Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 3

1.Chi phí và các cách phân loại chi phí 3

1.1Khái niệm chi phí 3

1.2. Phân loại chi phí sản xuất 4

2.Giá thành và các loại giá thành 7

2.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của giá thành sản phẩm 7

2.2. Phân loại giá thành 7

3.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 8

3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 8

3.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 9

3.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10

4.trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11

4.1.Tài khoản sử dụng 11

4.2.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên: 12

4.3.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 13

4.4.Các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành : 13

5. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) 14

5.1.Tài khoản sử dụng: 14

5.2.Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên: 14

5.3.Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 15

6. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) 16

6.1.Tài khoản sử dụng: 16

6.2. Nội dung hạch toán: 17

7. Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) 18

7.1.Tài khoản sử dụng: 18

7.2.Nội dung hạch toán: 18

8. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 20

8.1.Tổng hợp chi phí sản xuất: 20

8.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 21

9.Tính giá thành sản phẩm (ZTP) 23

9.1. Phương pháp giản đơn (trực tiếp) 23

9.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 24

9.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH) 26

9.4.Tính giá thành sản phẩm theo giá thành định mức 27

CHƯƠNG II 29

THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA Y TẾ 29

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY NHỰA Y TẾ 29

1.Quá trình hình thành và phát triển. 29

2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 29

2.1.Chức năng 29

2.2.Nhiệm vụ 29

3.Tình hình về vốn của công ty 30

4.Đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất 31

4.1. Đặc điểm tổ chức quản lý 31

4.2.Đặc điểm quy trình công nghệ 32

4.3.Tổ chức công tác kế toán của công ty. 33

II.THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY NHỰA Y TẾ. 38

1.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản suất ở công ty 38

1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 38

1.2.Kế toán tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 39

1.3.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 43

1.4.Kế toán chi phí sản xuất chung 46

1.5.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty 48

1.6. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở tại Công ty. 49

2.Tổ chức công tác tính giá thành tại công ty 50

2.1.Đối tượng tính giá thành. 50

2.2. Kỳ và đơn vị tính giá thành sản phẩm. 50

2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 50

CHƯƠNG III 52

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA Y TẾ 52

1. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 52

1.1.Những ưu điểm 53

1.2. Những mặt hạn chế 54

2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nhựa y tế. 54

KẾT LUẬN 58

 

CÔNG TY NHỰA Y TẾ Biểu 2-17

SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG

Tháng 11 năm 2005 TK 154

TT Tên TK Mã hiệu PS/Nợ PS/ Có VNĐ

1 Nguyên vật liệu 152 472.883.247

2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154 88.552.006

3 Thành phẩm 155 4.166.335.469

4 Hàng hoá 156

5 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp 621 3.578.591.081

6 Chi phí nhân công trực tiếp 622 208.172.624

7 Chi phí sản xuất chung 627 527.782.025

Tổng cộng 4.403.097.736 4.639.218.716

 

Số d đầu kì(VNĐ): 482.014.532

Số d cuối kì(VNĐ): 245.893.552

(Hai trăm bốn lăm triệu tám trăm chín mơi ba nghìn năm trăm năm hai đồng)

Ngày. tháng . năm 2005

NGỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRỞNG

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thể hiện qua sơ đồ 2-3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng kiêm kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán thuế. Thủ quỹ kiêm kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ Thống kê phân xưởng thành phẩm Thống kê phân xưởng ép nhựa tiệt trùng Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Sơ đồ 2-3: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng là người chỉ đạo, giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành các chế độ kế toán tài chính, đồng thời báo cáo một cách chính xác, kịp thời, đúng đắn với giám đốc tình hình và kết quả hoạt động tài chính trong Công ty để tìm ra những mặt mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Đồng thời đưa ra các ý kiến, biện pháp với giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả của Công ty. Các bộ phận kế toán khác : + Bộ phận kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ: chuyên ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vẩn chuyển bảo quản nhập xuất tồn kho NVL, CCDC và phân bổ CCDC đồng thời thực hiện việc thu chi tiền mặt khi có đầy đủ chứng từ, quản lý lượng tiền có trong quỹ, ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ, các khoản chi , hoà nhận tạm ứng. + Bộ phận kế toán ngân hàng, kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán thuế: theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thường xuyên đối chiếu số dư TGNH đồng thời quản lý theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm trên sổ chi tiết TK 155, cuối tháng lập Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm . Lãi lỗ của hoạt động kinh doanh được xác định dựa trên sổ chi tíêt và tổng hợp các TK511, 521, 532; theo dõi các khoản thanh toán với ngân sách, lập bảng kê khai thuế. + Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH, kế toán chi phí và tính giá thành: Thu chi tính toán theo dõi và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo quy định, tập hợp chi phí sản xuất phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 4.3.2.Hệ thống kế toán Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung. *Hệ thống sổ kế toán công ty đang sử dụng gồm: +Sổ kế toán chi tiết: căn cứ vào chứng từ gốc, cuối tháng kế toán ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan. + Sổ nhật ký chung: căn cứ vào chứng từ có liên quan, hàng ngày kế toán chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung. + Bảng phân bổ: các chứng từ gốc được tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ chuyển vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp. + Sổ cái(sổ tổng hợp): cuối tháng kế toán khoá sổ, cộng số liệu trên sổ Nhật ký chung, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhất ký chung với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chung ghi trực tiếp vào sổ cái. Theo hình thức này, quá trình tập hợp chi phí sản xuất được ghi chép vào các sổ kế toán sau: Bảng phân bổ NVL và CCDC Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ Sổ cái tài khoản621,622,627,154 Sổ chi tiết hoặc thẻ chi tiết Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ chi tiếtTK 621,622,627 Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết154(631) Sổ tổng hợp TK 154,621,622,627 Bảng tính giá thành :Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng :Đối chiế, kiểm tra Sơ đồ 2.4: Tình hình ghi sổ kế tón tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung Về báo cáo tài chính, công ty sử dụng 4 loại báo biểu: +Biểu 01-DN: Bảng cân đối kế toán +Biểu 02-DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Biểu 03-DN: Thuyết minh báo cáo tài chính *Các chế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụngtại đơn vị: -Niên độ kế toán được bắt đầu vào 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. -Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. -Nguyên tác và phưông pháp chuyển đổi tiền khác: thep tỷ giá thực tế. -Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung. -Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại + Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt : theo quy định của nhà nước. -Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền cuối kỳ. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. II.Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nhựa y tế. 1.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản suất ở công ty Chuẩn mực kế toán số 02 :Hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 củ Bộ Tài Chính) Theo chuẩn mực này thì giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. Chi phí chế biến tồn kho bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc , và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chiphí nhân công gián tiếp. 1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm dựa trên đặc điểm QTCN của từng loại sản phẩm. Do sản phẩm sản suất theo kê hoạch, QTCN phức tạp, phải qua nhiều công đoạnở các phân xưởng khác nhau như: bơm tiêm, dây truyền dịch..nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng theo từng khoản mục CPNVLTT,CPNCTT,CPSXC rồi được tập hợp theo từng sản phẩm toàn bộ chi phí. Vì vậy đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ. điển hình của nhóm sản phẩm này là bơm tiêm 5ml (BT5P).quá trình chế tạo của nó diễn ra tại hai phân xưởng là PX ép nhựa và PX thành phẩm. tại PX ép nhựa,chí phí được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. Sau đó bán thành phẩm xilanh, piston sẽ được nhập kho bán thành phẩm nội bộ rồi xuất kho cho PX để hoàn thiện. tại phân xưởng này, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. khi sản phẩm hoàn thành sẽ được nhập kho thành phẩm. 1.2.Kế toán tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do nghành nghề sản xuất kinh doanh là nhựa y tế, sản phẩm đa dạng cả về số lượngvà đặc tính kỹ thuật nên nguyên vật liệu ở đây cũng khá phong phú và chủ yếu nhập từ các nước nhật, hàn quốc, trung quốc, EU...gồm các loại: - Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất: + Nhự các loại:Nhựa hạt P344, P750j, P900j, nhựa nghiền FF, nhựa hạt trắng 3002A... + Các loại kim: kim nhật 18Gx11/2, kim hàn quốc 22x11/4, kim 2138, kim 2525 Hàn Quốc... + Gasket, túi PE các loại, silicon, mực in vạch, xylen... - Vật liệu phụ: hộp chipbox, thùng carton, đề can, dây đai đóng thùng, duplex, băng dính các loại... - Nhiên liệu: dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, dầu bảo dưỡng khuân chống gỉ, xăng Mogas 92, và khí EOGAS, khí LPGAS dùng để tiệt trùng sản phẩm. Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất được công ty tập hợp vào TK621 - CPNVLTT và mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm. TK621E-Chi phí nguyên vật liệu của xi lanh, piston TK 621TB3P- Chi phí nguyên vật liệu của bơm tiêm 3ml TK 621TB5P-Chi phí nguyên vật liệu của bơm tiêm 5ml TK 621D- Chi phí nguyên vật liệu của dây truyền dịch Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong đó có kế hoạch vật tư xuất dùng cho sản xuất. Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch này sẽ nhận nguyên vật liệu từ kho về để phục vụ sản xuất thông qua Phiếu xuất kho vật tư(Biểu số 2-3a). Biểu 2-3a Đơn vị :Công ty nhựa y tế Mẫu số:02-VT Địa chỉ :89 Lương Đình Của- Hà Nội TheoQĐ:1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu xuất kho ngày 16 tháng 11 năm 2005 Nợ:.......Số:93/5 Có:....... Họ,tên người nhận hàng: Linh Địa chỉ (bộ phận ):PXE Lý do xuất kho : Phục vụ cho sản xuất Xuất tại kho: Công ty Số TT Tên,nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Nhựa nghiền cuống PP,L Cái 240,000 Cộng Cộng thành tiền(bằng chữ):............................................................................ Xuất, ngày .......tháng.......năm200.. Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị NVL xuất dùng trong tháng: Trị giá vốn NVL xuất dùng Đơn gía bình quân gia quyền Số lượng NVL xuất dùng x = Đơn giá bình quân Giá trị NVL nhập trong kỳ + + Số lượng NVL tồn đầu kỳ Giá trị NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ = TK 152 được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu (TK này được chi tiết thành 3 TK cấp 2): TK152.1-Nguyên vật liệu chính. TK152.2-Nguyên vật liệu phụ. TK152.3-Nhiên liệu. Còn nhiên liệu và một số vật liệu phụ khác do cách tính khác nên khi xuất kho được tập hợp qua TK trung gian TK 521B-Nhiên liệu và TK 621TBC-Vật liệu phụ khác. Tuy nhiên khi tính giá thành sản phẩm lại được kết chuyển sang TK tương ứng là TK 154B và TK 154TBC. Đối với phần NVL tính vào giá thành, kế toán tiến hành theo trình tự sau: Những vật liệu xuất dùng liên quan trưc tiếp đến sản phẩm nào thì tập hợp trực tiếp ngay cho sản phẩm đó(Biểu 2-4a)và (Biểu2-4b) Nếu vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí các sản phẩm có liên quan với các tiêu thức phân bổ là theo tỉ lệ tiệt trùng. Việc phân bổ chi phí vật liệu phụ được tiến hành như sau: +Trước hết phải quy đổi về số lượng tiệt trùng x Số lượng sản phẩm tiệt trùng = Số lượng sản phẩm hoàn thành Tiêu chuẩn tiệt trùng Ta tính được tỉ lệ tiệt trùng theo công thức: Số lượng sản phẩm tiệt trùng = Tỉ lệ tiệt trùng Tổng số lượng sản phẩm tiệt trùng +Vật liệu phụ được phân bổ như sau: Vật liệu phụ của toàn PX = Tỉ lệ tiệt trùng x Vật liệu phụ dùng cho sp i Trong đó : VLP dở cuối kỳ - VLP nhập trong kỳ + VLP dở đầu kỳ Vật liệu phụ của toàn PX = Cuối tháng, từ các Phiếu xuất kho và bảng tập hợp xuất kho vật tư cho PX Thành phẩm (biểu 2-5), kế toán lập Bảng đánh giá sản phẩm dở vật liệu phụ cho toàn phân xưởng (biểu 2-6).Việc phân bổ sẽ được tiến hành ở Bảng phân bổ chi phí sản xuất ở phân xưởng thành phẩm (Biểu 2-7).Bảng này cho biết toàn bộ chi phí về nhiên liệu và một số nguyên vật liệu phụ theo từng sản phẩm, số liệu của bảng là căn cứ để toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu. 1.3.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. CPNCTT chiếm 5%-10% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm lương chính, phụ cấp làm thêm ăn trưa, các khoản trích theo lương như BHYT,BHXH,KPCĐ. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622. TK này được mở chi tiết theo từng phân xưởng: TK 622E- Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng ép TK 622T- Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thành phẩm (bơm tiêm) TK622D- Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thành phẩm (dây truyền dịch) Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: +TK334- Phải trả công nhân viên +TK3382-KPCĐ, TK3383-BHXH,TK3384-BHYT Và một số tài khoản khác... Xuất pháp từ đặc điểm tổ chức sản xuất,đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu của công tác quản lý, công ty áp dụng cùng 1 phương pháp tính lương đối với 2 khu vực sản xuất trực tiếp và gián tiếp (khối văn phòng). Tại công ty, có 2 hình thức trả lương là tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào tiền lương theo thời gian để trả lương cho người lao động. Cuối kỳ kế toán sẽ điều chỉnh lại tiền lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm và tiền lương thực trả. -Lương sản phẩm là:Quỹ lương được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Lương sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá tiền lương sp(công việc) x = Trong đó : Đơn giá tiền lương sản phẩm xác định trên cơ sở định mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của người lao động sản xuất sản phẩm và được lập riêng cho từng loại sản phẩm công việc, số lượng sản phẩm hoàn thành : căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm tức là khi sản phẩm đã qua kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng và có xác nhận của thủ kho. Hàng tháng, kế toán chi phí và giá thành sẽ tập hợp lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý, phục vụ thành bảng tính lương theo sản phẩm.(biểu 2-8) -Lương theo thời gian là lương được tính căn cứ vào giờ công, ngày công làm việc. Tiền lương phải trả trong tháng Mức lương ngày Số ngày thực tế làm việc trong tháng = x Mức lương ngày Mức lương tháng theo cấp bậc Hệ số các loại phụ cấp x 22 ngày = Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của quản đốc phân xưởng, kế toán tiền lương sẽ tính lương cho từng công nhân theo từng phân xưởng. Việc thanh toán lương được chia làm 2 kì: kì 1 tạm ứng,kì 2 nhận nốt số tiền còn lại. Đối với các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo quy địnhCông ty trích 19% vào chi phí kinh doanh. Cuối tháng,căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán giá thành tính trích các khoản như sau: +KPCĐ 2% được tính theo lương thực tế của người lao động +BHXH 15%,BHYT 2% được tính căn cứ vào hệ số lương và mức lương tối thiểu của người lao động, cụ thể: BHXH,BHYT = Hệ số lương x 350000 x17% Sau đó kế toán chi phí và tính giá thành sẽ căn cứ vào số liệu này lập bảng trích KPCĐ,BHXH,BHYT,ăn trưa theo từng phân xưởng và bộ phận quản lý (Biểu 2-9). Từ bảng tính lương theo sản phẩm và bảng trích KPCĐ,BHXH,BHYT,kế toán chi phí và giá thành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo từng phân xưởng(Biểu 2-10).Cuối tháng căn cứ vào Bảng này ta tính được CPNCTT ở phân xưởng ép và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho từng loại sản phẩm hoàn thành ở PX thành phẩm (Biểu 2-11).Việc phân bổ được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Số sản phẩm i hoàn thành x CPNCTT toàn phân xưởng = CPNCTT của spi Tổng số sp hoàn thành của phân xưởng % sản phẩm hoàn thành = % sp hoàn thành 1.4.Kế toán chi phí sản xuất chung Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627, tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bao gồm các tiểu khoản: TK6271- Tiền lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng. TK6273- Dụng cụ sản xuất (mũi khoan, giấy giáp, giẻ lau, dao tịên,túi PE, taro, dao phay...) TK6274- Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK153- Công cụ dụng cụ được mở chi tiết cho từng loại CCDC: TK153B- CCDC bảo hộ lao động TK153D- CCDC cắt gọt TK153k- CCDC khác TK153T- CCDC thủ công TK214- Khấu hao TSCĐ * Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh những khoản như lương,phụ cấp và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ, của các nhân viên gián tiếp tại xưởng như quản đốc, thống kê. Việc tập hợp và phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng hoàn toàn tương tự như với tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở phần1.2(biểu 2-9),(Biểu2-10),(Biểu2-11). *Dụng cụ sản xuất: căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, kế toán chi phí và giá thành sẽ tập hợp được toàn bộ CCDC xuất kho theo từng phân xưởng (Biểu2-12),và(Biểu 2-13).Sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm hoàn thành với tiêu thức phân bổ là theo % khối lượng sản phẩm hoàn thành(Biểu 2-11)và (Biểu2-14). *Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng: Toàn bộ TSCĐ tại công ty được theo dõi chi tiết về nguyên giá,khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại theo từng phân xưởng và bộ phận sử dụng. Việc phân chia này xúât pháp từ tình hình thực tế của đơn vị : một số máy móc bị hỏng hiệu quả sử dụng thấp,một số máy móc chuyên dụng không còn phù hợp với quy trình công nghệ mới nên trở nên mất tác dụng. Do vậy TSCĐ ở các phân xưởng được chia thành các loại: +TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh +TSCĐ chờ sử lý +TSCĐ chờ thanh lý Tuy nhiên,kế toán tính giá thành chỉ trích khấu hao cho các tài sản sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, điều này nhằm tránh cho giá thành phải chịu mọi chi phí khấu hao quá cao. Đơn vị áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức trích khấu hao trung bình được xác định theo công thức: x Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao năm = Mức trích KH năm của TSCĐ Mức trích KH năm Mức trích KH tháng của TSCĐ = 12 tháng Trong đó tỉ lệ khấu hao năm đã được quy định trong QĐ 166/1999/QĐ ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Để công việc tính toán mức khấu hao TSCĐ đơn giản khấu hao TSCĐ của một tháng trước và mức trích khấu hao TSCĐ tháng trước và mức trích TSCĐ tăng, giảm theo công thức : Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng Số khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng + - = Trong đó: Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng là một số khấu hao của những TSCD đã tăng trong tháng trước. Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng là một số khấu hao của những TSCĐ thôi trích khấu hao tháng trước. Sau khi tính được mức trích khâu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác định mức trích khấu hao của từng phân xưởng sử dụng TSCĐ và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp(Biểu 2-15). Cuối tháng,căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ, kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng loại sản phẩm. -Phân xưởng ép nhựa thì phân bổ khấu hao TSCĐ theo tiêu thức % khối lượng sản phẩm hoàn thành(Biểu 2-14). -Phân xưởng thành phẩm: +Nếu TSCĐ thuộc bộ phận bơm tiêm thì khấu hao được phân bổ theo tiêu thức % khối lượng sản phẩm hoàn thành(Biểu 2-11). +Nếu TSCĐ thuộc bộ phân tiệt trùng nén khí thì khấu hao được phân bổ theo tỉ lệ tiệt trùng(đã đề cập ở phần CPNVLTT )(Biểu 2-7). 1.5.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty TK154 được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, được mở chi tiết theo từng sản phẩm: TK154E-Sản xuất xilanh,piston.... TK154TB5P-Sản xuất bơm tiêm 5 ml TK154TB3P-Sản xuất bơm tiêm 3 ml TK154TB1P-Sản xuất bơm tiêm 1ml TK154D-Sản xuất dây truyền dịch Cuối tháng kế toán căn cứ vào nhật ký chung,bảng phân bổ liên quan, số phát sinh bên Nợ của các TK611,622,627,kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sẽ kết chuyển và phản ánh vào sổ chi tiết TK154 (Biểu 2-16a),(Biểu 2-16b) và sổ tổng hợp TK154(Biểu 2-17). Trong quá trình sản xuất sản phẩm có phế liệu, phế liệu này có 2 loại: loại không tận dụng được bán lấy tiền, số tiền này được nhập vào quỹ và ghi giảm chi phí, và loại có thể tận dụng được nhập kho để sản xuất tiếp. 1.6. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở tại Công ty. Đặc điểm nổi bật về chi phí sản xuất của Công ty là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm khoảng 70%-75%. Do đó cuối tháng, kế toán chi phí và tính giá thành cùng với thông kê phân xưởng tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở theo yếu tố nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ . Những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trên các giai đoạn công nghệ đều được tính là sản phẩm dở dang như: mặt hàng nhựa (PX ép nhựa ) hay BTP xilanh, piston(PXthành phẩm).Do vậy, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo hai cách : - Thứ nhất Sản phẩm làm dở là chi phí nguyên vật liệu vào sản xuất được kết chuyển theo tài khoản 154 theo từng sản phẩm, đồng thời cũng được kết chuyển theo số dư đầu kỳ trên TK 154 vào tháng sản xuất tiếp theo. Giá trị của toàn bộ số nguyên vật liệu này được xác định căn cứ vào đơn giá theo thực tế xuất kho của từng loại. Căn cứ theo từng số liệu còn tồn, kế toán lập biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang(Biểu 2-18a). -Thứ hai Sản phẩm làm dở là bán thành phẩm đã hoàn thành ở phân xưởng ép nhựa được nhập kho sau đó được chuyển sang phân xưởng thành phẩm để tiếp tục công đoạn sản xuất. giá trị từng loại sản phẩm làm dở này được dựa trên giá thực tế xuất kho do bộ phận kế toán lập trên cơ sở số bán thành phẩm thực tế nhập kho, kế toán tính giá trị sản phẩm làm dở theo công thức sau: Giá thành đơn vị Sản lượngbán thành phẩm Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ x = Sau khi tính được giá trị sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, kế toán tổng hợp giá trị sản phẩm làm dở dang của từng loại sản phẩm theo bảng kê chi phí sản xuất dở dang(Biểu 2-18b). 2.Tổ chức công tác tính giá thành tại công ty 2.1.Đối tượng tính giá thành. Với quy trình sản xuất công nghệ là công nghệ phức tạp, liên tục, sản p0hẩm hoàn thành phải trải qua các giai đoạn công nghệ sản xuất khác nhau đặc trưng là sản phẩm bơm tiêm 5ml thì đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ hoặc sản phẩm ở giai đoạn cuối. 2.2. Kỳ và đơn vị tính giá thành sản phẩm. Đơn vị là sản phẩm có chu trình ngắn, kỳ tính giá thành là tháng. mỗi tháng kế toán tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng. những sản phẩm hoặc đơn đặt hàng hoặc chưa hoàn thành, đang được chế biến ở các giai đoạn công nghệ được coi là sản phẩm dở dang và được tính giá thành trong thời kỳ hoàn thành. Hiện nay, Công ty đang sử dụng đơn vị tính giá thành là cái, kg, bộ. tuỳ theo chủng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà các phân xưởng có đơn vị tính giá thành phù hợp. Đối với bán thành phẩm ở phân xưởng ép thì đơn vị tính giá thành là “đồng/kg”, còn phân xưởng thành phẩm là “đồng/cái”. 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng hay bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn nên phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp tính giá thành giản đơn có tính giá thành bán sản phẩm. quá trình tập hợp chi phí sản xuất bắt đầu từ phân xưởng ép nhựa rồi đến phân xưởng thành phẩm và đều được phản ánh theo từng khoản mục chi phí . Vì vậy việc tính giá thành cũng phải tiến hành lần lượt từ giai đoạn hoàn thành sản phẩm. CPSP dở dang đầu kỳ Tổng giá thành thực tế của SP CPSP dở dang cuối kỳ Các khoản giảm CPSX (nếu có) CPS phát sinh trong kỳ + - = + Tổng giáthành SP = Tổng giá thành đơn vị SP Khối lượng sản phẩm hoàn thành Công việc tính giá thành được thực hiện trên thẻ tính giá thành sản phẩm. theo thẻ này, giá thành sản phẩm là tổng hợp của ba khoản mục. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Gồm các loại vật tư chính , vật tư phụ, nguyên liệu và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc chế tao sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương sản phẩm của công nhân trự tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ. Thẻ tính giá thành sản phẩm và dịch vụ được lập căn cứ theo chứng từ gốc liên quan ở từng phân xưởng. Ví dụ: - Bước 1: Tại phân xưởng ép nhựa: Kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ có liên quan và thẻ tính giá thành sản phẩm tháng 10 để tính giá thành bán thành phẩm tháng 11(Biểu 2-19): - Bước 2: Tại phân xưởng thành phẩm: Bán thành phẩm xuất từ kho hoặc chuyển từ phân xưởng ép nhựa sẽ được gia công tiếp để trở thành sản phẩm, kế toán căn cứ vào các Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ để lập thẻ tính giá thành sản phẩm bơm tiêm 5p (Biểu số 2-20). Chương III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa y tế 1. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty Nhựa Y Tế là doanh nghiệp vừa của nhà nước .Mặc dù đã trải qua nhiều biến động, khó khăn nhưng công ty vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên, cải tiến kĩ thuật từng bước hoà nhập để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Có được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lực vươn lên và không ngừng đổi mới của nhà máy mà trước hết đó là sự năng động, năng lực sáng tạo dám nghĩ dám làm của Ban giám đốc - những người đã hết lòng tận tuỵ với công ty và sự đoàn kết đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán tài chính. Tuy vậy trong quá trình phát triển đi lên cùng với sự ra đời của chế độ kế toán mới với những quy định, cách thức và chế độ ghi chép ban đầu có những thay đổi nhưng bộ phận kế toán đã áp dụng rất tốt các chế độ, quy định mới vào công việc kế toán tại công ty. Qua một thời gian tìm hiểu ngắn và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, cùng với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc công ty , các phòng ban chức năng và đặc biệt là phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu làm quen với thực tế, củng cố thêm k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20121.DOC
Tài liệu liên quan