Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần thiết bị điện công nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2

I. Chức năng và vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2

1. Khái niệm và bản chất tiền lương 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Bản chất 2

1.3. Chức năng của tiền lương 3

1.4. Ý nghĩa của tiền lương 4

2. Quản lý quỹ lương trong doanh nghiệp 4

3. Các khoản trích theo lương 5

3.1. Bảo hiểm xã hội 5

3.2. Bảo hiểm y tế 6

3.3. Kinh phí công đoàn 6

4. Các hình thức tiền lương 7

4.1. Phân loại tiền lương một cách phù hợp 7

4.2. Các hình thức tiền lương 7

4.3. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương 9

II. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 10

1. Nhiệm vụ 10

2. Phương pháp hạch toán 10

2.1. Các thủ tục, chứng từ hạch toán 10

2.2. Tài khoản sử dụng 11

2.3. Lựa chọn sổ kế toán 12

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 15

I. Đặc điểm chính về tình hình hoạt động tại công ty 15

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 15

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty 18

3. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban: 18

II. Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thiết bị điện công nghiệp Hà Nội 21

1. Hình thức tổ chức sổ kế toán 21

2. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 23

III. Tình hình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thiết bị điện công nghiệp Hà Nội 24

1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương 24

1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương: 24

1.2. Chế độ trả lương, trả thưởng phụ cấp tại công ty 24

1.3. Cách trả lương hiện nay tại công ty 27

1.4. Trình tự kế toán tiền lương 27

1.5. Kế toán trích nộp và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ 28

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 30

I. Nhận xét chung về công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thiết bị điện công nghiệp Hà Nội 30

1. Ưu điểm: 30

2. Nhược điểm 31

II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thiết bị điện công nghiệp Hà Nội 32

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần thiết bị điện công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạt phân minh thì động lực tạo ra mới thực sự mạnh mẽ. II. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Nhiệm vụ - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách trung thực kịp thời đầy đủ tình hình thực hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ và các khoản tiền lương, tiền thưởng. - Tính toán và phân bổ chính xác tiền lương các khoản trích theo lương mở sổ kế toán và hạch toán lao động tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ đúng phương pháp kế toán - Lập báo cáo về lao động tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống các hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động. Nhận xét: Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định,chi phí về lao động là chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức công tác hạch toán lao động giúp cho công tác lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp. 2. Phương pháp hạch toán 2.1. Các thủ tục, chứng từ hạch toán Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập "Bảng thanh toán tiền lương" cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian) các khoản phụ cấp, các khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và giám đốc kỹ duyệt, thông thường việc thanh toán lương tại các doanh nghiệp chia làm hai kỳ: kỳ 1 nhận tạm ứng, kỳ 2 sẽ nhận số còn lại sau khi trừ các khoản khấu trừ vào thu nhập. * Các khoản trích theo lương 19%, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản giảm trừ tiền lương 6% các khoản khấu trừ này được lập theo từng đơn vị sản xuất, theo đơn vị hiện hành thì kế toán được sử dụng những chứng từ sau: - Phiếu chi - Bảng thanh toán lương công nhân viên chức - Bảng thanh toán các khoản trích theo lương - Bảng chấm công 2.2. Tài khoản sử dụng * TK 334 - Phải trả công nhân viên Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với cong nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Bên Nợ: Tiền lương, tiền công, BHXH và các khoản khác đã ứng cho CBCN. - Các khoản khấu trừ và tiền lương, tiền công của CBNV - Kết chuyển tiền lương của CBNV chưa lĩnh Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho CBCNV Dư có: các khoản tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả CBCNV. Số dư bên nợ (nếu có): phản ánh số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho CBCNV. * TK 338 -"Phải trả, phải nộp khác": phản ánh các khoản phải trả và nộp cho cơ quan pháp luật cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, doanh thu chưa được thực hiện được, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú…) giá trị tài sản thừa chờ xử lý… Bên Nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ - Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn - Xử lý giá trị tài sản thừa - Kết chuyển doanh thu thực hiện vào doanh thu bán hàng tương ứng với kỳ kế toán. - Các khoản đã trả đã nộp khác Bên Có: - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, theo tỷ lệ quy định - Tổng số doanh thu chưa thưc hiện đựoc phát sinh trong kỳ - Các khoản phải trả phải nộp hay thu hội - Giá trị tài sản từa chờ xử lý - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Do có: - Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản chờ xử lý Dư Nợ (nếu có); - Số thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán * TK 335 "chi phí phải trả" Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, sửa chữa lớn TSCĐ và các khoản trích trước khác. Bên Nợ: - Các khoản chi phí thực tế phát sinh, thuộc nội dung chi phí phải trả và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ. Bên Có: - Khoản trích trước tính vào chi phí cho các đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ - Khoản được trích trước tính vào chi phí hiện có 2.3. Lựa chọn sổ kế toán Dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế và quy mô hoạt động của công ty mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Sơ đồ tổng quát về trình tự hạch toán tiền lương A - Sơ đồ hạch toán tiền lương TK 334 TK 622 TK 111, 112 Thanh toán thu nhập cho NLĐ Tiền lương, tiền thưởng phải trả cho LĐTT TK 138 Khấu trừ khoản phải thu khác TK 141 Khấu trừ các khoản tạm ứng TK 338 Thu hộ cho cơ quan khác hoặc giữ hộ NLĐ TK 335 TLNP thực tế phải trả cho LĐTT Trích trước TLNP TK 627 Tiền lương , tiền thưởng phải trả cho NVPX TK 641 Tiền lương , tiền thưởng phải trả cho NV bán hàng TK 642 Tiền lương , tiền thưởng phải trả cho NVQLDN TK 431 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả cho NLĐ TK 3383 BHXH phải trả cho NLĐ B - Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương TK 338 (3382,3383,3384) TK 622 TK 111, 112 Nộp cho cơ quan quản lý quỹ Trích theo tiền lương của LĐTT tính vào chi phí TK 334 BHXH phải trả cho NLĐ trong doanh nghiệp TK 641 Trích theo tiền lương của NVBH tính vào chi phí TK 642 Trích theo TL của NVQLDN tính vào chi phí TK 334 Trích theo tiền lương của NLĐ trừ vào thu nhập của họ TK 111,112 Nhận tiền cấp bù của quỹ BHXH TK 627 Trích theo tiền lương của NVPX tính vào chi phí PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Thiết bị điện công nghiệp Hà Nội là một Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh, trong xu thế hội nhập hiện nay, chính phủ luôn khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nắm bắt được vận hội đó, các cổ đông tư nhân đã mạnh dạn đóng góp cổ phần và được nhà nước ủng hộ và cấp giấy phép kinh doanh từ 1990 Với nền kinh tế đang trên đà hội nhập và phát triển năng động như hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện , đường, trường, trạm là các điều kiện cơ bản cần và không thể thiếu để đưa nền kinh tế phát triển. Là những người có trình độ chuyên môn và năng động nên khi quyết định thành lập công ty, Hội đồng quản trị công ty đã quyết định chọn ngành THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ ĐIỆN để đi sâu vào khai thác và kinh doanh để đưa công ty phát triển. Với ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị viễn thông, cơ khí. - Xây dựng các công trình công nghiệp điện, đường dây đến 35 KV Với vốn điều lệ: 15 tỷ đồng. Với tuổi đời còn non trẻ nhưng do Ban lãnh đạo công ty là những người nhạy bén, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên đẩy mạnh công tác kinh doanh, đội ngũ nhân viên kỹ thuật, kinh doanh có tay nghề, năng động và nhiệt huyết, luôn lấy thước đo chất lượng và uy tín là tiền đề để phát triển, coi bạn hàng là nhân tố phát triển công ty, nên mấy năm trở lại đây, doang thu của công ty tăng lên nhanh chóng và tạo được thương hiệu và uy tín tại thị trường toàn miền bắc và bắc trung bộ.phải kể đến là Điện lực các tỉnh như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, các tập đoàn kinh tế, các công ty như Tập đoàn Than và khoáng sản, công ty cơ khí hóa chất 13-Tuyên Quang, các nhà máy Xi măng Lạng Sơn, Hải Phòng…tin tưởng ký các Hợp đồng kinh tế có giá trị cao. Do có uy tín trên thị trường nên công ty đã được đối tác là Tập đoàn Công nghiệp HYUNHDAI tin tưởng chọn làm nhà cung cấp độc quyền tại miền bắc phân phối và kinh doanh thiết bị điện công nghiệp mang thương hiệu HYUNHDAI. Hiện nay công ty Cổ phần Thiết bị điện công nghiệp là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thương hiệu và uy tín, là một đối tác không thể thiếu của các bạn hàng trên toàn miền bắc. Công ty đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và luôn luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ với nhà nước. Hiện tại công ty có trụ sở tại 123-Nguyễn Công Trứ và một nhà máy tại Thôn Đại Bái, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Với nền kinh tế hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay, Việt Nam lại vừa gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các dự án đầu tư của nước ngoài ồ ạt đổ vào thị trường năng động ở Việt nam. Ngành điện sẽ cực kỳ cần thiết cho nền kinh tế. Xác định được vân mạnh đó, ban lãnh đạo công ty luôn luôn nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, không ngừng vươn cao, vươn xa, mở rộng thị trường và luôn nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng. Luôn luôn tâm niệm : UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG là thước đo, coi BẠN HÀNG là sự tồn tại và phát triển của công ty. Sau đây là một số Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Phần I- Lãi, Lỗ Đơn vị tính: 1000 VNĐ TT Tên chỉ tiêu MS Kỳ trước (2005) Kỳ này (2006) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 29.705.803 32.685.493 2 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 a - Chiết khấu thương mại 04 b - Giảm giá hàng bán 05 c - Hàng bán trả lại 06 4 - Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo Phương pháp trực tiếp phải nộp 07 5 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-03) 10 29.705.803 32.685.493 6 Giá vốn hàng bán 11 25.782.544 27.843.412 7 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 3.923.259 4.842.081 8 Doanh thu hoạt động tài chính 21 15.944 19.492 9 Chi phí tài chính 22 Trong đó: Lãi vay phải trả 23 10 Chi phí bán hàng 24 1.161.967 1.249.235 11 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 359.167 388.916 12 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24-25) 30 2.418.069 3.223.422 13 Thu nhập khác 31 14 Chi phí khác 32 15 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 16 Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 2.418.069 3.223.422 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (28%) 51 677.059 902.558 18 Lợi nhuận sau thuế (60 = 50-51) 60 1.741.010 2.320.864 Người lập biểu Kế toán trưởng Nhìn chung qua bảng báo cáo trên cho thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng lên đáng kể so với năm trước đó. Điều này cho thấy Công ty đa vươn lên và đi tới con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự tăng trưởng của năm qua của công ty thể hiện sứ tiến lên với nhịp độ cao và ổn định. Đó là sự tăng trưởng có hiệu quả, chất lượng của hoạt động kinh doanh được đánh giá qua sự nhận thức của khách hàng. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty Giám đốc Phó Giám đốc (Marketing) Phó giám đốc (Kỹ thuật) Phòng quản lý lắp đặt công trình Phòng KT hành chính tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch - kinh doanh Phòng công trình đấu thầu Phòng tổ chức lao động 3. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban: a. Giám đốc - Có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật - Là người có quyền ủy nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp dươi của mình, trực tiếp chịu trách nhiệm trước các đơn vị chủ quản. b. Phó giám đốc kinh doanh - Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc - Lựa chọn thị trường cho công ty. c. Phó giám đốc kỹ thuật: - Quản lý kỹ thuật, thiết bị hành chính, các phong, ban, chịu trách nhiệm trước giám đốc với nhiệm vụ được giao. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. d. Phòng tài chính kế toán - Quản lý các nguồn vốn, các quỹ đầu tư phát triển của công ty, thực hiện công tác báo cáo tài chính. - Báo cáo thuế với các cơ quan có thẩm quyền, kiểm tra theo dõi sổ sách kế toán và quản lý hoạt động tài chính của công ty. e.Phòng quản lý thi công - Quản lý trực tiếp tiến độ thi công, tham mưu, đề xuất các phương án - Thựcc hiện các công trình lắp đặt, duyệt các bản vẽ kỹ thuật. f. Phòng kỹ thuật hành chính tổng hợp - Có nhiệm vụ quản lý các công việc chung như tiếp nhận và quản lý công văn, tiếp nhận - Giải quyết các vấn đề của khách hàng như khướu nại, bảo dưỡng, bảo hành, xử lý các vi phạm của CBCNV trong quá trình làm việc. g. Phòng kế hoạch kinh doanh - Đáp ứng và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của từng giai đoạn. - Dự toán, lập kế hoạch các chiến lược ngắn hạn, trung hạn,dài hạn cho mỗi bộ phận, mỗi phòng ban. h.Phòng dự án đấu thầu - Tìm kiếm tổ chức và thực hiện đấu thầu các công trình lớn, nhỏ - Đề ra các mục tiêu nhằm đạt được nhiều dự án đấu thầu. i. Phòng tổ chức lao động - Sắp xếp điều chỉnh lao động trong công ty. - Tuyển mộ nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV. 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Tr.Phòng TCKT Lê Đức Nhân Kế toán viên Trần Thanh Cương Thủ quỹ Nguyễn Thị Nga Kế toán viên Lê Thanh Thuý Kế toán bán hàng Vũ Hồng Vân Kế toán bán hàng Phan Thanh Hà Kế toán bán hàng Vũ Thanh Thuỷ * Chức năng bộ phận của từng thành viên trong Phòng Tài chính kế toán: -Trưởng phòng tài chính kế toán Lê Đức Nhân + Kế toán các loại TSCĐ, các khoản vay và các nghiệp vụ chi tiền mặt + Chỉ đạo giám sát các nhân viên kế toán thực hiện công việc kế toán trong mỗi ngày. + Giám sát, quản lý các hoạt động của phòng TCKT, tham mưu đề xuất các tình hình tài chính, các hoạt động sản xuất kinh doanh. + Kiểm tra, tổng hợp, lập báo cáo tài chính quý, năm, trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc và các ngành liên quan về báo cáo tài chính. + Cập nhật sổ cái, các tài khoản - Kế toán viên: Vũ Thanh Thủy + Kế toán lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện, tủ điện + Trợ giúp kế toán trưởng tổng hợp kế toán - Kế toán viên: Trần Thanh Cương + Kế toán kho thiết bị điện công nghiệp + Chuẩn bị về số liệu, sổ sách kế toán nộp lên phòng TCKT của công ty để tổng hợp kế toán quý, năm. + Trực tiếp báo cáo cho giám đốc các vấn đề về tài chính của công ty. - Thủ quỹ kiêm thủ kho - Nguyễn Thị Nga + Trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý lượng tiền mặt có tại quỹ của công ty và số lượng vật tư hiện có tại kho. + Kiểm nhận lượng tiền, vật tư nhập xuất theo phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất. + Hàng ngày thủ quỹ vào sổ quỹ các nghiệp vụ liên quan đến tiền, cuối ngày thủ quỹ đối chiếu với sổ quỹ kế toán hàng ngày, thủ quỹ khi căn vào hóa đơn nhập xuất kho, sau đó vào thẻ kho để xác định được lượng vật tư, thiết bị điện có tại kho hiện đang quản lý. - Kế toán bán hàng - Vũ Thanh Thủy + Tiếp nhận thiết bị, vật tư từ kho chuyển đến và số lượng tiêu thụ + Kiểm soát hóa đơn nhận lắp đặt, sửa chữa theo từng ngày - Kế toán bán hàng - Phan Thanh Hà + Thực hiện việc thanh toán với khách hàng trong việc chiết khấu, giảm giá, khuyến mại, tặng quà… +Theo dõi các khoản thanh toán ngay bằng tiền mặt, khoản nợ đọng của khách hàng. - Kế toán bán hàng - Vũ Hồng Vân + Điều động đội ngũ kỹ sư, công nhân lắp đặt tủ điện, các thiết bị điện theo yêu cầu của khách hàng. + Lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ khó đòi II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1. Hình thức tổ chức sổ kế toán a. Các tài khoản kế toán sử dụng - TK loại 1: 111, 112, 133, 138, 139, 141, 142, 152, 154 - TK loại 2: 211, 214, 241 - TK loại 3: 331, 333, 334, 335, 338, 341 - TK loại 4: 411, 412, 414, 415, 421, 431, 441 - TK loại 5: 511 - TK loại 6: 621, 627, 622, 632, 641, 642 - TK loại 7: 711 - TK loại 8: 811 - TK loại 9: 911 Và các tài khoản ngoại bảng: 002, 004, 009 b. Chế độ kế toán - Sổ tiền gửi Ngân hàng, sổ quỹ tín dụng, sổ TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết bán hàng công ty còn sử dụng các loại bảng phân bổ như: bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương BHXH. Để cung cấp thông tin kế toán cho yêu cầu quản lý nội bộ và cơ quan quản lý cấp trên bao gồm các hệ thống báo cáo: - Báo cáo nội bộ - Báo cáo tiền gửi ngân hàng từng tháng - Báo cáo tiền mặt từng ngày - Báo cáo công nợ từng tháng * Báo cáo theo quý: - Báo cáo lỗ lãi kinh doanh - Báo cáo chi phí giá thành sản phẩm - Báo cáo thu nhập * Báo cáo cơ quan cấp trên - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng cân đối kế toán - Thuyết minh báo cáo tài chính 2. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp Chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Hình thức kế toán nhật ký chung Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thác kế toán Nhật ký chung Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái (sổ kế toán chi tiết) theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu ghi trên sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh tài khoản. Sau khi đối chiếu, kiểm tra đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối phát sinh tài khoản phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung. III. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương 1.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương: - Quỹ tiền lương từ việc làm tăng ca, tăng giờ làm - Quỹ tiền lương hình thành từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đem lại. - Quỹ tiền lương từ cuối năm trước kết chuyển sang năm nay 1.2. Chế độ trả lương, trả thưởng phụ cấp tại công ty Hiện công ty cổ phần thiết bị điện Công nghiệp Hà Nội đang áp dụng 2 hình thức trả lương: - Trả lương theo thời gian - Trả lương theo sản phẩm a) Trả lương theo sản phẩm - Áp dụng đối với tất cả CBCNV không thuộc ban lãnh đạo trong công ty. Kế toán tiền lương đến cuối mỗi tháng thu bảng chấm công của các bộ phận, căn cứ vào hệ số lương kế toán thực hiện tính lương và thanh toán lương cho từng bộ phận. - Trên bảng thanh toán lương có số lượng của từng người. Căn cứ vào đó kế toán viết phiếu chi và theo dõi trên TK 334, 338. - Các khoản trích theo lương được thực hiện trích đối với tất cả CBCNV trong công ty theo quy định chung: + BHXH: 15% trừ vào chi phí 5% vào lương CBCNV + BHYT: 2% trừ vào chi phí, 1% vào lương CBCNV + KPCĐ: trừ toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty VD: Tính lương sản phẩm cho nhân viên kinh doanh Trần Kim Huệ (phòng kinh doanh) (Phụ lục 2) - sản phẩm trong tháng: 28 - Đơn giá: 18.000đ - Hệ số bình quân 1 sản phẩm: 2.00 Số tiền mà chị Huệ được nhận là = 28 x 18000 x 2.00 = 1.008.000đ Ngoài ra chị Huệ còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp lưud dộng là: 100.000đ/tháng. Do đó số lương của chị Huệ là: 8 1.008.000 + 100.000 = 1.108.000đ Mức lương cơ bản của công ty: 450.000đ/thnág Hệ số cấp bậc: 3.00 Số tiền BHXH, BHYT phải nộp là: (450.000 x 3 ) x 6% = 81.000đ Nhân viên kinh doanh Huệ đã tạm ứng: 200.000 đ Do vậy mức lương còn lại mà chị Huệ được nhận là: 1.108.000 - 81.000 - 200.000 = 827.000đ b) Trả lương theo thời gian - Áp dụng chi trả cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong công ty như giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng, các cán bộ, chuyên viên bậc cao khác. - Ngoài mức lương cơ bản tương ứng với hệ số chức vụ mà mỗi cán bộ trong ban lãnh đạo được nhận, họ còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp trách nhiệm. Lương phụ cấp TN = 450 x hệ số phụ cấp TN Chức vụ Hệ số Lương phụ cấp TN Giám đốc Phó giám đốc Trưởng phòng 0,6 0,5 0,4 270.000 225.00 180.000 - Số ngày làm việc theo quy định của Nhà nước là 26 ngày/tháng. Trên thực tế những cán bộ lãnh đạo này thường phải đi làm từ 28,29,30 ngày do áp lực phải giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền rất nhiều. Do vậy với việc đi làm thêm của cán bộ ban lãnh đạo vào những ngày lễ, ngày nghỉ họ được hưởng lương đi làm vào các ngày lễ ngày nghỉ đó. = = 450 x Hệ số chức vụ VD: Tính lương thời gian cho trưởng phòng kinh doanh Nguyễn Thanh hà (PL4) Số ngày làm việc: 30 Số ngày nghỉ,ngày lễ làm việc: 4 - Hệ số lương cơ bản: 3,80 - Hệ số lương phụ cấp TN: 0,4 - Tiền lương cơ bản anh Hà được nhận: 450 x 3,80 = 1.710.000đ - Lương phụ cấp TN = 450 x 0,4 = 180.000 - Lương ngày nghỉ, ngày lễ = = 263.076 - Lương thực tế anh hà nhận được: 1.710.000 + 180.000 + 263.076 = 2.156.076 - Trích nộp BHXH (5%) 1.710.000 x 0,05 = 85.500đ - Trích nộp BHYT (1%) 1.710.000 x 0,01 = 17.100 - Số tiền mà anh Hà đã tạm ứng: 300.000 Do vậy mức lương thực lĩnh của anh Hà: 2.156.076 - 85.500 - 17.100.000 - 300.000 = 1.753.476 đ 1.3. Cách trả lương hiện nay tại công ty -Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động là theo tháng. Căn cứ để tính các chứng từ hạch toán theo thời gian lao động và theo kết quả công việc cùng các chứng từ liên quan khác. tất cả các chứng từ kế trên được kế toán kiểm trả trước khi tính lương. Trên bảng thanh toán lương có số lương của từng người và tổng số lương của từng bộ phận. Căn cứ vào đó để kế toán viết phiếu chi và theo dõi trên TK334, 338 -Các khoản trích theo lương, công ty áp dụng thực hiện đúng quy định +BHXH, BHYT trích theo tỷ lệ quy định là 20% BHXH, 3% BHYT theo tiền lương cơ bản của người lao động. Trong đó: + 15% BHXH tính vào CPSXKD, 5% BHXH khấu trừ vào lương. +2% BHYT tính vào CPSXKD, 1% BHYT trừ vào lương + KPCĐ: Tính theo tỷ lệ quy định là 2% trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.4. Trình tự kế toán tiền lương - Hàng tháng sau khi tính toán số tiền lương đã trả CBCNV và số đã khấu trừ, kế toán lập kế hoạch rút tiền gửi Ngân hàng về quỹ. Nợ TK 111: 144.135.103 Có TK 112: 144.135.103 - Khi phát lương và có khoản phụ cấp cho CBCNV Nợ TK 334: 144.135.103 Có TK 111: 144.135.103 - Khi xác định số tiền lương phải trả CBCNV Nợ TK 622: 51.090.875 Nợ TK 627 + 154: 42.760.920 Nợ TK 641: 25.465.610 Nợ TK 642: 8.976.650 Nợ TK 2412: 3.570.480 Nợ TK 632: 12.270.568 Có TK 334: 144.135.103 - Khi tạm ứng cho CBCNV (PL8 + PL9) Nợ TK 141: 2.300.000 (800.000 + 1.500.000) Có TK 334: 2.300.000 1.5. Kế toán trích nộp và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ a) Các tài khoản kế toán sử dụng: - TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. Chi tiết các TK338 (2), TK 338 (3), TK 338 (4)… để phản ánh số tiền thanh toán các khoản trích theo lương và BHXH, BHYT, KPCĐ. b) Trình tự kế toán - Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi (PL5) Nợ TK 334: 8.648106 Có TK 338 (3): 7.206.754 Có TK 338 (4) : 1.441.351 - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ cho các đối tượng tính vào chi phí sản xuất: (PL7) Nợ TK 622: 9.707.265 Nợ TK 627: 8.124.574 Nợ TK 641: 4.838.465 Nợ TK 642: 1.705.603 Nợ TK 241 (2): 678.390 Nợ TK 632: 2.331.407 Có TK 338: 27.385.604 Chi tiết: TK 338.2: 2.882.720 TK 338.3: 21.620.264 TK 338.4: 2.882.720 - Số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ nộp lên cơ quan cấp trên Nợ TK 338 Có TK 112 Căn cứ vào phiếu chi cho việc trả trợ cấp BHXH cho CBCNV, kế toán ghi Nợ TK 338 Có TK 111 Sau khi đã định khoản kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiến hành phản ánh trên nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái TK 338. PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1. Ưu điểm: - Sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, hình thành mô hình công ty với các đơn vị kinh doanh chiến lược. Đó là mô hình dẫn đến một tập đoàn sản xuất có mối quan hệ hữu cơ về kinh tế, kỹ thuật và lợi ích giữa các thành viên mà đặc trưng của nó là có phân công, có hợp tác liên kết tạo ra sự tập trung đồng bộ và tiết kiệm được các chi phí trong sản xuất. - Mở rộng quan hệ đối ngoại, tập tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1823.DOC
Tài liệu liên quan