Luận văn Hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở Bắc Ninh

DANH MỤC BẢNG. 3

DANH MỤC BIỂU. 4

MỞ ĐẦU . 5

1. Lý do chọn đề tài .5

2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.6

3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .7

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .13

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .14

6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.14

7. Phương pháp nghiên cứu.15

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.18

1.1. Khái niệm công cụ .18

1.1.1. Tôn giáo tín ngưỡng . 18

1.1.2. Hành vi tín ngưỡng, tôn giáo . 20

1.1.3. Làng nghề. 24

1.2. Các lý thuyết áp dụng .25

1.2.1. Lý thuyết trao đổi . 25

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội . 26

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.27

1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.29

CHưƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGưỜI DÂN LÀNG NGHỀ ĐÔNG XUẤT VÀ

ĐÔNG BÍCH: ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH .33

2.1. Đặc điểm hộ gia đình làng nghề Đông Xuất và Đông Bích .33

2.1.1. Quy mô gia đình . 33

2.1.2. Nghề gia đình . 36

2.2. Đặc điểm của người dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích.39

2.2.1. Một số đặc điểm chung của người dân làng nghề Đông Xuất và

Đông Bích . 39

2.2.2. Đặc điểm nghề của người dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích. 41

2.3. Hành vi thờ cúng trong gia đình .47

pdf20 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................ 29 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI DÂN LÀNG NGHỀ ĐÔNG XUẤT VÀ ĐÔNG BÍCH: ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH ...... 33 2.1. Đặc điểm hộ gia đình làng nghề Đông Xuất và Đông Bích .............................. 33 2.1.1. Quy mô gia đình ....................................................................................... 33 2.1.2. Nghề gia đình ........................................................................................... 36 2.2. Đặc điểm của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích .......................... 39 2.2.1. Một số đặc điểm chung của người dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ................................................................................................................. 39 2.2.2. Đặc điểm nghề của người dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ....... 41 2.3. Hành vi thờ cúng trong gia đình ................................................................. 47 2 CHƢƠNG 3: THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TÔN GIÁO TRONG LÀNG VÀ NGOÀI LÀNG CỦA NGƢỜI DÂN LÀNG NGHỀ ĐÔNG XUẤT VÀ ĐÔNG BÍCH ...................................................................................................... 53 3.1. Các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo trong làng ..................................................... 53 3.1.1. Hành vi thờ cúng tổ nghề ......................................................................... 54 3.1.2. Lễ hội làng ................................................................................................ 57 3.2. Các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo ngoài làng ..................................................... 60 3.2.1. Hành vi lễ chùa, lễ đền phủ ...................................................................... 61 3.2.2. Hành vi đi xem bói ................................................................................... 64 3.2.3. Hành vi hầu đồng ..................................................................................... 66 3.3. Mối liên hệ của các yếu tố cá nhân tới hành vi tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời dân ở hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ......................................................... 69 3.3.1. Mối liên hệ của yếu tố cá nhân tới hành vi thờ tổ nghề và lễ hội ............ 69 3.3.2. Mối liên hệ của yếu tố cá nhân tới hành vi lễ đền, phủ; xem bói và hầu đồng .................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 80 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 85 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm quy mô hộ gia đình của hai làng nghề ..................................... 34 Bảng 2.2: Nghề nghiệp gia đình của hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ........ 36 Bảng 2.3: Số lƣợng nhân công làm thuê ở làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích ................................................................................................................. 37 Bảng 2.4: Đặc điểm về giới tính và tuổi của ngƣời dân ở cả hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích .......................................................................................... 39 Bảng 2.5: Đặc điểm trình độ học vấn và tôn giáo của ngƣời dân ở cả hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích .......................................................................................... 40 Bảng 2.6: Đặc điểm nghề của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ....... 42 Bảng 2.7: Lý do chuyển nghề của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ... 45 Bảng 2.8: Hình thức thờ cúng trong gia đình giữa làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích ................................................................................................ 48 Bảng 2.9: Thời điểm lập ban thờ thần tài và thờ Mẫu trung bình của hai làng nghề ............................................................................................................ 49 Bảng 3.1: Mức độ thƣờng xuyên thờ cúng tổ nghề của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất ................................................................................................................. 55 Bảng 3.2: Số lƣợng chùa đi lễ trong năm nay của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích ............................................................................................ 62 Bảng 3.3: Số lƣợng đền, phủ mà ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích đi lễ trong năm nay ................................................................................. 62 Bảng 3.4: Ngƣời đi lễ cùng ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích ................................................................................................................. 63 Bảng 3.5: Chi phí ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và ngƣời dân làng nghề Đông Bích bỏ ra cho lần đi xem bói gần nhất .......................................................... 65 Bảng 3.6: Hành vi hầu đồng giữa ngƣời dân làng nghề Đông Xuất với ngƣời dân làng nghề Đông Bích ................................................................................................ 67 Bảng 3.7: Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi thờ tổ nghề và lễ hội của ngƣời dân cả hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ............................................. 69 Bảng 3.8: Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân cả hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích ............................................. 72 4 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Hình thức đóng góp công đức ở lễ hội làng truyền thống giữa làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích ........................................................ 58 Biểu đồ 3.2: Một số hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích trong năm nay. ................................................ 61 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo luôn ảnh hƣởng đến đời sống chính trị, tƣ tƣởng, văn hoá, xã hội và tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đời sống nhân dân. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do, tín ngƣỡng tôn giáo và không tín ngƣỡng tôn giáo. Trong thời gian gần đây, đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo Việt Nam sôi động hẳn lên. Trong khi các tôn giáo truyền thống hồi sinh với sức sống mới thì các tôn giáo mới cũng nở rộ. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1980 trở lại đây, ở nƣớc ta xuất hiện khoảng 60 hiện tƣợng tôn giáo mới,trong đó có những hiện tƣợng khá phổ biến nhƣ Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Tiên Phật Nhất Giáo, đạo Thánh Mẫu, đạo Trần Hƣng Đạo, đạo Tiên, đạo Tâm linh dân tộc [6; tr1]. Có lẽ sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo không chỉ sôi động ở các đô thị, thành phố lớn mà còn lan tỏa tới các khu vực làng nghề ở nông thôn. Ngƣời ta thực hiện hành vi tín ngƣỡng tôn giáo ở nhiều nơi nhƣ chùa, đền (phủ) và tại nhà riêng. Ở Việt Nam các làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Các làng nghề phát triển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hƣớng “ Ly nông bất ly hƣơng”. Sự lan tỏa của các làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất thu hút nhiều lao động kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, làm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ làm biến đổi mọi mặt của xã hội trong đó có hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo. Thế nhƣng những nghiên cứu hiện nay về làng nghề dƣới lăng kính xã hội học 6 chủ yếu là cấu trúc dân số, lựa chọn giá trị của thanh niên mà còn thiếu vắng những nghiên cứu về hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng ở làng nghề. Bắc Ninh là một trong trong những nơi có nhiều làng nghề, có nền văn hóa đậm đà bản sắc riêng ở Việt Nam, là cái nôi của đạo phật ở Việt Nam và có đời sống tín ngƣỡng điển hình của vùng đồng bằng bắc bộ nhƣ thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ mẫutrong quá trình tồn tại và phát triển những loại hình tôn giáo tín ngƣỡng này ảnh hƣởng rất nhiều vào trong lối sống, phong tục, tập quán thậm chí cả trong vấn đề sinh kế. Xã hội mở cửa, hội nhập, kinh tế ngày càng phát triển gây ra nhiều biến đổi trong nghề nghiệp kéo theo đó là biến đổi trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo tại những làng nghề xƣa cũ. Xã Đông Thọ thuộc huyện Yên Phong trên địa bàn tỉnh có thôn Đông Xuất điển hình cho làng nghề cổ truyền có nghề đẽo cày bừa song nay đã không còn đáp ứng nhu cầu xã hội và thôn Đông Bích điển hình cho làng nghề mới xuất hiện có nền kinh tế giàu lên nhanh chóng. Hai làng nghề này bổ sung cho nhau thể hiện đầy đủ cái nhìn về ngƣời dân làng nghề ở Bắc Ninh nói chung trong đó bao gồm cả cái nhìn về hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo. Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở Bắc Ninh (Nghiên cứu trường hợp làng nghề Đông Xuất và Đông Bích, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)”. mong muốn tìm hiểu thực trạng hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề ở Bắc Ninh và động cơ, mục đích thực hiện các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân hai làng nghề trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Ở Việt Nam, xã hội học tôn giáo vẫn còn khá nhiều khoảng trống cả về lý luận và thực nghiệm. Hơn nữa những lý luận tôn giáo chủ yếu sử dụng những lý thuyết của phƣơng Tây ít nhiều sẽ tồn tại những hạn chế nhất định khi áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. 7 Do đó, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc vận dụng và xem xét sự vận dụng quan điểm lý thuyết xã hội học tôn giáo ở Phƣơng Tây vào nghiên cứu hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân ở hai làng nghề. 2.2. Ý nghĩa thực tiến Trên cơ sở nghiên cứu về hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay và những mối liên hệ của yếu tố cá nhân đến hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề, sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về tôn giáo cũng nhƣ những ai quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo ở làng nghề. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3.1. Những nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo gắn với làng Chủ đề tín ngƣỡng, tôn giáo gắn với làng đã có khá nhiều nhƣng chủ yếu là các nghiên cứu nhìn dƣới khía cạnh văn hóa, du lịch, an ninh. Những nghiên cứu này mới chỉ đi sâu vào quá trình xâm nhập, phát triển, mô tả đơn thuần về một số tín ngƣỡng ở làng thuộc nông thôn Việt Nam và mối quan hệ qua lại giữa văn hóa với tín ngƣỡng, tôn giáo mà chƣa có cái nhìn từ góc độ xã hội học, chƣa quan tâm tới mô tả hành vi và phân tích hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân nông thôn nói chung, làng nghề nói riêng. Theo quan điểm của Nguyễn Đức Lữ (2011) in trong cuốn “ Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” và “ Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà Nƣớc ta Việt Nam hiện nay” cho rằng Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Bên cạnh các tín ngƣỡng dân gian, bản địa, có những tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ đầu Công nguyên, lại có những tôn giáo xuất hiện ở nƣớc ta vào những thập niên đầu thế kỷ này. Ở Việt Nam tôn giáo và tín ngƣỡng đan xen, hòa đồng, khoan dung lẫn nhau đƣợc thể hiện ở những điểm: Trên điện thờ của một số tôn giáo 8 có sự hiện diện của một số vị thần, thánh, tiên, phật của nhiều tôn giáo. Không ít ngƣời sẵn sàng thờ cúng cả thần, thánh, tiên, phật lẫn thổ công, hà bá Họ có thể đều đặn đến chùa mà vẫn say sƣa hầu bóng; có thể vừa chực đủ những phép bí tích mà vẫn ham bói toán, tử vi, tham gia nghi lễ tôn giáo lớn và vẫn chăm chỉ thờ cúng tổ tiên, tổ chức hội làng, thờ Đạo Mẫu [23,24]. Hơn nữa, theo quan điểm của Đặng Nghiêm Vạn (2001) trong cuốn “ Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” thì đời sống tôn giáo Việt Nam đƣợc vận hành đặc trƣng xu thế hòa nhập mà không hợp nhất, mang tính đa thần khó mà phân biệt đƣợc cái thiêng và cái tục. Trong tâm thức ngƣời Việt không có ranh giới giữa hai thế giới hƣ và thực. Con ngƣời thân thƣơng, không xa cách với đối tƣợng mình thờ phụng. Bởi vì họ tin đó là ngƣời bảo vệ cho mình. Mối quan hệ trong xã hội hiện thực “có cầu, có đƣợc”, “có kiêng, có lành” [35]. Viết về tín ngƣỡng Việt Nam, Ngô Đức Thịnh (2001) chủ biên cuốn sách “Tín ngƣỡng và văn hóa tín ngƣỡng ở Việt Nam” và Nguyễn Thọ Khang với bài viết “Đặc điểm và giá trị văn hóa của tín ngƣỡng dân gian ở Việt Nam” đã khái quát về sự ra đời, phát triển và bản chất của tín ngƣỡng cho rằng tín ngƣỡng đi đôi với thời gian hình thành và phát triển lịch sử dân tộc, bản chất của tín ngƣỡng cũng là nhận thức hƣ ảo thế giới, là niềm tin của con ngƣời vào sức mạnh siêu nhiên vào “cái thiêng”. Tín ngƣỡng dân gian là một một bộ phận cấu thành của tín ngƣỡng, tôn giáo; là phƣơng thức và hành vi của cộng đồng dân cƣ đối với hiện tƣợng và sức mạnh siêu nhiên (Nguyễn Thọ Khang). Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng dân gian chƣa phát triển nhƣ tôn giáo mới chỉ dừng lại ở các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết mà chƣa có hệ thống giáo lý; chƣa đối lập hẳn thế giới thần linh với con ngƣời nên chƣa có tính cứu thế đầy đủ; sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng làng xã dân tộc trong sinh hoạt tín ngƣỡng còn mang tính tự nhiên, dân gian mà chƣa hình 9 thành giáo hội; nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán chƣa thành quy ƣớc chặt chẽ để ràng buộc cộng đồng nhƣ một giáo luật. Trong khi Ngô Đức Thịnh đi sâu vào mô tả một số loại hình tín ngƣỡng tiêu biểu ở Việt Nam thì Nguyễn Thọ Khang nêu rất khái quát nhƣng cả hai đều đồng quan điểm cho rằng một số loại hình tín ngƣỡng chủ yếu là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ thần nhƣ thần tài, tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng, tín ngƣỡng nghề nghiệp nhƣ thờ tổ nghề, tín ngƣỡng Đạo Mẫu. Thông qua việc đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa tín ngƣỡng và trong sinh hoạt văn hóa dân gian (Ngô Đức Thịnh) vớitrình bày đặc điểm lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống chứa đựng trong tín ngƣỡng dân gian (Nguyễn Thọ Khang), hai tác giả đã cung cấp cái nhìn đa dạng cho ngƣời đọc về mối quan hệ giữa tín ngƣỡng và văn hóa truyền thống. Ngoài ra viết về chủ đề này còn phải kể đến một vài tác giả nhƣ Hồ Bá Thâm với bài viết “Tín ngƣỡng dân gian, một lĩnh vực trong đời sống tâm linh cần sự quan tâm của toàn xã hội”. “Các hình thái tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy. Nghiên cứu về tín ngƣỡng ở Bắc Ninh, Nguyễn Quang Khải có bài viết “Mối quan hệ giữa tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng với sự tồn tại của phong tục tập quán và các loại hình văn hóa truyền thống ở nông thôn đồng bằng bắc bộ Việt Nam” in trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3. Tác giả tìm hiểu tình hình thờ thành hoàng làng ở Bắc Ninh và một số địa bàn khác. Bên cạnh đó cũng nói về chủ đề thành hoàng làng có bài viết “ Thần làng và thành hoàng” của Nguyễn Duy Hinh. Nhìn chung, cả hai tác giả đều mô tả khá cụ thể nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển, các nghi lễ và thống kê một số thành hoàng làng ở một số nơi. Ngoài ra, Nguyễn Quang Khải đặt tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng và sự bề vững của phong tục tập quán và các loại hình văn hóa dân gian của các làng Việt cổ trong mối quan hệ qua lại với nhau và chú ý tìm ra khả năng chi phối và sự tác động qua lại 10 giữa các yếu tố. Theo tác giả, phong tục tập quán và sinh hoạt truyền thống của làng phát triển xung quanh thành hoàng làng. Ngƣợc lại tín ngƣỡng thành hoàng làng có tác dụng quy tụ cộng đồng để xây dựng khối đại đoàn kết và giáo dục truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” trong cộng đồng làng xã. Nguyễn Đức Dũng với bài viết “Tôn giáo, tín ngƣỡng ở làng nghề Đa Sĩ (Hà Đông, Hà Nội) đã chỉ ra rằng Đa Sĩ là một ngôi làng Việt truyền thống điển hình với nhiều loại tín ngƣỡng gồm phật giáo, đạo giáo, tổ nghề, tín ngƣỡng dân gian và thờ cúng tổ tiên thể hiện qua chùa, đình, miếu, quán, tổ rèn, thành hoàng làngĐiều này phản ánh tƣ tƣởng đa thần của cƣ dân lúa nƣớc nhƣng chủ yếu mô tả đơn thuần mà không nói tới hoạt động, hành vi tín ngƣỡng tôn giáo cũng nhƣ mô tả chân dung ngƣời tham gia. Còn Đinh Khắc Thuân nói về khía cạnh “Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt Nam qua tƣ liệu Hƣơng ƣớc”. Nội dung chính của các hƣơng ƣớc ngƣời Việt cổ truyền thƣờng tập trung ở một số điều khoản liên quan đến tế tự, cúng lễ trong làng và xác định rõ tôn ti trật tự; ngoài ra các điều khoản về bảo vệ nông nghiệp mà thay vào đó là các điều khoản liên quan đến nghề thủ công và khuyến học. Nhìn dƣới góc độ du lịch thì có bài viết “Tín ngƣỡng dân gian vùng châu thổ bắc bộ dƣới góc nhìn du lịch học” của Nguyễn Anh Hoa. Tác giả quan tâm tới các công trình kiến trúc cổ của đình, chùa, đền, miếuDƣới góc nhìn của du lịch chủ yếu đi mô tả, giải thích sơ lƣợc quá trình hình thành, nơi thờ, nghi lễ và ý nghĩa của một số loại hình tín ngƣỡng dân gian chủ yếu. 3.2. Những nghiên cứu về hành vi tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ xã hội học Tác giả Lê Thị Chiêng với bài viết “ Điện thờ tƣ gia - một hình thức tín ngƣỡng dân gian trong xã hội hiện đại (Khảo sát tại Hà Nội) ” và “ Sinh hhoạt tín ngƣỡng tôn giáo nhìn từ một số điện thờ tƣ gia ở Hà Nội”. Tác giả 11 mô tả rất chi tiết về quá trình ra đời, các loại hình, tác động của điện tới tín đồ, mục đích của ngƣời tới, mức độ niềm tin và hoạt động của các điện thờ ngoài hoạt động chung nhƣ tế lễ Trời- Đất vào các dịp đầu năm, dâng sao giải hạncòn có những hoạt động cụ thể mang tính đặc trƣng riêng của từng điện và đề cập tới đội ngũ con nhang đệ tử nhƣng chƣa mô tả đầy đủ về chân dung của đội ngũ con nhang và bó hẹp trong phạm vi nội thành Hà Nội. chƣa mang tính đại diện cho sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo ở nông thôn. Viết về phật giáo có Luận án tiến sĩ “Nhận thức , thái độ, hành vi đối với phật giáo của cộng đồng dân cƣ Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh” đƣợc Trần Văn Trình công bố năm 2004 và luận án tiến sĩ của Hoàng Thu Hƣơng “Cơ cấu nhân khẩu xã hội của những ngƣời đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội” đã tập trung làm rõ đặc điểm nhân khẩu của ngƣời đi lễ chùa đồng thời làm rõ về hành vi thực hành lễ nghi bao gồm đi chùa chiền, ăn chay niệm phật, cúng lễ, mua sắm hiến tặng các lễ vật, đóng góp công đức cho việc xây chùa, tham gia từ thiện; các mục đích, động cơ đi chùa; địa điểm thể hiện đức tin; hành vi kết hôn và sự tham gia lễ hội giữa các nhóm tôn giáo; sự tham gia vào tổ chức phật giáo. Ngoài ra còn một số hành vi khác nhƣ cúng sao giải hạn, xem tử vi, bói quẻ, gọi hồnnhƣng chỉ nghiên cứu trong phạm vi Phật giáo ở đô thị thể hiện qua ba thành phố điển hình đại diện cho ba miền chứ chƣa mang tính đại diện cho hành vi đối với Phật giáo ở nông thôn. Viết về hoạt động bói toán có “Bƣớc đầu tìm hiểu về nghề bói toán ở Hà Nội hiện nay” do nhóm tác giả Phạm Thị Hoài Nam và Trần Mạnh Dức thực hiện năm 1998, Hoàng Thu Hƣơng - Phạm Hƣơng Giang (2011) “ Hoạt động bói toán: tƣơng tác xã hội giữa ngƣời hành nghề với ngƣời đi xem bói. Nghiên cứu trƣờng hợp thành phố Hải Phòng” in trong cuốn “ Những vấn đề xã hội trong sự biến đổi xã hội” nghiên cứu bằng phƣơng pháp xã hội học. Hai nghiên cứu này bổ sung cho nhau để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về 12 chân dung ngƣời hành nghề và ngƣời đi xem trên góc độ tìm hiểu về độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính. Tuy nhiên cũng chỉ giống nhƣ những nghiên cứu trên, phạm vi của hai nghiên cứu này ở đô thị chƣa mang tính đại diện cho hành vi bói toán ở nông thôn. Nhìn chung, các nghiên cứu xã hội học về tôn giáo, tín ngƣỡng trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiêp hóa - hiện đại hóa chủ yếu tập trung vào khía cạnh đạo Phật, hoạt động bói toán, sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo ở các đô thị, thành phố lớn mà không có những nghiên cứu về sự tham gia tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời nông thôn nói chung, làng nghề nói riêng để xem hiện nay hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng của họ nhƣ thế nào. Những nhân tố nào tác động đến sự tham gia các hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề. 3.3. Những nghiên cứu về làng nghề dưới góc độ xã hội họ. “Cấu trúc xã hội của cƣ dân làng nghề vùng đồng bằng sông hồng hiện nay (Nghiên cứu trƣờng hợp tại hai làng nghề ở huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội)” - Nguyễn Ngọc Anh công bố năm 2014; Tô Duy Hợp với nghiên cứu “ Thực trạng và xu hƣớng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn đồng bằng Bắc bộ hiện nay” cho thấy trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa thì làng nghề ở nông thôn có sự biến đổi về cấu trúc xã hội , xuất hiện phân tầng giàu, khá giả, trung bình, nghèo. Trong làng nghề truyền thống có hộ làm nghề truyền thống, có hộ không, có hộ kết hợp giữa làm nông nghiệp với nghề truyền thống, có mô hình gia đình nghề, công ty nghề. Những sự biến đổi này có thể dẫn đến những biến đổi trong đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngƣỡng. Tuy nhiên lại chƣa có nghiên cứu xã hội học nào nghiên cứu về tín ngƣỡng tôn giáo làng nghề. Tóm lại từ tổng quan nghiên cứu vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo và nghiên cứu làng nghề cho thấy rằng các nghiên cứu về tôn giáo làng xã cũng 13 nhiều nhƣng mới chỉ là mô tả quá trình ra đời, phát triển và nội dung nghi lễ, sự thờ cúng đơn thuần, các kiểu cấu trúc nơi thờ của các loại hình tín ngƣỡng, tôn giáo mà chƣa mô tả đƣợc sự tham gia các hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân. Dƣới góc độ xã hội học cũng đã tiếp cận tới các hành vi bói toán, sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo qua góc nhìn điện thờ tƣ gia, hành vi đối với phật giáo nhƣng mới tập trung nghiên cứu tại các đô thị lớn mà chƣa quan tâm tới nông thôn nói chung, làng nghề nói riêng và càng chƣa có bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân ở cộng đồng làng nghề cụ thể là làng nghề ở Bắc Ninh. Vì vậy đề tài “Hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người dân làng nghề ở Bắc Ninh (Nghiên cứu trường hợp làng Đông Xuất và Đông Bích, xã Đông Thọ, Huyện Yên Phong)” mang tính mới, thể hiện ở việc nghiên cứu về sự tham gia các hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề và xem xét các yếu tố tác động đến sự tham gia các hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân hai làng nghề nói trên. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân tại hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích và các yếu tố tác động đến hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả đặc điểm ngƣời dân và hoạt động nghề nghiệp tại hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Nhận diện các hình thức tín ngƣỡng, tôn giáo ở hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích. Tìm hiểu các loại hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo trong gia đình, trong làng và ngoài làng của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố cá nhân đến các hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích. 14 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân ở thôn Đông Xuất và thôn Đông Bích, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 5.2. Khách thể Ngƣời dân tại thôn Đông Xuất và thôn Đông Bích, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 5.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu: Trƣớc đây (trƣớc năm 1945) xã Đông Thọ có 4 làng bao gồm: Thọ Khê, Đông Xuất, Đông Bích, Phú Đức. Sau đó, xã tách Thọ Khê thành Thọ Khê - Thọ Vuông, Đông Xuất thành Đông Xuất - Trung Bạn, Đông Bích thành Đông Bích- Bình An, tổng là 7 làng. Trong xã có hai làng nghề là làng Đông Xuất và làng Đông Bích. Làng nghề cày bừa Đông Xuất là một làng nghề cổ đã có hàng trăm năm còn làng nghề Đông Bích là một làng nghề mới xuất hiện vào khoảng những năm 1997 - 1998. Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ giới hạn địa bàn nghiên cứu là khu vực trung tâm của hai làng nghề lúc chƣa tách ra đƣợc tính là làng Đông Xuất và làng Đông Bích ngày nay. Tóm lại địa bàn nghiên cứu là làng nghề Đông Xuất và làng nghề Đông Bích xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Đặc điểm của ngƣời dân và hoạt động nghề nghiệp tại hai làng nghề Đông Xuất và Đông Bích nhƣ thế nào? Hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời dân làng nghề Đông Xuất và Đông Bích nhƣ thế nào? Có sự khác biệt về hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004648_9772_2006168.pdf
Tài liệu liên quan