Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng

Nhà máy cơ khí 19/5 Đoan Hùng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiền thân của công ty Cổ phần 19/5 Đoan Hùng ngày nay được thành lập từ những năm 70 với mục đích hoạt động của nhà nước ta thời bấy giờ là phục vụ cho hoạt động sửa chữa ô tô và chế tạo các sản phẩm cơ khí cho các xí nghiệp, nhà máy thuộc các tỉnh lân cận phía Bắc.

Ngày 15/10/2000 căn cứ vào:

- Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng sáu năm 1998 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

- Quyết định số 1749/QĐ/BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nhà máy cơ khí 19/5 Đoan Hùng được thành lập với tên gọi mới là Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng.

Với tên tiếng Việt là Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng và tên giao dịch quốc tế : Đoan Hùng 19/5 Joint Company

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lương cơ bản là trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Tuỳ từng hình thức hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp, song mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng nên hầu hết các doanh nghiệp đều kết hợp cả hai hình thức trả lương trên. 2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động. Đây là hình thức tiền lương được tính theo thời gian lao động, cấp bậc, chức vụ và thang lương của người lao động. Hình thức tiền lương này thường được áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính hoặc người áp dụng cho các lao động làm những công việc ổn định như các CBCNV làm trong văn phòng. + Tiền lương thời gian giản đơn: là hình thức tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định: lương tháng, lương tuần, lương ngày. - Tiền lương tháng: Tiền lương phải trả cho = Số ngày làm việc thực tế x Đơn giá người lao động trong tháng của người lao động trong tháng lương ngày - Tiền lương tuần: Tiền lương phải trả cho = Số ngày làm việc thực tế x Đơn giá người lao động trong tuần của người lao động trong tuần lương ngày Tiền lương ngày: Tiền lương tháng Lương ngày = Số ngày làm việc theo quy định của 1 tháng + Tiền lương thời gian có thưởng: Đây chính là hình thức kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn với chế độ lương thưởng thường xuyên từ quỹ khi đảm bảo vượt qua các chỉ tiêu đã quy định: Tiền thưởng có thể do người lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, thưởng do kết quả công tác , chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, năng xuất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí… Để khuyến khích người lao động trong việc sáng tạo, tăng năng xuất lao động mà có thể dùng hình thức trả lương theo thời gian giản đơn hay trả lương theo thời gian có thưởng. 2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương tính theo sản phẩm trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm đó. So với hình thức tiền lương thời gian, hình thức tiền lương sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn nguyên tắc này gắn thu nhập về tiền lương với kết quả sản xuất, do vậy nó kích thích họ nâng cao nâng xuất lao động, khuyến khích công nhân phát huy sáng tạo, cải tiến kỹ thuật sản xuất. Việc trả lương theo sản phẩm có thể thực hiện theo các hình thức sau: + Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm. Tiền lương = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương trả cho CNV thực tế hoàn thành cho một đơn vị sản phẩm + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này áp dụng chủ yếu cho công nhân gián tiếp sản xuất . Tiền lương theo = Đơn gía tiền lương x Mức độ hoàn thành sản phẩm sản phẩm gián tiếp công nhân phụ của công nhân chính + Trả lương theo sản phẩm tập thể lao động: Được áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân làm việc thực hiện: làm việc theo dây chuyền, sản xuất ở các bộ phận lắp ráp thiết bị…Sau đó tiền lương được chia cho từng người lao động trong nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng người. + Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến : Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau đó là: đơn giá cố định đối với sản phẩm trong mức quy định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm vượt định mức. Do đó có tác dụng mạnh mẽ trong việc khuyến khích nâng cao năng xuất lao động và phát huy sáng kiến trong người lao động. + Trả lương theo khoán sản phẩm: Đối với hình thức này tiền lương được trả cho người lao động sẽ căn cứ vào khối lượng công việc được hoàn thành theo đúng thời gian và khối lượng công việc được giao và chất lượng quy định đối với công việc này. + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Đây là hình thức kết hợp giữa việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ tiền thưởng khi người lao động hoàn thành hoặc vượt mức các chỉ tiêu quy đinh như: thưởng tăng năng xuất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm… 2.3.Một số hình thức trả lương khác Ngoài các hình thức trả lương trên tuỳ theo mô hình và loại hình hoạt động mà doanh nghiệp còn áp dụng các loại hình trả lương khác: trả lương theo định mức, trả lương theo cấp bậc, chức vụ, trách nhiệm, theo kết quả hoạt động tính theo hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng… 2.4.Một số quy định về chế độ lương hiện hành Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động về vấn đề tiền lương nhà nước quy định cho các doanh nghiệp khi thực hiện ký kết hợp đồng đối với người lao động phải đảm bảo cho mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Người lao động được trả lương đầy đủ và đúng hạn tại nơi làm việc. Nếu doanh nghiệp trả chậm lương thì không được trả chậm hơn một tháng, khi khấu trừ lương của người lao động doanh nghiệp phải có sự thoả thuận và không được khấu trừ quá 30% tiền lương tháng. Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường thì phải được trả ít nhất là 150% tiền lương giờ của ngày bình thường còn vào ngày lễ phải được trả ít nhất là 200% trên một giờ làm việc của ngày bình thường. Trong trường hợp ngừng nghỉ việc mà do lỗi của người lao động thì người lao động không được nhận lương còn nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động phải có trách nhiệm trả lương đầy đủ cho người lao động, nếu do lỗi khách quan thì hai bên tự thoả thuận. III. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương Đối với bộ phận kế toán trong doanh nghiệp để thực hiện chức năng hạch toán kế toán góp phần tích cực trong quản lý lao động về tiền lương, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết qủa lao động của CNV, tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương khác liên quan cho người lao động, quản lý chặt chẽ việc sử dụng chi tiêu quỹ lương của doanh nghiệp. - Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ cho các đối lượng sử dụng có liên quan. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương, định kỳ phân tích tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung cấp thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận khác có liên quan. 2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng + Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền lương bao gồm: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền thưởng - Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành - Bảng kê thanh toán tiền làm thêm giờ - Các chứng từ khác có liên quan + Các tài khoản kế toán sử dụng Đối với kế toán tiền lương trong các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các tài khoản: Tài khoản 334, 335, 338... - Tài khoản 334: “ Phải trả công nhân viên “ được dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp BHXH, tiền lương và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. - Tài khoản 335 “ Chi phí phải trả “ được dùng để phản ánh các khoản tín dụng được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, nhưng thực tế phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc kỳ sau. - Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác “ được dùng để phản ánh các khoản phải trả cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH, các khoản khấu trừ và lương. - Tài khoản 338 còn có các tài khoản cấp chi tiết như : - Tài khoản 338.1 : Tài sản thừa chờ giải quyết - Tài khoản 338.2 : Kinh phí công đoàn - Tài khoản 338.3 : BHXH - Tài khoản 338.4 : BHYT - Tài khoản 338.7 : Doanh thu chưa thực hiện - Tài khoản 338.8 : Phải trả, phải nộp khác 2.2.Phương pháp hạch toán tiền lương Kế toán tiền lương sẽ phân phối các nghiệp vụ chính liên quan tiền lương và các khoản chích theo lương theo các sơ đồ: Sơ đồ hach toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Xem sơ đồ hạch toán tiền lương : 2.3 Hạch toán các khoản trích theo lương + Các chứng từ sử dụng trong BHYT, BHXH, KPCĐ - Bảng thanh toán lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Phiếu nghỉ BHYT - Bảng thanh toán BHXH Xem sơ đồ hạch toán tiền lương : + Phương pháp hạch toán: - Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và cácchứng từ hạch toán lao động, kế toán xác định tiền lương phải trả cho CNV và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, đơn vị phân xưởng, cá đối tượng lao động – kế toán ghi sổ : Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng Nợ TK 642 : Chi phí quản lý Có TK 334 : Phải trả công nhân viên - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định kế toán căn cứ vào chứng từ ghi: Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Phần tính vào chi Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung phí sản xuất kinh Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng doanh theo tỷ lệ Nợ TK 642 : Chi phí quản lý tiền lương và các Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên khoản phụ cấp (19%) Có TK 338.2: Phần trừ vào thu nhập Có TK 338.3: của CNV chức (6%) Có TK 338.4: - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV theo quy định sau khi đóng BHYT, BHXH và thuế thu nhập, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại kế toán ghi: Nợ TK 334 : Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 338.8 : Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141 : Số tiền tạm ứng trừ vào lương Có 138 : Các khoản bồi thường cật chất thiệt hại - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ lên cơ quan quản lý kế toán ghi: Nợ TK338.2 :KPCĐ Nợ TK 33.3 : BHYT Nợ TK 33.4 : BHXH Có TK 111 : Tiền mặt Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng - Chi tiêu KPCĐ để lại đoanh nghiệp: Nợ TK 338.2 : KPCĐ Có TK 111 : Tiền mặt Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng - Thanh toán tiền lương, thưởng cho CNV kế toán ghi: Nợ TK 334 : Các khoản đã thanh toán Có TK 111 : Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112 : Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Chương II Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần 19/5 đoan hùng I/ Giới thiệu chung về Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng 1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy cơ khí 19/5 Đoan Hùng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiền thân của công ty Cổ phần 19/5 Đoan Hùng ngày nay được thành lập từ những năm 70 với mục đích hoạt động của nhà nước ta thời bấy giờ là phục vụ cho hoạt động sửa chữa ô tô và chế tạo các sản phẩm cơ khí cho các xí nghiệp, nhà máy thuộc các tỉnh lân cận phía Bắc. Ngày 15/10/2000 căn cứ vào: - Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng sáu năm 1998 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. - Quyết định số 1749/QĐ/BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhà máy cơ khí 19/5 Đoan Hùng được thành lập với tên gọi mới là Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng. Với tên tiếng Việt là Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng và tên giao dịch quốc tế : Đoan Hùng 19/5 Joint Company Trụ sở chính của công ty : Thị trấn Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ Điện thoại : 0210.880205 Fax : 0210.880094 2. Đặc điểm bộ máy kinh doanh và bộ máy kế toán của công ty 2.1. Bộ máy kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần 19/5 Đoan Hùng ra đời có chức năng, nhiệm vụ chính là sửa chữa ô tô và chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ cho ngành giao thông vận tải và tiêu dùng của người dân. Kể từ lúc được thành lập cho đến bây toàn bộ lao động của công ty là 184 cán bộ công nhân viên biên chế chính thức trong đó : 01 Phân xưởng rèn, đúc 01 Phân xưởng nguội 02 Phân xưởng tiện 02 Phân xưởng cơ khí sửa chưa ô tô Bộ phận kế hoạch kinh doanh Bộ phận hành chính nhân sự Bộ phận kế toán tài vụ Bộ phận bảo vệ Công ty có bộ máy tổ chức như sau: Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, một thành viên trực thuộc của tổng công ty Lâm nghiệp, công ty cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất khác, để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến một cấp. Ban giám đốc điều hành và chỉ đạo xuồng từng đơn vị sản xuất, giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban trực thuộc thực hiện các chức năng nhất định. Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Trong đó một phó giám đốc phụ trách kinh doanh một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. + Giám đốc công ty phụ trách chung chỉ huy toàn bộ bộ phận quản lý, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các phòng ban thông qua 2 phó giám đốc và các trưởng phòng, đồng thời chỉ đạo từng phân xưởng sản xuất thông qua các quản đốc phân xưởng + Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất ở các phân xưởng, ký kết các hợp đồng, mua bán vật tư , bán các sản phẩm cho công ty + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt kỹ thuật, nghiên cứu cải tiến chất lượng các loại sản phẩm, chỉ đạo biện pháp quản lý chất lượng nghiệm thu sản phẩm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. + Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của công ty, quản lý hồ sơ tài liệu và thực hiện nhiệm vụ quản lý con người của công ty... + Phòng vật tư : Chịu trách nhiệm trước công ty về việc cung cấp vật tư cho các phân xưởng sửa chữa, xuất nhập vật tư trong kho của công ty. + Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và cơ quan chủ quản về thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán của nhà nước. Các phòng ban chức năng khác tuỳ theo yêu cầu của công việc trực tiếp giúp việc cho giám đốc, đảm bảo chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt cho công ty. Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng giúp cho ban giám đốc hiểu được tình hình thực tế sản xuất và nguyện vộng của công nhân, cùng đứng ra bàn bạc tìm phương hướng giải quyết. Bảng một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh thu 7.116.385.667 8.668.214.376 100.226.915.050 Lợi nhuận 1.255.317.168 1.925.744.533 3.311.289.570 Nộp ngân sách 418.610.922 522.181.589 672.823.359 Vốn kinh doanh 6.250.740.314 7.756.443.244 9.755.138.945 Thu nhập bình quân 750.000 820.000 970.000 2.2. Bộ máy kế toán của công ty a/ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của công ty dưới sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của công ty dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý mà bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Phòng tài chính kế toán của công ty có 7 người với chức năng và nhiệm vụ cụ thế Sơ đồ 2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán bán và mua hàng Kế toán chi phí sản xuất và gía thành Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Kế toán công nợ, tiền lương và BHXH Kế toán tài sản cố định và vật liệu - Đứng đầu phòng tài chính - kế toán là kế toán trưởng là người điều hành công việc chung của phòng tài chính kế toán, làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty về mặt tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và cơ quan chủ quản về vốn và tài sản. - Phó phòng kế toán làm nhiệm vụ kế toán tổng hợp và phó phòng được uỷ quyền thay mặt kế toán trưởng khi cần thiết, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán tổng hợp phụ trách tổ tổng hợp lập báo cáo, cân đối thuế hàng tháng... - Các nhân viên kế toán được chia làm ba bộ phận: Kế toán chi phí lưu thông, kế toán công nợ hàng hoá, kế toán vốn bằng tiền. Tuỳ từng nhiệm vụ cụ thể của mỗi kế toán viên mà các kế toán viên chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về nhiệm vụ được giao. - Hệ thống chứng từ và sổ sách: Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản giống như chế độ kế toán thực hiện của nhà nước. Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay của công ty đang sử dụng: + Bảng cân đối tài khoản + Bảng báo cáo kết quả kinh doanh + Bảng cân đối kế toán + Bảng thuyết minh báo cáo kế toán Đối với hình thức sổ kế toán, công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Công tác kế toán công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán, tập trung. Toàn bộ công tác kế toán chủ yếu thì tập trung tại phòng kế toán của công ty. Nói chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang đi vào thế ổn định sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước. b/ Chế độ kế toán áp dụng trong công ty - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01...và kết thúc vào ngày 31/12... hàng năm. - Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Kỳ báo cáo kế toán của công ty là hàng năm - Đồng tiền hạch toán là đồng VNĐ - Phương pháp tính thuế GTGT sản phẩm của công ty chịu mức thuế xuất GTGT là 10% ( trước đây là 5% nay là 10%) thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Công ty chưa sử dụng kế toán máy và các phần mềm phục vụ công tác kế toán. II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Từ khi được thành lập cho đến nay là được gần 4 năm tổng số lao động của công ty là 184 cán bộ công nhân viên Cơ cấu tổ chức lao động tại công ty: Đối với Công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng thì số lao động của công ty chia ra làm hai bộ phận: - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp Trong đó lao động trực tiếp là chiếm phần lớn so với tổng số lao động toàn công ty, số lao động này tập trung phần lớn chủ yếu ở các phân xưởng sản xuất Biểu 1 Bảng cơ cấu lao động của công ty Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 SLLĐ SLLĐ SLLĐ SLLĐ SLLĐ CNSXTT 83 97 110 125 131 CNSXGT 17 24 28 30 33 CBQL 12 14 15 15 15 NVPV 3 4 4 5 5 Tổng số LĐ 115 139 157 175 184 1. Quỹ tiền lương tại công ty bao gồm: - Tiền lương tính theo thời gian - Tiền lương tính theo sản phẩm - Tiền thưởng và phụ cấp 2. Các hình thức trả lương tại công ty Tại công ty Cổ phần Đoan Hùng áp dụng hai hình thức trả lương chính cho các cán bộ công nhân viên là: - Hình thức trả lương theo thời gian. - Hình thức trả lương theo sản phẩm. a/ Tiền lương theo thời gian: Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc cấp bậc lương và thang lương hình thức này áp dụng chủ yếu đối với cán bộ quản lý của các công ty hoặc có thể cho cả lao động trực tiếp mà không định mức được sản phẩm. Có thể tính lương theo tháng, ngày, tuần, giờ và công thức tính như sau: Mức lương thời gian Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc Số ngày của mỗi CBCNV = x làm việc Số ngày làm việc thực tế theo chế độ Trong đó: Lương cơ bản : 290.000 đ Ví dụ : Bà Vũ Thị Lý kế toán trưởng đi làm được 22 ngày, hệ số lương cấp bậc: 4,3 có mức lương thời gian: Mức lương 290.000 x 4,3 thời gian = x 22 = 1.247.000 ( đ ) 22 Xem bảng chấm lương Đối với thời gian ngừng, nghỉ việc chỉ tính 70% lương cấp bậc công việc được tính theo công thức: - Lương nghỉ lễ, nghỉ phép được hưởng bằng 100% lương phụ cấp công việc: Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc Lương nghỉ lễ, nghỉ phép = x Số ngày nghỉ 22 Ví dụ: Bà Phạm Thị Bích phòng kế toán trong tháng đi làm được 20 công hệ số lương cấp bậc là 3,7 có một ngày nghỉ được hưởng 100% lương. ( Xem bảng lương) 290.000 x 3,7 = x 1 = 43.338 ( đ ) 22 Lương làm việc thực tế của bà Bích nhận được trong tháng 5 sẽ là: = 975.454 + 43.338 = 1.018.792 ( đ ) Căn cứ vào việc thanh toán lương cho bà Bích kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 622 : 1.018.792 Có TK 334 : 1.018.792 ngoài ra còn có mức phụ cấp như sau: Mức phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Lương cơ bản phụ cấp trách nhiệm theo quy định của mức phụ cấp trách nhiệm đối với nhân viên quản lý = 10%, 20% lương cơ bản chưa tính đến cấp bậc lương từng công việc đảm nhiệm. - Ví dụ: - Quản đốc, trưởng phòng : 0,3 x 290.000 = 87.000 đ/tháng - Phó phòng : 0,2 x 290.000 = 58.000đ/ tháng - Thủ quỹ : 0,1 x 290.000 = 29.000đ/ tháng thời gian đi họp vẫn tính vào công làm việc thực tế. Tại công ty cổ phần Đoan Hùng, để theo dõi số công thực tế của mỗi cán bộ công nhân viên đi làm trong tháng thì mỗi phòng ban, bộ phận phục vụ tiến hành theo dõi trực tiếp trên bảng chấm công, ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ của mỗi người, cuối tháng gửi sang phòng kế toán để tính lương cho từng nhân viên một. Xem bảng thanh toán lương, chấm công b/ Tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm đó. Hình thức này được áp dụng cho các phân xưởng, tổ đội trực tiếp sản xuất của phân xưởng, công ty. Việc trả lương dựa trên đơn giá đã được quy định, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì lương càng cao và ngược lại. Ưu điểm này là mối quan hệ giữa tiền lương nhận được và kết quả lao động của công nhân thể hiện rõ ràng. Do đó kích thích được người lao động nâng cao trình độ tay nghề, tăng năng xuất lao động nhằm tăng thu nhập. Cách tính lương này đơn giản dễ hiểu người lao động có thể tính toán được số tiền lương của mình khi kết thúc công việc. Công thức tính lương sản phẩm: Lương sản phẩm = Mức lương sản lượng x Hệ số lương Mức lương sản lượng = Sản lương x đơn giá Mức lương sản lượng được căn cứ vào số lượng sản phẩm để tính. Trả lương theo sản phẩm thường áp dụng cho sản phẩm trực tiếp, áp dụng cho các công nhân sản xuất trực tiếp, công việc có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. Lương phải trả = Đơn giá x Sản lượng sản phẩm hoàn thành Tiền lương cấp bậc công việc theo giờ hoặc ngày Đơn giá = Định mức sản lượng giờ, ngày hoặc tháng Lương hưởng BHXH: Dựa vào ngày nghỉ ốm có chứng nhận củă bệnh viện kế toán lập phiếu trợ cấp BHXH theo lương cơ bản và tỷ lệ % công nhân viên được hưởng. Công thức tính như sau: Số tiền hưởng = Lương bình quân x Tỷ lệ được hưởng x Số ngày nghỉ được BHXH 1 ngày trợ cấp hưởng BHXH BHXH Ví dụ: Về lương sản phẩm của phân xưởng tiện ( Tổ 1) Đơn giá tiền lương STT Tên sản phẩm Khối lượng Đơn giá ( 1000 ) Thành tiền 1 Tiện Buly f 150 20 65.000 1.300.000 2 Tiện Êcu f 18 70 3.500 245.000 3 Tiện ắc nhíp IFA 24 26.000 624.000 4 Láng Tămbua 3 35.000 105.000 5 .................. ........... ............ ................. Tổng 8.754.000 Kế toán căn cứ vào bảng đơn giá tiền lương của tổ tiện sẽ hạch toán như sau: - BT1 Nợ TK 622 : 8.754.000 Có TK 334 : 8.754.000 - BT2 : Khi trích lương cho CNV bằng tiền mặt Nợ TK 334 : 8.754.000 Có TK 111 : 8.754.000 c/ Tiền thưởng: Tiền thưởng dùng để thưởng cho các phòng ban, phân xưởng của công ty mà có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh mà tiền lương chưa thể hiện được. Quỹ tiền thưởng từng tháng là khác nhau và do giám đốc công ty quyết định. 3. Phương pháp hạch toán tại công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng ở mỗi doanh nghiệp tuỳ từng nội dung hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ sách cho phù hợp. Kế toán căn cứ vào chứng từ sử dụng để hạch toán cho phù hợp. Tại công ty cổ phần 19/5 Đoan Hùng công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ thì kế toán sử dụng các sổ: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết - Bảng tổng hợp.. + Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng thanh toán lương của CBCNV - Bảng thanh toán tiền BHXH - Bảng thanh toán tiền BHYT - Bảng thanh toán tiền KPCĐ - Bảng chấm công - Đơn giá tiền lương - Phiếu theo dõi sản phẩm, phiếu giao việc + Sổ sách và tài khoản kế toán tiền lương sử dụng tại công ty: Công ty sử dụng sổ cái các tài khoản : 334, 338 ( 338.2, 338.3, 338.4 ), 641, 642... và một số tài khoản liên quan khác Các tài khoản kế toán sử dụng tại công ty gồm: - TK 334: Phải trả CNV trong đó sử dụng các tài khoản chi tiết: - TK 334.1 Phải trả lương CNV - TK 334.9 Phải trả CNV ( tiền ăn ca ) - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - Tk 627: Chi phí sản xuất chung - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Ngoài ra còn sử dụng, một số tài khoản kế toán liên quan khác: TK 111, TK 641, TK 642... + Phương pháp hạch toán: - Dựa vào bảng thanh toán lương của bộ phận kế toán, thanh toán tiền tạm ứng lương kỳ I kế toán ghi: Nợ TK 334 : 2.800.000 Có TK 111 : 2.800.000 - Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để trích chi phí nhân công vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi: + Tiền lương: Nợ TK 622 : 131.714.824 Nợ TK 627 : 46.796.342 Nợ TK 641 : 20.117.760 Nợ TK 642 : 20.721.670 Có TK 334 : 219.350.596 + Tiền thưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc678.doc
Tài liệu liên quan