Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NÓI DỐI CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ.6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hành vi ND ở HS THCS .6
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về hành vi ND ở HS THCS.6
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước về HVND của HS THCS .10
1.2. Lý luận nghiên cứu về hành vi ND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM.14
1.2.1. Khái niệm hành vi .14
1.2.2. Các vấn đề về HVLC.17
1.2.3. Các vấn đề về HVLCXH.25
1.2.4. Các vấn đề về HVND.31
1.2.5. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở HS THCS.46
1.2.6. Các biểu hiện của HVND ở HS THCS .49
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến HVND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM. 55
Tiểu kết chương 1.61
Chương 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI NÓI DỐI CỦA HỌC SINH MỘT
SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.62
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại
Tp.HCM.62
204 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi nói dối của học sinh một số trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: THCS
Kim Đồng (quận 5), THCS Quang Trung (Gò Vấp), THCS Phan Chu Trinh (Bình
Tân), THCS Phan Bội Châu (quận Tân Bình).
71
Bảng 2.7. Vài nét về khách thể nghiên cứu (học sinh)
Thông tin về
khách thể nghiên cứu
Tần số Phần trăm Tổng
Trường
THCS Kim Đồng 120 25% 480
100% THCS Quang Trung 120 25%
THCS Phan Chu Trinh 120 25% 480
100% THCS Phan Bội Châu 120 25%
Khối
lớp
Khối 6 120 25%
480
100%
Khối 7 120 25%
Khối 8 120 25%
Khối 9 120 25%
Giới
tính
Nam 225 46.9% 480
100% Nữ 255 53.1%
Hạnh
kiểm
Tốt 345 71.9%
480
100%
Khá 101 21%
Trung Bình 34 7.1%
Yếu 0 0%
Tôn
giáo
Không 211 44%
480
100%
Phật 200 41.6%
Thiên chúa 55 11.5%
Tôn giáo khác 14 2.9%
Do phiếu hỏi có yêu cầu sàng lọc nên người nghiên cứu đã có sự xem xét từng
phiếu và yêu cầu HS làm lại khi phiếu chưa đạt yêu cầu. Số phiếu không hợp lệ
được thay thế và thực hiện lại để bảo đảm về mặt số lượng. Vì vậy, quan sát bảng
2.6 có thể nhận thấy số lượng học sinh THCS xét theo trường và lớp là bằng nhau
(25%). Xét về mặt giới tính, tỷ lệ HS nam nữ cũng tương đương nhau (nam chiếm
46.9% và nữ là 53.1%). Trong tổng 480 phiếu, có 71.9% HS có hạnh kiểm tốt, 21%
có hạnh kiểm khá và 7.1% có hạnh kiểm trung bình. Phân nữa HS được khảo sát có
tôn giáo Phật (41.6%), khá nhiều HS không tôn giáo (34.6%), 11.5% HS thuộc
thiên chúa giáo và một vài HS theo các tôn giáo khác (2.9%).
72
Lượng mẫu 480 HS không phải là một mẫu lớn. Tuy nhiên do đề tài chỉ
nghiên cứu một số trường tại Tp.HCM nên số lượng khách thể này là chấp nhận
được. Mặc khác, người nghiên cứu cũng đưa thêm vào khách thể hỗ trợ với 84 phụ
huynh và 146 giáo viên tại bốn trường làm căn cứ để bổ sung thêm cho kết quả
nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Vài nét về khách thể nghiên cứu (phụ huynh HS và giáo viên)
Thông tin về khách thể nghiên cứu Tần số % Tổng
Phụ
huynh
HS
Trường
THCS Kim Đồng 24 28.6% 84
100% THCS Quang Trung 22 26.2%
THCS Phan Chu Trinh 22 26.2%
THCS Phan Bội Châu 16 19%
Giới tính Nam 35 41.7% 84
100% Nữ 49 58.3%
Giáo
viên
Trường
THCS Kim Đồng 32 21.9% 146
100% THCS Quang Trung 40 27.4%
THCS Phan Chu Trinh 39 26.7%
THCS Phan Bội Châu 35 24%
Giới tính
Nam 70 47.9% 146
100% Nữ 76 52.1%
2.1.3.2. Đối với khách thể ở các lứa tuổi khác nhau
Như đã đề cập, xem xét HVND dựa vào CMXH hiện nay là hướng đi chính
của đề tài. Do đó, đề tài đã tiến hành khảo sát 525 khách thể ở các lứa tuổi khác
nhau về CMXH đối với HVND ở 3 khía cạnh: động cơ nói dối, cường độ nói dối,
sự đi kèm các HVLC khác. Đây cũng là 3 khía cạnh để đánh giá HVND lệch chuẩn
theo DSM-4. Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ khảo sát được 525 khách thể để đo
lường CMXH về HVND. Do đó, CMXH được đề cập trong toàn bộ đề tài được
ngầm hiểu như chuẩn mực của 525 khách thể được khảo sát. Thông tin khách thể
khảo sát CMXH được thể hiện rõ trong bảng sau:
73
Bảng 2.9. Vài nét về khách thể nghiên cứu (ở các độ tuổi khác nhau)
Thông tin về khách thể nghiên cứu Tần số % Tổng
Giới tính Nam 254 48.4% 525
100% Nữ 271 51.6%
Độ tuổi 18-24 174 33.1% 525
100% 25-55 323 61.5%
Trên 55 28 5.4%
Bảng 2.9 cho thấy trong 525 khách thể được khảo sát thì tỷ lệ nam nữ là tương
đương nhau (nam là 48.4%, nữ là 51.6%). Xét theo độ tuổi, ở nhóm tuổi thanh niên,
sinh viên (từ 18 đến 24 tuổi) chiếm 33.1%, nhóm tuổi trưởng thành (từ 22-55 tuổi)
chiếm 61.5%, nhóm tuổi già (trên 55 tuổi) chiếm 5.4%. Nếu so sánh từng nhóm tuổi
với nhau thì tỷ lệ phân bố có sự chênh lệch khá cao. Tuy nhiên, nếu chia các nhóm
tuổi thành từng mốc tuổi thì tỷ lệ mẫu lại khá cân bằng. Đây cũng là điều kiện thuận
lợi để xem xét CMXH về HVND.
2.2. Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại Tp.HCM
2.2.1. Nhận thức của HS THCS về HVND
Nhận thức của HS THCS về định nghĩa nói dối được đề cập trong bảng 2.10
dưới đây:
Bảng 2.10. Nhận thức của HS THCS về định nghĩa HVND
STT Nội dung Đúng Sai
Tần số % Tần số %
1 Lời nói không đúng thực tế nhưng người
nói không cố ý đánh lừa người nghe
204 42.5% 276 57.5%
2 Lời nói không đúng thực tế, người nói
không cố ý đành lừa người nghe nhưng
sau khi kiểm chứng lại lời nói, biết là sai
nhưng vẫn không điều chỉnh lại
261 54.4% 219 45.6%
3 Lời nói không đúng thực tế nhưng người
nói cố ý đánh lừa người nghe.
305 63.5% 175 36.5%
74
4 Lời nói không đúng thực tế, người nói cố
ý đánh lừa người nghe nhưng sau đó có
sự giải thích về sự thật.
215 44.8% 265 55.2%
5 Lời nói không đúng thực tế, người nói cố
ý đánh lừa người nghe nhưng nhờ đó
người nghe có thể suy ngẫm để rút ra bài
học cho bản thân (thường gặp trong các
hình thức văn học nghệ thuật)
292 60.8% 188 39.2%
Nhìn chung, chỉ khoảng 1/2 mẫu khách thể có nhận thức đúng về HVND. Các
tỷ lệ chọn lựa đúng, sai chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể, ở câu 1 có đến
204/480 HS cho rằng “lời nói không đúng thực tế nhưng người nói không cố ý đánh
lừa người nghe” là nói dối. Câu 2 có đến 219/480 HS cho rằng “lời nói không đúng
thực tế, người nói không cố ý đành lừa người nghe nhưng sau khi kiểm chứng lại lời
nói, biết là sai nhưng vẫn không điều chỉnh lại” không phải là nói dối. Hay ở câu 4,
có đến 215/480 HS cho rằng “lời nói không đúng thực tế, người nói cố ý đánh lừa
người nghe nhưng sau đó có sự giải thích về sự thật” là nói dối. Tương tự, có đến
60.8% HS cho rằng “lời nói không đúng thực tế, người nói cố ý đánh lừa người
nghe nhưng nhờ đó người nghe có thể suy ngẫm để rút ra bài học cho bản thân
(thường gặp trong các hình thức văn học nghệ thuật)” là nói dối. Đây đều là những
nhận định chưa thật sự chính xác về định nghĩa nói dối. Kết quả phỏng vấn về vấn
đề này, bạn N.D.T trường THCS Kim Đồng cho biết: “Em nghĩ nói dối là nói
không đúng sự thật nhưng cũng tùy. Nói chung đây là một khái niệm phức tạp”.
Tương tự, khi được hỏi nói dối là gì, bạn N.V.C trường THCS-THPT Phan Chu
Trinh cho biết: “Khái niệm này khó quá, em chưa được học. Nhưng em nghĩ nói dối
là nói sai sự thật một cách cố ý”
Nói dối là nói không đúng toàn bộ hoặc không đúng một phần (sai một hoặc
một số chi tiết). Mức độ sai có thể là khác ít, khác nhiều, hoặc khác hoàn toàn và
đối với bất kỳ sự việc nào, dù mang tính chất nghiêm trọng hay không nghiêm
trọng. Nhận thức của HS THCS về vấn đề này được đề cập trong bảng 2.11.
75
Bảng 2.11. Nhận thức của HS về đặc điểm của nói dối
STT Nội dung Đúng Sai
Tần số % Tần số %
1 Nói sai hoàn toàn sự thật đối với một sự
việc có tính chất nghiêm trọng
354 73.8% 126 26.2%
2 Nói sai một phần sự thật đối với một sự
việc có tính chất nghiêm trọng
292 60.8% 188 39.2%
3 Nói sai một phần sự thật đối với một sự
việc không có tính chất nghiêm trọng.
229 47.7% 251 52.3%
4 Nói sai hoàn toàn sự thật đối với một sự
việc không có tính chất nghiêm trọng
265 55.2% 215 44.8%
Bảng 2.11 cho thấy hơn 1/2 mẫu nghiên cứu đồng ý với đặc điểm nêu trên của
nói dối. Tuy nhiên, đáng lưu ý là ở câu 3 có đến 251/480 (52.3%) HS cho rằng “nói
sai một phần sự thật đối với một sự việc không có tính chất nghiêm trọng” không
phải là nói dối. Có thể thấy, việc đánh giá là sai nhiều hay ít phụ thuộc vào đối
tượng, sự việc và cách đưa đối tượng, sự việc ra để đánh giá. Nếu sự việc gồm
nhiều bộ phận, chi tiết thì việc sai khác đi một hoặc một vài chi tiết thường được coi
là khác ít. Nếu chỉ xét riêng bộ phận, chi tiết ấy thôi thì việc nói khác đi lại bị coi là
lớn, là nói khác hoàn toàn. Do vậy, đã là không đúng thực tế thì dù là không đúng
một phần hay toàn bộ sự thật thì đều thuộc về nói dối. Điều này cũng tương tự với
việc đánh giá một sự việc có tính chất nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Khi
được hỏi tại sao nói sai một phần sự thật đối với một sự việc không có tính chất
nghiêm trọng không phải là nói dối, em T.T.H.H trường THCS Quang Trung trả lời:
“Em nghĩ rằng nói dối như vậy là nhỏ và có thể bỏ qua”. Rõ ràng, với quan điểm
này, nhận thức của HS là chưa phù hợp và cần phải có sự uốn nắn kịp thời.
Sự phức tạp của định nghĩa về nói dối dẫn đến sự khó khăn trong việc phân
biệt nói dối với các hành vi khác có mối quan hệ gần với nói dối. 480 HS THCS
được khảo sát đã có sự phân biệt nói dối và các hành vi này ở bảng 2.12, như sau:
76
Bảng 2.12. Nhận thức của HS về sự phân biệt HVND với các hành vi khác
gần với nói dối
STT Nội dung Đúng Sai
Tần số % Tần số %
1 Lừa dối là nói dối 328 68.3% 152 31.7%
2 Làm dối là nói dối 319 66.5% 161 33.5%
3 Giữ bí mật, giấu thông tin là nói dối 206 42.9% 274 57.1%
4 Nói lảng, nói tránh là nói dối 177 36.9% 303 63.1%
5 Nói sai sự thật do ngộ nhận là nói dối 181 37.7% 299 62.3%
6 Trong tranh luận khoa học, các ý kiến
không đúng với thực tế do nghĩ sao nói
vậy là nói dối
123 25.6% 357 74.4%
7 Dự báo, dự đoán sai là nói dối 185 38.5% 295 61.5%
8 Hứa và dọa nhưng không biết là tương
lai không thể làm được là nói dối
142 29.6% 338 70.4%
9 Hứa và dọa nhưng không thực hiện, mặc
dù tương lai có thể thực hiện được là nói
dối
319 66.5% 161 33.5%
10 Hành vi nói khoác, nói cường điệu, nói
vòng nhằm mục đích giải trí hoặc truyền
đi một thông điệp hàm ý là nói dối
125 26% 355 74%
Trong 10 hành vi được người nghiên cứu đưa ra để phân biệt với nói dối, đa
phần HS THCS có sự phân biệt chính xác ở hành vi số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Tuy
nhiên, có đến 42.9% HS cho rằng “giữ bí mật, giấu thông tin là nói dối” và 68.3%
HS nhìn nhận sai, cho rằng lừa dối là nói dối. Con số cũng tương tự với 66.5% HS
nhìn nhận sai và cho rằng làm dối là nói dối. Rõ ràng, chính sự nhận thức chưa đầy
đủ về định nghĩa nói dối ở trên đã kéo theo những sai sót khi phân biệt nói dối với
các hành vi “giáp ranh” khác ở HS THCS.
77
Trong khi đó với định nghĩa về nói dối, ở câu 1 có đến 82% phụ huynh HS
chọn “sai” (đáp án được xem là đúng) và con số này lên đến 92% ở giáo viên. Ở câu
2 có 79% phụ huynh HS chọn “đúng” (đáp án được xem là đúng) và con số này
cũng lên đến 93.4% ở giáo viên. Tương tự, ở các câu 3, 4, 5 tỷ lệ phụ huynh và giáo
viên lựa chọn đáp án phù hợp dao động từ 76% đến 92.1%. Với đặc điểm của nói
dối, phụ huynh HS lựa chọn đáp án phù hợp dao động trong khoảng 77.2% đến
91.5%, ở giáo viên từ 87.9% đến 98.7%. Tương tự, ở sự phân biệt nói dối với các
hành vi giáp ranh, sự lựa chọn đáp án phù hợp chiếm tỷ lệ rất cao. Ở phụ huynh HS
thấp nhất là 72.9% và cao nhất là 89.9%. Ở giáo viên con số cao nhất là 95.7% và
thấp nhất là 86.6%.
Từ những nhận xét nêu trên, có thể thấy, một trong những biện pháp hữu hiệu
để nâng cao nhận thức của HS THCS về nói dối là sự giáo dục của phụ huynh và
giáo viên về vấn đề này, đặc biệt là giáo viên. Đây cũng là một trong những cơ sở
để người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục HVND của HS THCS.
2.2.2. Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại TP.HCM xét
theo CMXH và DSM – 4
2.2.2.1. Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại TP.HCM xét theo
CMXH
a. CMXH về HVND và nhận thức của HS THCS về CMXH đối với HVND
CMXH và nhận thức của HS THCS về động cơ dẫn đến HVND
Bảng 2.13. CMXH và nhận thức của HS THCS về động cơ dẫn đến HVND
STT Động cơ CMXH Nhận thức của HS
THCS về CMXH
ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng
1 Để được nhận đồ vật 0.39 1 0.71 3
2 Để được nhận ân huệ (sự cho
phép, sự tha thứ)
0.4 2 0.67 1
3 Tránh nghĩa vụ 0.46 3 0.84 6
4 Tránh bị trừng phạt 0.53 4 0.87 8
78
5 Tự khẳng định bản thân 0.56 5 0.71 3
6 Nói dối nhằm thăm dò, tìm hiểu
sự thật
0.62 6 0.9 9
7 Khoe khoan về bản thân 0.7 7 0.68 2
8 Che giấu hành động của bản thân 0.81 8 0.86 7
9 Gây chú ý với người khác 0.81 8 0.8 4
10 Tự bảo vệ bản thân hoặc bảo vệ
người khác.
0.83 9 0.9 9
11 Làm cho những câu chuyện trở
nên thú vị hay sống động hơn.
0.83 9 1.14 12
12 Không làm tổn thương người khác 0.83 9 1.26 16
13 Che giấu HVND trước đó 0.87 10 0.83 5
14 Nói những điều tưởng tượng 0.98 11 0.98 10
15 Thuyết phục, giải thích để người
khác chấp nhận
1.01 12 1.13 11
16 Che giấu cảm xúc bản thân 1.03 13 1.19 14
17 Giúp đỡ người khác 1.09 14 1.18 13
18 Tạo không khí vui vẻ, giao lưu 1.13 15 1.31 17
19 Làm vui lòng người khác 1.15 16 1.23 15
Với 3 phương án lựa chọn là không phù hợp (0 điểm), phân vân (1 điểm), phù
hợp (2 điểm) và theo thang quy đổi ĐTB đã trình bày, CMXH (quan điểm của 525
khách thể ở các độ tuổi khác nhau) được chia thành 2 nhóm sau:
- Các động cơ nói dối không phù hợp (ĐTB từ 0 đến 0.49): nói dối để được
nhận đồ vật; để được nhận ân huệ; tránh nghĩa vụ. Ba động cơ này được xếp ở 4 thứ
hạng đầu tiên theo cách sắp xếp từ không phù hợp đến phù hợp.
- Các động cơ nói dối còn phân vân giữa phù hợp và không phù hợp (ĐTB từ
0.5 đến 1.5): nói dối để tự khẳng định bản thân (hạng 5); nói dối nhằm thăm dò, tìm
hiểu sự thật (hạng 6); khoe khoang về bản thân (hạng 7); che giấu hành động bản
79
thân; gây chú ý với người khác (hạng 8); tự bảo vệ bản thân hoặc bảo vệ người
khác; làm cho những câu chuyện trở nên thú vị hay sống động hơn; không làm tổn
thương người khác (hạng 9); che giấu HVND trước đó (hạng 10); nói những điều
tưởng tượng (hạng 11); thuyết phục, giải thích để người khác chấp nhận (hạng 12);
che giấu cảm xúc bản thân (hạng 13); giúp đỡ người khác (hạng 14); tạo không khí
vui vẻ, giao lưu (hạng 15); làm vui lòng người khác (hạng 16).
Kiểm nghiệm T-Test với Sig.= 0.225 cho thấy không có sự khác biệt giữa nam
và nữ khi đánh giá về động cơ dẫn đến HVND là phù hợp hay không phù hợp. Xét
theo độ tuổi, kiểm nghiệm ANOVA với Sig = 0.541 cũng cho thấy không có sự
khác biệt về cách đánh giá giữa 3 nhóm tuổi với nhau. Như vậy, nếu HVND nào ở
HS THCS xuất phát từ động cơ để được nhận đồ vật hay ân huệ; tránh nghĩa vụ
được xem xét là không phù hợp. Điều đáng lưu ý là quan điểm này hoàn toàn trùng
khớp với tiêu chí chẩn đoán về HVND lệch chuẩn của DSM – 4. Tuy nhiên không
thể nào chỉ căn cứ vào yếu tố động cơ để kết luận một HS THCS có HVND dạng
lệch chuẩn mà cần dựa vào một tiêu chí khác là cường độ xuất hiện của HVND.
Mặt khác, khi xem xét nhận thức của HS THCS về CMXH đối với HVND, HS
tỏ ra phân vân trước 19 động cơ được đưa ra khảo sát. Minh chứng là khi phân chia
theo thang quy đổi ĐTB thì tất cả các động cơ đều ở nhóm phân vân giữa không
phù hợp và phù hợp. Ba động cơ không phù hợp theo đánh giá của 525 khách thể ở
mọi lứa tuổi được HS xếp lần lượt ở các thứ hạng 3, 1, 6 trong đó thứ hạng 2 là
“khoe khoan về bản thân”. ĐTB và các thứ hạng còn lại cũng xấp xỉ nhau. Kiểm
nghiệm ANOVA với Sig = 0.079 cho thấy không có sự khác biệt về trường, Sig =
0.553 cho thấy không có sự khác biệt về lớp, Sig = 0.611 cho thấy không có sự khác
biệt về mặt tôn giáo. Kiểm nghiệm T- Test với Sig = 0.553 cho thấy không có sự
khác biệt về mặt giới tính. Tuy nhiên, kiểm nghiệm ANOVA với biến số là hạnh
kiểm cho kết quả có sự khác biệt ý nghĩa như sau:
80
Bảng 2.14. So sánh sự khác biệt về nhận thức của HS THCS đối với động
cơ dẫn đến HVND theo biến số hạnh kiểm
Loại hạnh kiểm N ĐTB Sig.
Tốt 345 0.96
0.012 Khá 101 0.90
Trung bình 34 1.34
Tổng 480
Quan sát bảng 2.14, ĐTB của HS có hạnh kiểm trung bình là cao nhất. Như
vậy, khi nhìn nhận về các động cơ dẫn đến HVND, HS có hạnh kiểm trung bình tỏ
ra rất phân vân và có phần nghiêng về sự phù hợp cho các động cơ nói dối. Điều
này rất dễ hiểu và cũng là căn cứ quan trọng để xem xét sự khác biệt về HVND ở
HS THCS theo biến số hạnh kiểm.
Tóm lại, HS THCS mặc dù vẫn còn phân vân khi đánh giá động cơ nào là phù
hợp hay không phù hợp nhưng bước đầu đã có sự nhận thức tương đối phù hợp về
điều này. Tuy nhiên, cần giúp cho HS hiểu được sự không phù hợp khi nói dối xuất
phát từ động cơ tránh nghĩa vụ (hạng 6 theo đánh giá của HS), đặc biệt là những HS
có hạnh kiểm trung bình.
CMXH và nhận thức của HS THCS về cường độ xuất hiện của HVND
Tiêu chí thứ hai để xác định CMXH đối với HVND là cường độ xuất hiện của
hành vi. Bảng 2.15 dưới đây mô tả CMXH và nhận thức của HS THCS về cường độ
xuất hiện của HVND:
Bảng 2.15. CMXH và nhận thức của HS THCS về cường độ xuất hiện của
HVND
Nội dung CMXH Nhận thức của HS
THCS về CMXH
Tần số % Tần số %
a. Chỉ 1 lần nói dối 40 7.5% 52 10.8%
b. Từ 2 tháng liên tục trở lên 211 40.2% 202 42.1%
c. Từ 4 tháng liên tục trở lên 108 20.6% 78 16.3%
d. Từ 6 tháng liên tục trở lên 166 31.7% 148 30.8%
e. Ý kiến khác 0 0% 0 0%
81
Khi được hỏi: “Để đánh giá một HS THCS có HVND lệch chuẩn (không đúng
với CMXH) thì hành vi đó cần xuất hiện trong bao lâu?” thì có đến có hơn 1/3 mẫu
nghiên cứu (40.2%) trả lời là từ 2 tháng liên tục trở lên. Tiếp theo là 31.7% cho rằng
từ 6 tháng liên tục trở lên, 20,6% nhận định từ 4 tháng liên tục và chỉ một lần nói
dối chiếm tỷ lệ 7.5%. Rõ ràng, việc đánh giá về cường độ xuất hiện của HVND để
xác định HVND có lệch chuẩn hay không còn chưa có sự thống nhất. Sự đồng ý của
khách thể với lựa chọn “từ 6 tháng liên tục trở lên” (31.7%) cũng chính là tiêu
chuẩn đánh giá HVLC của DSM – 4. Tuy nhiên, câu trả lời được nhiều khách thể
lựa chọn nhất vẫn là “trong 2 tháng liên tục”. Điều này cũng có thể giải thích là vì
truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng chữ “chính”. Truyền thống này
đã góp phần ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm sống, cách đánh giá của 525 khách
thể được khảo sát.
Kiểm nghiệm T – Test với Sig = 0.271 cho thấy không có sự khác biệt giữa
nam và nữ; kiểm nghiệm ANOVA với Sig = 0.417 cũng cho thấy không có sự khác
biệt về nhóm tuổi khi đánh giá về cường độ xuất hiện của HVND. Tổng hợp hai tiêu
chí, có thể thấy rằng, một HS THCS có HVND dạng lệch chuẩn khi HVND có sự
xuất phát từ động cơ để được nhận đồ vật hay ân huệ; tránh nghĩa vụ và xuất hiện
liên tục hành vi trong vòng 2 tháng.
Quan sát bảng 2.15 có thể thấy rằng CMXH về cường độ xuất hiện của HVND
này được HS THCS nhận thức khá tốt. Các em cũng cho rằng HVND xuất hiện
trong 2 tháng liên tục thì được đánh giá là không phù hợp (42.1%). Kiểm nghiệm T-
Test với Sig = 0.21 cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ, kiểm nghiệm
ANOVA với Sig = 0.19 cho thấy không có sự khác biệt về trường, Sig = 0.073 cho
thấy không có sự khác biệt về lớp, Sig = 0.06 cho thấy không có sự khác biệt về mặt
tôn giáo, Sig = 1.93 cũng cho thấy không có sự khác biệt về mặt hạnh kiểm khi HS
THCS đánh giá về cường độ xuất hiện của HVND. Như vậy, dựa vào 2 tiêu chí:
động cơ, cường độ xuất hiện của HVLC đã nghiên cứu cho phép kết luận một
HVND là lệch chuẩn hay không. Kết luận chính là phần giao của 2 tiêu chí. Nói
khác đi, một HVND lệch chuẩn ở HS THCS cần thỏa mãn 2 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: HVND xuất hiện liên tục hành vi trong vòng 2 tháng trở lên.
82
- Tiêu chí 2: HVND xuất phát từ động cơ để được nhận đồ vật hay ân huệ;
tránh nghĩa vụ.
So sánh hai khía cạnh nghiên cứu HVND xét theo CMXH và xét theo DSM –
4 có thể thấy rằng khung đánh giá về HVND dạng lệch chuẩn xét theo CMXH có
phần khắc khe hơn so với DSM – 4. Tiêu chí về động cơ là như nhau nhưng hai
khía cạnh nghiên cứu lại khác nhau ở tiêu chí thứ hai là cường độ xuất hiện HVND.
Theo đó, quan điểm theo khía cạnh CMXH cho rằng một HVND xuất hiện liên tục
trên 2 tháng là có thể đánh giá là lệch chuẩn nhưng 6 tháng liên tục trở lên mới là
con số của DSM - 4. Sự khác nhau này kéo theo tỷ lệ HS THCS có HVND dạng
lệch chuẩn sẽ có sự chênh lệch nhau trong kết quả nghiên cứu thực trạng HVND
của HS một số trường THCS tại Tp.HCM sẽ trình bày tiếp theo.
b. Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại Tp.HCM xét theo
CMXH về HVND
Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu
chí 1 của CMXH
Bảng 2.16. Tự đánh giá của HS một số trường THCS tại Tp.HCM về
HVND xét theo tiêu chí 1 của CMXH
Nội dung Tần số % Tổng %
a. Chưa bao giờ nói dối 0 0%
b. Đã nói dối ít nhất một lần 383 79.8%
c. Nói dối liên tục từ 2 tháng trở lên 25 5.2%
97
20.2% d. Nói dối liên tục từ 4 tháng trở lên 10 2.08%
e. Nói dối liên tục từ 6 tháng trở lên 62 12.9%
f. Ý kiến khác 0 0%
Như đã nói ở trên, để kết luận một HVND có lệch chuẩn hay không cần dựa
vào phần “giao” của hai tiêu chí. Hay nói cách khác, để xác định được tỷ lệ HS
THCS có HVND dạng lệch chuẩn cần có sự sàng lọc ở từng tiêu chí. Trong tiêu chí
một, khi được yêu cầu tự đánh giá về HVND của mình về mặt cường độ xuất hiện
thì tất cả 480 HS đều thừa nhận rằng mình đã nói dối (0% lựa chọn chưa bao giờ nói
83
dối), 79.8% HS thừa nhận mình đã nói dối ít nhất một lần. Đây là điều hoàn toàn dễ
hiểu bởi lẽ nói dối là đều không thể tránh khỏi trong cuộc sống và thật khó tìm được
một thành viên nào của xã hội mà chưa từng nói dối. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở
đây là có đến 5.2% HS tự đánh giá là mình đã nói dối liên tục từ 2 tháng trở lên,
2.08% HS cho rằng mình đã nói dối liên tục từ 4 tháng trở lên và 12.9% HS cho
rằng mình đã nói dối liên tục từ 6 tháng trở lên. Với tiêu chí 1 đặt ra là HVND xuất
hiện liên tục trong vòng 2 tháng trở lên thì được xem là lệch chuẩn thì ở HVND
xuất hiện liên tục từ 4 tháng trở lên và 6 tháng trở lên đều được xét là thỏa mãn tiêu
chí này. Do đó, tổng cộng có 97 (20,2%) HS thỏa mãn tiêu chí đã đề ra. Kết quả
đánh giá con mình và HS của mình ở phụ huynh và giáo viên cũng cho ra kết quả
tương tự như sau:
Bảng 2.17. Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về HVND của HS một số
trường THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu chí 1 của CMXH
Nội dung Phụ huynh Giáo viên
Tần số % Tần
số
%
a. Chưa bao giờ nói dối 0 0% 0 0%
b. Đã nói dối ít nhất một lần 64 76.2% 91 62.3%
c. Nói dối liên tục từ 2 tháng trở lên 5 5.9% 10 6.8%
d. Nói dối liên tục từ 4 tháng trở lên 5 5.9% 9 6.2%
e. Nói dối liên tục từ 6 tháng trở lên 10 11.9% 11 7.5%
f. Ý kiến khác
Tổng theo tiêu chí 1 20 23.8% 30 20.5%
Từ con số 20.2% do HS tự đánh giá, 23.8% do phụ huynh đánh giá và 20.5%
do giáo viên đánh giá có thể nhận thấy rằng tự đánh giá HVND ở HS THCS xét
theo tiêu chí 1 của CMXH có tỷ lệ thấp nhất. Điều đó cho thấy rằng HS THCS đánh
giá hành vi của mình có biểu hiện thoáng hơn so với giáo viên và nhất là với phụ
huynh HS. Tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch nhau không nhiều trong đánh giá cho thấy
mức độ tin cậy của cường độ xuất hiện HVND hiện nay. Kiểm nghiệm T- test với
84
Sig = 0.070 ở giáo viên, Sig = 0.719 ở phụ huynh cho thấy không có sự khác biệt
giữa nam nữ giáo viên và nam nữ phụ huynh khi đánh giá. Kiểm nghiệm ANOVA
cũng cho thấy không có sự khác biệt theo biến trường với Sig = 0.92 ở giáo viên và
Sig = 1.23 ở phụ huynh.
Thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu
chí 2 của CMXH (thực trạng HVND của HS một số trường THCS tại Tp.HCM xét
theo sự tổng hợp 2 tiêu chí)
Dựa vào CMXH về động cơ dẫn đến HVND đã nghiên cứu ở mục trước, trong
câu 9 của bảng hỏi dành cho HS THCS, người nghiên cứu liệt kê ra 3 động cơ
không phù hợp và yêu cầu HS tự đánh giá về 3 động cơ này. Kết quả được mô tả ở
bảng 2.18.
Bảng 2.18. Tự đánh giá của HS một số trường THCS tại Tp.HCM về
HVND xét theo tiêu chí 2 của CMXH
Nội dung Có Không
Tần
số
% trên toàn
mẫu
Tần
số
% trên toàn
mẫu
Được đồ vật (bánh kẹo, tiền bạc,
đồ chơi)
76
15.8%
21
4.3% Được ân huệ (sự tha thứ, ban ơn,
cho cơ hội)
Tránh nghĩa vụ (làm việc nhà, dọn
dẹp vệ sinh, học tập)
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 97 HS THCS đã được sàng lọc ở tiêu chí 1
có 76 (78.4%) HS tự đánh giá là có nói dối xuất phát từ động cơ được đồ vật hay ân
huệ, tránh nghĩa vụ và 21.6% cho rằng “không”. Như vậy, tổng hợp cả 2 tiêu chí 1
và 2 thì có 76 HS có HVLC. Nếu quy ra toàn mẫu thì tỷ lệ là 15.8%. Kết quả đánh
giá con mình và HS của mình ở phụ huynh và giáo viên cũng cho ra kết quả tương
tự như sau:
85
Bảng 2.19. Đánh giá của phụ huynh và giáo viên về HVND của HS một số
trường THCS tại Tp.HCM xét theo tiêu chí 2 của CMXH (bảng tổng hợp 2 tiêu
chí)
Đối tượng
Nội dung
Có Không
Tần
số
% trên
toàn mẫu
Tần
số
% trên
toàn mẫu
Phụ huynh
Được đồ vật (bánh kẹo, tiền
bạc, đồ chơi)
13
15.5%
7
8.3% Được ân huệ (sự tha thứ, ban
ơn, cho cơ hội)
Tránh nghĩa vụ (làm việc nhà,
dọn dẹp vệ sinh, học tập)
Giáo viên
Được đồ vật (bánh kẹo, tiền
bạc, đồ chơi)
21
14.4%
9
6.1% Được ân huệ (sự tha thứ, ban
ơn, cho cơ hội)
Tránh nghĩa vụ (làm việc nhà,
dọn dẹp vệ sinh, học tập)
Quan sát bảng 2.19 có thể nhận thấy đánh giá của 38 phụ huynh và 55 giáo
viên đã được sàng lọc ở tiêu chí 1 về HVND ở HS một số trường THCS tại
Tp.HCM xét theo tiêu chí 2 của CMXH có sự tương đồng nhau. Cụ thể phụ huynh
cho rằng có 65% HS nói dối xuất phát từ động cơ được đồ vật, ân huệ hay để tránh
nghĩa vụ và con số này đạt mức 70% ở giáo viên. Kết quả này cũng xấp xỉ với con
số tự đánh giá của HS (78.4%). Kiểm nghiệm T- test với Sig = 0.277 ở giáo viên,
Sig = 0.946 ở phụ huynh cho thấy không có sự khác biệt giữa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_01_23_9309388469_7745_1872760.pdf