉ chiếm khoảng 15%, còn lại là các khách du lịch Đài Loan và các quốc gia khác trong ASEAN. Bảng 2.13. Số lượng các khu công nghiệp trong các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2006 (Đơn vị: khu) Hà Nội HảI Phòng Quảng Ninh HảI Dương Vĩnh Phúc Hà Tây Bắc Ninh Hưng Yên 05 03 08 07 05 09 15 06 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007) Tuy nhiên hiện nay lượng khách đến hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh chủ yếu đi theo hình thức du lịch trong ngày và du lịch cuối tuần. Lượng khách du lịch golf đến hai sân golf này chủ yếu là những người Việt Nam và người nước ngoài sống và làm việc trong các khu vực xung quanh sân golf với bán kính tính từ các sân golf khoảng 80 km trở xuống, chiếm 87% số người được hỏi. 94% lượng khách du lịch golf tới hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh tự tổ chức chuyến đi bằng cách liên hệ trực tiếp với hai sân golf để có dịch vụ golfing mà không thông qua một chương trình du lịch được tổ chức bởi các công ty du lịch hay lữ hành nào. Lượng khách du lịch golf đi theo hình thức các tour du lịch golf được các công ty du lịch – lữ hành tổ chức tới hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh chiếm số lượng nhỏ chỉ khoảng 5 – 6% tổng lượng khách du lịch golf tới hai sân golf [51, 52]. Do phần lớn khách du lịch golf tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh đều thực hiện chuyến đi trong ngày với một mục đích gần như duy nhất là chơi golf cho nên việc tiến hành kinh doanh các dịch vụ khác tại điểm du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí buổi tối, nghỉ dưỡng, văn hoá, các dịch vụ bổ sung khác… không đạt hiệu quả cao. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi chỉ có từ 8 – 10% lượng khách du lịch golf tại hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh có nhu cầu lưu trú qua đêm. Trong khi đó trên 92% lượng khách du lịch golf đều có nhu cầu ăn uống buổi trưa tại đây. Ngoài ra, các nhu cầu bổ sung thể thao, nghỉ dưỡng khác cũng được khách du lịch golf yêu cầu nhiều như bể bơi 84%, sauna 80,3 %, jacuzzi 78%, tennis 62,4% . Sản phẩm du lịch golf chủ yếu được khai thác kinh doanh một cách đơn lẻ, không có sự kết hợp với các sản phẩm du lịch khác như văn hoá - lễ hội, MICE, tìm hiểu – khám phá, mạo hiểm (adventure) hay các sản phẩm về thể thao, nghỉ dưỡng khác trong khu vực dẫn đến sự đơn điệu của chuyến du lịch, độ dài ngày khách du lịch ngắn, không đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa. Mặt khác cơ sở vật chất kỹ thuật của cả hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện đầy đủ cho nên cũng không có khả năng cung cấp các dịch vụ một cách đa dạng. Thực tế, sân golf Đồng Mô hiện tại chỉ có một Nhà hàng Câu lạc bộ với khoảng 200 chỗ, phòng hội thảo khoảng 60 chỗ, một bể bơi chiều dài 25 m, khu sauna hơi với 10 buồng, một bồn jacuzzi nhỏ, một khu tập đánh bóng với sức chứa hạn chế. Câu lạc bộ sân golf Đồng Mô đang tiến hành xây dựng một tổ hợp resort với quy mô lớn hiện đại đa chức năng bao gồm một nhà ăn Câu lạc bộ mới với hơn 600 chỗ ngồi được lắp đặt hệ thống điều hoà trung tâm và các màn hình TV cỡ lớn thu truyền hình vệ tinh, phòng hội thảo 500 chỗ được lắp đặt các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị thông tin viễn thông liên lạc đa chức năng, các bể bơi lớn, sân tennis, khu sauna-massage-jacuzzi hiện đại nhiều buồng, khu bán dụng cụ chơi golf, khu tập đánh bóng với 20 đường đánh bóng, các bãi tập đẩy bóng và đánh bóng hố cát. Đặc biệt, Câu lạc bộ sân golf Đồng Mô đang trong quá trình hoàn thiện một loạt các nhà nghỉ, nhà biệt thự với các trang thiết bị nội thất, sinh hoạt đầy đủ có chất lượng cao và được bố trí tách biệt nhau, gần gũi với thiên nhiên trên các sườn đồi, ven các rừng cây có thể dùng để bán hoặc cho thuê. Trong tương lai gần khu resort thể thao – nghỉ dưỡng sân golf Đồng Mô có thể đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của đông đảo khách du lịch golf cùng một lúc [51]. Sân golf Chí Linh hiện mới chỉ hoàn thiện và đưa vào kinh doanh 27 trong tổng số 36 lỗ, có một nhà ăn Câu lạc bộ với 250 chỗ ngồi, một khu sauna với 18 buồng, khu tập đánh bóng, quầy bán dụng cụ chơi golf. Trong thời gian tới một khu khách sạn quốc tế 5 sao trong quần thể sân golf Chí Linh sẽ được đưa vào hoạt động phục vụ các khách du lịch golf đến đây. Hiện nay khu khách sạn đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến kết thúc việc hoàn thiện vào cuối năm 2007. Sau khi hoàn thiện, khách sạn 5 sao này sẽ có 100 buồng hạng sang, hai nhà hàng, phòng hội thảo đầy đủ tiện nghi, cùng khu thư giãn với các dịch vụ như tắm nước khoáng, sân tennis, bể bơi, câu lạc bộ đêm và hai quầy bar. Một loạt các khu nhà nghỉ và biệt thự với nhiều kiểu kết cấu (gỗ, bê tông…), kiến trúc đa dạng độc đáo, tiện nghi sinh hoạt cao cấp được xây dung bố trí hoà nhập với thiên nhiên cũng sẽ sẵn sàng phục vụ các nhu cầu đa dạng cao cấp của khách du lịch golf trong thời gian tới [52]. Cả hai sân golf thì chỉ có sân golf Chí Linh mới tổ chức được một giải thi đấu golf chuyên nghiệp là giải Carlsberg Master Cup liên tục từ năm 2004 đến nay. Đây là một giải đấu thuộc hệ thống giải golf chuyên nghiệp châu á (Asian Tour). Asian Tour là một giải đấu golf chuyên nghiệp có uy tín và rất nổi tiếng ở châu á. Giải đấu này thường thu hút một lượng lớn các tay golf chuyên nghiệp không chỉ ở châu á mà còn từ khắp mọi nơi trên thế giới, không những thế nó còn hấp dẫn một lượng lớn các khán giả đến xem các thần tượng golf của mình thi đấu. Hơn nữa đây là một cơ hội quý giá để nơi diễn ra giải thi đấu golf chuyên nghiệp này quảng bá cho các sân golf của mình cũng như các tài nguyên du lịch ở đó nhờ vậy sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là nhóm khách du lịch golf đến chơi. Những tay golf chuyên nghiệp cũng là nhóm khách du lịch có khả năng chi trả đặc biệt cao. Hầu hết các giải thi đấu golf chuyên nghiệp ở các quốc gia có golfing phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore …đều thuộc hệ thống giải thi đấu golf chuyên nghiệp Asian Tour và do vậy thường thu hút rất đông đảo các khách du lịch golf cũng như đạt được doanh thu cao từ golfing. Hai sân golf Đồng Mô và Chí Linh cũng như năm sân golf đang hoạt động khác đều cùng nằm ở khu vực Bắc Bộ, có khoảng cách giữa các sân chưa đến 100 km với những đặc điểm khá tương đồng về vị trí, lượng khách, cơ cấu khách … . Tuy nhiên các sân golf này chưa có sự liên kết để tạo ra các tour du lịch golf chuyên nghiệp, làm tăng giá trị của sản phẩm golfing, đem lại cho khách du lịch các cảm giác khác nhau khi chơi ở các sân khác nhau qua đó cũng phát huy hết những tiềm năng về golfing trong khu vực Bắc Bộ. Đánh giá sự phát triển của golfing ở Việt Nam Với những đặc điểm đã được phân tích ở trên có thể thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn cả khách quan lẫn chủ quan trong việc phát triển golfing. Thực tế là đã có một bước nhảy vọt của golfing ở Việt Nam khi mà năm 1993 cả nước mới có 2 sân golf, một ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và một ở Đông Mô (Hà Tây) với lượng người chơi chỉ khoảng 70 người kể cả caddie (người nhặt bóng) đến nay số lượng các sân golf đang hoạt động đã lên đến 14 sân và khoảng hơn 30 dự án sân golf khác đang được tiến hành đầu tư xây dựng với lượng người chơi golf lên đến 5000 người trong đó có 2000 khách chơi thường xuyên [06]. Khách du lịch golf thường xuyên là những hội viên của một câu lạc bộ golf nào đó với tần suất đến sân tối thiểu khoảng 1 lần một tuần. Để trở thành hội viên phải trả phí thẻ hội viên trung bình là 20.000 USD/thẻ và phải đóng phí bảo dưỡng sân trung bình là khoảng 500 USD/năm. Theo khảo sát thực tế của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14187.DOC
Tài liệu liên quan