Luận văn Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty dịch vụ thương mại Hùng Phát

- Mức lương để tính thu nhập cho người lao động: căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc đã được xác định cho các chức danh ngành nghề, công việc. Tại Công ty May Thăng Long, Công ty đã thực hiện trả thu nhập lương tháng cho người lao động (gồm cả khối hưởng lương thời gian và khối hưởng lương sản phẩm).

- Hệ số phân phối thu nhập hàng tháng cho từng chức danh được xác định trên cơ sở thu nhập lương tháng, chế độ lương chức danh, phụ cấp lương tháng cho từng đối tượng được hưởng cùng với hệ thống bảng hệ số phân phối thu nhập.

- Lương hàng tháng của người lao động được phân phối một lần trong tháng, được tính trên cơ sở mức lương cấp bậc công việc, hệ số phân phối thu nhập, mức lương hàng tháng và thành tích đóng góp của mỗi cá nhân.

- Mức chi lương hàng tháng: căn cứ vào kết quả sản xuất và thực hiện chi phí khoán của đơn vị.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty dịch vụ thương mại Hùng Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả cao. Điều này được thể hiện rõ ở (biểu số 2). 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Công ty May Thăng Long tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu "trực tuyến chức năng" có nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc điều hành ra những quyết định đúng đắn có lợi cho Công ty (Sơ đồ 3). * Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: - Ban giám đốc: 4 người + Tổng giám đốc: người đứng đầu bộ máy Công ty, thay mặt Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty mình. Đồng thời Tổng giám đốc còn chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và tất cả các bộ phận của Công ty. + Giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, thiết kế của Công ty. + Giám đốc điều hành sản xuất: có nhiệm vụ giúp việc Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh. + Giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp việc cho cho giám đốc biết về các mặt đời sống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. - Các phòng ban chức năng bao gồm: + Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý về mặt quân số, mặt tổ chức của Công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về mặt tổ chức. + Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty. + Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại các sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập cho thành phẩm. + Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất cho kịp thời, đúng thời hạn trong các hợp đồng. + Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh về mặt số lượng và giá trị, phân tích tổng hợp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. + Cửa hàng dịch vụ: Làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên trong xí nghiệp. + Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: tại Công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ người tiêu dùng. + Cửa hàng thời trang: ở đây mẫu mã quần áo được thiết kế riêng ở xưởng thời trang, mang tính giới thiệu sản phẩm là chính. + Phòng kho: Bao gồm kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm nơi bảo quản đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất. 5. Tình hình tổ chức công tác kế toán: a. Bộ máy kế toán: Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của Công ty, công tác hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình, phản ánh cho giám đốc quá trình hình thành và vận dụng của tài sản. Bộ máy kế toán của Công ty đã thực hiện đầy đủ giai đoạn của quá trình hạch toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. (Sơ đồ 4) Biểu 1 Những sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty TT Chủng loại sản phẩm Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 áo Jacket Cái 540.079 424.186 443.366 2 áo sơ mi Cái 654.771 817.867 532.925 3 Quần âu Cái 89.958 545.610 986.917 4 Quần Bò Cái 191.419 161.976 5 áo bò Cái 61.419 98.568 6 áo dệt kim Cái 810.328 1.494.467 1.256.880 7 Quần áo khác Cái 218.552 137.213 844.704 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nhìn chung sản phẩm qua các năm đều tăng, đặc biệt là quần âu tăng rất nhanh trong năm 2001. Biểu 2 Các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây của công ty Stt Chỉ tiêu chủ yếu DVT 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 97000 112,170 133,000 2 Xuất nhập khẩu Triệu USĐ 5,5 6,9 8 3 Nộp ngân sách Triệu đồng 1,645 3,370 3800 4 Thu nhập bình quân 1000Đ 835 1.000 1.100 Sơ đồ số 3 Bộ máy quản lý tại Công ty may Thăng Long Tổng giám đốc GĐ điều hành kỹ thuật GĐ điều hành sản xuất GĐ điều hành nội chính Phòng thị trường Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng hệ thống Phòng kho Phòng kế toán Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm Phòng KCS Xí nghiệp phụ trợ Các xí nghiệp thành viên Chi nhánh Hải Phòng Xí nghiệp may I Xí nghiệp may II Xí nghiệp may III Xí nghiệp may IV Xí nghiệp may V Xưởng sản xuất nhựa Kho ngoại quan * Bộ máy kế toán của Công ty May Thăng Long gồm: (Sơ đồ 5) - Kế toán trưởng: Phụ trách các bộ phận dưới quyền, theo dõi tình hình tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan cấp trên về công tác hạch toán kế toán và các chỉ tiêu tài chính của Công ty. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình nhập - xuất tồn kho từng loại vật tư, bao gồm: vật liệu chính - vật liệu phụ, công cụ lao động nhỏ diễn ra hàng ngày. Kế toán vật tư được theo dõi trên các TK 152,153. - Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm của TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ, quản lý vốn đầu tư tài sản và dự toán các công trình, đặc biệt mỗi khi cần xây dựng nhà kho, phân xưởng thuê nhà quản lý. Ngoài ra TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ và các quỹ của Công ty. Theo dõi trên các TK 221,214,411,441,009. - Kế toán tiền lương chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tính lương, bảo hiểm cho công nhân và cán bộ Công ty. Ngoài ra, kế toán tiền lương còn có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được theo dõi ở TK 334, 338, 621, 622, 627, 641, 642. - Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với người mua để xác định doanh thu tiêu thụ về sản phẩm xuất bán. Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo dõi trên các TK 133, 138, 331, 511 và 531. - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với người bán, thông qua quan hệ mua bán giữa Công ty với nhà cung cấp hoặc số tiền nhà cung cấp đặc trước. Đồng thời kế toán thanh toán còn theo dõi các khoản tạm ứng của CBCNV trong Công ty do mua hàng phải tạm ứng. Kế toán theo dõi trên các TK 331, 141, 339, 338, 311, 341... - Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở mở sổ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt phát sinh hàng ngày tại Công ty. Đồng thời theo dõi tình hình chi trả thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Hàng ngày khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, kiểm tra tính chính xác của nó sau khi ghi NKCT, khi nhận được giấy báo có ghi vào bảng kê số 2. Cuối ngày tính toán để xác định số chi của TK 112 - tiền gửi ngân hàng. - Thủ quỹ Công ty: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt của Công ty căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đi kèm theo chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ để nhập hoặc xuất gửi, cuối ngày thủ quỹ tiến hành đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt và chuyển toàn bộ chứng từ thu sang kế toán tiền mặt và lập báo cáo quỹ. b. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng. Công ty May Thăng Long vận dụng tài khoản kế toán đã ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hàng hoá sản xuất kinh doanh của công ty chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. c. Hình thức sổ kế toán. - Hiện nay công ty may Thăng Long đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Hình thức này có đặc điểm là phức tạp, yêu cầu trình độ kế toán của các nhân viên phải cao. - Các loại sổ sách được áp dụng. + Sổ nhật ký- Chứng từ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 + Bảng kê + Sổ cái + Các sổ kế toán chi tiết + Bảng phân bổ Sơ đồ số 4 Bộ máy kế toán ở Công ty may Thăng Long Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán tiền lương và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán TSCĐ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Sơ đồ số 5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ Sổ chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán (2) (3) (1) (6) (1) (4) (4) (4) (7) (7) (7) (6) (5) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra II. Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty May Thăng Long. 1. Đặc điểm về lao động của Công ty. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của mình, Công ty không những phải đảm bảo chất lượng lao động của chính mình mà còn phải bảo đảm kết cấu lao động hợp lý. Công ty May Thăng Long có đội ngũ lao động khoa học, bài bản với kết cấu trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi cũng như số lượng và chất lượng tương đối hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc của Công ty. Các số liệu về lao động của Công ty được trình bày trong bảng sau: Biểu số 3 Bảng thống kê lao động Năm Quản lý Nhân viên Lao động trực tiếp sản xuất Tổng ĐH Dưới ĐH ĐH Dưới ĐH ĐH Dưới ĐH Nam Nữ 1998 54 8 25 86 15 2808 421 2575 2996 1999 56 4 27 97 19 2797 410 2590 3000 2000 59 7 30 85 23 3096 330 2970 3300 2001 62 5 32 112 32 2975 400 2800 3200 Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy lao động của Công ty có xu hướng mở rộng về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 1999 - 2000 có số lượng tăng nhanh còn các thời kỳ khác thì có xu hướng giảm. Lao động quản lý và nhân viên đều có trình độ học vấn cao. 2. Phương pháp xây dựng quỹ lương khoán Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu đã đạt được qua các năm, dự toán sản xuất năm tới. Quỹ lương sẽ do Tổng Công ty Dệt May Việt Nam giao và người lao động cùng với người sử dụng lao động thực hiện chỉ tiêu được giao. Sau đó định mức kế hoạch đã được trình thông qua đại hội công nhân viên chức hàng năm trong đó bao gồm cả quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng và phân phối thu nhập nhằm: phát huy quyền chủ động cho người lao động, đây sẽ là mục tiêu phấn đấu cho cá nhân người sản xuất. Đồng thời đây cũng là một công cụ để thực hiện tốt phương pháp phân phối theo lao động vì tiền lương kế hoạch ở đây sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của từng lao động, từng đơn vị sản xuất. Mặt khác nó cũng tác động đẩy mạnh tăng cường công tác hạch toán ở các đơn vị sản xuất. Sau khi nhận được các chỉ tiêu về quỹ lương khoán. Công ty sẽ căn cứ vào từng đơn vị sản xuất. Mặt hàng sản xuất để giao cho hình thành quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này sẽ được tính theo doanh thu của các xí nghiệp thành viên, thông qua các chỉ tiêu cần xác định. - Thứ nhất: Xác định các chỉ tiêu như: thu nhập bình quân, tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp gắn với doanh thu, thu nhập ngoài lương. VD như: Năm 2002 các chỉ tiêu trên của Công ty là: Thu nhập bình quân: 1.100.000Đ/N/T Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp gắn với doanh thu: 967.700Đ/N/T Thu nhập ngoài lương: 132.300Đ/N/T - Thứ hai: Công ty có nhiệm vụ cần cân đối quỹ lương khoán: luôn đảm bảo có nguồn chi trả cho cán bộ công nhân viên các khoản như: tiền thưởng vào các ngày tết âm lịch, tết dương lịch, ngày kỷ niệm thành lập công ty, tổng kết sản xuất kinh doanh... phụ cấp độc hại trong sản xuất, các khoản chi đoàn thể... - Thứ ba: Xác định doanh thu kế hoạch, năng suất lao động bình quân trên từng loại công nhân. Ví dụ: Trong kế hoạch năm 2002 Năng suất lao động bình quân một công nhân may: 9,13$/ngày Năng suất lao động bình quân một công nhân viên xí nghiệp: 6,9$/ngày Năng suất lao động bình quân một lao động trong Công ty: 6,02$/ngày và doanh thu là: 12,958$/ngày - Thứ tư: Xác định cấp bậc công việc bình quân và hệ số phân phối tiền lương của các chức danh công việc trong Công ty. Căn cứ vào kế hoạch lao động hàng năm, mức lương cán bộ công nhân và hệ số phân phối thu nhập đã xác định cho từng chức danh nghề, xác định mức lương cấp bậc công việc bình quân (hệ số lương cấp bậc công việc bình quân) và hệ số phân phối thu nhập bình quân của một đơn vị. + Hệ số cấp bậc công việc: * Căn cứ vào kế hoạch lao động, mức lương cấp bậc công việc đã được xác định theo từng chức danh nghề, xác định mức lương và hệ số cấp bậc công việc bình quân của một đơn vị. * Công thức: Hcb = Trong đó: Hcb: Hệ số CBNV bình quân của đơn vị Hcbi: Hệ số CBNV của chức danh LĐđbi: Lao động định biên có chức danh + Mức lương (CBNV): CVbq - Tmin x (Hcb + Hpc) + Hệ số phân phối thu nhập bình quân (HTN) : HTN = ồHi x LĐđb Trong đó: Hi: Hệ số phân phối thu nhập của chức danh - Thứ năm: Xác định tỷ lệ khoán quỹ lương theo doanh thu của các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc Công ty. Theo quy chế của tổng Công ty Dệt May Việt Nam quy định quỹ lương bằng 52% doanh thu mẫu gia công. Phần quỹ lương này sẽ được dùng để phân phối cho các xí nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm và các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty, quỹ này sẽ được chia theo các tỷ lệ sau: + Đối với các xí nghiệp may: tỷ lệ khoán quỹ lương là 41,76% doanh thu của xí nghiệp (chiếm khoảng 87% quỹ lương). Còn tỷ lệ tăng đơn giá luỹ tiến đối với phần doanh thu vượt mức là 30% của doanh thu vượt mức kế hoạch. Khi đó quỹ tiền lương khoán được hưởng sẽ là QTLlương = 41,76% x DTTH + 30% DTVKH + Đối với khối phòng ban và đơn vị phục vụ: tỷ lệ khoản quỹ lương là 6,2% doanh thu (chiếm 13% quỹ lương), 1,5% doanh thu bán hàng của cửa hàng thời trang doanh thu đại lý và 3% doanh thu của bộ phận thêu, mài. Còn tỷ lệ tăng đơn giá luỹ tiến với phần doanh thu vượt mức là 5% của doanh thu vượt mức kế hoạch khi đó quỹ tiền lương khoán được hưởng sẽ là: QTLhưởng = 6,2% x DTTH + 1,5% DTVKH + 3% DTT + 5% DTVKH + Đối với phòng kinh doanh nội địa: Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ qua các năm và khả năng sản xuất tiêu thụ sản phẩm cuả Công ty. Nhằm tăng doanh thu nội địa đồng thời khuyến khích cán bộ công nhân viên. Tổng giám đốc nội địa sẽ ra mức khoán quỹ lương đến từng phòng kinh doanh nội địa. VD: Năm 2002 doanh thu nội địa ước đạt 23,5% tỷ đồng thì phòng kinh doanh nội địa đảm bảo 16,180 tỷ đồng. Như vậy quỹ tiền lương của từng phòng kinh doanh nội địa bằng 1% doanh thu thực hiện. Còn đối với phần vượt kết hoạch được thanh toán vào cuối năm kế hoạch được tính 1% doanh thu. Riêng đối với doanh thu tự khai thác Công ty sẽ chi cho đơn vị 2% so với lợi nhuận ròng, đối với trường hợp thua lỗ thì phải chịu hoàn toàn. 3. Xác định đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc, định mức lao động, định mức phụ cấp. Mỗi mặt hàng chỉ được tính một đơn giá nhất định, mặt hàng khác nhau có các cách tính khác nhau. Mặt khác, đơn giá tiền lương có tính chất tương đối khi mức tiền lương thay đổi thì cũng phải tính lại đơn giá tiền lương. Doanh nghiệp tính đơn giá dựa trên doanh thu, khi đó công thức xác định tỉ lệ % thu nhập lương trên doanh thu: Tỷ lệ thu nhập trên doanh thu tạm tính theo SPSX kỳ KH = ồVKH x 100% Doanh thu Trong đó: ồVKH: Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch Doanh thu: Tổng doanh thu KH theo KHSX trong kỳ (theo các sản phẩm đã hoàn thành) 4. Nguyên tắc trả lương và phương pháp trả lương ở Công ty. 4.1 Nguyên tắc trả lương. - Mức lương để tính thu nhập cho người lao động: căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc đã được xác định cho các chức danh ngành nghề, công việc. Tại Công ty May Thăng Long, Công ty đã thực hiện trả thu nhập lương tháng cho người lao động (gồm cả khối hưởng lương thời gian và khối hưởng lương sản phẩm). - Hệ số phân phối thu nhập hàng tháng cho từng chức danh được xác định trên cơ sở thu nhập lương tháng, chế độ lương chức danh, phụ cấp lương tháng cho từng đối tượng được hưởng cùng với hệ thống bảng hệ số phân phối thu nhập. - Lương hàng tháng của người lao động được phân phối một lần trong tháng, được tính trên cơ sở mức lương cấp bậc công việc, hệ số phân phối thu nhập, mức lương hàng tháng và thành tích đóng góp của mỗi cá nhân. - Mức chi lương hàng tháng: căn cứ vào kết quả sản xuất và thực hiện chi phí khoán của đơn vị. 4.2. Phương pháp trả lương. a. Xác định tỷ lệ % lương trong tổng doanh thu. - Đối với các xí nghiệp may: Sau khi xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất khi hạch toán. Quỹ tiền lương của xí nghiệp bằng 41,76% doanh thu đạt được của xí nghiệp, trong đó: + Quỹ phụ cấp chiếm 0,15% doanh thu + Lương dành cho những ngày nghỉ phép chiếm: 1,12% doanh thu + Quỹ dự phòng chiếm: 1,7% doanh thu + Khi đó quỹ lương còn lại sẽ là: 38,79% so với doanh thu để chi trực tiếp cho tiền lương và tiền thưởng cụ thể. % để chia đơn giá tiền lương: 19,395% so với doanh thu (50%) % so với quỹ lương còn lại sẽ được dùng để chi cho tiền lương - Đối với phòng ban và khối phục vụ: Tổng quỹ lương được xác định như sau: Tổng quỹ lương bằng 6,24% doanh thu chiếm 1,5% doanh thu bán hàng của cửa hàng thời trang doanh thu đại lý và 3% doanh thu của bộ phận thêu, mài cộng với 5% của doanh thu vượt mức kế hoạch. Trong đó để chi lương 70% quỹ lương, còn lại dùng để chi thưởng30% b. Nguồn hình thành và phân chia quỹ tiền thưởng Đối với các xí nghiệp may: Nguồn tiền thưởng được trích từ doanh thu chiếm 19,395% so với doanh thu. 40% qũy tiền thưởng này sẽ dùng để chi thưởng năng suất, 60% còn lại dùng để thưởng thi đua. + Khi thưởng năng suất cá nhân, tính theo công thức sau: Tiền thưởng NS cá nhân = TLSP x Hệ số thưởng x Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cá nhân Trong đó: TLSP: Tiền lương sản phẩm của người công nhân đạt được trong tháng Hệ số thưởng: Do xí nghiệp quy định Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cá nhân được tính dựa trên tỷ lệ giữa doanh thu đạt được so với doanh thu kế hoạch. Cụ thể ở Công ty được minh họa tính toán như sau: Công nhân Nguyễn Văn Hoa có tiền lương sản phẩm là 500.000, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của cá nhân đạt 90% so với kế hoạch của xí nghiệp giao. Hệ số thưởng là 0,3 thì tiền thưởng năng suất của cá nhân đó được tính như sau: Tiền thưởng năng suất = 500.000 x 0,3 x 90% = 135.000đ + Khi thưởng thi đua, tính theo công thức sau: Tiền thưởng thi đua cá nhân = Tiền lương sản phẩm x Hệ số thưởng theo A,B - Đối với khối phòng ban và phục vụ tính theo công thức TTcá nhân = TLK x HST theo A.B + Trong đó xếp loại: A tương ứng với HS = 1 B tương ứng với HS = 0,6 K chỉ khuyến khích không có thưởng Loại A: Là người lao động đảm bảo có sức khoẻ tốt, có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu của công việc và có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Có số ngày nghỉ không quá 3 ngày, không bị lập biên bản về chất lượng sản phẩm. Hoàn thành tốt công việc được giao, có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, đi muộn về sớm không quá 3 lần. Loại B: Là những lao động bảo đảm được các tiêu chuẩn loại A nhưng do vì sức khoẻ hay những nguyên nhân khác mà có từ 4 - 8 ngày nghỉ, có một lần bị lập biên bản về chất lượng sản phẩm... Loại K: Là những lao động không đạt tiêu chuẩn 2 loại trên. c. Công thức tính mức lương cho từng lao động trong Công ty. - Đối với các xí nghiệp may: TLSPCN = Tỷ lệ tiền lương từng công đoạn x Quỹ lương của xí nghiệp chia đơn giá x Hệ số phân phối của cá nhân x Số công làm việc thực tế ồ số công chế độ x ồ hệ số phân phối tiền lương của từng công đoạn - Đối với khối phòng ban và khu vực phục vụ Tiền lương khoán của cá nhân = Tỷ lệ tiền lương của từng phòng x Quỹ lương của phòng ban và khối phục vụ x Hệ số phân phối của cá nhân x Số công làm việc thực tế ồ số công chế độ phòng theo định biên x ồ hệ số phân phối tiền lương của từng phòng * Hệ số tiền lương các chức danh trong Công ty được biểu biện qua biểu số 4 (phần này được chuyển vào phụ lục): * Phụ cấp trong Công ty gồm có: - Phụ cấp độc hại: trả cho người lao động làm công việc có mức nặng nhọc, độc hại tại Công ty là loại 4/6 được trả bằng hiện vật (đường, sữa...) ví dụ (Bảng kê bồi thường độc hại) - Phụ cấp chức vụ (trưởng, phó phòng). - Tiền phụ cấp cho hoạt động Đảng, đoàn thể - Tiền phụ cấp cho CBCNV sử dụng thành thạo ngoại ngữ, có thể dịch trực tiếp với khách hàng: 100.000đ/người/tháng - Tiền phụ cấp làm dãn ca: 5000đ/công (xem bảng thanh toán làm ca đêm) (xem biểu số 5). * Lương nghỉ phép: Do đặc điểm SXKD dịch vụ mang tính chất liên tục, việc xắp xếp nghỉ phép bố trí đều đặn, ít có trường hợp ngoại dự kiến nên Công ty không trích lương nghỉ phép của CNV, việc hạch toán dựa vào số liệu phát sinh trong tháng. Khi nghỉ phép CNV được hưởng 100% lương cơ bản. Theo quy định 01 năm được nghỉ 12 phép, ngoài ra nếu công tác trong Công ty cứ tròn 05 năm được cộng thêm 01 ngày. Tiền lương được trả cho những ngày nghỉ phép dựa trên đơn giá tiền lương 01 ngày công của từng người theo hệ số lương. Trong năm nếu CNV không nghỉ phép thì cuối năm khoản phép này được nghỉ tiếp vào quý I năm sau. Công tác hạch toán các khoản trích theo lương ở Công ty: Theo chế độ hiện hành, hàng tháng các doanh nghiệp phải tiến hành tính, trích lập thêm các quỹ khác ngoài quỹ tiền lương. Đó là quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. a. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Quỹ BHXH được hình thành từ việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để dùng vào trả các khoản chi phí BHXH theo quy định của Nhà nước. Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành tính, trích lập quỹ bảo hiểm xã hội. Theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên trong tháng. Theo quy định, công ty phải trích nộp 20% BHXH trên tổng lương và phụ cấp (nếu có) trong đó 15% do Công ty chịu và tính vào giá thành sản phẩm, 5% do người lao động đóng góp trừ vào lương cơ bản hàng tháng. Ví dụ: Mức trích BHXH của xí nghiệp 3 tại Công ty được thể hiện qua biểu số 5: Với lương cơ bản hàng tháng là 373.800đ, tổ lương Nguyễn Xuân Triệu sẽ phải trích. Mức Trích BHXH = 373.800 x 5% = 18.700đ Với các công nhân khác trong tổ hưởng mức trích BHXH được tính tương tự như trên b. Quỹ bảo hiểm y tế (XHYT) Quỹ BHYT theo quy định của chế độ tài chính hiện nay cũng được hình thành từ 2 nguồn: Một phần do doanh nghiệp đóng trích vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng theo tỷ lệ quy định tính tên tổng số tiền lương thực tế phải trả, một phần do người lao động gánh chịu và được trừ vào lương. Tỷ lệ trích BHYT của Công ty hiện nay là 3% trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào lương cơ bản của CBCNV hàng tháng. Ví dụ: Mức trích BHYT của xí nghiệp tại Công ty được thể hiện qua biểu sau: Với lương cơ bản hàng tháng là 373.800, tổ trưởng Nguyễn Xuân Triệu sẽ phải trích BHYT là: 373.800 x 1% = 3700đ Như vậy là hàng tháng tổ trưởng Nguyễn Xuân Triệu này phải trích BHXH và BHYT là 373.800 x (5% + 1%) = 22.400đ c. Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ). Hàng tháng, Công ty trích 2% KPCĐ trên quỹ lương, tiền công và phụ cấp khác thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp dồng. Mức trích này tính vào chi phí kinh doanh để hình thành KPCĐ. Công ty May Thăng Long Đơn vị:......... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----***----- Bảng thanh toán Tiền phụ cấp làm ca đêm tháng 01/2002 Tổ: Thêu Giá: 5.000đ/công TT Họ và tên Số ca đêm Thành tiền Ký nhận 1 Đỗ Văn Huy 4 20.000 2 Nguyễn Văn Long 5 25.000 3 Nguyễn thị Thuỷ 10 50.000 4 Đỗ Minh Nguyệt 6 30.000 5 Nguyễn Quốc Bảo 5 25.000 .... ............................ ................ ................ ................ .... ............................ ................ ................ ................ Tổng cộng 204 1.632.000 Hà Nội, ngày tháng năm 200 Phụ trách đơn vị PĐTL Kế toán Giám đốc Công ty may Thăng Long Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----***----- bảng kê bồi dưỡng độc hại Tháng 01/2002 Tổ: Thêu Giá: 7.550đ/hộp TT Họ và tên Số ca đêm Thành tiền Ký nhận 1 Đỗ Văn Huy 16 6.3 2 Nguyễn Văn Long 16 6.3 3 Nguyễn thị Thuỷ 9 3.5 4 Đỗ Minh Nguyệt 9 3.5 5 Nguyễn Quốc Bảo 12 5.0 .... ............................ ................ ................ ................ .... ............................ ................ ................ ................ Tổng cộng 311 123.0 Hà Nội, ngày tháng năm 200 Phụ trách đơn vị PĐTL Kế toán Giám đốc Biểu số 5 Mức trích bảo hiểm xã hội TT Họ và tên LCB LSP Thưởng A,B Thưởng NS PCĐH BHXH ........... 1 Nguyễn Xuân Triệu 373.800 - - - - 18.700 - 2 Nguyễn T.Thanh Nga 533.400 - - - - 26.700 - 3 Đặng T.Kim Đan 644.700 - - - - 32.200 - 4 Bùi Thị Yên 533.400 - - - - 26.700 - 5 Nguyễn Thanh Vân 533.400 - - - - 26.700 - 6 Doãn Giáp 422.100 - - - - 21.100 - 7 Phan thị Bích Thuỷ 422.100 - - - - 21.100 - 8 Pham T.Hồng Vân 422.100 - - - - 21.100 - 9 Đào T.Tuyết Lan 422.100 - - - - 21.100 - 10 Nguyễn Xuân Hải 422.100 - - - - 21.100 - Biểu số 6 Mức trích bảo hiểm y tế TT Họ và tên LCB LSP Thưởng A,B Thưởng NS PCĐH BHXH ........... 1 Nguyễn Xuân Triệu 373.800 - - - - 3.700 - 2 Nguyễn T.Thanh Nga 533.400 - - - - 5.300 - 3 Đặng T.Kim Đan 644.700 - - - - 6.500 - 4 Bùi Thị Yên 533.400 - - - - 5.300 - 5 Nguyễn Thanh Vân 533.400 - - - - 4.200 - 6 Doãn Giáp 422.100 - - - - 4.200 - 7 Phan thị Bích Thuỷ 422.100 - - - - 4.200 - 8 Pham T.Hồng Vân 422.100 - - - - 4.200 - 9 Đào T.Tuyết Lan 422.100 - - - - 4.200 - 10 Nguyễn Xuân Hải 422.100 - - - - 4.200 - 6. Các kỳ trả lương của Công ty. Hàng tháng, Công ty may Thăng Long trả lương cho CBCNV chia làm hai kỳ: - Lương kỳ I (còn gọi là lương tạm ứng) được trả vào ngày gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1773.DOC
Tài liệu liên quan