LỜI MỞ ĐẦU . 1
PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 3
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp 3
1.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4
2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4
2.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 5
2.2 Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp 7
2.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm xây lắp 7
2.2.2 Phân loại giá thành 7
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
3. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 10
3.1 Kế toán chi phí sản xuất 10
3.1.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10
3.1.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
3.1.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12
3.1.4 Hạch toán chi phí sử dụng Máy thi công 13
3.1.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung 17
3.1.6 Tổng hợp chi phí sản xuất: 20
3.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 23
3.3 Tính giá thành sản phẩm xây lắp 24
3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 24
3.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 24
4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương thức khoán gọn trong doanh nghiệp xây lắp .26
4.1 Đặc điểm phương thức khoán gọn 26
4.2. Hạch toán CPSX và tính GTSP theo phương thức khoán 27
4.2.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng 27
4.2.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng 27
5. Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình 28
6. Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN xây lắp: 29
7. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở một số nước trên thế giới so với Việt Nam: 30
7.1. Kế toán Mỹ: 31
7. 2. Kế toán Pháp: 32
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG BẮC . 35
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 35
2. Đặc điểm qui trình công nghệ 37
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh: 39
4. Đặc điểm tổ chức quản lý 41
5. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán 43
5. 1. Tổ chức bộ máy kế toán 43
5.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 44
5.3 Vận dụng hệ thống chứng từ 45
5.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 47
5.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán 47
5.6. Hệ thống báo cáo kế toán 49
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG BẮC 50
1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 50
1.1 Đặc điểm phân loại chi phí 50
1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí. 50
1.3 Đặc điểm công tác tính giá sản phẩm dở dang: 51
1.4 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp: 51
2. Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất: 52
2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chi phí NVLTT): 52
2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Chi phí NCTT): 62
2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 68
2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung (chi phí SXC) 75
2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp 87
2.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 87
2.5.2 Tính giá sản phẩm dở dang: 89
2.5.3 Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 93
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG BẮC .95
1.Ưu-nhược điểm còn tồn tại ở Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc. 95
1.1. Những thành tựu đã đạt được. 95
1.2 Những mặt còn tồn tại: 99
2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc. 100
2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 100
2.2 Nội dung hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty kỹ thuật xây dựng Phương Băc. 102
2.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 102
2.2.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 103
2.2.3 Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: 105
2.2.4. Hoàn thiện chi phí SXC: 106
2.2.5 Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ: 107
2.5.6 Đẩy mạnh công tác quản lý và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên: 107
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
118 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4216 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty kỹ thuật xây dựng Phương Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi lượng nhập - xuất- tồn vật tư toàn công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán kiêm theo dõi công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng hay giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Đảm bảo việc theo dõi các khoản thu/ chi. Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình vay, trả lãi vay, quản lý và giám sát các khoản đã và sẽ thanh toán với khách hàng đồng thời thanh toán với nhà cung cấp.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại công ty, thu/ chi tiền mặt theo các phiếu chi, thường xuyên báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình tiền mặt tồn quỹ.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ là tổng hợp và chi tiết các khoản chi phí và tính giá thành cho từng công trình hoặc hạng mục công trình.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Có nhiệm vụ hàng tháng tính ra các khoản tiền lương, tiền phụ cấp, tiền làm thêm cho các công nhân viên và các khoản trích - nộp BHXH, đồng thời phân bổ các khoản đó cho các đối tượng tính giá thành.
5.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam đồng (VNĐ) hạch toán theo nguyên tắc giá gốc.
- Nguyên tắc chyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng: Theo tỷ giá thanh toán giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ khác của ngân hàng Indôvina công bố tại thời điểm chuyển đổi
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
+ Sản phẩm dở dang: Là tổng giá vốn nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công tính từ thời điểm bắt đầu thi công đến cuối kỳ kế toán nếu phương thức thanh toán là khi sản phẩm hoàn thành. Nếu phương thức thanh toán qui định là theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì chi phí sản xuất dở dang được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí cho các giai đoạn đã hoàn thành và còn dở dang theo giá trị dự toán.
+ Phương pháp giá vốn hàng bán: Giá trị nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng công trình hợp đồng theo giá dự toán.
- Chính sách kế toán đối với TSCĐ:
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao theo qui định tại Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính.
+ Đối với TSCĐVH là quyền sử dụng đất đang được đơn vị theo dõi và sử dụng trích khấu hao theo qui định.
- Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Khấu trừ
5.3 Vận dụng hệ thống chứng từ
Do chứng từ kế toán dùng để ghi chép các thông tin kế toán ngay khi chúng phát sinh nên chứng từ được coi là giai đoạn đầu tiên để thực hiện việc ghi sổ và lập các báo cáo kế toán. Chứng từ kế toán có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt pháp lý, quản lý và kế toán. Chứng từ kế toán là cơ sở để xác minh nghiệp vụ, để kiểm tra - thanh tra và là cơ sở để qiải quyết các tranh chấp trong kinh tế giúp cho các nhà quản lý đưa ra kịp thời - chính xác các quyết định kinh doanh. Tuỳ theo từng phần hành kế toán cụ thể mà có hệ thống chứng từ đặc trưng riêng.
Tại công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc đã sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu qui định chung của Bộ Tài chính bao gồm:
- Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ.
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư.
- Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua hàng, hoá đơn dịch vụ thuê tài chính.
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê kiểm quĩ.
- Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Ngoài ra, để nhằm mục đích quản lý cao hơn và phụ thuộc theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên doanh nghiệp còn sử dụng một số loại chứng từ riêng như: bản hợp đồng xây lắp, biên bản thanh lý hợp đồng, bản quyết toán khối lượng công trình, biên bản nghiệm thu công trình, bản theo dõi công nợ,...
Lập chứng từ
Sơ đồ 2.5: QUI TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
Kiểm tra và phân loại chứng từ
Nhập vào phần mềm máy tính
Bảo quản và lưu trữ
5.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, công ty là một chủ thể có tư cách pháp nhân đầy đủ, sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của BTC. Công ty đã mở thêm các tài khoản chi tiết nhằm dễ dàng theo dõi và quản lý.
Chế độ tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Danh mục các tài khoản chủ yếu bao gồm:
TK 111, TK 112, TK 133, TK 152, TK 242, TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 421, TK 511, TK 621, TK 622, TK 627, TK 642, TK 632, TK 635, TK 911,…
5.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Là một đơn vị xây lắp với nhiều đặc thù của ngành nghề so với các ngành nghề khác nên công ty đã áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung và ghi sổ bằng máy vi tính tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán công ty, rất phù hợp với xu hướng hiện nay.
Sơ đồ 2.6: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CỦA HÌNH THỨC NKC
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ quỹ
Nhật ký chung
Sổ/thẻ chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Hệ thống sổ mà công ty đang sử dụng bao gồm hệ thống sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp. Trong đó, sổ tổng hợp gồm sổ nhật ký chung và sổ cái.
Sổ nhật ký chung: Căn cứ để ghi sổ nhật ký chung là các chứng từ gốc, kế toán chỉ việc nhập số liệu từ các chứng từ gốc vào các yếu tố từ phần mềm mà kế toán đang sử dụng. Sổ nhật ký chung được lưu trên máy và được in ra thành từng quyển sổ riêng.
Sổ cái: Được mở theo tài khoản kế toán, mỗi tài khoản được mở trên một sổ riêng biệt.
Sổ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của công ty mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. Công ty kỹ thuật và xây dựng Phương Bắc đã sử dụng các sổ kế toán chi tiết sau:
- Sổ chi tiết tài sản cố định: sổ này được mở cho cả năm
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu,
- Bảng kê luỹ kế nguyên vật liệu,
- Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất,
- Sổ chi tiết thanh toán
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Các bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Sổ theo dõi thuế GTGT.
Hiện công ty đang sử dụng phần mềm kế toán UNESCO, các bước cần thực hiện để sử dụng được phần mềm kế toán này như sau:
- Bước 1 (chuẩn bị): Thu thập, kiểm tra các chứng từ kế toán (các dữ liệu đầu vào)
- Bước 2: Nhập các dữ liệu vào máy và khai báo yêu cầu thông tin đầu ra.
- Bước 3: Máy vi tính sẽ tự động xử lý thông tin đầu vào và đưa ra các thông tin đầu ra bao gồm: sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp, các loại báo cáo.
Sơ đồ 2.7: HẠCH TOÁN BẰNG MÁY VI TÍNH
Chứng từ
gốc
Nhập chứng từ vào máy tính
Thông tin
sau khi xử lý
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số P.S
Sổ cái
Nhật ký chung
Ghi chú: Nhập số liệu
Kết xuất sổ, báo cáo
Kết xuất dữ liệu
5. 6. Hệ thống báo cáo kế toán
Công ty trực tiếp tổ chức chế độ báo cáo kế toán theo hệ thống kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời, gửi cho Cục thuế Hà Nội theo đúng thời gian qui định. Cụ thể như sau:
Cuối kỳ kế toán, vào ngày 31/12 hàng năm kế toán lập báo cáo tài chính và hạn nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ 31/12 năm trước bao gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu B01- DN
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu B02 - DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03- DN
Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09 - DN
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG BẮC
1. Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1 Đặc điểm phân loại chi phí
Với mục tiêu đặt ra của Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc là mức lợi nhuận tối đa, vì thế để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì vấn đề quản lý chi phí sản xuất một cách chặt chẽ, phù hợp luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định và phải phù hợp với những đặc điểm ngành nghề kinh doanh, mục tiêu quản lý.
Dựa trên yêu cầu đó, Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc đã tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại này là dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm bốn khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.
1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Nó có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, để phù hợp với quy trình công nghệ, với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, với đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình - hạng mục công trình có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình xây lắp.
Phương pháp hạch toán chi phí mà Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp có nghĩa là: Các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp nếu phát sinh ở công trình - hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình - hạng mục công trình đó, còn các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều công trình - hạng mục công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức thích hợp. Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất Công ty đã sử dụng các TK 621 – chi phí NVLTT, TK 622- Chi phí NCTT, TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công, TK 627 – chi phí sản xuất chung. Đến cuối kỳ, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang TK 154.
1.3 Đặc điểm công tác tính giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng chính là các công trình - hạng mục công trình chưa hoàn thành trong kỳ tính cho đến thời điểm cuối kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp và thường được xác định bằng phương pháp kiểm kê cuối kỳ kế toán. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp cũng phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa Công ty với chủ thầu xây dựng, tại Công ty thì hầu hết các hợp đồng đều qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ. Do đó, giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ kế toán mà sản phẩm chưa hoàn thành. Nhưng nếu hợp đồng qui định thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành và giá trị khối lượng xây lắp dở dang theo dự toán
1.4 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp
Công ty xác định:
- Đối tượng tính giá thành: Cần phân biệt đối tượng tính giá thành với đối tượng hạch toán chi phí. Tuy nhiên, tại Công ty thì đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành đó là các công trình - hạng mục công trình.
- Kỳ tính giá thành: Chính là thời điểm công trình - hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng đối với công trình có giá trị nhỏ. Kỳ tính giá thành là quí (vào cuối mỗi quí) nếu công trình có giá trị lớn mà phương thức thanh toán là điểm dừng kỹ thuật.
- Phương pháp tính giá thành: Đối tượng của hạch toán chi phí là các công trình - hạng mục công trình do đó để thuận lợi cho công tác tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là giản đơn). Theo đó, giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành được tính theo công thức:
Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
2. Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất:
2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chi phí NVLTT):
Chi phí NVLTT bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc,…cần thiết để tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm xây lắp.
Trong doanh nghiệp xây lắp thì chi phí NVLTT thường chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 60 – 80%) trong giá thành từng công trình - hạng mục công trình, do đó cần phải đảm bảo việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí NVLTT từ đó mới đảm bảo tính chính xác trong công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đồng thời, đây cũng là một trong những tiêu điểm quan trọng để đề xuất các biện pháp làm hạ thấp giá thành sản phẩm.
NVL trong doanh nghiệp xây lắp đa dạng về chủng loại mà mỗi loại lại có chức năng- công dụng khác nhau, do đó để tổ chức quản lý và hạch toán NVL tốt thì Công ty đã phân loại NVL như sau:
- NVL chính: Là NVL chủ yếu khi tham gia vào quá trình sản xuất, tức là khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm xây lắp như: sắt, thép, nhôm, xi măng, gỗ, vôi, cát,…
- NVL phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà nó có thể kết hợp với NVL chính để làm tăng chất lượng hay hình thức của các công trình - hạng mục công trình như: vật liệu thiết bị vệ sinh, đồ dùng trong trang trí,…
- Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như: xăng, dầu, mỡ máy,…
- Vật liệu khác: Đinh, ốc, vít,....
Mỗi loại vật liệu tại Công ty lại có mã số riêng để dễ dàng theo dõi và hạch toán chẳng hạn như:
Tên NVL
Đvt
Mã số
Nhôm
thanh
Nhom
Nhôm 3826 – 9102 NA
thanh
07004
Nhôm 8586 PC
thanh
07044
…
…
…
Chi phí NVLTT được Công ty hạch toán trên TK 621, Tk này được mở chi tiết cho từng công trình - hạng mục công trình theo giá thực tế mua vào.
Theo đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên NVL tại Công ty được luân chuyển theo 2 hướng: NVL có thể được chuyển trực tiếp ra công trình (Công ty thường bố trí những những bãi dự trữ NVL để phục vụ cho nhu cầu thi công ngay tại chân các công trình xây dựng) hoặc NVL có thể được chuyển về kho dự trữ của Công ty.
Thông thường, khi Công ty được giao thầu xây dựng thì phòng kỹ thuật sẽ căn cứ trên bản vẽ thiết kế thi công của từng công trình - hạng mục công trình để tính khối lượng xây lắp và định mức dự toán xây dựng cơ bản, định mức nội bộ để yêu cầu lượng vật tư cần thiết sử dụng. Do đó, mức độ nhập - xuất NVL là do phòng kỹ thuật tính toán và đưa lên kế hoạch. Sau khi được trình duyệt từ Ban Giám đốc thì nhân viên vật tư có nhiệm vụ đi thu mua vật tư (công tác mua vật tư có thể được giao cho đội sản xuất trực tiếp mua hoặc do nhân viên công ty mua). Trước khi đi mua thì nhân viên mua vật tư phải làm giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 01) với đầy đủ thông tin như: Tên, bộ phận công tác, nội dung tạm ứng, số tiền,…và phải có sự trình duyệt từ Ban Giám đốc. Khi đó, căn cứ trên giấy đề nghị tạm ứng kế toán chỉ ghi trên sổ tạm ứng theo dõi riêng. Giấy tạm ứng và sổ tạm ứng là căn cứ để kế toán nhập dữ liệu và kêt xuất ra sổ chi tiết TK 141, sổ nhật ký chung và sổ cái TK 141. Đến khi hoàn ứng phải có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ kèm theo thì mới lập phiếu chi với số tiền ghi trên các chứng từ đó.
Đối với vật tư mua về nhập kho thì khi khi về đến kho, thủ kho phải làm thủ tục kiểm nhận chất lượng và chỉ nhập kho những vật tư đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật. Dựa trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho và ghi chép vào Thẻ kho (Thẻ kho do thủ kho lập nhằm để theo dõi chỉ tiêu số lượng chi tiết cho từng loại vật tư khi nhập - xuất và tính ra số tồn cuối kỳ).
Mẫu số 01:
Công ty Kỹ thuật xây dựng
Phương Bắc
Mẫu số 03 - T
Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính
Giấy đề nghị tạm ứng
Hà nội, ngày 1 tháng 12 năm 2006
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty
Tên tôi là: Nguyễn Văn Minh
Bộ phận công tác: Tổ mộc
Đề nghị tạm ứng số tiền là: 12.000.000 đồng
Viết bằng chữ: Mười hai triệu đồng chẵn
Lý do xin tạm ứng: Mua gỗ làm tủ và cửa cho công trình Đại sứ quán Na-Uy
Thời hạn thanh toán: Trước ngày 10 tháng 12 năm 2006
Người đề nghị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Mẫu số: 01 GTKT-3 LL
BG/2006B
0073120
Mẫu số 02
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 2 tháng12 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Sống Thật
Địa chỉ: Tự Khoát- Ngũ Hiệp- Thanh trì- Hà Nội
MST: 0101531293
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Minh
Tên đơn vị: Công ty kỹ thuật xây dựng Phương Bắc
Địa chỉ: Số 2 Trần Huy Liệu- G.Võ- Ba Đình- Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt . MST: 0100144446-1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Gỗ gián 2 ly
tấn
38
132.000
5.016.000
2
Gỗ ván dán sườn
tấn
8
300.000
2.400.000
……
….
….
….
….
Cộng tiền hàng : 9.773.603
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 977.360
Tổng cộng tiền thanh toán: 10.750.964
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu, bảy trăm năm mươi ngàn, chín trăm sáu muơi tư đồng.
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)
Người bán hàng
(Ký, họ tên)
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Khi có yêu cầu xuất kho đưa vào sử dụng thì kế toán lập phiếu xuất kho, chuyển phiếu xuất kho xuống thủ kho. Trên cơ sở phiếu xuất thủ kho làm nhiệm vụ kiểm kê và giao vật tư, ký vào phiếu xuất và ghi số thực xuất vào thẻ kho. Sau đó, phiếu xuất chuyển lại về phòng kế toán để ghi sổ.
Để đảm bảo công tác quản lý và thuận lợi trong công tác tập hợp chi phí thì phiếu xuất kho phải được chi cụ thể, chi tiết xuất cho công trình- hạng mục công trình nào. Phiếu xuất kho (Mẫu số 03) được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết một lần và được lập bằng tay) liên 1 lưu, liên 2 giao cho thủ kho. Sau đó, kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy tính sẽ tự động tính ra số thành tiền của vật tư xuất.
Sau đây là mẫu phiếu xuất kho tại Công ty số 312 ngày 5/12/2006
Mẫu số: 02- VT
Theo QĐ: 1141- TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Mẫu số 03:
Đơn vị:………………
Địa chỉ:……………….
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 5 tháng 12 năm 2006
Nợ: TK 621 Số: 312
Có: TK 152
Họ và tên người nhận : Hoàng Trọng Nguyên Bộ phận: tổ cơ khí
Lý do xuất kho : Xuất vật tư công trình Đại sứ quán Na-Uy
Xuất tại kho : HITC đvt: đồng
STT
Tên nhãn hàng hoá quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Nhôm 9405 MB
Thanh
122
122
3.112.890
2
Thép 12
kg
258
258
1.213.658
.......
.....
.....
......
......
.....
......
Tổng cộng
6.157.218
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
phận sử dụng cung tiêu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đối với trường hợp mua vật tư được chuyển thẳng ra công trình để sử dụng ngay cho thi công công trình thì cũng được quản lý bởi người phụ trách ngoài công trình. Sau khi NVL được chuyển về chân công trình để bàn giao thì NVL cũng được kiểm tra chất lượng và lập hoá đơn GTGT giao cho người đi thu mua vật tư. Hoá đơn GTGT sẽ được chuyển về phòng kế toán để kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy và thanh toán hoặc hoàn tạm ứng.
Kế toán định khoản khi mua vật tư về:
Nợ TK 152: 9.773.603
Nợ TK 133: 977.360
Có TK 141: 10.750.964
Khi xuất dùng sử dụng vào thi công, dựa trên phiếu xuất kho số 312 kế toán định khoản trên máy:
Nợ TK 621 – CT ĐSQNa-Uy :9.773.603
Có TK 152: 9.773.603
Công ty còn lập bảng kê chi tiết xuất vật tư cho từng công trình- hạng mục công trình (Mẫu số 04) vào cuối kỳ.
Mẫu số 04:
Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc
BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ
Công trình: Đại sứ quán Na-Uy
Tháng 12 năm 2006
Đvt: đồng
STT
Tên vật tư
Đvt
Số lượng
ĐG
Thành tiền
1
Nhôm 9405 MB
thanh
122
3.112.890
…
…
6
Xi măng
tấn
39
34.320.000
….
Tổng cộng
…
...
303.560.723
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán nhập dữ liệu vào máy. Máy tính sẽ tự động chuyển các dữ liệu vào các sổ có liên quan: sổ chi tiết TK 621 (Mẫu 06), sổ nhật ký chung (xem mẫu số 05), sổ cái TK 621 (mẫu 07).
Mẫu số 05
Công ty kỹ thuật xây dựng phương Bắc
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quí IV năm 2006
Đvt: đồng
Chứng từ
Diễn
giải
Tài
khoản
Phát sinh
Nợ
Phát sinh
Có
Ngày
Số hiệu
…
1/12
228
Tạm ứng
bằng tiền mặt
141
111
12.000.000
12.000.000
…
….
2/12
231
Thanh toán tiền vật tư
Chi phí NVLTT
Thuế GTGTđược khấu trừ
Trừ tạm ứng
621
1331
141
9.773.603
977.360
10.750.964
…
5/12
245
Xuất vật tư CT ĐSQNauy
Chi phí NVLTT
Nguyên liệu, VL
621
152
6.157.218
6.157.218
….
20/12
265
Trả tiền điện thoại PX
Chi phí DVMN
Thuế GTGT khấu trừ
Tiền
6277
1331
141
2.794.000
279.400
3.073.400
…
31/12
319
Trích KH MTC CT ĐSQNauy
Chi phí sử dụng MTC
Hao mòn TSCĐ
6234
214
10 139 156
10.139.156
….
31/12
343
Lương CNTT T12 ABB
CP NCTT
Lương phải trả
622
334
25.769.486
25.769.486
..
....
Cộng chuyển sang trang sau
xxx
xxx
Trang trước chuyển sang
xxx
xxx
31/12
358
Lương PX T12
Chi phí lương PX
Lương phải trả
6271
334
4.019.563
4.019.563
………….
31/12
360
Trích 19 % Lương CNTT
Chi phí SXC
BHYT,BHXH,KPCĐ
6271
338
6.716.500
6.716.500
….
31/12
KCCP
K/c chi phí NVLTT CT Na-Uy
Chi phí KDDDD
Chi phí NVLTT-ĐSQNa-Uy
154
621
1.207.489.623
1.207.489.623
….
31/12
KCCP
K/c Cp NCTT CT ĐSQNa-Uy
Chi phí KDDDD
Chi phí NCTT- ĐSQNa-Uy
154
622
218.639.253
218.639.253
…
31/12
KCCP
K/c Cp KH MTC CT ĐSQNa-Uy
Chi phí KDDDD
Chi phí KH MTC
154
623
29.157.668
29.157.668
…
31/12
KCCP
K/c CP NVPX
Chi phí KDDDD
Chi phí NVPX
154
6271
41.343.049
41.343.049
…
31/12
KCGV
K/c GV CT ĐSQNa-Uy
Giá vốn hàng bán
Cphí SXKDDD
632
154
1.501.466.094
1.501.466.094
….
Tổng cộng
38.905.678.279
38.905.678.279
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Mẫu số 06:
Công ty kỹ thuật xây dựng Phương Bắc
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
Chi phí NVLTT
Tên công trình : Đại sứ quán Na-Uy
Từ 1/10 đến 31/12 năm 2006
Đvt: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
3/10
8
Xuất vật tư
152
54.786.213
…
…
…
Cộng CP NVLTT T10
416.228.167
…
…
…
18/11
199
Mua vật tư
112
36.431.020
…
Cộng CP NVLTT T11
327.071.307
2/12
231
Mua vật tư
141
9.773.603
5/12
2 45
Xuất vật tư
152
6.157.218
…
6/12
248
Mua vật tư
331
385.235.000
……..
…
…
Cộng CP NVLTT T12
464 .90.249
31/12
KCCP
K/c chi phí NVLTT
154
1.207.489.623
Tổng cộng
1.207.489.623
1.207.489.623
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Mẫu số 07
Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Chi phí NVLTT
Quí IV năm 2006
Đvt: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
…
5/12
245
Xuất vật tư CT ĐSQNa-Uy
152
6.157.218
…
8/12
255
Mua vật tư CT ABB
331
58.346.783
…
14/12
298
Mua vật tư CT ĐSQNa-Uy
1121
35.862.000
…
…
31/12
KCCP
Kết chuyển chi phí NVLTT CT Na-Uy
154
1.207.489.623
…
…
Tổng cộng
1.960.420.013
1.960.420.013
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Phó giám đốc
(Ký, họ tên)
2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Chi phí NCTT):
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm: Các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình (bao gồm cả công nhân vận chuyển, công nhân điều hành máy thi công, công nhân trực tiếp sản xuất,…). Khoản mục chi phí này không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ,…của công nhân.
Công nhân hiện đang làm việc tại Công ty gồm cả công nhân trong danh sách của Công ty (công nhân trong biên chế hay công nhân có hợp đồng lao động dài hạn với công ty) và công nhân thuê ngoài (có hợp đồng lao động ngắn hạn). Điều này là rất phù hợp trong các doanh nghiệp xây lắp vì với đặc điểm ngành nghề sản xuất là địa điểm thi công công trình không cố định mà rải rác ở các địa bàn khác nhau, do đó Công ty cần phải thuê thêm nhân công ở địa phương để đảm bảo thời gian- tiến độ thi công mặt khác lại tiết kiệm chi phí,…
Hình thức trả lương của Công ty là theo thời gian và chia làm 2 đợt: đợt 1 vào ngày 20 hàng tháng, Công ty tạm ứng cho công nhân 50% tổng số lương và đợt 2 vào ngày 5 tháng sau Công ty sẽ thanh toán toàn bộ khoản lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản làm giảm lương.
Vào cuối mỗi tháng, công n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kỹ thuật xây dựng Phương Bắc.doc