MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 0
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ . 2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 6
3.1. Mục đích nghiên cứu . 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6
4. PHẠM VI ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU . 6
4.1. Phạm vi nghiên cứu . 6
4.2. Đối tượng nghiên cứu. 7
5. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN . 7
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN . 8
NỘI DUNG . 9
Chương 1: HÁT QUAN LANG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA
NGưỜI TÀY Ở THẠCH AN - CAO BẰNG . 9
1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày . 9
1.1.1. Cộng đồng người Tày Cao Bằng . 9
1.1.2. Cộng đồng người Tày Thạch An - Cao Bằng . 10
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thạch An . 10
1.1.2.2. Xã hội – Văn hoá. 11
1.2. Một số vấn đề chung về hát Quan lang . 17
1.2.1. Khái niệm hát Quan lang . 17
1.2.2. Nguồn gốc của hát Quan lang. 20
1.2.3. Hát Quan lang trong đời sống tinh thần của người Tày ở
Thạch An - Cao Bằng . 21
1.3. Nghi lễ đám cưới và trình tự một cuộc hát Quan lang ở Thạch An – Cao
Bằng . 22
Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LỜI HÁT QUAN LANG
Ở THẠCH AN - CAO BẰNG . 36
2.1. Lối thử thách bằng thơ . 36
2.2. Bài học về cách ứng xử và đạo lý làm người . 51
2.3. Sự trân trọng đối với người phụ nữ . 62
2.4. Lời cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc và gia chủ an vui . 67
Chương 3: MỘT SỐ PHưƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG LỜI
HÁT QUAN LANG . 76
3.1. Nhân vật trữ tình . 76
3.2. Thời gian diễn xướng. 77
3.3. Không gian diễn xướng . 79
3.4. Thể thơ . 80
3.2.1. Thể thơ ngũ ngôn . 80
3.4.2. Thể thơ thất ngôn . 83
3.4.3. Thể thơ tự do . 85
3.5. Ngôn ngữ . 90
3.5.1. Sự đan xen ngôn ngữ các dân tộc . 90
3.5.2. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ . 94
KẾT LUẬN . 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 109
PHỤ LỤC . 113
186 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hát Quan Lang của người Tày ở Thạch An - Cao bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gƣời con yêu quý. Nhƣng điều đó sẽ không làm cho họ buồn, vì họ
đã đƣợc đáp lại bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, bằng sự tôn kính chân thành
của chàng rể và họ hàng nhà trai.
Thời gian cuộc hôn lễ bên nhà gái có thể trải qua một đêm và một buổi
sáng, giờ xuất giá đã đến. Nhƣng họ hàng nhà gái thì luyến tiếc con gái đẹp
của họ. Còn cô gái sắp trở thành cô dâu thì bịn rịn, không muốn rời cha mẹ,
anh em và bạn bè. Có thể cô trùm khăn kín mặt, nằm khóc sƣớt mƣớt, khi bạn
bè, ngƣời đƣa dâu gỡ chăn, vực cô dậy, mặc lại quần áo mới, chải tóc, đội
khăn mới đi về nhà chồng, thì cô quằn quại, bám víu cột nhà, hoặc cánh cửa...
làm thế nào để cô dâu xuống thang về nhà chồng đúng giờ đã chọn? Đó là
vấn đề nan giải. Quan lang lại phải ngâm bài thơ cuối cùng “Xo lùa lồng
lảng” (xin cô dâu xuống nhà). Bài thơ có tính chất “Tổng kết” cuộc hôn lễ bên
nhà gái, và khẳng định: đến đây, mọi nghi thức đã đầy đủ, hợp lệ, hai họ đã
hoàn toàn thoả thuận cô dâu phải về nhà chồng “kế thế tông đƣờng” đó là một
việc hợp với qui định của xã hội. Lời của bài thơ rất tha thiết, mang tính chất
an ủi, động viên, thúc giục cô dâu. Cô dâu lúc này trở thành một nhân vật cô
vùng quan trọng và có danh giá:
Vằn nẩy vằn hỷ hả vjòi đây
Giờ nguyệt tiên cát thời thâng giá
Thuổn mọi gần vui vẻ dồm khua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Giờ nẩy khỏi xo au lùa lồng lảng
Au mừa Sle họ háng khỏi dồm
Au mừa Sle kế thế phụng thờ
Dịch:
Thời điểm giờ nguyệt tiên đã tới
Cả nhà đang mong đợi dâu hiền
Giờ lành xin gia đình xuất giá
Để họ hàng đông đủ đón dâu
Đón dâu về kế thế phụng thờ. [27]
Xuống thang đi về nhà chồng là điều hiển nhiên, cô dâu không thể từ chối
nấn ná đƣợc. Tuy đó là điều tất yếu, nhƣng cô dâu vẫn đƣợc chiều chuộng,
không có lời cƣỡng bức quá đáng. Đó là sự quý trọng con ngƣời. Con ngƣời đó
là cô dâu và cô dâu đó sẽ làm rạng rỡ cả gia đình, họ hàng nhà trai.
Nhƣ vậy, trong tục hát Quan lang ta thấy địa vị của ngƣời phụ nữ đƣợc
đề cao thực sự, chứ không phải là vì xã giao lịch sự hay vì “nịnh” gái.
2.4. Lời cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc và gia chủ an vui
Nội dung của Hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng, không chỉ dừng lại
ở lối thử thách bằng thơ của hát Quan lang, bài học về cách ứng xử và đạo lý
làm ngƣời, sự trân trọng đối với ngƣời phụ nữ mà chúng ta còn thấy trong đó
là lời cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc và gia chủ an vui. Đây là nội dung bao
trùm toàn bộ những bài thơ Quan lang, ngay cả khúc ca nghi lễ cũng bao hàm
nội dung ấy:
Lễ thứ nhất là nghĩa vợ chồng
Lễ thứ hai sống lâu muôn thủa
Lễ thứ ba phúc thọ nhiều năm
Lễ thứ tƣ làm ăn thịnh vƣợng. [27]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Khái niệm hạnh phúc ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc có gắn với những tiêu
điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cuộc sống vợ chồng hoà thuận, một gia đình
đầm ấm, con cái khôn ngoan, tài lộc phùng phùng, đó là ƣớc mơ muôn đời
của con ngƣời. Hát Quan lang thể hiện ƣớc mơ đó:
Đẳm hợi khỏi cụm mừa sloong bƣởng
Cụm hẩƣ mìn thịnh vƣợng an khang
Slinh nữ tằng slinh nam kế thế
Slinh nam độ tiến sỵ quốc gia
Slinh nữ tằng slƣ tha quyền chức
Mì phúc táng rộp đức mà thâng
Dịch:
Cầu tổ tiên phù hộ cho hai họ
Để gia thế thịnh vƣợng an khang
Sinh nữ cùng sinh nam kế thế
Sinh nam đỗ tiến sỹ quốc gia
Sinh nữ cũng quyền cao chức trọng
Có đức sẽ gặp đƣợc phúc may. [27]
Bài hát vừa dứt thì một ngƣời trong gia đình nhà gái đến mở gánh lễ;
dâng tất cả lên bàn thờ tổ tiên và “Quan lang mời tổ tiên chứng giám”:
“Nhất khỏi dƣờng đẳm tổ gia tiên
Rƣờn đẳm đảy bình yên kháng thái
Gụm lủc lan đảy cải vần gần
Hoằn nẩy mì lệ kết hôn đuổi vậu
Mời đẳm lồng tu lẩu giƣờng ngần
Hoằn hƣơng hoa bân Slung hom toả
Mời đẳm lồng thƣợng toạ kính dƣờng”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Dịch: Thứ nhất mời tiên tổ gia tiên
Nhà tổ đƣợc bình yên khang thái
Phà hộ cháu vạn đại trƣờng tồn
Hôm nay đƣợc kết hôn giá thú
Mời tổ tiên xuống ngự giƣờng cao
Hƣơng hoa toả ngạt ngào thơm ngát
Các cháu có lễ bạc kính dâng
Mời tổ tiên kính dâng toạ hƣởng. [27]
Sau khi mời tổ tiên chứng giám thì Quan lang lại có bài ca “Trình lễ và
báo lễ”. Lễ vật tuy nhỏ bé nhƣng qua lời thơ Quan lang lại rất có ý nghĩa. Nó
tƣợng trƣng cho lời cầu chúc lứa đôi hạnh phúc, tình duyên bền chặt nhƣ đôi
chim loan phƣợng, nhƣ đôi én nhạn giang cánh bay, nhƣ uyên ƣơng thành đôi
bơi trên mặt nƣớc thủ thỉ, thân thƣơng. Sau khi dẫn dắt cho cô dâu, chú rể thắp
hƣơng vái tạ tổ tiên chính thức trở thành vợ chồng, Quan lang có lời chúc:
Chúc hẩƣ Sloong lan
Căm nặm vần bjoóc
Cóp nặm vần hoa
Phja cải Sling lủc luồng
Phja lƣơng Slinh én nhạn
Phja đán thảo kỳ lân
Phja ngần Slinh nặm bó
Dịch: Tay vắt đất ra hoa
Tay vàng làm ra của
Núi cao sinh con rồng
Rừng vàng sinh én nhạn
Vách đứng sinh kỳ lân
Núi bạc sinh nguồn nƣớc
[49, tr. 58]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Đây là lời chúc vô giá cho hạnh phúc lứa đôi trong tƣơng lai làm ăn
“Mát mẻ”, vinh hoa phú quý, con cháu đầy đàn, phúc lộc lớn nhƣ quả núi cao
sinh ra rồng, nhƣ rừng vàng sinh én nhạn, nhƣ vách đá sinh ra con kỳ lân, nhƣ
núi bạc sinh ra nguồn nƣớc. Đây là bốn câu thơ cổ đƣợc lƣu truyền lại, hiện
nay chỉ thấy ở Thạch An và mấy xã lân cận nhƣ Chu Trinh, Hà Trì, Quang
Trung của huyện Hoà An.
Để đạt đƣợc hạnh phúc ấy, hát Quan lang còn là lời khuyên răn ân tình
đối với đôi vợ chồng trẻ:
- Chúc hử phua mìa kin phuối thuận căn
Mìa đá phua nhặn lòng đẹp ý
Phua đá mìa đắc đỉ hất đây
Tón ngài au phầy mà tó
Tức thì liên tẳng mỏ hung hang
Kin dá là lo toan hất việc
Chính slử pần đạo nết phua mìa
Dịch: Chúc cho vợ chồng ý thuận ngôn hoà
Vợ có giận thì chồng dịu đi
Chồng có giận thì vợ làm lành
Đến bữa nổi lửa lên ấm cúng
Cùng nhau gánh vác việc gia đình
Đó mới là đạo nết vợ chồng. [27]
- Chúc hử:
Giảo khẩu ngần chèn thêm phít phải
Rƣờn sang lƣợn ngoạ lại lƣờn triên
Slinh đảy nam giai thông văn bút
Slinh đảy nữ tử là mọi á nhƣ tiên
Phu thê đảy nhở cậy vằn lăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Chúc đôi duyên cùng thiên ý hợp
Thọ nhƣ Bành tổ bát thiên niên
Chúc hử gằm lăng tê đảy nận
Danh tiểng cần lai thiên hạ truyền
Dịch : Chúc cho: Có thóc có tiền, lại thêm vải
Nhà sang nhà ngói lại tƣờng xây
Sinh đƣợc con trai thông văn bút
Sinh đƣợc con gái đẹp nhƣ tiên
Vợ chồng đƣợc nhờ cậy ngày sau
Chúc cho đôi duyên thêm hoà hợp
Thọ nhƣ Bành Tổ tám trăm năm
Chúc cho câu gì đƣợc điều đấy
Danh tiếng còn thơm thiên hạ truyền. [27]
Và hạnh phúc không chỉ là vật chất mà còn là những giá trị tinh thần:
Chồng khôn vợ rạng mặt với ngƣời
Vợ ngoan vợ cũng vui với bạn
Vạn sự khởi đầu nan, cha mẹ gửi con đi làm dâu thì phải sắm sửa
cho con bƣớc đầu những thứ cần thiết, của hồi môn phải đƣợc giao công khai
trƣớc mặt mọi ngƣời:
Giờ nẩy khỏi giao cúa hồi môn
Phà loan đo sloong phin chúc chúc
Phà mản gẩm co bjoóc lài sli
Phƣn đeo in bách hoa loan phƣợng
Hoằn nẩy ẻn rẳp nhạn mừa rƣờn
Mon thua đo tôi nƣng bấu lế
Sloong coóc thêu dử hỉ song song
Vạng đeo là phƣợng loan mai trúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Bjoóc đáo phông hạnh phúc rùm roà
Dịch:
Tôi giao của hồi môn mọi thứ
Chăn hoa hãy nhận cho hai chiếc
Một cái đệm gấm vóc khác màu
Một chiếc in hạc chầu loan phƣợng
In con én đón nhạn giao ca
Đôi gối thêu bách hoa tứ quý
Hai góc thêu chữ hỷ song song
Một góc thêu hoa ban đua rộ
Thêu cành đào hoa nở xuân sang
[49, tr. 64-66]
Của hồi môn đƣợc miêu tả rất đẹp, thứ nào cũng chan chứa “Nghĩa nặng
tình sâu”, mặt chăn dệt hoa tứ quý, mặt in loan phƣợng sánh đôi... Tất cả
những kỷ vật đó đều do cha mẹ, họ hàng, và bạn bè cô dâu ban tặng với lời
cầu chúc:
“Phua mìa đảy rèng têm hạnh phúc”
(Vợ chồng đƣợc sung sức an khang)
[49, tr. 65]
Đặc biệt là hình ảnh:
Đôi chậu men hoa đẹp lung linh
Nƣớc trong xanh in hình loan phƣợng
Đôi má đào ẩn hiện trắng trong
[49, tr. 65-67]
Có câu thơ rằng:
Nƣớc trong, trong suốt đáy lòng
Có ai biết dƣới sâu nông chừng nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Tình cảm của đôi vợ chồng này không phải nhƣ vậy. Chắc chắn là họ sẽ
hạnh phúc suốt đời nhƣ lời chúc của Quan lang.
Gằm gạ: Cúa tin mừng nặm bó
Cúa vỏ mẹ nặm noòng
Ngần dèn tang tôm nhả
Tha nả tảy xiên kim
Vỏ mẻ bấu mì lăng Slống lủc
Mong giả rặp ben bjoóc au mừa
Dịch: Của tay làm là nguồn vô tận
Của cha mẹ nƣớc cuốn xuôi dòng
Ngƣời xƣa nói bạc vàng thứ hạng
Mặt mũi mới xứng đáng ngàn vàng
Cha mẹ nghèo giúp con có hạn
Mong bà đón hãy điểm mang về
[49, tr.65-67]
Lời chúc cũng là lời dặn dò hai vợ chồng phải tự tay xây dựng cơ nghiệp là
chính chứ không thể phụ thuộc vào cha mẹ mãi đƣợc. Lời dặn dò đồng thời cũng
là lời chỉ dẫn hƣớng đi đúng đắn trong cuộc sống cho đôi vợ chồng mới cƣới.
Mọi thủ tục đã hoàn thành, “Đã đến giờ nguyệt tiên thiên đức” mà đôi
bên gia đình đã định, Quan lang có bài thơ “Xin cho con dâu xuất giá” với lời
cảm ơn sâu sắc tới:
“Cảm ơn thuổn vỉ noọng họ hàng
Dƣa khỏi lẹo mọi tàng công khỏ
Lẩu nẩy lẩu cốc bó hom van
Chẻn ngọc khỏi rìn têm cảm tạ
Dùa căn pây hẩƣ lẹo hẩƣ thông
Vạ căn kin gần chang củng dử”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Dịch: Xin dâng chén tạm biệt họ hàng
Giúp tôi trọn mọi đƣờng thành đạt
Rƣợu này cất tận gốc nƣớc nguồn
Chén ngọc rót đầy tràn bằng miệng
Cùng nhau hãy cạn chén cho xong
Cạn cho hết mọi phần đừng chối
[49, tr. 70-71]
Và lời mời rƣợu làm cho ngƣời đƣợc mời không thể chối từ lời chúc cho
mối tình cảm nhà trai và nhà gái đã có trong ngày hôm nay là vĩnh cửu, mãi
mãi bền chặt:
Chúc mọi gần hỷ hả đây vjòi
Hất mọi mòn đảy lai hơn vậu
Sloong mừng căm chẻn lẩu dẳc dò
Kin lồng pây chang gò chứ mại
Vjổp tồng nhỏt ỏi
Tỏi tồng nhỏt lỳ
Kin lồng pây xiên pi chứ mại
Tạm biệt thuổn vỉ noọng mọi gần
Dùa căn kin dẳng slƣơng à nỏ
Dịch: Chúc mọi ngƣời khang thái tốt lành
Cả nhà đƣợc bình an phú quý
Chén rƣợu cầm lƣỡng lự hai tay
Uống vào không sợ say nhớ mãi
Rƣợu nồng nhƣ mía lủi ngọt ngào
Uống vào ngọt lịm
Mềm nhƣ lá mía
Rũ nhƣ ngọn lê
Nhớ ngàn năm xuân thu nhớ mãi
[49, tr. 70-71]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Nhƣ vậy hát Quan lang không chỉ cho ta thấy một phong tục thử thách
trong đám cƣới ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng mà Hát Quan lang còn là
bài học về cách ứng xử và đạo lý làm ngƣời, là sự trân trọng đối với ngƣời
phụ nữ không chỉ phản ánh chân thực và sinh động một đám cƣới. Hát Quan
lang đã thể hiện khát vọng muôn đời của ngƣời Tày xƣa về những điều tốt
đẹp cho cuộc sống hơn tất cả là lời cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc và gia chủ
an vui, gia đình có con đàn cháu đống, sống trong cảnh đầm ấm và hạnh phúc.
Tiểu kết:
Trong kho tàng văn học dân gian miền núi, thơ không những chỉ là hình
thức kể chuyện đời sống mà còn là những lời hát bằng nhiều làn điệu dân tộc.
Những ngƣời thích đọc thơ, nghe thơ và cả làm thơ cũng là những ngƣời say
sƣa nghe hát và tham gia hát. Đó cũng là trƣờng hợp hát Quan lang (hát đám
cƣới) - một hình thức sinh hoạt văn hoá - văn nghệ trong các đám cƣới Tày ở
Thạch An - Cao Bằng. Sức hấp dẫn của hát Quan lang là ở lối thử thách bằng
thơ. Hát Quan lang có nội dung mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là bài học
về cách ứng xử và đạo lý làm ngƣời, là sự trân trọng đối với ngƣời phụ nữ, là
lời cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc và gia chủ an vui. Nội dung toát lên những
tƣ tƣởng tiến bộ và tính chất hiện thực khá sâu sắc, với những lời thơ lành
mạnh, trang nhã, có phong cách và tính chất dân tộc miền núi đậm đà, các bài
hát đám cƣới các bài “thơ lẩu” đã làm giàu thêm nền văn hoá - văn nghệ dân
gian của các dân tộc thiểu số nói riêng cũng nhƣ nền văn hoá - văn nghệ cả
nƣớc nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Chƣơng 3:
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG LỜI
HÁT QUAN LANG
3.1. Nhân vật trữ tình
Cũng nhƣ các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân
tộc Tày ở Thạch An – Cao Bằng rất coi trọng việc hôn lễvì nó thể hiện ý thức
trách nhiệm với tổ tiên giống nòi, là hình thức củng cố và phát triển xã hội. Có
thể nói, từ trƣớc tới nay đám cƣới ngƣời Tày nơi đây không chỉ là công việc
của mỗi nhà mà còn là công việc của cả làng bản. Vì thế, mỗi khi có đám cƣới,
cả bản lại rộ lên nhƣ hội. Điều độc đáo trong đám cƣới là đón dâu bằng thơ -
hát. Đón dâu bằng thơ là một phong tục thể hiện nét đẹp độc đáo mang đậm đà
bản sắc dân tộc. Trong đám cƣới, các thủ tục nghi lễ đều có những bài ca.
Ngƣời tham gia diễn xƣớng đám cƣới cũng là đối tƣợng vừa xác định
vừa không xác định, vừa là con ngƣời cụ thể vừa là con ngƣời bất kỳ xác
định. Cụ thể vì đó là ông Quan lang, bà Pả mẻ trong một đám cƣới. Không
xác định, bất kỳ vì mỗi đám cƣới có các ông Quan lang, bà Pả mẻ (Pả Slống,
Pả rẳp) khác nhau. Đó có thể là ông A hoặc ông B, ông C... bà A hoặc bà B,
bà C... tuy nhiên họ đều dùng những khúc hát giống nhau họ là những ngƣời
đƣợc gia chủ (nhà trai, nhà gái) tin tƣởng chọn làm đại diện cho mình.
Tuy vậy, những lời hát của họ là những tiếng thơ dân gian mang tính
cộng đồng chứ không phải tiếng thơ bác học mang tính cá thể. Nhƣng “Quan
lang” giữ một vai trò rất quan trọng, đó là ngƣời đại diện cao nhất của họ nhà
trai, có thẩm quyền giải quyết tất cả mọi việc liên quan đến vấn đề nghi lễ với
họ nhà gái. Cho nên, một ngƣời muốn đƣợc mời làm “Quan lang” phải có
một số tiêu chuẩn chính sau đây: biết “thơ lẩu” và thuộc lòng nhiều bài “thơ
lẩu” khác nhau, để có thể hát những bài mà bên kia không “đối” lại đƣợc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
đồng thời để có thể “đối” lại tất cả những bài của bên kia xƣớng ra. Quan
lang nhất thiết đã có vợ, đông con có “đủ nếp đủ tẻ”, gia đình hoà thuận êm
ấm, quan hệ xã hội tốt có phẩm chất đạo đức, am hiểu phong tục dân tộc, ăn
nói lịch thiệp và đặc biệt là phải có tài ứng đối linh hoạt, trong mọi tình huống
đều có thể “xuất khẩu thành thơ”. Đoàn nhà trai, ngoài “Quan lang” còn có
các phù rể. Các bài hát đám cƣới không thể hát tuỳ tiện, phải theo một trình tự
nhất định. Ngay việc tổ chức hát cũng chặt chẽ và có những “tiêu chuẩn” nhất
định. Lực lƣợng hát bên nhà trai là: “Quan lang” và các phù rể. Lực lƣợng hát
bên nhà gái thƣờng đông hơn vì giữ vai trò làm “chủ” và giữ thế chủ động,
gồm có “Pả mẻ”, các phù dâu và các bạn gái của cô dâu. Nhƣ vậy là chú rể
và cô dâu không tham gia cuộc hát. Điểm qua lực lƣợng và thành phần hát
của hai bên, chúng ta thấy hát đám cƣới Tày thực chất là một cuộc hát đối đáp
giữa nam và nữ, giống nhƣ các cuộc hát lƣợn của ngƣời Tày, hát Sli của
ngƣời Nùng, hát trống quân của ngƣời Việt.
Tính chất hấp dẫn của các bài hát đám cƣới cũng chính là ở chỗ: đó là
một cuộc hát đối đáp giữa nam và nữ, một cuộc, một cuộc thi thơ. Cuộc đối
đáp càng sôi nổi càng làm cho không khí đám cƣới thêm tƣng bừng náo nhiệt
và giúp cho hai bên hiểu rõ và cảm thông cho nhau, càng thắt chặt thêm mối
tình cảm đã có giữa hai họ nhà trai và họ nhà gái. Chính vì thế, ta thấy thơ
Quan lang có kết cấu đối đáp giống nhƣ ca dao ngƣời Việt.
3.2. Thời gian diễn xƣớng
Sau khi tiến hành xong các thủ tục để chuẩn bị cho ngày cƣới nhƣ lễ
dạm hỏi nhà trai đến để “Mai mừng xo bjoóc” (ngửa tay xin hoa) nghĩa là xin
ngƣời con gái về làm dâu và chính thức xin bản “lủc mỉnh” (lục mệnh) viết
trên trang giấy hồng (hoặc vải điều) rất trang trọng. Qua buổi lễ này coi nhƣ
hai gia đình đã đính ƣớc, ngƣời con trai và ngƣời con gái đã đính hôn. Lễ “kin
tháp” (lễ ăn hỏi) đƣợc tiến hành sau dạm hỏi khoảng hai tháng tại nhà gái. Từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
lễ “kin tháp” nhà trai quyết định năm tháng tổ chức lễ cƣới. Thông thƣờng lễ
ăn hỏi đƣợc tổ chức bắt đầu từ mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Thời gian
mùa cƣới cũng là thời gian diễn ra hoạt động hát Quan lang nhiều nhất. Và
thời gian cụ thể của hoạt động diễn xƣớng là một đám cƣới. Thời gian hát tuỳ
theo tổ chức từng đám cƣới. Trong quá trình đi điền dã, khảo sát thực tế, thì
hoạt động hát Quan lang đƣợc diễn ra theo trình tự thời gian từ khi đoàn nhà
trai đặt chân tới cổng làng nhà gái đến lúc kết thúc xin đón dâu về. Lễ đón dâu
của ngƣời Tày ở Thạch An - Cao Bằng bắt đầu từ chiều hôm trƣớc, nhà trai ở
qua đêm tại nhà cô dâu đến ngày hôm sau mới đƣợc xin đƣa dâu về nhà. Thời
gian diễn xƣớng hát Quan lang đồng thời cũng là thời gian tiến hành hôn lễ.
Thời gian này đƣợc nói rõ ở trong lời thơ Quan lang. Nó đƣợc lặp đi lặp lại
rất nhiều lần, sự lặp lại này tạo nên “mô típ giờ đẹp” trong lời hát Quan lang:
- Mƣời năm có đƣợc một ngày đẹp
Trăm ngày có đƣợc một ngày yên
- Mƣời giờ kén đƣợc giờ này đẹp
Trăm giờ kén đƣợc giờ này yên
- Ngày lành tôi xin chúc
Ngày tốt tôi xin thƣa
- Mƣời ngày mới có một ngày lành
Trăm ngày có một vòng ngày tốt
Chọn đƣợc giờ thiên đức nguyệt tiên
Chọn đƣợc giờ lâm môn ngũ phúc. [27]
“Ngày đẹp”, “ngày yên”, “giờ này đẹp”, “giờ này yên”, “giờ thiên đức
nguyệt tiên”, “giờ lâm môn ngũ phúc”... cũng là thời điểm diễn xƣớng lời hát
Quan lang. Còn “mƣời năm”, “trăm ngày”, “trăm giờ”, “mƣời giờ”... là lối
nói ngoa dụ mà ngƣời nghệ sĩ dân gian lựa chọn để nhấn mạnh “giờ tốt”,
“ngày tốt”...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Nhƣ vậy, hát Quan lang cũng sử dụng một số công thức nhƣ trong ca dao
ngƣời Việt. Việc sử dụng công thức thƣờng kết hợp với việc trình bày nội
dung nghi lễ cần tiến hành hoặc báo cáo trƣớc hành động sẽ xảy ra. Có khi
thời gian dùng để xác định thời điểm tiến hành nghi lễ nhƣ lễ bái tổ, lễ dâu ra
cửa…; Có khi nhằm mục đích thông báo để tiến hành thủ tục cần làm nhƣ
mời mắc màn trải chiếu; Có khi dùng để làm lí do chia tay từ biệt ra về (Pả
mẻ chào họ nhà trai để từ biệt về nhà):
Mƣời giờ kén đƣợc giờ này đẹp
Trăm giờ chọn đƣợc giờ này lành
Giờ này xin quay lui
Giờ tốt xin đón dâu ra cửa
Đón về cho hàng họ mừng vui. [27]
Thời gian trong hát Quan lang là thời gian nghệ thuật mang tính phiếm
chỉ, ƣớc lệ. Chẳng hạn trong việc xác định giờ đẹp, ta có thể thấy giờ tốt là
một giờ bất kỳ nào đó (theo hệ can chi), tƣơng ứng với một thời điểm nhất
định trong ngày cƣới, mà thời điểm này theo gia chủ là thời điểm phù hợp với
các nghi lễ cần tiến hành.Thời gian diễn xƣớng cũng là thời gian vừa xác định
vừa phiếm chỉ. Nó là thời gian của một đám cƣới, phản ánh tiến trình và các
nghi thức đám cƣới đó với những con ngƣời cụ thể, trong một không gian cụ
thể, nhƣng nó cũng đƣợc dùng cho tất cả các đám cƣới ở mọi nơi mọi lúc. Từ
ngữ dùng để xác định “Giờ nẩy…Vằn nẩy” (Giờ này - Ngày này). Ngày, giờ
luôn là các danh từ kết hợp với đại từ chỉ định: Ngày này…, Giờ này… cũng
mang tính xác thực - phiếm chỉ. Đặc điểm này góp phần không nhỏ làm nên
một nét văn hoá độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Tày.
3.3. Không gian diễn xƣớng
Khảo sát lời hát Quan lang ở Thạch An - Cao Bằng, không gian diễn
xƣớng hay nơi chốn xảy ra cuộc diễn xƣớng cũng vừa xác định vừa phiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
chỉ. Đó là nhà cô dâu, nhà chú rể tại một thôn bản nhất định nhƣng đó cũng
là nhà cô dâu, nhà chú rể bất kỳ. Tính phiếm chỉ khiến thơ Quan lang dễ phổ
biến, dễ sử dụng và trở thành tài sản chung của cộng đồng Tày ở mọi lúc
mọi nơi.
Không gian đám cƣới và các nhân tố khác (ngƣời tham dự, không khí
tiệc cƣới, các nghi thức trong đám cƣới…) làm thành môi trƣờng diễn xƣớng
cho lời hát Quan lang, trong đó có khung cảnh xóm làng miền núi, có ngôi
nhà sàn để ngƣời con gái Tày bƣớc xuống những bậc thang (“lồng lảng” -
xuống nhà) quen thuộc, ra khỏi nếp nhà thân yêu về nhà chồng, bắt đầu một
cuộc sống mới. Môi trƣờng đó còn là sự quần tụ vui vẻ của bà con chòm xóm,
của họ hàng gần xa trong ngày hợp hôn của đôi trai gái. Tất cả vui mừng, hồi
hộp hƣớng về đoàn khách nhà trai hoặc nhà gái, theo dõi từng hành vi, cách
ứng xử của họ trƣớc những thử thách của gia chủ và những nghi thức, lễ tục
cần làm cùng với những lời thơ đối đáp mƣợt mà, ý vị, ngân nga trầm bổng
trong giọng ngâm của ông Quan lang, bà Pả Mẻ…
3.4. Thể thơ
Khảo sát 150 lời hát Quan lang đƣợc sƣu tầm ở vùng Thạch An - Cao
Bằng, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Với 2107 dòng thơ, trong 150 khúc
hát có 65 dòng thơ năm chữ, chiếm 3,1%; Có 1865 dòng thơ bảy chữ, chiếm
88,5%; Có 177 dòng thơ tự do, chiếm 8,4%.
3.2.1. Thể thơ ngũ ngôn
Trong lời thơ Quan lang, thể thơ này ít đứng độc lập, mà thƣờng xen kẽ
với thể thơ thất ngôn theo lối tự do tuỳ thuộc vào nội dung cần kiểu đạt không
tuân theo trật tự nào, thƣờng thì thể thơ ngũ ngôn, chữ thứ năm của câu trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
vần với chữ thứ ba của câu dƣới. Nhƣng trong thơ Quan lang không phải là
nhƣ vậy, cấu trúc câu sau đƣợc lặp lại một số từ hoặc nhóm từ của câu trƣớc.
- Bác khỏi gạ khỏi mà
Pả khỏi xỉnh khỏi lại
Dịch: Bác tôi cử tôi về
Bá nhà cử tôi đến. [49]
- Cốc vủc dú đin hác
Lảc vủc dú đin keo
Dịch: Gốc cây Gon trồng trên đất lạ
Rễ cây gon ở chốn ngƣời Kinh. [27]
- Lai mạy dẳng vần đông
Lai gần dẳng vần họ
Dịch: Nhiều cây mọc mới thành rừng
Nhiều ngƣời mới góp phần dòng họ. [27]
Những đoạn thơ Quan lang dùng thể ngũ ngôn liên tiếp thƣờng là dùng
để mở đầu cho một bài ca, để bắt đầu trình bày sự việc và dùng để chúc tụng,
khuyên nhủ, dặn dò đôi vợ chồng trẻ nên lời thơ mang tính chất triết lý cao:
- Chúc hẩƣ sloong lan
Căn nặm vần nậu bjoóc
Cóp nặm vần bông hoa
Phja cải Slinh lủc luồng
Phja đán thảo kỳ lân
Phja ngần sinh nặm bó
Dịch: Tay vắt đất ra hoa
Tay vàng làm ra của
Núi cao sinh con rồng
Rừng vàng sinh én nhạn
Vách đứng sinh kỳ lân
Núi bạc sinh nguồn nƣớc. [49]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
- Cúa tin mừng nặm bó
Cúa vẻ mẻ nặm noòng
Ngần dèn tang tôm nhả
Tha nả tảy xiên kim…
Dịch: Của tay làm là nguồn vô tận
Của cha mẹ nƣớc cuốn xuôi dòng
Ngƣời xƣa nói bạc vàng thứ hạng
Mặt mũi mới xứng đáng ngàn vàng... [49]
Nhƣng thể thơ này ít đứng độc lập, thƣờng xen kẽ với thể thất ngôn theo
lối tự do tuỳ thuộc vào nội dung cần biểu đạt, không tuân theo trật tự nhất
định nào, cách gieo vần cũng thƣờng không thống nhất.
- Chẻn nặm nẩy pjá nghịa hoằn công
Lủc là lủc rƣờn gần
Lan là lan chang họ
Y nhƣ gằm pửa ké lảy Sle
Giờ nẩy mì gằm xo khỏi gạ
Càn khôn là đạo lả tông thân
Lai mạy dẳng vần dông
Lai gần dẳng vần họ
Co mạy mì lai cáng lai kha
Gần lai chi thom mà họ háng
Mọi chi họ cốc cáng gản rì
Mèng thom bjoóc slí mủa bân quảng
Mởi thuổn tằng họ háng oóc mà
Sle khƣơi dậƣ đo mọi nả
Tởi gần ngám mì vửa pày nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Dịch: Chén nƣớc này trân trọng trả ơn
Cháu là con hƣơng lân nhà khác
Nay có thêm cô bác cả nhà
Bây giờ có hai quê đôi ngả
Càn khôn là đạo lý tông thân
Nhiều chi mới họp thành dòng họ
Nhiều cây mới mọc thành đƣợc rừng
Nhiều ngƣời mới góp thành dòng họ
Một cây có cành nhỏ cành to
Nhiều chi họ họp về thành mạnh
Một cây có gốc ngọn xum xuê
Hoa đua nhụy bốn mùa vƣơn cành
Mời họ hàng nhanh chóng bƣớc ra
Để cháu rể dâng trà tiếp nƣớc
Đời ngƣời mới có dịp một lần. [27]
3.4.2. Thể thơ thất ngôn
Đây là thể thơ khá phổ biến của lời hát Quan lang ở Thạch An - Cao
Bằng nói riêng và lời hát Quan lang nói chung, cách gieo vần thƣờng là vần
lƣng, chữ thứ bẩy của câu trên vần với chữ thứ năm của câu dƣới. Cách gieo
vần này tạo nhịp điệu trong mỗi câu thơ và cho cả đoạn thơ, khiến cho lời hát
Quan lang dễ nhớ, dễ thuộc:
- Kính dƣờng thâng các bạn khách sang
Phận bân păn dú chang khau khuổi
Bấu vần thân dẳng nội nhắc nhau
Mì tha bấu mì châƣ dẳng khổn
Bấu chắc gằm lăng cón dƣởng rừ
Sự nẩy khỏi rọ là vô lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Lƣợng hải hà xá kể ngu xi
Dịch: Thƣa Quan lang các bạn khách sang
Chúng tôi quê tận cùng khe suối
Ngƣời vùng sâu lầm lỗi là thƣờng
Ăn nói còn có phần thô kệch
Tầm nhìn của đôi mắt chƣa xa
Lời mời trƣớc sau chƣa biết nói
Có vô lễ hay lỗi gì chăng
Lƣợng hải hà tôi xin lƣợng thứ. [27]
Cách gieo vần này cũng thống nhất trong hát Quan lang nói chung, nó
quen thuộc với cấu trúc của một số thể dân ca khác nhƣ: Then, lƣợn cọi, lƣợn
Slƣơng, phong slƣ ..
Thể thơ thất ngôn có tính chất miêu tả, ngợi ca làm cho lời hát Quan lang
trở nên sâu sắc và có sức thuyết phục hơn.
- Kính dƣờng thâng các á tản làn tàng
Rƣờn gần mì slao nàng bjoóc quý
Nạy khỏi nhằng dú lẻ đang thân
Bjoóc mì xuân gần mì slí
Bjoóc xuân đảng rỉ phông hom
Chỏi chỏi bặng đao bân slíp hả
Dịch: Thƣa các nàng slao á lịch sự
Nhà ta có slao á tân thanh
Hoa kia đang chờ đón gió xuân chờ gió đón xuân
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hát quan lang của người tày ở thạch an - cao bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian.pdf