Công ty cổ phần Thăng Long là Công ty chuyên sản xuất các loại rượu vang từ hoa quả như vang nho, vang dứa, vang sơn trà Vì vậy, hầu hết nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm được mua từ hai nguồn: mua từ người sản xuất trực tiếp bán ra (mơ, mận, dâu, nho ) và mua của các doanh nghiệp và cá nhân khác.
Do đặc điểm ngành rượu nói chung và của Công ty nói riêng, sản phẩm của Công ty sản xuất ra bao gồm nhiều loại, chúng phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi các tiêu chuẩn kĩ thuật khá khắt khe.
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Đến ngày 16/3/1993 Xí nghiệp Rượu - Bia giải khát Thăng Long chính thức được đổi tên thành Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long theo Quyết định số 3012/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội.
Như vậy, tuy tuổi đời chưa cao nhưng Công ty đã có khá nhiều đóng góp cho nền công nghiệp của Hà Nội. Khi mới thành lập ngày 24/3/1989 xí nghiệp còn là một đơn vị sản xuất nhỏ với 50 công nhân sản xuất thủ công, đại bộ phận nhà xưởng là nhà cấp bốn đã thanh lí, cơ sở vật chất nghèo nàn, sản lượng 106.000lít/năm.
Sau khi thành lập Công ty đã đầu tư nhiều cho phát triển sản xuất như sau: Trước năm 1993 là giai đoạn thủ công; Từ năm 1994 đến 1997 là giai đoạn bán cơ khí; Từ năm 1998 trở đi là cơ khí hoá.
Có thể coi 5 năm thuộc giai đoạn 1994 - 1998 từ khi thành lập Công ty đến nay là giai đoạn phát triển đột biến về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty. Trong 5 năm này thiết bị và công nghệ sản xuất của Công ty phát triển mạnh, ổn định với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 65%. Công ty đã đầu tư gần 11 tỷ đồng cho thiết bị nhà xưởng, môi trường văn phòng và các công trình phúc lợi. Mẫu mã mặt hàng của Công ty đạt trình độ tiên tiến: chai ngoại, nút ngoại theo truyền thống tiêu dùng quốc tế. Nhãn hiệu của sản phẩm đạt trình độ kĩ thuật in tiên tiến của nước ta. Năm 1997, sản phẩm của Công ty đã áp dụng mã số, mã vạch. Chất lượng cũng đã thay đổi rõ rệt qua việc áp dụng sản xuất những tiến bộ công nghệ tiên tiến.
Tháng 6/2001, Công ty đã có quyết định trở thành Công ty cổ phần theo Quyết định thành lập số: 54/201/QĐ - TTg ngày 23/4/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ .Từ đây đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của Công ty, Công ty hoạt động với tên gọi Công ty cổ phần Thăng Long.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thăng Long
Tên quan hệ quốc tế: Thang Long joint stocks company
Trụ sở giao dịch: 181 - Lạc Long Quân - Hà Nội
Điện thoại: (04)7524862 Fax: 361898
Đăng kí kinh doanh số: 0103002012 Ngày: 03/05/2002.
Công ty cổ phần Thăng Long là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có điều lệ tổ chức hoạt động, bộ máy quản lí và điều hành, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở Ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất nước uống có cồn và không có cồn. Sản phẩm rượu Vang của Công ty được khách hàng trong và ngoài nước đặc biệt ưa thích và tiêu thụ nhanh trên thị trường.
* Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
- Chức năng: Công ty là một doanh nghiệp sản xuất, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và tổ chức tiêu thụ các loại đồ uống có cồn và không có cồn do Công ty sản xuất. Trong đó, Công ty đặc biệt chú trọng tới sản phẩm rượu vang, sản phẩm chính của Công ty là rượu vang với 6 loại vang khác nhau: vang tổng hợp; vang nho;vang dứa; vang sơn tra; vang 2 năm; vang 5 năm. Gần đây, Công ty còn tung ra 2 loại sản phẩm là vang nổ và vang Pháp, các loại rượu mùi.
Một số chỉ tiêu phản ánh sản lượng tiêu thụ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Tình hình tiêu thụ Vang Thăng Long
Mặt hàng
Năm 2001
Năm 2002
Vang nhãn vàng 0.071
7102862
7233033
Vang sơn tra 0.701
9.746
7.479
Vang 2 năm tuổi 0.701
13624
11308
Vang nho 0.701
17.777
21.113
Vang dứa 0.701
6.281
5.961
Vang 5 năm tuổi 0.701
940
1685
Vang nhãn vàng 0.501
11.687
Hộp vang
124247
83488
Vang lít
1530
429
Nếp mới
726
4400
Vang can
200
- Nhiệm vụ:
+ Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cung cấp được cho người tiêu dùng
+ Mở rộng thị phần, bành chướng thị trường, tăng cường xuất khẩu và kinh doanh tổng hợp.
+ Góp phần giải quyết việc làm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
+ Góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển
Có thể khái quát tình hình hoạt động những năm gần đây của Công ty qua một số chỉ tiêu dưới đây:
Một số chỉ tiêu phản ánh qui mô và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty cổ phần Thăng Long
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
Triệu đồng
62550
63000
64000
Tổng chi phí
Triệu đồng
58607
59013
59550
Nộp ngân sách
Triệu đồng
10000
10100
10250
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
3943
3987
4450
Tổng số lao động
Người
292
295
300
Thu nhập bình quân /tháng
Triệu đồng/tháng
1.4
1.4
1.4
Tổng vốn lưu động
Triệu đồng
3840
3850
3860
Tổng quỹ lương
Triệu đồng
2.899
3.188
4.022
Để đạt được kết quả trên Công ty đã phải nổ lực không ngừng để tìm cách mở rộng kinh doanh dịch vụ. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyếch trương sản phẩm, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản phẩm rượu nhằm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.
2.2. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lí của Công ty cổ phần Thăng Long
2.2.1 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất Vang của Công ty
Công ty cổ phần Thăng Long là Công ty chuyên sản xuất các loại rượu vang từ hoa quả như vang nho, vang dứa, vang sơn trà…Vì vậy, hầu hết nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm được mua từ hai nguồn: mua từ người sản xuất trực tiếp bán ra (mơ, mận, dâu, nho…) và mua của các doanh nghiệp và cá nhân khác.
Do đặc điểm ngành rượu nói chung và của Công ty nói riêng, sản phẩm của Công ty sản xuất ra bao gồm nhiều loại, chúng phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi các tiêu chuẩn kĩ thuật khá khắt khe.
Qui trình công nghệ sản xuất rượu vang ở Công ty cổ phần Thăng Long: sơ đồ số 1
Mô tả qui trình công nghệ:
Nguyên liệu là các loại quả (nho, dâu, mơ, mận, dứa) thu mua trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm tra theo hệ thống QLCL ISO 9002), quả sau khi thu mua được chuyển sang khâu rửa quả, quá trình rửa được tiến hành trong những thiết bị chuyên dụng cùng với việc kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo nguyên liệu sau quá trình rửa đạt tiêu chuẩn chuyển sang công đoạn sơ chế, ngâm trực tiếp với đường theo tỷ lệ đường / quả là:1/1 hoặc 1.2/1.Trong quá trình ngâm được đảo trộn thường xuyên để tăng cường quá trình trích li dịch quả, thời gian ngâm phụ thuộc vào từng loại quả. Sau đó đến công đoạn pha chế dịch men thì các loại siro dịch quả, nước được phối trộn theo tỷ lệ cho trước đảm bảo tạo hương vị đặc trưng của vang Thăng Long truyền thống. Để được độ trong thương phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng, vang được lọc qua hệ thống lọc bông chuyên dụng, sản phẩm sẽ có độ trong óng ánh, màu sắc hấp dẫn. Cuối cùng là đến công đoạn chiết chai, dán nhãn và đóng thùng.
2.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Với chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các loại đồ uống có cồn và không có cồn nên mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là các loại vang Thăng Long. Với việc đa dạng hoá sản phẩm nên sản phẩm của Công ty sản xuất ra nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường như: Vang truyền thống nút kim loại loại 0.7lít, 640ml, 500ml; Vang dứa, vang sơn trà, vang nho; Vang hai năm, vang năm năm.
Về tổ chức sản xuất kinh doanh: hiện nay, Công ty tổ chức sản xuất thành 02 khối:
- Khối sản xuất: bao gồm các xưởng sản xuất
+ Xưởng sản xuất nước cốt tại Ninh Thuận
+ Xưởng sản xuất rượu vang ở Công ty Nghĩa Đô
+ Xưởng sản xuất rượu vang ở Vĩnh Tuy (Thanh Trì)
Ngoài ra còn có các tổ sản xuất khác phục vụ cho các xưởng sản xuất có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, kết hợp hỗ trợ cho nhau trong quá trình chế tạo sản phẩm, đó là:
+ Tổ pha chế: bao gồm 15 công nhân có nhiệm vụ rút cốt lên men
+ Tổ lọc: có 14 công nhân có nhiệm vụ lọc vang sau khi phân xưởng pha chế chuyển số men đã được ủ
+ Tổ rửa chai: bao gồm 39 công nhân có nhiệm vụ rửa sạch chai mua về để đóng Vang
+ Tổ hoàn thiện: bao gồm 18 công nhân có nhiệm vụ dán nhãn và đóng gói sản phẩm sau khi đã hoàn thành, đóng gói sản phẩm .
- Khối kinh doanh: bao gồm cửa hàng kinh doanh tổng hợp và cửa hàng Đông Đô, các cửa hàng này thực hiện việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và thu nhập thông tin phản hồi cho ban lãnh đạo Công ty.
2.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của Công ty
2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Công ty
Là một Doanh nghiệp cổ phần, để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh nên Công ty cổ phần Thăng Long đã tổ chức bộ máy quản lí theo hình thức trực tuyến -chức năng.
2.2.3.2 Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban
Hôị đồng quản trị: là ban điêù hành Công ty có quyền lực cao nhất do các cổ đông sáng lập ra và có nhiệm vụ bầu ra ban giám đốc điêù hành trực tiếp quản lí Công ty.
Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của Công ty
Ban giám đốc: bao gồm
Giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trực tiếp chỉ huy toàn bộ các phòng, ban quản lí chủ yếu của Công ty như phòng thị trường, phòng cung tiêu, phòng tổ chức, được phép giao dịch, mua bán, kí kết hợp đồng trong và ngoài nước với toàn bộ sản phẩm mà Công ty đã sản xuất ra. Đồng thời Giám đốc còn đề ra phương án hoạt động, xây dựng phương án phân phối thu nhập cho người lao động.
Phó giám đốc: trực tiếp quản lí các phân xưởng sản xuất, là người giúp giám đốc soạn thảo toàn bộ những phương án, chiến lược sản xuất kinh doanh, làm ổn định mức khoán sản phẩm, công đoạn tại phân xưởng và các cửa hàng.
Các phòng ban chức năng:
Phòng thị trường: Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị phần của Công ty so với các Công ty cùng ngành; nghiên cứu, đánh giá năng lực của các đối thủ cạnh tranh, tìm ra biện pháp để mở rộng thị trường; nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và kịp thời thông báo cho các bộ phận có liên quan thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm thoả mãn kịp thời những nhu cầu đó.
Phòng tổ chức: Làm công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, tiền lương và các chế độ đối với các cán bộ, công nhân viên trong toàn Công ty; tổ chức công tác thi đua, tuyên truyền; công tác bảo hộ lao động; điều động, tuyển dụng lao động; đào tạo nhân lực
Phòng hành chính Thực hiện công tác quản lí hành chính hàng ngày; soạn thảo và quản lí, lưu trữ công văn, giấy tờ.; thực hiện công tác quản trị văn phòng, in ấn và công tác tạp vụ, y tế, nhà khách.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh và giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty có hiệu quả, xây dựng kế hoạch tổng thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; xác định kết quả kinh doanh, hoàn thành các nhiệm vụ kế toán hiện hành, thu hồi vốn và các công nợ
Phòng cung tiêu: Phòng cung tiêu bao gồm 3 người có chức năng nhiệm vụ như sau: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; cung ứng nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất; cùng với phòng thị trường nghiên cứu các vấn đề về thị trường. Bên cạnh đó, phòng cung tiêu còn tham mưu với ban giám đốc chọn nhà cung ứng cũng như tiêu thụ sao cho đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
Phòng quản lí chất lượng (QC): Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trên những tiêu chuẩn về chất lượng của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trước khi sản phẩm được bán ra thị trường; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phòng nghiên cứu - đầu tư và phát triển: Nghiên cứu, cải tiến ổn định, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có của Công ty; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm của Công ty theo nhu cầu của thị trường; nghiên cứu, đầu tư phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ theo chiều sâu.
Phòng công nghiệp và quản lí sản xuất: gồm 8 người có chức năng lập kế hoạch san xuất hàng năm; tổ chức, quản lí sản xuất để hoàn thành định mức kế hoạch sản xuẫt hàng năm, huấn luyện công nhân thời vụ. Đồng thời duy trì việc thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.
Phòng cơ điện: có nhiệm vụ quản lí các thiết bị của Công ty, bảo trì, bảo dưỡng và cải tiến, đầu tư mới các thiết bị đảm bảo sản xuất. Trực tiếp quản lí, điêù hành tổ chức xử lí nước thải và tổ sửa chữa.
Ban bảo vệ: có 16 người có các nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Công ty; thực hiện kiểm tra hành chính ra vào trong Công ty đối với con người cũng như hàng hoá và phòng chống trộm cắp, cháy nổ , bão lụt..
Các tổ sản xuất: là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm của Công ty.
Các cửa hàng: thực hiện nhiệm vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và thu thập thông tin phản hồi cho ban lãnh đạo Công ty.
Với cơ cấu bộ máy quản lí như trên tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty gồm 297 người với trình độ ngày càng được nâng cao. Các cán bộ quản lí đều có trình độ đại học. Số lao động đã qua các lớp đào tạo về tay nghề của công nhân chiếm 2/3, tay nghề của người lao động khá cao, bình quân bậc thợ công nhân là bậc 4
2. 3. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán
2.3.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Xuất phát từ đặc điểm là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu bộ máy quản lý như trên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, ghi sổ, tính giá thành… đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán là trung tâm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, cung cấp chính xác cụ thể những con số thống kê là căn cứ cho ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được thông tin kinh tế và phân tích hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Công ty.
Riêng cơ sở sản xuất Vĩnh Tuy có một nhân viên chuyên theo dõi, lập báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tập hợp, gửi chứng từ ban đầu về Công ty.Trên cơ sở những chứng từ và báo cáo tập hợp chi phí sản xuất cùng với số liệu tại Công ty, phòng kế toán sẽ là nơi thực hiện công việc hạch toán tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty. Còn cơ sở sản xuất nho ở Ninh Thuận, Công ty cũng chỉ cử một người vừa quản lí vừa tổng hợp chứng từ gửi về cho phòng kế toán của Công ty. Sau cùng phòng kế toán của Công ty mới tổng hợp và phân loại để hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty.
sơ đồ số 3: tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sp
Kế toán tiêu thụ kiêm TSCĐ
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán tiền lương
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế các đơn vị trực thuộc
Số lượng nhân viên kế toán trong phòng kế gồm 6 người được phân công như sau:
- Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hưỡng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tổng hợp các thông tin kinh tế trong toàn bộ Công ty. Đồng thời, kế toán trưởng còn làm công tác tổng hợp, ghi sổ cái, lập các báo cáo kế toán, hạch toán kế toán nội bộ, phân tích kinh tế, bảo quản lưu trữ hồ sơ.
- Kế toán vật tư, thành phẩm kiêm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tồn kho vật tư về cả hai chỉ tiêu giá trị và số lượng. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho, lập Bảng cân đối nhập - xuất - tồn vật tư kết hợp với Bảng kê sản phẩm sản xuất của nhân viên thống kê dưới phân xưởng để tính giá thành sản phẩm.
-Kế toán tiêu thụ kiêm tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm. Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp. Thực hiện hạch toán chi tiết tổng hợp sự biến động và khấu hao của tài sản cố định. Đồng thời, bộ phận kế toán này còn chịu trách nhiệm về tài khoản thuế.
-Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán của khách hàng, các đại lí, đồng thời thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ Công ty như: tạm ứng, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu khác, phải trả khác.
- Bộ phận kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ chủ yếu là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh té phát sinh về thời gian lao động và kết quả lao động. Đồng thời, kiểm tra giám sát quyết toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH vào các đối tượng chi phí sản xuất để tính vào sản phẩm.
- Thủ quỹ: Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp mà tiến hành nhập, xuất quỹ đồng thời tiến hành ghi sổ quỹ.
Nhìn chung, tuy các kế toán có các nhiệm vụ riêng biệt song luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của cả phòng.
2.3.2 Tình hình thực hiện chế độ kế toán :
* Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Về hệ thống chứng từ kế toán Công ty cổ phần Thăng Long sử dụng mẫu theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp quy định :
- Các chứng từ kế toán được sử dụng trong hạch toán vật liệu ở doanh nghiệp bao gồm:
+ Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)
+ Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật sản phẩm hàng hoá (mẫu 08 - VT)
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH)....
- Các chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán lao động tiền lương bao gồm:
+ Bảng chấm công (mẫu 01- LĐTL)
+ Bảng thanh toán lương (mẫu 02-LĐTL)
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH (mẫu 03-LĐTL)
+ Bảng thanh toán BHXH (mẫu 04-LĐTL)...
* Về tài khoản kế toán: Công ty cổ phần Thăng Long áp dụng hầu hết hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 và các qui định có bổ xung, sưả đổi của Bộ Tài Chính.. Tuy nhiên, vì hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên Công ty không sử dụng tài khoản: 611, 631.
* Với mặt hàng sản xuất kinh doanh chính là rượu vang - là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên khi mua nguyên vật liệu để sản xuất rượu thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà giá trị thực tế của nguyên vật liệu là tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT đầu vào). Đối với vật liệu mà Công ty mua ngoài không tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Công ty vẫn được khấu trừ thuế GTGT, cụ thể là thùng cartông. Thùng cartông dùng để đóng hộp sản phẩm, Công ty không tự sản xuất được mà phải mua ngoài, do vậy được khấu trừ thuế đối với loại vật liệu này.
* Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Bắt đầu từ tháng 4 năm1998 Công ty đã vào sử dụng phần mềm kế toán, hình thức kế toán hiện nay Công ty đang áp dụng là Nhật kí chung với hệ thống kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán đầy đủ trong máy. Đây là hình thức kế toán phù hợp với doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán, với sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, bộ máy quản lý của Công ty. Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ hiểu thuận tiện cho việc phân công lao động trong bộ máy kế toán, ghi chép kế toán rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu. Về hạch toán hàng tồn kho thì Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Như vậy hệ thống sổ sử dụng trong quá trình hạch toán này bao gồm: Sổ Nhật Kí Chung, sổ cái tài khoản, sổ kế toán chi tiết.
Sơ đồ số 4: kế toán trên máy vi tính
Chứng từ gốc
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Vào máy
Nhật ký chung
Nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Báo cáo tài chính
* Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp của Công ty tiến hành lập và gửi báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 - DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 - DN)
2.4. Tổ chức hạch toán tiền lương tại Công ty cổ phần Thăng Long
2.4.1 Đặc điểm về lao động của Công ty
Lao động là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty. Kĩ năng và trình độ lành nghề của người lao động là điều kiện quan trọng để Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Nhận thức được vấn đề này, Công ty không ngừng nâng cao trình độ cho người lao động, một mặt luôn đổi mới cơ chế và hình thức tuyển dụng, mặt khác chú trọng đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức để người lao động đáp ứng được những đòi hỏi của trình độ thiết bị hiện đại và phương pháp quản lí mới. Chính vì vậy, trình độ của người lao động của Công ty ngày càng được nâng cao qua các năm 2000, 2001.
Có thể thấy rõ điều này qua biểu số liệu sau:
Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thăng Long
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số lao động
Tỷ trọng
Số lao động
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ lệ%
Đại học
42
14.38
43
14.6
1
2.38
Trung cấp
33
11.3
33
11.2
0
0
Công nhân kĩ thuật
175
59.93
177
60
2
1.14
Lao động phổ thông
42
14.38
42
14.2
0
0
Tổng số
292
100
295
100
3
1.03
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Công ty không những phải đảm bảo chất lượng lao động của chính mình mà còn phải đảm bảo lao động hợp lí. Thời gian đầu thành lập Công ty chỉ có khoảng 50 lao động, tới năm 1998 đã có khoảng 280 lao động cán bộ công nhân viên (nữ chiếm khoảng 52%) trong đó 39 tốt nghiệp đại học, trên đại học; 34 tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; số còn lại chủ yếu là công nhân lành nghề đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm và được đào tạo trực tiếp tại Công ty.Đến nay lực lượng lao động đã tăng đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong Công ty hiện có 295 người cán bộ công nhân viên, có 42 đảng viên và 68 đoàn viên.. Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động cho thấy Công ty đã ngày càng hoàn thiện hơn trong việc sử dụng lao động có hiệu quả.
Toàn bộ lực lượng của Công ty phân làm 2 loại chủ yếu:
+ Bộ phận lao động trực tiếp: là bộ phận lao động sản xuất trực tiếp tại các tổ, trung tâm với chức năng phục vụ các nhu cầu về kinh doanh và dịch vụ của Công ty
+ Bộ phận lao động gián tiếp: là bộ phận lao động thuộc khối quản lí và khối hành chính văn phòng.
2.4.2 Đặc điểm tiền lương của Công ty cổ phần Thăng Long
2.4.2.1 Trình tự hạch toán quỹ lương tại Công ty:
Hạch toán lao động tiền lương của Công ty được tiến hành như sau:
Việc chấm công do quản lí tại đơn vị chấm. Cuối tháng cán bộ tổ chức lao động tiền lương tập hợp bảng chấm công của các đơn vị và tiến hành tính lương, sau đó chuyển bảng tính lương cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng để tính lương, BHXH, BHYT để làm phiếu chi lương và chuyển cho kế toán trưởng xem xét và kí duyệt, sau khi được Giám đốc kí duyệt chi thì thủ quỹ chi tiền lương. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, trích lập các khoản trích theo lương, phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và chi phí quản lí doanh nghiệp và lưu toàn bộ chứng từ này.
2.4.2.2 Quỹ lương của Công ty
Quỹ lương của Công ty được xác định dựa trên chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và đơn giá tiền lương. Quỹ lương này được Công ty xây dựng là 28% so với chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.(trong năm 2003)
Quỹ tiền lương = Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh x Đơn giá tiền lương
- Phụ cấp trong Công ty có:
+ Phụ cấp làm thêm (ca 3): khi người lao động làm đêm từ 22h – 06h thì được hưởng khoản tiền là 0,35% tiền lương cơ bản. ở Công ty cổ phần Thăng Long, do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên có 02 tổ làm ca ba là tổ bảo vệ và tổ lọc.
+ Phụ cấp chức vụ (trưởng, phó phòng)
+ Phụ cấp trách nhiệm( tổ trưởng sản xuất, kiểm soát viên, những người làm công tác Đảng, Đoàn thể)
+ Tiền ăn ca của của Công ty thực hiện theo đúng qui định hiện hành (không quá 290.000đ/tháng/người)
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bảng thanh toán
Tiền phụ cấp làm ca đêm tháng 01/2003
Tổ : bảo vệ
Đơn vị: nghìn đồng
Stt
Họ và tên
Lương cơ bản
%lương
0.35%
Số ca đêm
Thành tiền
Kí nhận
1
Lê Thành Nam
600.000
2100
5
10.500
2
Lê Hải Hà
600.000.
2100
10
21.000
3
Nguyễn Văn Hợp
600.000
2100
8
16.800
….
…….
……
….
…….
Tổng cộng
900.000
Hà Nội ngày tháng năm 200…
Phụ trách đơn vị LĐTL Kế toán Giám đốc
Lương nghỉ phép:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ mang tính chất liên tục, việc sắp xếp nghỉ phép bố trí đều đặn, ít có trường hợp ngoài dự kiến nên Công ty không trích trước lương nghỉ phép của công nhân viên, việc hạch toán dựa vào số liệu phát sinh trong tháng. Khi nghỉ phép công nhân được hưởng 100% lương cơ bản.
Theo qui định 01 năm được nghỉ 12 phép, ngoài ra nếu công tác trong Công ty cứ tròn 05 năm được cộng thêm 01 ngày. Tiền lương được trả cho những ngày nghỉ phép dựa trên đơn giá tiền lương 01 ngày công của từng người theo hệ số lương. Trong năm nếu CNV không nghỉ phép thì cuối năm khoản phép này được nghỉ tiếp vào quí I năm sau.
- Lương nghỉ chế độ:
+ Ngày nghỉ phép trong tiêu chuẩn đi học, trong những ngày nghỉ này được hưởng lương chính sách và lương khoán là 100%
+ Ngày nghỉ thai sản được hưởng lương 100% lương đóng BHXH.
+ Nghỉ bệnh, ốm đau mức trợ cấp trả thay lương bằng 75% mức lương đóng BHXH
Nguyên tắc phân phối tiền lương tại Công ty:
+ Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
+ Thực hiện hình thức trả lương khoán theo việc và kết quả thực hiện công việc theo số lượng và chất lượng hoàn thành.
+ Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của tập thể và của toàn Công ty.
+ Quy chế phân phối ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32247.doc