Luận văn Hành động bác bỏ trong tiếng Việt

Lập luận là một thao tác rất phổbiến và cần thiết phải tồn tại trong cuộc sống của con

người. Hành động lập luận có thểxảy ra ở đâu, ởbất cứnơi nào và trên mọi vấn đềcủa cuộc sống.

Ở đâu có sựgiao tiếp, có hội thoại, có sựbất đồng vềmặt quan điểm, thì tất yếu có khảnăng nảy

sinh hành động lập luận. Người ta sửdụng lập luận vào nhiều mục đích khác nhau: dùng đểchứng

minh một chân lý, dùng đểbác bỏý kiến đềra trước đó, dùng đểgiải thích một vấn đề, hay để

thuyết phục người khác đi theo quan điểm của mình v.v Tuy nhiên, tất cảnhững nhu cầu này đều

xuất phát từmột nguyên do: đối tượng lập luận đã tiếp nhận những thông tin, nhận định không như

mong đợi và thực hiện hành động lập luận để đưa nội dung câu chuyện trởvềvới chính kiến của

mình. Do đó, xét trong mối tương quan, bác bỏmột vấn đềnào đó chính là cái đích mà lập luận

mong muốn đạt đến.

pdf111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động bác bỏ trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không thù oán gì với tụi mày à nghen! - Thục giãy nãy khiến chiếc xe chao qua chao lại. (3-tr.58-59) Ngược lại, nếu giữa đôi bên giao tiếp chưa từng có sự gặp gỡ, quen biết nhau trước đó, thì ngược lại, ngôn ngữ của họ mang tính chuẩn mực, lịch sự, có phần khách sáo và thường phản ánh rõ đặc trưng về vị thế. Thường trong quan hệ công cộng, công việc, cách thức biểu đạt vai giao tiếp nếu không nghiêng về phản ánh chức vụ, địa vị, thì cũng nghiêng về các từ ngữ có tính trung hòa, không biểu lộ các quan hệ, cảm xúc cá nhân. 2.1.2.4. Có sử dụng hay không sử dụng các hình thức tranh lời, cướp lời Thông thường, các cuộc hội thoại phải tuân thủ theo những quy tắc về lượt lời. Một khi quy tắc này bị vi phạm sẽ ảnh hưởng tới thể diện của những người tham gia đối thoại, đặc biệt là ảnh hưởng tới nhu cầu, mong muốn được trình bày ý kiến của người đang đưa ra ý kiến, luận điểm. Bản thân hành động tranh lời, cướp lời trong hành động ngôn từ nói chung, cũng ảnh hưởng tới tính lịch sự của giao tiếp. Đối với hành động bác bỏ, ảnh hưởng của việc tranh lời, cướp lời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn. Ví dụ 49 Anh Mấu mừng rỡ, gãi tai nói: - Dạ, bẩm sáu đồng ạ. Yên lặng, quan lớn xòe ba tờ giấy vào mặt anh Mấu và nhíu đôi lông mi lại, nói: - Chúng bay láo, chỉ quen buôn gian bán giảo. Con lợn của mày chỉ đáng ba đồng. Đây tao cho mày đủ tiền vốn lại cho thêm cả một hào lãi nữa, thế là đúng rồi. Nói đoạn, quan lớn gí tiền giấy vào tay anh Mấu, rồi cậy thêm một hào nữa, ở ngăn con, quẳng xuống thềm nhẵn bóng, rồi cùng bà lớn quay trở vào. Anh Mấu ngây người toan nói, nhưng cửa đã đóng ập lại. Đồng thời cậu lệ xua đuổi: - Thôi, đi về, đồ khỉ! (21-tr.302) Trong trường hợp này, vị quan lớn đã lợi dụng chức quyền và địa vị, đã tận dụng ưu thế của mình để tranh lời, cướp lời của một anh nông dân thấp cổ bé họng, không để cho anh ta được giãi bày những ý kiến bác bỏ của mình. Do đó, vị quan - người tham gia đối thoại, đã vi phạm những phương châm hội thoại, hòng tạo tình cảnh lấn át, đe dọa nghiêm trọng quyền lợi và thể diện của người nông dân. Nhìn chung, đại đa số đối tượng sử dụng hình thức tranh lời cướp lời đều là người có vai trò thống trị, lấn át so với đối tượng còn lại trong giao tiếp. Và họ thường có một “gót chân asin”, tức một điểm yếu trong yêu cầu, nhận định của họ, do đó, họ lợi dụng sức mạnh lấn át hòng nhằm cho người đối thoại không dám bác bỏ yêu cầu, nhận định của họ. Những tham thoại sử dụng hình thức tranh lời, cướp lời để thực thi hành động bác bỏ nhằm những mục đích như sau. (1) Che giấu điểm yếu hoặc các thông tin nhạy cảm. Như ví dụ đã phân tích ở trên, một khi tham thoại cảm thấy nhận định của đối tượng tiềm ẩn nguy cơ tấn công vào một điểm yếu của mình, người ta sẽ tranh thủ vai trò của vị thế thống trị, vốn có nhiều lợi thế về việc phát huy tính lịch sự hơn, để sử dụng tranh lời, cướp lời như một biện pháp bác bỏ tức thời. Ví dụ 50 - Bố suốt ngày uống rượu, chơi tổ tôm và… - Thôi đi, mày lo cơm nước chưa mà giờ này còn ở đó nhiều chuyện. (2) Bổ sung thông tin làm yếu hiệu quả của nhận định. Trong một số trường hợp, thay vì trực tiếp bác bỏ, người tham gia giao tiếp lại mượn hình thức của sự đồng tình, nhưng đưa thêm vào những dẫn chứng nghịch chiều với nhận định của người nói, làm gián đoạn quá trình bày tỏ nhận định của người nói và làm cho người nói mất khả năng đưa ra những thông tin tiếp theo. Ví dụ 51 - Tôi làm người đàn ông thực thụ trong gia đình rồi đó, phụ bố sửa chữa điện nước trong nhà, phụ mẹ…. - Ờ! Ông phụ bố ông sửa tivi nên nhà ông mới có tậu ngay được cái tivi mới phải không? (3) Thể hiện vị thế thống trị của người thực hiện hành động bác bỏ. Khi nhận định được đưa ra là vấn đề mà người nghe không muốn tiếp nhận, hoặc tạo cảm giác không thể hiện sự tôn trọng đúng mực với người nghe, họ có thể sử dụng hình thức ngắt lời, tranh lời như một cách thức tái xác lập lại vị thế vốn có ban đầu của họ. Chẳng hạn, khi một nhân viên trình bày quá dài dòng và lan tràn sang những vấn đề cá nhân không liên quan đến nội dung cuộc họp, giám đốc có thể ngắt lời và hành vi bác bỏ hiệu lực lời nói này mang tính độc quyền của người điều hành buộc tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ chấp nhận. Thông thường trong trường hợp như thế này, người ta không để ý đến tính lịch sự của câu nói vì họ cho rằng đây là câu trung hòa và bình thường về cách thức biểu đạt. Nhìn chung, các mục đích tranh lời, ngắt lời thường không có sự tách bạch rõ ràng về các tiêu chí hình thức cũng như nội dung mà có sự đan xen, kết hợp khá chặt chẽ. Người sử dụng hình thức này thường thể hiện thái độ không tôn trọng như cầu bày tỏ và được lắng nghe bày tỏ của người tiếp nhận hành động bác bỏ đồng thời tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện rất cao. Chính điều này đã tham gia vào như một nhân tố quan trọng quyết định mức độ đậm nhạt của lịch sự. 2.1.2.5. Thể hiện sự im lặng Người ta thường nói “Im lặng là đồng ý”, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, im lặng là một sự phản đối ngầm nào đó. Một khi nhu cầu được lắng nghe người khác trình bày quan điểm, ý kiến không được đáp ứng, tức là người nghe không tôn trọng nhu cầu được biết của người phát ngôn, thì khi đó, sẽ ảnh hưởng tới nguyên tắc lịch sự. Theo chúng tôi, hiện tượng “mập mờ”, một hiện tượng tưởng như bấp bênh, giao tranh giữa hai thái cực đồng ý và bác bỏ, trong một số ngữ cảnh đặc biệt, cũng là một cách thức bác bỏ đầy hiệu quả. Ví dụ 52 Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng, quần áo, rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại tòa đền như cũ, và nói: - Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại dám lăng miệt, hủy tượng đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo phải làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả tòa đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ. Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. (46-tr.55) Sự im lặng này, về bản chất có thể lý giải: đó là thái độ bất cộng tác với người đang muốn mình tham gia vào cuộc đối thoại. Hành động không thèm trả lời câu hỏi mà thể hiện ra bên ngoài bằng sự im lặng chính là hành động thể hiện mức độ thấp của lịch sự. Chúng tôi xem đây là hành động cố ý vì bản thân người nghe đã biết rõ nhu cầu cần tìm hiểu của người hỏi nhưng lại không đưa ra thông tin đáp ứng cho nhu cầu đó. Có những sự im lặng có thể hiểu do không hiểu câu hội thoại, do chưa đưa ra được quyết định cho một vấn đề, hay “im lặng là đồng ý” nhưng trong ngữ cảnh này, cộng hưởng cùng thái độ “ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn, có thể thấy sự im lặng này chính là một hình thức bộc lộ thái độ bác bỏ một cách đầy cương quyết đối với quan điểm của người vừa nói. Câu hỏi trong ngữ cảnh này thường là dạng thức câu tiên đoán, tức người hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thông tin mới mình chưa biết, mà chủ yếu là muốn đi tìm cơ sở chắc chắn những thông tin mà mình nghĩ là xác thực, là đúng đắn. Nói cách khác, đó là những câu hỏi đã chứa sẵn những lý lẽ bác bỏ. Đó là dạng câu thường gắn với cấu trúc “phải không” như các ví dụ sau. Ví dụ 53 - Anh lại đi chơi phải không? - Hôm nay lại bị điểm kém phải không? - Hàng họ lại bán ế phải không? - Em lại bị ốm phải không? - Phải anh Phong đó không? Hiện tượng bác bỏ bằng hình thức im lặng cũng có thể xảy ra trong trường hợp người ta có sự nhầm lẫn về các đối tượng giao tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành động bác bỏ bằng cách im lặng tri nhận được rằng thông tin mình nghe được không phải là thông tin chủ đích dành cho mình, mà là do người phát ngôn đã hướng tới nhầm đối tượng. Chẳng hạn ngữ cảnh người nói đi trên đường, bắt gặp một dáng người trông rất quen, và tưởng lầm là bạn mình nên có thể hỏi “Phải anh Phong đó không?”, người nghe có thể tri nhận được thông báo về mặt nội dung, nhưng không cảm thấy sự liên hệ về đích của nội dung giao tiếp, nói cách khác, không cảm thấy câu hỏi đó là dành cho mình, do đó, sẽ có hành động im lặng. Ở đây lại nảy sinh vấn đề của việc im lặng có chủ đích và im lặng không có chủ đích. Im lặng có chủ đích là hành động mà người bác bỏ ý thức được mục đích, lý do, hiệu quả mà hành động bác bỏ bằng im lặng của mình mang lại. Họ ý thức rõ nội dung của nhận định và biết rõ nhận định đó đang hướng tới bản thân mình. Im lặng không có chủ đích là hành động bác bỏ mà người thực hiện hành động vô tình gây ra, tức họ không ý thức được họ đang thực hiện hành động bác bỏ, do đó, sẽ không để tâm đến các hiệu quả liên nhân xung quanh hành động. Đây là hành động có tính “tai nạn nghề nghiệp” trong giao tiếp mà người tiếp nhận hành động bác bỏ vô tình gây ra, chứ không phải là hành động được sắp xếp, tính toán từ trước. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lịch sự trong hành động bác bỏ tiếng Việt Một số nhân tố chi phối hành động bác bỏ cũng đồng thời là những nhân tố chi phối vấn đề lịch sự, do đó chúng tôi sẽ chỉ lướt qua mà không bàn kỹ ở đây để tránh đi vào hiện tượng trùng lắp. 2.1.3.1. Không gian Có thể cùng một bản chất, một nội dung hội thoại, cùng những vai đối thoại đó, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau về không gian, thời gian, tính lịch sự sẽ thể hiện những đặc trưng khác nhau. Ví dụ 54 Hai vợ chồng đang nói chuyện với nhau tại một cuộc họp: Vợ (thư ký): Thưa giám đốc, nghe nói chúng ta phải cắt giảm Chồng (giám đốc): Không được. Đó là khoản chi cần thiết của công ty. Ví dụ 55 Tại nhà riêng chỉ có hai vợ chồng: Vợ: Theo tôi phải cắt giảm ngân sách. Chồng: Cô rõ vớ vẩn, không tiếp khách thì sao có cơ hội kiếm tiền. Ở công ty, do bị quy định bởi những phép tắc giao tiếp nơi không gian công cộng, có đông người lạ, cách xưng hô và thể hiện sự bác bỏ cũng phải được lựa chọn sao cho đúng các mối quan hệ và không khí xung quanh. Ở ví dụ 55, không gian ở nhà không bị tác động bởi hoàn cảnh khách quan xung quanh, cách thể hiện sự bác bỏ cũng có phần suồng sã, và mang tính tự nhiên hơn rất nhiều. Ở một số nơi, quy định về đặc trưng không gian cũng ảnh hưởng đến quy tắc lịch sự. Ví dụ 56 Để tỏ thái độ không cho phép hành động hút thuốc của khách, có hai cách nói như sau. Xin lỗi quý khách, nhưng ở đây có quy định không được hút thuốc. Mong quý khách thông cảm. -> Bối cảnh: tại nhà hàng, lời anh phục vụ. Nhà tao có em bé, đi chỗ khác hút mày. -> Bối cảnh: ở nhà, mối quan hệ bè bạn. Qua các ngữ cảnh khác nhau, chúng tôi nhận thấy sắc thái và nội dung đối thoại nói chung, hành động bác bỏ nói riêng cũng khác nhau. Sự biến đổi này được thể hiện theo một quy luật khá thống nhất. Ở đâu có tính công cộng càng cao, thì tính lịch sự trong bác bỏ càng cao. Ngược lại, ở đâu tính công cộng càng giảm, tính lịch sự trong bác bỏ cũng giảm theo. Có thể lý giải điều này như sau: trong các cuộc đối thoại ở nơi công cộng, cả hai bên tham gia đều luôn có ý thức giữ thể diện của mình và của người, tránh sự xung đột hoặc làm ảnh hưởng tới thể diện của những người có liên quan, do đó mà tính lịch sự luôn được thể hiện. Sơ đồ 2.2. Tính công cộng cao Mức lịch sự nhiều + + _ _ Tính công cộng thấp Mức lịch sự ít Chúng tôi phân tích quy luật này dưới góc độ mối liên quan tiềm tàng giữa không gian và tính lịch sự, không tính đến những nhân tố căn bản như tính lịch sự trong mỗi cá nhân. Vì tự bản thân mỗi cá nhân, khi tham gia giao tiếp, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng phải luôn hướng tới tôn trọng các phương châm giao tiếp. Tùy vào từng ngôn cảnh, mà họ sẽ thể hiện sự tôn trọng đó theo những sắc thái sao cho phù hợp, hài hòa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai loại không gian hội thoại: không gian vật chất và không gian tâm lý. Nếu như không gian vật chất đóng vai trò như kim chỉ nam tác động đến phong cách giao tiếp của những người tham gia hội thoại, để họ phải lựa chọn những cách thức làm sao đó cho phù hợp với không gian xung quanh, thì ngược lại, không gian tâm lý do những người tham gia đối thoại quy định, và nó sẽ tạo ảnh hưởng lên cách thức sử xự và nói năng của những người ở trong môi trường đó. Trong một số trường hợp, không gian tâm lý còn có tác dụng đảo ngược đặc trưng của không gian vật chất, khiến người ta có thể cư xử không theo những cách thức đã được mặc định trước đó. Chẳng hạn, trong không gian của một nhà hàng sang trọng, khi mọi người đang ăn uống, nói chuyện rất nhỏ nhẹ và khách sáo. Một nhân vật đứng lên và đề nghị. “Đừng khách sáo với nhau thế, hãy thoải mái như thời đi học nào!”. Lúc đó, tất cả mọi người sẽ cảm thấy có một không khí khác, thân mật và thoải mái hơn. Khi đó, không gian tâm lý đã lấn át không gian vật chất, và người ta cảm thấy sự hiện diện của không gian này nhiều hơn cả không gian vật chất. Chính vì lợi thế của không gian tâm lý, nên trong các chiến thuật giao tiếp, người giao tiếp khéo léo sẽ biết vận dụng câu chuyện để tạo ra không gian tâm lý như mong muốn, hòng tạo tâm thế thoải mái và giảm thiểu rủi ro về bất đồng nếu có giữa đôi bên. Sự chuyển đổi không gian tâm lý đi theo hai hướng. Nếu từ không gian vật chất trang trọng, khách khí mà kéo về không gian tâm lý thân mật, gần gũi, đó là dấu hiệu chỉ ra thái độ hợp tác trong hội thoại, sẽ trợ giúp rất nhiều để giảm thiểu sự xuất hiện cũng như mức độ của hành động bác bỏ. Nếu chiều hướng đi từ không gian vật chất mang tính đời thường, cá nhân mà kéo về không gian tâm lý trang trọng, xa cách, đó là dấu hiệu của sự bất cộng tác trong giao tiếp và sự xuất hiện của hành động bác bỏ. Ví dụ 57 - Cháu muốn gặp em Linh ạ. - Thành thật xin lỗi cậu. Em nó đang học bài không tiện ra tiếp cậu được. Ở ví dụ này, bà mẹ biểu lộ một thái độ hết sức lịch sự và trang trọng từ cách lựa chọn từ xưng hô đến cách thức bày tỏ lý do. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh nhà riêng đòi hỏi tính thân mật, đơn giản, cách biểu hiện trên vô hình tạo ra một không gian tâm lý rất nặng nề cho người tiếp nhận. Chính điều này sẽ ngăn cách làm cho người tiếp nhận tạm dừng lượt lời của mình, do đó, hành động bác bỏ của bà mẹ đã phát huy tác dụng. Có thể thấy, trong hầu hết các ngữ cảnh hội thoại, việc đưa ra những cách thức biểu hiện lời nói phù hợp với không gian xung quanh, và thống nhất giữa không gian vật chất và không gian tinh thần, đều sẽ gia tăng các cơ hội đi tới sự thống nhất và giảm thiểu các nguy cơ bất đồng khi thực hiện hành động bác bỏ. 2.1.3.2. Thời gian Tính lịch sự thể hiện nhiều hơn trong thời gian thư thái, và càng ít đi trong thời gian gấp gáp, có tính áp lực. Thời gian giao tiếp phải có sự thống nhất giữa đôi bên tham gia đối thoại. Chẳng hạn bạn bè gặp nhau hàn huyên vào ngày nghỉ thì thời gian có thể dư dả, không bị đóng khung kể từ lúc mở thoại cho tới lúc kết thúc cuộc thoại. Trong các cuộc gặp gỡ công việc như soạn thảo hợp đồng, tiếp dân, trò chơi truyền hình…, thời gian thường cố định trong những khung thời lượng nhất định. Khi đó, cả đôi bên tham gia hội thoại phải cân nhắc tới đặc trưng thời gian này. Nếu không, cuộc trò chuyện sẽ trở nên dang dở, thất bại và được coi là bất lịch sự (người nói có thể thấy mất thể diện khi đang nói mà bị thúc giục kết thúc lời, người nghe cảm thấy chưa thỏa mãn với thông tin được nghe v.v…). Sự tôn trọng yếu tố thời gian sẽ làm cho đôi bên giao tiếp ý thức được những hành động thúc giục lời nói, đẩy nhanh tiến độ nói, ngắt lời, tranh lời v.v…hành động nào là bất lịch sự, hành động nào là bình thường. Chẳng hạn trong chương trình Ai là triệu phú trên VTV3, khi MC Lại Văn Sâm đang hỏi một câu hỏi và người chơi đang trả lời. Tại giữa lượt lời của người chơi có tiếng chuông báo hết giờ vang lên, hiệu lực của việc hỏi và trả lời sẽ kết thúc, MC sẽ phải làm công việc ngắt lời người chơi đang nói và tuyên bố dừng cuộc chơi tại đây. Về nguyên tắc, người chơi đang đưa ra câu trả lời, và chắc chắn là mong muốn MC tiếp nhận câu trả lời. Việc MC ngắt lời, về hình thức thể hiện sự không tôn trọng lượt lời của người chơi. Nhưng kết nối với ngôn cảnh, với tiếng chuông theo quy định, thì tính lịch sự ở đây chỉ bị vi phạm về hình thức chứ không vi phạm về bản chất. Đặc biệt, trong khi thực thi hành động bác bỏ, việc trình bày lại cần phải khớp về khung thời gian hơn bao giờ hết để tránh những khó chịu về thời gian có thể xảy ra, và những ngắt quãng đáng tiếc làm ảnh hưởng đến hành động bác bỏ và hiệu quả bác bỏ. Đôi khi người ta còn mượn yếu tố thời gian để tạo thành một cái cớ vin vào cho hành động bác bỏ, để tránh phải đối mặt với những nội dung giao tiếp mà họ không mong muốn. Đây cũng là một cách thức làm giảm thiểu sự đe dọa về thể diện cho người tiếp nhận hành động bác bỏ, đồng thời cũng giúp ngược thực hiện hành động bác bỏ thoát ra khỏi thế bí mà họ không mong muốn. Ví dụ 58 - Sao anh lại cư xử thế với em? - Thôi chết, có cuộc họp chiều nay, có gì gặp em nói sau nhé. 2.1.3.3. Vai giao tiếp Rõ ràng vai giao tiếp không chỉ ảnh hưởng tới hành động bác bỏ nói chung mà còn ảnh hưởng trực quan đến tính lịch sự trong bác bỏ nói riêng. Thông thường, quan hệ liên nhân càng bình đẳng, thân mật, mức độ lịch sự càng hướng dần về sự suồng sã, chân thực với việc giản lược tối đa các ngữ khí từ chỉ sự tôn kính. Đôi khi những yếu tố được cho là dư thừa trong việc truyền đạt cũng có thể bị lược bỏ mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc hội thoại. Ví dụ 59 - Thế nào, không hợp khẩu vị ư? Tôi hỏi. - À, không, từ nhỏ tôi không ăn xào chay. Nàng nhìn tôi, vẻ bất lực, khiến tôi vô cùng bối rối. (19-tr.23) Ở ví dụ này, nhân vật nam đã đưa ra câu hỏi không có chủ ngữ thể hiện (tuy nhiên trong ngữ cảnh, tự nó đã xác định rõ đối tượng sở chỉ của câu) và hầu như tất cả mọi người đều chấp nhận coi câu đó là bình thường, đầy đủ thông tin. Ngược lại, nếu đó là một câu hỏi dành cho người lớn tuổi hoặc có địa vị lớn hơn, thì nó lại mang một nội dung sắc thái tiêu cực. Thông thường vai giao tiếp càng lạ lẫm với nhau, kinh nghiệm giao tiếp với nhau chưa nhiều, người ta càng có xu hướng giữ kẽ trong giao tiếp, đồng thời cũng giữ kẽ trong cách bác bỏ. Ví dụ 60 Cùng một nội dung giao tiếp Giữa hai người bạn. X: Ăn cơm với tao đi. Y: Nhìn thịt cá nữa thấy ớn quá, không ăn đâu. Giữa chủ và khách đến nhà. X: Mời anh ăn cơm cùng nhà chúng tôi. Y: Cảm ơn anh, tôi ăn ở nhà rồi. Có thể cả hai đối tượng Y như trên cùng một suy nghĩ từ chối trong đầu, nhưng do tính chất mối quan hệ, mà họ có những cách thể hiện khác nhau. Cuộc nói chuyện suồng sã giữa hai người bạn không làm vi phạm phương châm lịch sự vì họ đã ngầm hiểu và quen với cách nói chuyện này, do đó không bị chi phối bởi những biểu hiện về mặt câu, từ. Ngược lại, giữa hai người chưa quen biết nhiều, họ buộc phải dò đoán ý nhau về mặt ngôn từ và cẩn trọng trong việc thể hiện lời nói. Hai ví dụ này cũng chỉ ra mối quan hệ có tính hệ thống giữa hành động bác bỏ và hành động từ chối. Nếu nhận định được đưa ra dưới dạng một đề nghị, thì hành động từ chối chính là hành động bác bỏ nhận định đó. Đối với những đối tượng lớn tuổi, có vị thế cao trong xã hội, họ thường khai thác hành động bác bỏ như một cách thức để thể hiện quyền uy của mình. Do đó, họ có thể thực hiện những hành động bác bỏ gay gắt, lối xưng hô ngắn gọn và có phần không coi trong đối tượng tiếp nhận phát ngôn, nhưng vẫn có thể được xã hội cho rằng đó là cách ứng xử bình thường. Ngược lại, những đối tượng có phần lép vế hơn, lại phải bỏ công sức đầu tư, để lời nói của mình phải phản ánh được sự kính trọng, nhún mình, nếu không, sẽ bị cho là hỗn xược, vô lễ, không biết phép tắc. Vai giao tiếp không chỉ là sự quy định mặc nhiên được công nhận từ bên ngoài, mà có khi còn được quyết định bởi chính cách nghĩ, quan niệm về vị trí của chính bản thân người tham gia cuộc đối thoại. 2.2. HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LẬP LUẬN Lập luận, suy cho cùng, cũng hướng tới đích nhằm bảo vệ một chân lý, một sự thực nào đó, hoặc để bài bác một nhận định sai lầm. Chính vì thế mà lập luận có một mối liên hệ rất chặt chẽ với hành động bác bỏ. 2.2.1. Mối quan hệ giữa hành động bác bỏ và lập luận Lập luận là một thao tác rất phổ biến và cần thiết phải tồn tại trong cuộc sống của con người. Hành động lập luận có thể xảy ra ở đâu, ở bất cứ nơi nào và trên mọi vấn đề của cuộc sống. Ở đâu có sự giao tiếp, có hội thoại, có sự bất đồng về mặt quan điểm, thì tất yếu có khả năng nảy sinh hành động lập luận. Người ta sử dụng lập luận vào nhiều mục đích khác nhau: dùng để chứng minh một chân lý, dùng để bác bỏ ý kiến đề ra trước đó, dùng để giải thích một vấn đề, hay để thuyết phục người khác đi theo quan điểm của mình v.v… Tuy nhiên, tất cả những nhu cầu này đều xuất phát từ một nguyên do: đối tượng lập luận đã tiếp nhận những thông tin, nhận định không như mong đợi và thực hiện hành động lập luận để đưa nội dung câu chuyện trở về với chính kiến của mình. Do đó, xét trong mối tương quan, bác bỏ một vấn đề nào đó chính là cái đích mà lập luận mong muốn đạt đến. Lập luận không chỉ là dùng tính đúng đắn của những giá trị logic, khoa học, xác thực mà còn cả những lý lẽ chung, lý lẽ tình thái, tâm lý được đưa ra. Lập luận có thể rất minh bạch, khách quan, cũng có thể là những mưu mẹo hoặc những cách thức “gây khó dễ người ta” bằng những bẫy ngôn ngữ mà chúng ta thường thấy xảy ra tại các phiên tòa, với những vấn đề phức tạp, lắt léo, nhiều sự tình đan xen. Ví dụ 61 Trong bối cảnh tại phiên tòa, hai người mẹ cùng giành nhau một đứa bé, ai cũng khăng khăng là con mình, viên quan đã dựa vào phản ứng của hai người về đề nghị chia đứa con ra làm đôi để phán xét. - Ngươi không có lòng yêu thương đứa bé này thật sự bằng tình mẹ thiêng liêng. Là người mẹ thật sự với tình thương bao la đối với con nghĩa là dám chết để cho con sống, dám hy sinh tất cả những gì mình có để cho con sống, không thể nhẫn tâm làm cho con mình đau đớn, khổ sở, bị phanh thây xẻ thịt! Ngươi không làm được điều đó. Ngươi chỉ nghĩ cho bản thân ngươi. Ngươi chỉ muốn giành cho được đứa bé này về ngươi, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi điều gian ác, dù đó là việc xé xác nó ra. Ngươi không xứng làm mẹ của bất cứ đứa bé nào, chứ đừng nói là đứa bé này. Trong ví dụ này, quan huyện đã “nói một đằng, làm một nẻo” để bẫy hai đương sự trở về với bản chất con người thực của mình. Để đi đến một kết thúc có tình có lý của một vụ án, ông đã lập luận trên cơ sở mưu mẹo chứ không phải là logic hình thức thông thường. Việc lập luận để bác bỏ mong muốn giành con của một trong hai người đàn bà được thực hiện thông qua những lý lẽ đã được chiêm nghiệm trong đời sống hằng ngày về tình mẹ con được tất cả mọi người trong phiên tòa gật đầu chấp thuận. Nếu không có những cơ sở đưa đến nội dung lập luận này, và không có thao tác lập luận này, ông không thể xét xử vụ án một cách công bằng, chân thực và đúng người đúng tội được. Đây không phải là những lý lẽ pháp lý, mà nó liên quan tới văn hóa truyền thống, phong tục, nền tảng đạo lý cộng đồng đã được xã hội mặc nhiên chấp nhận, được coi như một thứ văn bản bất thành văn. Do đó, chúng tôi nhận thấy tùy vào từng nội dung bác bỏ mà có thể dùng những loại lý lẽ khác nhau để lập luận. Có những lập luận đóng vai trò như những giá trị của sự bác bỏ, mà thiếu nó, sự bác bỏ trở nên vô nghĩa. Hiện tượng này thường xảy ra trong các hoạt động xét xử dân sự, hình sự. Một người bị kết án có thể trở thành vô tội hay có tội không thể dựa vào lời nói của anh ta hoặc những người xung quanh mà là hàng loạt những chứng cớ, lý lẽ để lập luận cho sự vô tội của anh ta, mà nếu thiếu nó, hành động bác bỏ lời tuyên án của luật sư không có giá trị. Xét trong phạm vi hẹp của vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu, mục đích của lập luận là để bác bỏ một quan điểm hoặc một vấn đề nào đó. Lập luận muốn được hiện thực hóa thì phải thông qua con đường của lý lẽ. Các lý lẽ có thể mang tính khách quan, cũng có thể theo cảm tính và mang tính chất lệ làng tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể. Ngay cả trong tranh cãi pháp lý, bên cạnh sự chiếm ưu thế của lý lẽ khách quan, thì những lý lẽ đánh vào tình cảm, cảm xúc kêu gọi sự đồng tình hay phản đối của mọi người cũng là một vũ khí được các luật sư bào chữa sử dụng tối đa. Ngoài ra, người bác bỏ cũng sẵn sàng dùng cả uy lực cá nhân để tạo lập luận với lý lẽ sai, nhưng áp đảo và bác bỏ nhận định đúng. Mức độ sử dụng nhiều lập luận cùng tần số bác bỏ gia tăng. Ví dụ 62 - Mẹ ơi, không phải vội đâu ạ, 8 giờ mới làm mà, con muốn ngủ thêm lúc nữa. - Thế thì cũng phải dậy để ăn sáng chứ! - Mẹ ơi, trên đường đi làm, con mua bánh bao ăn là được rồi ạ. - Bánh bao đắt lắm, mấy tệ một cái, một cái được có tí xíu, ăn bao nhiêu cho no được! Hơn nữa, Đại Lâm không bao giờ ăn sáng ở ngoài, một là lãng phí, hai là kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH028.pdf
Tài liệu liên quan