Coi trọng và đánh giá cao vai trò của người đọc là một tư tưởng mới
mẻ, tiến bộ của tác giả trong điều kiện xã hội đương thời. Tất nhiên, tác giả
Thạch Lam dành sự ưu ái cho hạng độc giả biết suy nghĩ, tìm tòi. Những
người đọc này tìm đến với tác phẩm không phải để tiêu khiển, giải trí thông
thường hay để thỏa mãn một khát vọng tầm thường nào đó mà họ đến để đọc,
hiểu nhân vật, để tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia. Nếu như nhà văn là người
tạo ra tác phẩm thì chính công chúng là người cho tác phẩm sự sống. Độc giả
có trình độ, văn hoá đọc càng cao thì tác phẩm càng mới có sức bền vững với
thời gian. Hiểu sâu sắc điều này cho nên tác phẩm của Thạch Lam không chỉ
là sự phản ánh hiện thực mà đọc nó, ta thấy như một thông điệp, một nỗi lòng
khao khát được trao đổi, chia sẻ cùng bạn đọc tri âm. Ông từng đánh giá về
độc giả "họ có nhiều tức là văn chương phong phú và giá trị.".
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng
cao, phát triển , nội dung truyện được cảm thụ sâu sắc khi người học thâm
nhập vào những điểm sáng nghệ thuật của truyện như hình tượng ông Huấn
với cái tài và cái tâm toả sáng giữa đêm tối tù ngục , cảnh cho chữ hiện lên
như một cảnh tượng xưa nay chưa từng có…
Nói tóm lại, mỗi một truyện ngắn cụ thể có một cách tổ chức kết cấu , một
cách vận hành riêng. Chính vì vậy khi dạy học, tuỳ từng tác phẩm và dựa trên
những yêu cầu có tính nguyên tắ c của việc xây dựng câu hỏi cảm thụ và việc
phân loại các câu hỏi cảm thụ mà người dạy có sự vận dụng hệ thống câu hỏi
cho phù hợp . Cần tránh trường hợp nhàm chán cứ lặp đi lặp lại qua từng tiết
học một mô hình câu h ỏi giống nhau cho những bài học khác nhau , phương
pháp dạy học kiểu ấy không chỉ làm thui ch ột khả năng cảm thụ văn học của
học sinh mà nó còn phản ánh năng lực sư phạm kém cỏi của người thầy.
2.1.2.Vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ vào dạy học truyện ngắn Hai
đứa trẻ của Thạch Lam
2.1.2.1. Tác giả Thạch Lam – Sơ lược cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Thạch Lam – một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam
trong chặng đường nửa đầu thế kỉ XX. Tác phẩm của ông đã đem đến cho văn
xuôi nước nhà một phong cách mới, góp phần làm phong phú diện mạo của
nền văn học nước ta trong bước chuyển mình trên con đường hiện đại hóa.
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn
Tường Lân. Ngoài bút danh Thạch Lam ra, ông còn bút danh khác là Việt
Sinh. Thạch Lam sinh ngày 07 tháng 07 năm 1910, tại ấp Thái Hà, Hà Nội.
Ông là con thứ sáu trong gia đình có bảy người con của cụ Nguyễn Tường
Chiếu và bà Lê Thị Sâm. Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình bắt
đầu sa sút về kinh tế. Thuở nhỏ, có thời gian ông cùng gia đình chuyển dời về
sống ở thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, một phố huyện nhỏ, nơi Thạch
Lam đã gắn bó gần nửa cuộc đời của mình, và cũng chính nơi đây đã để lại
dấu ấn sâu sắc trong sáng tác của ông từ cảnh vật thiên nhiên đến cuộc sống
của con người.
Năm 1931, Thạch Lam đỗ tú tài, bắt đầu viết báo, viết truyện. Sau đó,
ông cùng hai người anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo lập ra nhóm Tự lực văn
đoàn, đây chính là cái nôi ươm mầm cho tài năng nghệ thuật của ông. Bắt đầu
từ năm 1933 đến 1941, ông liên tục có tác phẩm được xuất bản, bao gồm đủ
các thể loại, một số tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn);
Nắng trong vườn (tập truyện ngắn); Ngày mới (tiểu thuyết); Theo Giòng (tập
tiểu luận); Hà Nội 36 phố phường (tập kí);…tất nhiên, thành công nhất của
Thạch Lam vẫn là ở thể loại truyện ngắn và kí.
Ông mất ngày 28 tháng 06 năm 1942 tại làng Yên Phụ vì bệnh lao phổi,
ông qua đời trong sự thương xót và nuối tiếc của bạn bè đồng nghiệp và độc
giả yêu văn chương của ông. Nhìn chung, đi sâu vào cuộc đời và sự nghiệp
văn chương của Thạch Lam, ta còn nhiều khía cạnh để bàn bạc và chia sẻ. ở
đây, ta chỉ điểm qua những mốc thời gian cùng những sự kiện nổi bật, làm cơ
sở để ta khám phá các giá trị của những sáng tác của ông, nhất là ở thể loại
truyện ngắn.
2.1.2.2. Quan niệm văn chương của Thạch Lam
Quan niệm văn chương của Thạch Lam không chỉ thể hiện bằng những
sáng tác mà nó còn được nêu lên như một tuyên ngôn trực tiếp của ông. Trong
lời nói đầu cho Gió đầu mùa, ông viết: “Bởi vì đối với tôi, văn chương không
phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, vừa để tố
cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người
được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Với quan niệm tích cực như vậy, ông đã tách mình ra và vươn xa hơn
so với các nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn đương thời. Ông đã phủ
nhận loại văn chương thoát li, xa rời hiện thực đồng thời ông khẳng định vai
trò, sức mạnh cao cả của văn chương, đó là vừa tố cáo vừa cải tạo hiện thực
và vừa thanh lọc tâm hồn con người. Chẳng thế mà có ai đó cho rằng Thạch
Lam là một nhà văn lãng mạn bám rễ sâu vào hiện thực và cũng không ngạc
nhiên khi họ so sánh Thạch Lam với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu và cả nhà văn Lỗ Tấn của Trung
Quốc nữa. Nhìn từ góc độ lý luận văn học mà nói rằng, quan niệm văn
chương của Thạch Lam không chỉ mới mẻ ở chỗ ông phát hiện ra vai trò tích
cực của tác phẩm văn học mà ông còn thấy được đời sống, sự vận động của
nó trong mối liên hệ với tác giả và bạn đọc.
2.1.2.2.1. Nhà văn
Khi nói về phẩm chất của người nghệ sĩ, nếu như nhà văn Nam Cao đề
cao khả năng tìm tòi, đào sâu suy nghĩ và sáng tạo thì Thạch Lam đặc biệt coi
trọng tính thành thực. Một nhà văn không thành thực, không bao giờ trở nên
một nghệ sĩ. Chính quan niệm này đã đưa Thạch Lam đến gần đến chủ nghĩa
hiện thực.
Thành thực ở đây vừa là trung thành với hiện thực cuộc sống xã hội
vừa chân thành với chính tâm hồn của mình. Đây thực sự là một yêu cầu khó
không chỉ riêng đối với các nhà văn lãng mạn. Bước sang đầu thế kỷ XX, đời
sống xã hội có sự đổi thay nhiều mặt, nhất là khi nghề viết văn đã trở thành
phương tiện để mưu sinh. Để vượt qua được sự kiểm duyệt gắt gao của chính
quyền thực dân, tồn tại sau sự sàng lọc của nhà xuất bản và nhất là chạy theo
những thị hiếu của tầng lớp độc giả thành thị… nhiều khi ngay cả những nhà
văn có kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tác nhưng chưa chắc đã dám nói lên
sự thật, bộc lộ những suy nghĩ, trải nghiệm của đời mình trên trang giấy.
Đồng ý tài năng của Thạch Lam được ươm mầm từ mảnh đất của Tự
lực văn đoàn, song với quan niệm về nhà văn như trên đã khẳng định một
Thạch Lam khác hẳn, riêng biệt, không hòa lẫn, nếu như không nói ông đã
tuyên chiến với lối văn chương ủy mị, cầu kỳ, thoát ly hiện thực. Đối với ông,
mọi sự tô hồng cũng như bôi đen cuộc sống này đều là giả dối. Hãy đọc
những trang viết của Thạch Lam để thấy được con người ông sâu sắc đến
chừng nào. Ở đấy không có những chuyện tình thơ mộng kiểu kẻ tục người
tiên, không có bức tranh thiên nhiên hoa mĩ diễm lệ hay xây dựng những tình
huống xung đột một cách khuôn sáo mà trong tác phẩm của ông luôn là
những cảnh thực, người thực. Từ cảnh sống cùng quẫn, đói nghèo của người
mẹ quê đông con (Nhà mẹ Lê) đến bức tranh chiều quê êm đềm, buồn bã, tẻ
nhạt (Hai đứa trẻ ) hay là một căn phòng trọ nhớp nháp, bẩn thỉu ( Tối ba
mươi)… tất cả là một sự thu nhỏ của hiện thực cuộc sống đang diễn ra từng
ngày, nó được thể hiện bằng cảm xúc chân thành của một trái tim nhân ái bao
la. Không có sự dũng cảm, thành thực trong nghề văn thì không thể làm được
điều ấy.
2.1.2.2.2.Tác phẩm
Khi đưa ra ý kiến về tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách , Thạch
Lam nói “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà
văn biết đi qua những phong trào nhất thời để suy xét đến những tính bất diệt
của loài người, chỉ có những tác phẩm đó mới bền vững mãi mãi”. Nhà văn
Nam Cao cũng đã từng để c ho văn sĩ Hộ (Đời thừa) băn khoăn, day dứt về
một tác phẩm để đời, một tác phẩm có sức mạnh vượt qua mọi khuôn khổ,
giới hạn của thời đại, một tác phẩm có khả năng làm cho“người gần người
hơn”. Và, điều mà một nghệ sĩ chân chính luôn lo sợ đó là cho ra đời một tác
phẩm để rồi người đọc lãng quên ngay sau đó khi đọc. Về điểm này, ta thấy
được sự gần gũi trong quan niệm sáng tác giữa Nam Cao và Thạch Lam.
Theo Thạch Lam, một tác phẩm nghệ thuật muốn có sự tồn tại bền
vững thì nhất thiết tác phẩm ấy không phải nhằm mục đích chạy theo phong
trào, thỏa mãn những thị hiếu nhất thời của độc giả mà tác phẩm ấy phải
vươn đến sự vĩnh hằng, diễn ra một cách sâu sắc và chân thực bản chất của
đời sống hiện thực và đạt đến chiều sâu trong cảm xúc con người. Làm sao để
mọi người dù ở đâu, lúc nào mà mỗi khi soi vào đó, họ cảm thấy có cái gì đó
phải suy nghĩ, trăn trở. Có lẽ vì vậy mà nhân vật trong sáng tác của ông
thường là kiểu nhân vật nội tâm, nhân vật tự thức tỉnh. Vũ trụ vốn bao la, vô
tận, vòng đời không ngừng quay, cuộc sống vẫn trôi chảy theo tháng ngày
cùng với những mâu thuẫn, xung đột khó tránh khỏi, giữa những cái bộn bề
ấy, bên trong con người, bên trong cái hữu hạn kia, giữa tốt và xấu, thiện và
ác, sáng và tối, luôn cựa quậy, giằng xé nhau. Nhà văn Thạch L am không
nhìn nhận cuộc sống hiện thực một cách xuôi chiều hay đánh giá con người từ
một phía mà ông để cho nhân vật của mình luôn có sự nhìn lại bản thân, suy
xét thông qua đối lập giữa bản thân mình và người khác, giữa quá khứ và hiện
tại. Những trăn trở, âu lo ấy không hề làm cho nhân vật của ông mang vẻ rối
rắm mà ngược lại nó càng đưa nhân vật đến gần cuộc sống hiện thực hơn,
đậm chất "con người" hơn. Đây là nỗi lòng của hai cô gái làng chơi: "Huệ
nhắm mắt lại, vì trông mưa bụi hay vì nàng khóc thật. Hình như có chút nước
mắt vừa rơm rớm ở mi nàng […]. Nàng bổng nấc lên, rung động cả vai rồi
gục xuống ghế, tay ấp mặt. Những giọt nước mắt nóng chảy tràn mi mắt,
nàng không giữ được”; “Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn ngập
cả người, một nỗi thương tiếc vô hạn. .." (Tối ba mươi).Sau chuỗi ngày dài
ngụp lặn mưu sinh trong chốn trụy lạc, trăng hoa, đánh mất tuổi thanh xuân,
chôn vùi quá khứ êm đẹp, rồi họ bỗng chợt nhận ra mình trong một tối ba
mươi tết, giữa đêm giá lạnh với tiếng pháo rộn rã đón giao thừa ở Hà Nội. Nỗi
niềm xót xa, cay đắng rất đáng được cảm thông. Xây dựng nhân vật với tính
cách không hoàn toàn tốt cũng như không hoàn toàn xấu. Cái tốt, cái xấu cứ
quanh quẩn, trở đi trở lại làm cho nhân vật cảm thấy ân hận, tội lỗi.
Đi sâu khám phá và diễn tả sâu sắc những khía cạnh còn khuất trong tâm
hồn con người như vậy, Thạch Lam đã tạo cho nhân vật của mình một sự hấp
dẫn kì lạ, có sức sống lâu dài và sức lay động sâu xa, đúng như ông đã tâm
niệm về “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực". Đồng ý rằng truyện của
Thạch Lam không thành chuyện, có khi nó chỉ tập trung xoay quanh một sự
kiện, tình huống nhưng với quan niệm và cách xây dựng nhân vật như trên đã
đưa nhân vật của ông tới mức điển hình.
2.1.2.2.3. Người đọc
Coi trọng và đánh giá cao vai trò của người đọc là một tư tưởng mới
mẻ, tiến bộ của tác giả trong điều kiện xã hội đương thời. Tất nhiên, tác giả
Thạch Lam dành sự ưu ái cho hạng độc giả biết suy nghĩ, tìm tòi. Những
người đọc này tìm đến với tác phẩm không phải để tiêu khiển, giải trí thông
thường hay để thỏa mãn một khát vọng tầm thường nào đó mà họ đến để đọc,
hiểu nhân vật, để tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia. Nếu như nhà văn là người
tạo ra tác phẩm thì chính công chúng là người cho tác phẩm sự sống. Độc giả
có trình độ, văn hoá đọc càng cao thì tác phẩm càng mới có sức bền vững với
thời gian. Hiểu sâu sắc điều này cho nên tác phẩm của Thạch Lam không chỉ
là sự phản ánh hiện thực mà đọc nó, ta thấy như một thông điệp, một nỗi lòng
khao khát được trao đổi, chia sẻ cùng bạn đọc tri âm. Ông từng đánh giá về
độc giả "họ có nhiều tức là văn chương phong phú và giá trị.".
Những nhà văn tên tuổi thường bày tỏ quan niệm nghệ thuật của mình
khi cầm bút, may mắn thay, quan niệm về văn chương của nhà văn Thạch
Lam không chỉ ẩn mình trong tác phẩm mà còn bộc lộ bằng những lời phát
biểu trực tiếp. Đó là cơ sở rất quan trọng để ta hiểu, cảm thụ tác phẩm của ông
một cách khá đầy đủ mà không cần phải có những cuộc bàn cãi vô bổ như
thường thấy. Chính từ quan niệm tích cực về vai trò, chức năng của nhà văn,
tác phẩm và người đọc, tác giả Thạch Lam đã cho ra đời những tác phẩm có
giá trị, nói như nhà nghiên cứu Phong Lê : "...đó là những trang hay trong
văn học 1930 - 1945, nó không kém chút nào những trang hay của Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài..." [50, tr.116]. Dĩ nhiên khi nói
"những trang hay", ở đây, ta có thái độ nghiêng hẳn về thể loại truyện ngắn,
một lĩnh vực khẳng định tài năng của Thạch Lam.
2.1.2.3. Truyện ngắn của Thạch Lam - những đặc trưng cơ bản
2.1.2.3.1. Nội dung
Phong trào dân tộc dân chủ 1936 - 1939 đã có tác động mạnh mẽ đến
văn học thời kỳ này. Người nông dân, người lao động nghèo thành thị bắt đầu
trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm nhiều của đội ngũ sáng tác. Viết về
đời sống của những người nghèo khổ này trở nên một đề tài phổ biến, thành
công nhất phải kể đến tên tuổi những nhà văn thuộc khuynh hướng văn học
hiện thực phê phán. Riêng đối với nhà văn Thạch Lam, nội dung này chiếm vị
trí khá lớn trong sự nghiệp cầm bút của ông. Trong khoảng 23 truyện ngắn
tiêu biểu của ông (NXB Văn học - Hà Nội, 1988 tuyển chọn) thì có đến một
nửa số lượng tác phẩm viết về người nông dân và người lao động, trẻ em con
nhà nghèo, số còn lại viết về đời sống của lớp thanh niên tiểu tư sản và thị
dân.
Khi đề cập đến đời sống của người dân ở nông thôn, tác giả Thạch Lam
không đặt họ trong mâu thuẫn xã hội gay gắt theo quan hệ địa chủ - nông dân.
Trong truyện ngắn của mình, ông chỉ nghiêng hẳn về một phía, đó là lực
lượng bị áp bức, còn kẻ áp bức bóc lột thì hầu như không trực tiếp xuất hiện.
Đọc truyện ngắn Thạch Lam, cũng là nông thôn, nhưng ít thấy hiện diện
gương mặt cường hào ác bá, có chăng chỉ được nhắc đến một cách chung
chung qua lời nói, suy nghĩ của nhân vật nào đó. Chẳng hạn: "Bác nhớ lại cái
cảnh sang trọng ấm cúng trong nhà ông Bá. Những chậu sứ, câu đối thiếp
vàng sáng chói"; "Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi, lại còn thả
chó ra đuổi " (Nhà mẹ Lê). Có lẽ vì điều này mà có ý kiến cho rằng truyện
ngắn Thạch Lam chưa có sức tố cáo sâu sắc và mãnh liệt, nhất là khi cần
phanh phui triệt để những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội người dân lao động.
Song, sở dĩ có sự khác nhau như vậy là bởi vì Thạch Lam đã đi theo một
hướng khác, ông viết về đời sống nghèo khổ là muốn đi sâu vào đời sống nội
tâm của nhân vật và bày tỏ cảm xúc, cảm thông và tình yêu thương chân
thành của mình. Ông đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và trẻ em. Tác phẩm tiêu
biểu như: Nhà mẹ Lê, Một đời người, Hai lần chết, Cô hàng xén, Hai đứa trẻ,
Tối ba mươi…
Nhìn chung ở nội dung viết về người nghèo khổ, ta cũng bắt gặp lại
hình ảnh những con người luôn phải tất bật, khổ sở thậm chí lay lắt vì miếng
cơm manh áo, nhất là khi họ chực chờ ở đôi bờ sống và chết vì đói. Có lẽ,
đọng lại nhiều nhất trong tâm trí người đọc là hình ảnh của một người mẹ và
đàn con trong truyện ngắn Nhà Mẹ Lê. Người đàn bà vừa nghèo khổ vừa
đông con ấy lại lâm vào cảnh "cái đói kém đến chen lấn trong phố chợ ", cái
đói ấy lại đến trong lúc trời rét mới thê thảm làm sao, đã vậy nhà mẹ Lê lại
:"đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau, rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm,
vì đèn đóm không có nữa ". Cái kết cục thường thấy là cái chết, nhưng chết vì
đi vay, chủ nhà không cho còn suýt chó cắn đến phát sốt và chết đi thì thật
đau lòng biết bao nhiêu! Truyện không có lời bình và người kể ẩn nấp đâu đó,
song ta cũng nhận thấy nỗi niềm xót xa, cái nhìn ái ngại, cảm thông của nhà
văn từ đầu đến cuối truyện, không quá yêu thương thì không thể viết được
những trang cảm động đến như vậy dù đôi chỗ nhà văn so sánh hơi có vẻ quá
hình ảnh "mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó lúc nhúc".
Nếu không phải vật vã đến chết vì miếng ăn thì sống cũng không phải
có được cuộc sống tươi sáng. Sống tẻ nhạt, đơn điệu theo ngày tháng trong
một không gian chật hẹp, tối tăm, con người tự giam mình, nhẫn nại chịu
đựng cuộc sống chốn "ao tù nước đọng" là hình ảnh lặp đi lặp lại trong nhiều
truyện ngắn của Thạch Lam. Cô gái đầy nết na, dịu dàng và giàu lòng yêu
thương như cô Tâm (Cô hàng xén) mà cũng phải chịu cảnh sáng sớm gánh
hàng đi, tối gánh hàng về, hết ngày nọ đến ngày kia sống lầm lũi, âm thầm với
những lo toan, khó nhọc, buổi hợp chợ quê, dãy tre đầu làng, cây đa và cái
quán gạch...quá quen thuộc đã làm cho cuộc đời của cô gái trẻ trở nên phẳng
lặng. Trong lòng cô gái ấy hẳn cũng đã có ước mơ thầm kín, có những rung
động hết sức riêng tư nhưng chiếc đòn gánh trên vai cô mỗi lúc càng trở nên
nặng trĩu cho nên những ước mơ cũng chỉ là cảm giác đến rồi lại đi trong cuộc
đời của cô. Người đọc dễ dàng nhận ra niềm xót xa, trắc ẩn, ánh mắt đầy yêu
thương, cảm thông của nhà văn khi dõi theo bóng Tâm "Nàng vùi đầu đi vào
trong ngõ tối". Thạch Lam đã thấu đáo cả cuộc đời của nhân vật bằng chính
sự trải nghiệm của đời mình.
Những bài học, kinh nghiệm sống mang tính triết lí được rút ra từ cảnh
ngộ của nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam cũng sâu sắc không thua
kém gì nếu so với sáng tác của nhà văn Nam Cao. Cũng cách xây dựng nhân
vật là những người có hiểu biết và ý thức về giá trị của bản thân, thế nhưng lại
có nguy cơ trở thành người xấu. Cuộc giao tranh giữa tốt và xấu, giữa lương
thiện và sai trái cứ diễn ra một cách căng thẳng mà đôi lúc khoảng cách giữa
chúng hết sức mong manh, chỉ nhỏ bằng sợi tóc. Nhân vật tôi trong truyện
ngắn Sợi tóc, đang giữa lúc túng thiếu lại vớ phải chiếc ví của một người bạn
chiếc ví dày cộm, căng phồng vì tiền. Có nên rút bớt hai tờ giấy bạc một trăm
không? ý nghĩ đơn giản nhỏ xíu ấy cũng làm cho đầu óc nhân vật căng thẳng
và nặng trĩu thậm chí như kẻ mất hồn, bởi lẽ ngay sau khi hành động, nó sẽ
đẩy nhân vật đến một phía khác : tội lỗi. Chính vì vậy, nhân vật cảm thấy
khoan khoái sau khi đè nén, chiến thắng được sự cám dỗ. Nếu như lúc nào đó
con người có sa ngã thì sự đỗ vỡ nhân cách ấy cũng đáng thương hơn là đáng
trách. Hình ảnh nhân vật Sinh (Đói) đã hất gói thức ăn xuống đất một cách
giận dữ để rồi sau đó lại cuối xuống nhặt lên và "Chàng nắm chặt miếng thịt
trong tay, nhãy nhớp mỡ, không nghĩ ngợi gì, đưa luôn vào miệng ...". Còn gì
xấu hổ hơn với một người đã từng xem thường cái ăn, xem miếng ăn là
chuyện hết sức thô tục thì giờ đây con người ấy lại khao khát được ăn đến
như vậy. Và đau đớn, tủi nhục hơn khi miếng ăn đó lại đánh đổi bằng sự phản
bội và giả dối của người vợ, cho nên kết thúc câu chuyện là : "Một cái chán
nản mênh mông tràn ngập cả người. Sinh lấy hai tay ôm mặt, cúi đầu khóc
nức nở.”
Thạch Lam còn có một số tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản,
về phương diện này, tác phẩm của ông gần hơn với tác phẩm của Tự lực văn
đoàn khi xây dựng những con người nho nhã, phong lưu, học hành thành đạt,
tất nhiên cũng có một số người sống trong cảnh sa sút. Tuy nhiên, nếu như
người tiểu tư sản văn chương của Tự lực văn đoàn là những người giàu có,
sung túc, có cái nhìn đầy khinh bạc đối với lớp người nghèo khổ thì nhân vật
tiểu tư sản của Thạch Lam phần lớn là những người có phẩm chất trong sáng,
dịu dàng, tâm hồn bình dị, có tình cảm sâu sắc với quê hương, gia đình. Thấp
thoáng trong thế giới của các nhân vật này, ta bắt gặp bóng dáng của chính tác
giả. Một số tác phẩm tiêu biểu như Dưới bóng hoàng lan, Cuốn sách bị bỏ
quên, Người lính cũ... Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn khá tiêu biểu. Đây
được xem là một tác phẩm đẹp. Đẹp cả từ cảnh vật đến tình người. Về dưới
bóng hoàng lan như là sự tìm về cội nguồn, đó là nơi để nương náu tâm hồn
mình, con người cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng và thư thả khi cái gì cũng
trở nên thân quen, đáng yêu đến cả mùi bèo ở dưới ao. Và, cũng chính nơi ấy,
có một sự bắt đầu rất trong sáng, tinh khôi... Dù sao đi nữa thì đọc truyện,
người đọc vẫn nhận ra có một nỗi buồn man mác, lan tỏa đâu đây.
Nói tóm lại, người lao động nghèo bao giờ cũng là những người đáng
thương, họ rất cần được bênh vực và yêu thương, nhất là trong điều kiện xã
hội có mâu thuẫn giai cấp. Tuy không trực tiếp lên tiếng tố cáo hay vạch trần
bất công xã hội đương thời nhưng những gì tác giả Thạch Lam đã thể hiện
trong sáng tác của mình đã cho thấy tấm lòng bao dung, nhân ái thiết tha của
ông dành cho kiếp đời bất hạnh. Cùng với các nhà văn hiện thực phê phán,
ông đã góp phần tạo nên cảm hứng nhân đạo của văn học Việt Nam giai đoạn
1930 - 1945.
2.1.2.3.2. Phong cách nghệ thuật
- Cốt truyện
Một trong những đặc trưng của truyện ngắn Thạch Lam đó là những
truyện không có chuyện. Người ta thường nói, nhân vật của Thạch Lam có
tính cách không rõ ràng. Nhận xét này có phần đúng. Thế giới nhân vật trong
sáng tác của ông nhìn chung không nhiều, và trong truyện, tác giả cũng không
để người đọc theo đuổi nhân vật từ đầu đến cuối, từ quê quán, họ hàng đến
những sự kiện, biến cố trong cuộc đời. Trong truyện, nhân vật cũng không có
nhiều hành động, lời nói, mạch truyện cũng không cần có những điểm nút cao
trào, mà ông thường dừng lại, tập trung xoay quanh một tình huống nào đó,
tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại toát lên tâm trạng của nhân vật.
Đây là cách xây dựng truyện thường thấy và làm nên phong cách truyện ngắn
của Thạch Lam. Chẳng hạn, hai ngừoi bạn rủ nhau xuống phố mua sắm và
người này chợt phát hiện cái ví của người kia đầy ắp tiền (Sợi tóc), hai cô gái
ở nhà chứa đang chuẩn bị đón giao thừa (Tối ba mươi), chuyến tàu đi ngang
qua một ga xép nhỏ (Hai đứa t rẻ)... Dụng ý nghệ thuật của tác giả khi xây
dụng cốt truyện như vậy có lẽ là để thu hẹp khoảng không gian, rút ngắn thời
gian, từ đó, tâm trạng của nhân vật trở thành một tâm điểm để người đọc có
thể quan sát, theo dõi những diễn biến một cách tinh vi của nó.
- Không gian và thời gian
Không gian và thời gian trong truyện ngắn Thạch Lam là không gian và
thời gian thực, nó gắn liền với sinh hoạt thường nhật của con người. Tuy
nhiên người đọc có thể chia sẻ cảm giác ngột ngạt với nhân vật khi mà cái
không gian ấy dường như trở nên quá chật chội. Tồn tại trong khoảng không
gian ấy, con người dường nhu thu nhỏ, bó hẹp cuộc đời của mình, tách rời với
thế giới xung quanh, chỉ còn một mình đối diện với chính mình, để có thể bộc
lộ những niềm trăn trở, âu lo, xót thương mình và thương người. Chính từ
đây, ta thấy lướt qua không gian thực tại, truyện lại mở ra những không gian
khác, đó là không gian của tâm trạng. Tối ba mươi tết với mọi người là sự
đầm ấm, sum vầy đông đủ, có cả thức ăn, pháo và hoa, thế nhưng cái tối ba
mươi trong truyện ngắn Thạch Lam mới ảm đạm làm sao, khi nó chỉ giới hạn
lại trong một căn phòng, chính xác hơn là một góc của căn phòng mà thôi, chỉ
với các các vật dụng bẩn thỉu như chiếc bàn rửa mặt gỗ đã mọt, cái thau gỉ ở
góc tường, cái giường sắt lạnh, đệm và gối hoen bẩn. Đó là khung cảnh của
cuộc đời trụy lạc đi từ lâu mà hai cô gái Liên và Huệ đã ngụp lặn. Giữa thế
giới vật dụng ấy, nhân vật cảm thấy ghê tỏm, , trong lòng thổn thức nỗi niềm
cô đơn, cay đắng, thương mình và chạnh lòng cho người bạn gái cùng cảnh
ngộ với mình.
Truyện ngắn của Thạch Lam, rất hay có sự đan xen giữa thời gian quá
khứ với thời gian của hiện tại. Từ cuộc sống của thời gian hiện tại, nhân vật
mơ tưởng về quá khứ xa xăm, dĩ nhiên so với hiện tại của họ thì quá khứ là
những chuỗi ngày êm đềm, một khoảng thời gian đẹp mà nay không còn nữa.
Trong Hai đứa trẻ, nhân vật Liên ngồi yên lặng ngắm sao trời mà mơ về Hà
Nội xa xăm, về cái thời mà hai chị em sống cuộc sống vui vẻ, được đi dạo bồ
hồ để ăn các thức quà xanh đỏ; nhân vật Sinh (Đói) ngồi dựa vào bao lơn nhìn
xuống dưới nhà, nghĩ về những ngày tháng phong lưu của mình, thuở mà
chàng chưa biết cảm giác đói ăn là như thế nào; người mẹ đông con (Nhà mẹ
Lê), trong những giây phút cuối đời, lúc mê sảng lại tưởng nhớ cuộc đời của
mình từ bé đến bây giờ... Quá khứ ngày nào chợt quay về với nhân vật như
một sự minh chứng cho cái buồn thương, bế tắc của hiện tại và nó cũng dự
cảm một sự mờ mịt ở phía tương lai.
Trong truyện của Thạch Lam có một chi tiết nghệ thuật mà người ta
không thể không nhắc đến mỗi khi phân t ích tác phẩm, đó là hình ảnh của
bóng đêm. Có thể nói, bóng tối có mặt khắp nơi và nó cứ trở đi trở lại trong
nhiều tác phẩm khác nhau làm cho người đọc phải suy nghĩ về số phận của
các nhân vật đang bị trùm phủ, bao bọc giữa đêm ấy. Bóng tối trên đường phố
Hà Nội, bóng tối xuống cả các phố huyện hẻo lánh, tràn ngập từ ngoài đồng
đến các con hẻm dẫn vào nhà, rồi bóng tối đến ngay cả trong nhà, ở những
nơi mà ánh sáng ngọn đèn con không đủ sức soi rọi. Đôi lúc nhà văn đã cho
thắp lên vài ngọn đèn nhưng dường như chút ánh sáng ấy không đủ phá tan
màn đêm mà ngược lại còn tô đâm theo cái tĩnh mịch của không gian tối tăm
ấy. Khi sử dụng bóng tối như một hình tượng nghệ thuật, các tác giả văn học
đã khám phá nó ở những phương diện khác nhau. Có người xem bóng đê m
như là tượng trưng cho những bí ẩn, một thế giới sâu thẳm có những hiểm
nguy đang chực chờ... Với nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam, bóng
đêm như một sự ám ảnh đang sắp đổ ập lên cuộc đời của họ. Con người sống
lặng lẽ, sinh hoạt lầm lũi trong sự tối tăm, bóng tối làm cho cuộc sống đã tẻ
nhạt, đơn điệu giờ đây thêm phần ngột ngạt, bế tắc, chúng ta đọc mà cứ như
đang chứng kiến một sự tàn lụi dần mòn.
- Phong cách ngôn ngữ trong truyện ngắn của Thạch Lam
Như một bản giao hòa giữa giá trị cổ và kim, cũ và mới, giữa đôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH019.pdf