Luận văn Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 5

2. Lịch sử vấn đề 6

3. Mục đích nghiên cứu 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6. Phương pháp nghiên cứu 9

7. Đóng góp khoá luận 10

8. Cấu trúc khoá luận 10

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

THƠ CA HỒ XUÂN HƯƠNG 11

1.1. Lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX 11

1.2. Tình hình văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

12

1.3. Tác giả Hồ Xuân Hương 15

1.3.1. Cuộc đời 15

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác 16

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ

HỒ XUÂN HƯƠNG 17

2.1. Quan niệm về biểu tượng và một số

biểu tượng phổ biến trong văn học 17

2.1.1. Quan niệm về biểu tượng 17

2.1.1.1. Quan niệm về biểu tượng 17

2.1.1.2. Biểu tượng dưới góc độ văn học 19

2.1.2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học 20

2.1.2.1. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học thế giới 20

2.1.2.2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học Việt Nam 22

2.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương 25

2.2.1. Quan niệm về biểu tượng phồn thực 26

2.2.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương 29

pdf69 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề cập đến nước. Nước là một vô thể, bởi vậy, nó sáng tạo ra mọi hữu thể, mọi hình thức.Tất cả vạn vật trên trái đất muốn sinh sôi phát triển được đều phải nhờ đến nước.Không có nước thì cuộc sống sẽ dần tuyệt diệt mà thôi. Nước trở thành biểu tượng cho sự sống. Đất đai, mục súc, cây cối, con người nhờ nước mà sinh sôi nảy nở. Các nguồn nước (khe, suối, đầu nguồn, giếng,) đều mang ý nghĩa phồn thực. Biểu tượng “giếng” còn liên quan đến mùa màng. Người Việt ở châu thổ sông Hồng sau khi đắp đê ngăn nước thì vai trò của giếng càng trở nên quan trọng. Giếng là nơi trữ nước, nguồn nước cho con người, vật nuôi, cây trồng. Biết bao chuyện thần kì quanh giếng như loại giếng không ai đào mà tự nhiên thành, nước không bao giờ cạn, nếu cạn thì mất mùa đói kém. Bởi vậy, bên cạnh mỗi giếng đào bao giờ cũng có cây hương thờ như ngôi đền Giếng ở đền Hùng, đền Chín Giếng (Thanh Hoá), Giếng Tiên ở T.X Lạng Sơn, giếng ngọc ở Cổ Loa, nước giếng bà Man Nương (Bắc Ninh), Đọc bài Giếng thơi của Hồ Xuân Hương, ai cũng thấy bà muốn nói gì mà không cần phải phân tích đặc điểm này làm gì, hay giống cái gì nữa. Cái nghĩa ngầm tự nó phô ra rõ ràng rồi. Hình ảnh “khe”, “kẽ”, “hang”, “hốc”, “giếng”, của tự nhiên này được bà hoà đồng với “khe”, “kẽ”, “hang”, “hốc”, nơi cơ thể người phụ nữ. Bốn câu thơ giữa cho thấy điều đó: Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. 37 Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá diếc le te lách giữa dòng. Thoạt đọc qua, ta có cảm giác Hồ Xuân Hương đã xuất phát từ cái giếng thực tế bởi “Nước trong leo lẻo một dòng thông”. Nhưng thực tế, khó có chiếc giếng đất nào mà cầu lại “trắng phau phau” như thế, bởi lẽ màu “trắng phau phau” là màu trắng của da thịt nõn nà thiếu nữ. Còn chiếc cầu bắc qua sông dù có trắng đến đâu thì qua mưa nắng nó cũng không thể giữ nguyên màu sắc ban đầu được. Hơn nữa, không ai nói “cầu trắng phau phau” bao giờ. Nếu phải tìm một danh từ ghép để đúng nghĩa với tính từ “phau phau” thì chỉ có thể là “vải trắng phau phau”, “da trắng phau phau”, Tương tự như vậy, “leo lẻo” là một từ chỉ tính chất của mồm, miệng nhưng “nước trong leo lẻo” thì chưa thấy ai nói tới ngoài nữ sĩ. Hai câu 3 - 4 đối nhau rất chỉnh: cầu trắng - nước trong, phau phau - leo lẻo, đôi - một, ghép - thông. Nhờ nghệ thuật đối tài tình mà ý của hai câu thơ có sự cộng hưởng. Đến đây, có thể khẳng định, chiếc cầu kia là chiếc cầu mang nghĩa tinh nghịch, ám chỉ tới thân thể, da thịt con người. Nếu hai câu trên có cặp tính từ đối “trắng - trong” thì hai câu dưới có cặp động từ đối “leo - lách”. Hình ảnh “cỏ gà lún phún”, “cá diếc le te” đi liền với “leo”, “lách” khiến người đọc liên tưởng, hình dung ra một cái giếngkhác trên cơ thể người phụ nữ. Giếng ấy đã đạt tới nghĩa ngầm là “cái ấy”, từ đó làm ta nhớ đến nhận xét của Đào Thái Tôn: “Ác thay, người đọc đã đi thẳng tới Hồ Xuân Hương bằng con đường gần hơn con đường thẳng Bởi vì, Hồ Xuân Hương đã mượn “một cái gì” để nói “một cái gì” nên ta bị đặt trước hai ngõ cụt không giải thích được cái gì là của Hồ Xuân Hương mà chỉ quanh co bằng những danh từ ước lệ, ta vĩnh viễn là một kẻ đến sau” [17, tr. 93] Ở bài Hang Thanh Hoá ta cũng bắt gặp môtíp ấy: Khen thay con tạo khéo khôn phàm Một đố giương ra biết mấy ngoàm, Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp, Lách khe nước rỉ mó lam nham. 38 Bài thơ tả về đặc điểm của một hang động tự nhiên “một đố” (vách động) giương ra biết mấy “ngoàm” (là vòm động với các hõm to nhỏ trong động) cũng là biểu tượng chỉ loại “hang động” đặc biệt trên cơ thể người phụ nữ mà thợ trời đã khéo léo tạo ra. Cả chi tiết về hình thức bên ngoài lẫn bên trong đều giống hệt. Cái Đèo Ba Dội của Xuân Hương với ba nét chấm phá, những nét vẽ chân thực đã vẽ nên hình khe, thế núi, cỏ cây, hang hốc của một cảnh thực với ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo, sương đầm đìa: Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. Vậy mà, bằng con mắt “hoà đồng nguyên thuỷ”, nữ sĩ đã lập tức hoà đồng giữa cái hang nằm nơi lưng chừng đèo vốn có từ thuở khai thiên lập địa của trời đất với hang hốc kín đáo, nhỏ nhoi trên cơ thể người phụ nữ. Thật tài tình và độc đáo! “Túi càn khôn” cũng là biểu tượng liên quan đến bộ phận tính dục của người phụ nữ. Theo huyền thoại của nhiều tộc người trên thế giới: xưa đất trời là một khối hỗn mang, nguyên lý đực và nguyên lý cái còn lẫn lộn chưa phân biệt. Sau đó là sự phân biệt, tính giao và sinh con đẻ cái, trời đất tách nhau tạo thành khoảng không. Bầu trời đất, túi vũ trụ, túi càn khôn trở thành biểu tượng của cái rỗng không có khả năng sinh sản. Hồ Xuân Hương đã thể hiện: “Tối ba mươi khép cánh càn khôn Sáng mùng một lỏng then tạo hoá” hay khi Khóc ông phủ Vĩnh Tường, bà viết: Cán cân tạo hoá rơi đâu mất? Miệng túi càn khôn khép lại rồi. Những biểu tượng gốc liên quan đến bộ phận kín của nữ giới trong thơ Hồ Xuân Hương khá nhiều nhưng biểu tượng gốc liên quan đến bộ phận kín 39 của nam giới rất ít. Tuy vậy, trong thơ bà cũng xuất hiện biểu tượng khá độc đáo là ‘sừng”: Ong non ngứa nọc châm hoa rữa Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa. (Lũ ngẩn ngơ) Trong tâm thức người nguyên thuỷ, sừng của con bò mộng được ví với trăng lưỡi liềm và được đồng nhất với mặt trăng. Đỗ Lai Thuý cho rằng: “các bộ lạc đều coi sừng là biểu hiện của quyền uy bởi cặp sừng uy nghi của con đực đầu đàn trong bầy động vật nhai lại”. [15, tr. 276] Biểu tượng “sừng” trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ là sự liên tưởng về hình dạng hoặc chức năng (húc) mà bắt nguồn từ sâu xa trong tín ngưỡng phồn thực thể hiện sức mạnh của phái nam. Trong các nền văn hoá khác và văn hoá Việt, quan niệm về tính phồn thực vẫn tồn tại đến ngày nay trong các lễ hội như lễ đâm trâu ở Tây Nguyên, tục thờ trâu đất và ăn thịt trâu trong mỗi dịp hội hè đình đám của người Việt, Ngoài ra, sừng trâu thường được treo trước cửa. Trên nóc nhà, nóc đình cũng có bộ phận mô phỏng sừng trâu Các tranh thờ, tượng thờ ở các nền văn hoá khác như Ấn Độ, Lưỡng Hà, đều có rất nhiều hình tượng sừng. Như vậy, sừng là biểu hiện của săn bắn so với hái lượm, của chăn nuôi so với trồng trọt, của người đàn ông so với người đàn bà, của dương so với âm, Trong thơ, Hồ Xuân Hương đã dùng biểu tượng “sừng” để chế giễu bọn văn nhân tài tử, dốt nát mà khoe chữ, trêu hoa ghẹo nguyệt. Vì vậy, giọng châm biếm của bà hết sức sâu cay. Với những biểu tượng gốc đó, Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào sự vật, làm cho sự vật sống động hơn với sự lấp lửng hai mặt khó phân định. Chính vì vậy “nhìn tự nhiên, bà thấy bóng dáng của cơ thể con người. Trong thơ Hồ Xuân Hương, con người in trong trời đất, cảnh vật với một thân thể tràn trề sức sống. Con người và thiên nhiên trong thơ bà gần gũi nhau không phải 40 theo nghĩa bạn bè mà gần gũi nhau trước hết về mặt hình thể và sức sống. Con người và thiên nhiên chiếu ứng vào nhau, soi tỏ nhau. Trong thiên nhiên có cơ thể và sinh lực con người. Trong con người có mọi màu sắc rạo rực và tươi tắn của thiên nhiên”. [26, tr. 73] b. Biểu tượng gốc liên quan hạnh phúc chốn phòng khuê Những biểu tượng liên quan đến hạnh phúc ái ân được thể hiện rõ trong trò chơi: múa mo, cướp nõ nường, kéo co, ném còn, đánh đu, Chúng là những hành vi mô phỏng hành động tính giao, một công đoạn của ngày hội, cầu mong sự phồn thực, phồn sinh. Bởi thế, trò chơi chỉ là một hình thức “diễn xướng” theo một quy ước có sẵn. Như trò kéo co thì bên nữ bao giờ cũng phải thắng để mang lại sự may mắn, được mùa, làm ăn thịnh vượng cho làng xóm. Cũng có nơi khi trời nắng lắm (hạn hán) thì nữ thắng, còn khi trời mưa lâu (úng lụt) thì nam thắng. Người ta tin rằng, năng lượng âm dương của con người sẽ tạo ra một sự hài hoà âm dương của vũ trụ để điều chỉnh thời tiết. Trò chơi, lễ hội, tục hội thường diễn ra vào mùa xuân lúc trời đất giao hoà, thuận tiện cho muôn vật sinh sôi nảy nở. Những hành động - trò chơi ma thuật này tạo thêm năng lượng thiêng thúc đẩy sự phồn thực, phồn sinh. Đánh đu cũng là một trò chơi dân gian không thể thiếu trong những ngày tết hoặc hội xuân ở làng quê. Thường thì một người nam, một người nữ lên chơi cho cân bằng âm dương. Trong trường hợp nếu hai người cùng giới “lên đánh” thì những người ngồi xem ở bên dưới phải khác giới cho cân bằng âm dương. Khi cây đu chuyển động thì chính là sự chuyển động của con người trong niềm hoan lạc. Đây là sự bù trừ, đắp đổi, sự giao hoà năng lượng nam và năng lượng nữ mang một ý nghĩa phồn thực. Bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương đã diễn tả tinh tế ý nghĩa phồn thực này: Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông. 41 Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân đã biết xuân chăng tá. Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không! Bài thơ của Hồ Xuân Hương tả cảnh đánh đu thật tuyệt vời. Bài thơ đầy những chuyển động, những màu sắc, không khí vui tươi của mùa xuân trong lòng đất và trong lòng người. Con người được tung lên giữa trời mây, lâng lâng hưng phấn. Từng cặp sóng đôi với nhau, nhịp nhàng với gió mây ngàn. Cái giấc bay ấy, cái luồn tay, cái ôm say ấy có sức mạnh lay động thiên nhiên, làm lệch đất, nghiêng trời: Trai du gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Những hình tượng trên cộng với những câu như “Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”, các từ láy đôi đầy ám chỉ “khéo khéo”, “khom khom”, “ngửa ngửa”, “phấp phới”, “song song”, Hồ Xuân Hương đã tạo nên sự lấp lửng hai mặt thiêng tục. Vừa miêu tả nghi lễ tôn giáo thiêng liêng nơi trời đất vừa gợi nên câu chuyện buồng the của vợ chồng, kèm lời nhắc nhở kín đáo, chê trách nhẹ nhàng thói vô tâm, vô trách nhiệm của cánh mày râu. Những biểu tượng khác cũng liên quan đến chuyện buồng kín của vợ chồng như “dệt cửi” ngoài nghĩa sao phỏng hành vi tính giao còn có ý nghĩa văn hoá tín ngưỡng sâu xa. Dệt cửi là sự đan kết những sợi dọc và sợi ngang thành một tấm, biểu hiện sự kết hợp âm dương. Hồ Xuân Hương cũng đã sáng tạo theo nghĩa như thế trong bài Dệt cửi . 42 Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, Con cò mấp máy suốt đêm thâu. Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau. Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả. Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau. Cô nào muốn tốt ngâm cho kĩ Chờ đến ba thu mới dãi màu. Trong bài thơ, công việc “dệt cửi” được mô tả hết sức chân thật, sinh động như nó vốn có trong thực tế: Từ khung cảnh ban đêm, màu trắng của sợi (thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau), các bộ phận của khung cửi như con cò, suốt, khuôn khổ, đến các động tác của người và công cụ lao động (Hai chân đạp xuống năng năng nhắc. Một suốt đâm ngang thích thích mau) đều được miêu tả chính xác. Cái hay là bà đã đem một cách nhìn khác lạ vào công việc lao động quen thuộc của những cô gái tằm tang. Bà đã bình thường hoá sinh hoạt nam nữ, coi đó là chuyện thường tình của con người. Từ sự liên tưởng, so sánh ngầm ấy, bài thơ có một thông điệp gửi đến người đọc: phải biết hưởng thụ, phải coi đó là một nhu cầu bình thường, như một niềm say mê, thích thú của con người. Trên đây là một số biểu tượng phồn thực gốc trong thơ Hồ Xuân Hương và trong nền văn hoá - tín ngưỡng của dân gian. Nó mang trên mình những dấu tích tuy bị thời gian làm chìm khuất nhưng không bao giờ mất của tín ngưỡng phồn thực. Nó là những điểm chứa năng lượng và phát sáng trong thơ của nữ sĩ. 2.2.2.2. Biểu tượng phái sinh Biểu tượng phái sinh trong thơ Hồ Xuân Hương là những sáng tạo của riêng nữ sĩ, chỉ có ý nghĩa phồn thực trong “khí hậu văn bản” thơ bà. Trong ngôn ngữ hàng ngày, từ ấy, hình ấy vốn không có nghĩa ấy nhưng khi chúng 43 được Hồ Xuân Hương sử dụng, nhờ văn cảnh, nhờ sự cấu tạo ngữ pháp khiến bài thơ mang nghĩa ấy. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu những biểu tượng phái sinh trong thơ Hồ Xuân Hương. a. Biểu tượng phái sinh liên quan đến các bộ phận trên cơ thể con người Những biểu tượng liên quan đến các bộ phận trên cơ thể con người trong thơ Hồ Xuân Hương phong phú, đa dạng và độc đáo. Trước hết là những biểu tượng liên quan đến các bộ phận kín đáo trên cơ thể người phụ nữ. Với những bài thơ như “Quả mít”, “Ốc nhồi”, “Cái quạt”, “Trống thủng”, “Mời trầu”, “Trăng thu”, luôn mang ý nghĩa biểu tượng chỉ bộ phận kín trên cơ thể người phụ nữ. Và chính ý nghĩa của biểu tượng này mới thực sự làm cho người đọc ngạc nhiên thích thú vì chính mình - người đọc - chứ không phải ai khác phát hiện ra cái tiềm ẩn bên trong. Cái bên trong ấy quả là một kho tàng khiến người khai thác khám phá không ngừng. Ta có thể đưa ra ánh sáng cái điều hết sức kỳ thú kia. Để có được thành công đó, Hồ Xuân Hương đã sử dụng những biểu tượng mang tính chất phồn thực rộng rãi và đa dạng. Nữ sĩ cố tình giới thiệu cho người đọc hai sự vật, hiện tượng trong một bài thơ. Nó vừa là những biểu tượng thực vừa là biểu tượng gợi lên một hình ảnh khác. Hồ Xuân Hương không che giấu, không khuất lấp mà chính nhà thơ hé lộ cho chúng ta tiếp nhận ý ngầm với nhiều sắc độ sáng, tối, đậm, nhạt và đầy sức lôi cuốn. Với việc miêu tả cái quạt, Hồ Xuân Hương đã cho thấy nghĩa ngầm của nó để chỉ “một cái này” : Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc Rộng hẹp dường nào, cắm một cay, Càng nóng bao nhiêu thời càng mát, Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. ( Cái quạt I) 44 Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dáng tự bao giờ, Chàng ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. ( Cái quạt II) Với hai bài thơ này, cái quạt hiện lên hết sức chân thật nhưng tác giả không chỉ miêu tả sự vật để miêu tả mà ở đây với các từ như “Mỏng dày chành ba góc. Rộng hẹp cắm một cay”. Rồi “Chành ra ba góc da còn thiếu. Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” làm người đọc không chỉ biết đến cái quạt trong dân gian xoè ra, xếp lại mà còn biết thêm “chành ra, khép lại”. Vì thế, đọc thơ bà, ấn tượng về cái quạt khá rõ. Bên cạnh cái quạt còn thấp thoáng một bóng hồng nào đó, bóng hồng này đẹp hút hồn nhưng lại dịu dàng, thuỳ mị hoặc “che đầu”, hoặc làm “mát mặt” quân tử, để cho vua chúa, quân tử mê mệt : Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày Hay: Phì phạch trong lòng đã sướng chưa Trong bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày, Hồ Xuân Hương đã hoạ vào thơ mình một bức tranh, bức tượng tuyệt vời về thân hình một cô gái trẻ : Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong. Bức tranh hiện lên thậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_he_thong_bieu_tuong_trong_tho_ho_xuan_huong.pdf