LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Hoàn cảnh nghiên cứu đề tài 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục đề tài 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ VÀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
1.1. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng đại lý 4
1.2. Các loại tài khoản sử dụng trong hoạt động ngân hàng đại lý 6
1.2.1. Tài khoản Nostro 6
1.2.2. Tài khoản Vostro (tài khoản Loro) 6
1.3. Phương thức thông tin liên lạc của ngân hàng đại lý 7
1.3.1. CHIPS - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ 7
1.3.2. CHAPS - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh 7
1.3.3. BOJNET - Trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo của NHTW Nhật 8
1.3.4. SWIFT – Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu 9
1.3.4.1. Giới thiệu chung về SWIFT 9
1.3.4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT 11
1.4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý 13
1.4.1. Thanh toán bù trừ 14
1.4.2. Tín dụng quốc tế 14
1.4.2.1. Cho vay các ngân hàng thương mại 14
1.4.2.2. Cho vay hợp vốn 14
1.4.3. Tài trợ ngoại thương 15
1.4.3.1. Tài trợ xuất khẩu 15
1.4.3.2. Tài trợ nhập khẩu 16
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng đại lý 16
1.5.1. Hành lang pháp lý 16
1.5.2. Công nghệ 17
1.5.3. Nguồn nhân lực 18
1.5.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 20
2.2. Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam 24
2.2.1. Mạng lưới ngân hàng đại lý của một số NHTMCP 24
2.2.2. Các nghiệp vụ thực hiện 26
2.2.2.1. Chuyển tiền kiều hối 26
2.2.2.2. Thanh toán xuất nhập khẩu 27
2.2.2.3. Cho vay hợp vốn 28
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý 30
2.3.1. Hành lang pháp lý 30
2.3.2. Công nghệ 32
2.3.3. Nguồn nhân lực 35
2.3.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý 35
2.4. Ứng dụng mô hình SWOT trong phân tích hoạt động đại lý của các NHTM Việt Nam 36
2.4.1. Ưu điểm 36
2.4.2. Nhược điểm 40
2.4.3. Thời cơ 42
2.4.4. Trở ngại 46
2.5. Định hướng phát triển quan hệ đại lý trong tương lai 46
2.6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng đại lý của các NHTM Việt Nam 48
2.6.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và các quy định của Pháp luật về hoạt động NHĐL 48
2.6.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm 49
2.6.3. Phát triển hệ thống CNTT trong hoạt động quản lý ngân hàng 50
2.6.4. Hoàn thiện kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đại lý cho nhân viên 52
2.6.5. Quản lý và sử dụng hiệu quả các tài khoản Nostro 53
2.7. Giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý 54
2.7.1. Tăng cường hoạt động ngoại giao với mạng lưới ngân hàng đại lý 54
2.7.2. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho mục tiêu phát triển quan hệ đại lý dài hạn 55
2.7.3 Tham gia vào các mạng lưới thanh toán quốc tế 56
2.8. Bài học kinh nghiệm của các nước 58
2.8.1. Bài học từ Trung Quốc 58
2.8.2. Bài học từ Hàn Quốc 59
2.9. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam 60
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
KẾT LUẬN
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 3-5 tháng cho một dự án. Ngay cả khi đã được cấp vốn, nếu báo cáo tài chính hằng năm không đạt yêu cầu, phía ngân hàng cũng không ngần ngại quyết định ngừng giải ngân. Thông thường, để đạt được thoả thuận vay vốn, thời gian chuẩn bị với một doanh nghiệp mất khoảng 2 - 3 tháng, bao gồm các bước chuẩn bị bản cáo bạch, gặp gỡ đàm phán với các ngân hàng và chờ đợi họ ra quyết định, ở thời điểm này có thể kéo dài hơn 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, so với ngân hàng nội, ngân hàng ngoại có thể thu xếp các khoản vay lớn hơn, thời gian ân hạn dài và lãi suất thấp hơn. Mặt khác, đối với những dự án lớn và lâu dài, hiện tại không phải ngân hàng Việt Nam nào cũng có đủ khả năng tài trợ toàn bộ dự án vì bị vướng Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN về giới hạn tín dụng cho vay với một khách hàng của Tổ chức tín dụng không cho vay vượt quá 15% vốn tự có. Điều này được giải thích một phần do quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam hiện nay chưa đồng đều, chưa nói đến việc nếu so với các ngân hàng nước ngoài là khá nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không muốn mang gánh nặng rủi ro tín dụng vì giá trị dự án thường rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động đồng tài trợ quốc tế giữa các NHTM Việt Nam và ngân hàng nước ngoài là một hướng đi đúng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các dự án lớn trong nước, đồng thời nâng cao năng lực của các ngân hàng Việt Nam trong nghiệp vụ tín dụng quốc tế - một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng đại lý. Trong trường hợp ngân hàng Việt Nam không đủ khả năng tài trợ vốn cho các dự án lớn, quan hệ đại lý tốt sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam xem xét cơ hội kêu gọi đồng tài trợ từ các ngân hàng đại lý của mình. Doanh nghiệm có lợi vì được tài trợ vốn bởi một nhóm các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, vì là một trong những ngân hàng đại lý của ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài, ngân hàng Việt Nam sẽ phần nào am hiểu quy trình và các quy định của ngân hàng đối tác. Ưu thế này tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại cung cấp thêm một dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ tư vấn nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, những quy định ngày càng khắt khe và quy trình thẩm định cho vay của các ngân hàng nước ngoài đối với các dự án trong nước đã phần nào khiến cho hoạt động này chưa thật sự phát triển mạnh. Để được các nhà băng nước ngoài xem xét, nhất thiết doanh nghiệp Việt Nam phải ở quy mô lớn, nếu không phải tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn có dự án tốt, doanh nghiệp phải có các chỉ tiêu tài chính tốt, không có quá khứ về nợ xấu, đặc biệt phải có kiểm toán quốc tế hoặc định mức tín nhiệm. Như vậy, để phát triển nghiệp vụ đồng tài trợ quốc tế, bản thân các ngân hàng Việt Nam phải am hiểu thị trường và tìm kiếm nhiều cơ hội hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong nghiệp vụ cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và củng cố quan hệ hợp tác với ngân hàng nước ngoài.
Bảng 2.6. Một số dự án có sự tham gia góp vốn của các NHTM Việt Nam và ngân hàng nước ngoài
NĂM
DỰ ÁN
GIÁ TRỊ
NGÂN HÀNG THAM GIA
NH NƯỚC NGOÀI
NG TRONG NƯỚC
2004
1. Dự án tái tài trợ nợ nước ngoài của Công Ty Liên Doanh Xi Măng Chinfon (2004)
30 triệu USD
Chinfon Bank (Đài Loan)
VCB, BIDV, Vietinbank
2004
2. Dự án xây dựng Đại lộ Nguyễn Văn Linh – giai đoạn 3
35 triệu USD
Chinfon Bank (Đài Loan)
VCB, BIDV, Techcombank
2006
3. Dự án xây dựng Trường quốc tế của Liên Hiệp Quốc UNIS
-
HSBC
BIDV
2009
4. Dự án nhà máy điện turbin khí chu trình hỗn hợp công suất 750MW của Công ty cổ phần điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (2009)
550 triệu USD
Citibank
BIDV
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Công ty Luật YKVN và báo cáo của các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý
2.3.1. Hành lang pháp lý
Luật Việt Nam chưa có văn bản riêng điều chỉnh về hoạt động ngân hàng đại lý, hiện tại chỉ tìm thấy những quy định liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý và thanh toán quốc tế trong một số quyết định của Chính phủ như Điều 4 Quyết định 1136/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 09/09/2004 về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc có thể suy ra từ các văn bản Luật khác như Pháp luật ngoại hối, Quyết định 62/QĐ-NH9 (22/03/1997) về việc giao nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho vụ các định chế tài chính; Nghị định 63/1998/ND-CP về quản lý ngoại hối; Quyết định 75/1999/QĐ-NHNN9 (03/03/1999) về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế….Luật là văn bản chính thống của Nhà nước ban hành một số quy định nhằm điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng đại lý hiện tại chưa có các văn bản luật rõ ràng và bị xé nhỏ khá nhiều trong các văn bản luật khác nhau. Điều này sẽ khiến các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn khi không thể vin vào một văn bản Luật duy nhất mà phải tổng hợp và bóc tách từ các quy định của NHNN. Mặt khác, trong trường hợp có những biến đổi bất thường, các ngân hàng sẽ phải chờ đợi Chính phủ ban hành quyết định và các thông tư hướng dẫn. Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hai bộ luật: Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng. Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2009 khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92 về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, giảm một bậc so với xếp hạng năm 2008. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch. Thiết nghĩ trong thời gian sắp tới, Chính phủ cần dành riêng một phần trong các văn bản pháp lý để giải thích và quy định một số thông tin về hoạt động cũng như các nghiệp vụ ngân hàng đại lý để định hướng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong các bước phát triển trong tương lại.
Mới đây khi Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai chính thức có hiệu lực (01/09/2009), người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở trong nước. Tính toán của cơ quan chức năng chỉ ra, có khoảng 70% trong tổng số hơn 3 triệu người Việt Nam đang ở nước ngoài vẫn đang giữ quốc tịch gốc. Điều này có nghĩa cơ hội sẽ mở rộng hơn cho đông đảo kiều bào nói chung được mua và sở hữu nhà ở trong nước. Đây là cơ hội tốt để các ngân hàng Việt Nam chuẩn bị đón chờ một sự tăng trưởng mạnh trong dòng kiều hối được chuyển về Việt Nam trong thời gian sắp tới. Trước đây, Luật không cho phép kiều bào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở nước ngoài. Với sự thay đổi này, chính sách kiểm soát ngoại hối đã được nới lỏng và điều này góp phần thúc đẩy các dịch vụ qua ngân hàng phát triển. Kiều hối là dòng vốn đầu tư dồi dào và hiệu quả được chính những người dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài chuyển về nước để phục vụ cho nhiều mục đích: trợ cấp thân nhân hoặc để đầu tư…Có thể hiểu đây là biện pháp tích cực từ Chính phủ nhằm tranh thủ nguồn đầu tư hiệu quả từ kiều bào và tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên, Luật quy định đã được thông cáo báo chí nhưng hiện tại vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể về vấn đề này. Do vậy, Chính phủ cần sớm dự thảo và ban hành thông tư hướng dẫn liên quan đến quy định người Việt Nam ở nước ngoài được phép sở hữu nhà tại Việt Nam để tạo điều kiện mở rộng kênh đầu tư cho kiều bào nói chung và hoạt động thanh toán của ngân hàng nói riêng.
2.3.2. Công nghệ
Các ngân hàng sử dụng SWIFT làm hệ thống thông tin liên lạc trong các nghiệp vụ ngân hàng đại lý. SWIFT là mạng viễn thông toàn cầu với những quy chuẩn đã được mọi chấp nhận và nương theo. Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế thông qua SWIFT chính là STP – tỷ lệ công điện đạt chuẩn (hay còn gọi là tỷ lệ điện chuẩn). Tỷ lệ STP (Straight Through Processing) là tỷ lệ điện thanh toán phát đi, đạt đủ tiêu chuẩn để được xử lý tự động hoàn toàn bằng máy tính mà không cần sự can thiệp của con người. Tiêu chí này dựa trên số lượng điện thanh toán đi tự động trên tổng số lượng các công điện thanh toán. STP trong khoảng từ 90-95% là tỷ lệ cao và xấp xỉ 100% được xem là chuẩn. Với chủ trương phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại và tự động hóa, đây chính là một tiêu chí điển hình đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong hoạt động ngân hàng đại lý. Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế thường được các ngân hàng đại lý quốc tế dành cho các ngân hàng đối tác có các hoạt động giao dịch thanh toán quốc tế (gồm các hoạt động chuyển tiền, tài trợ thương mại...) có tỷ lệ điện đạt chất lượng cao. Tính đến nay đã có một số ngân hàng thương mại Việt Nam đạt được chứng nhận của Bank of New York, Union Bank of California, HSBC…về tỷ lệ STP cao bao gồm: Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Habubank….Tỷ lệ STP được đánh giá và nhận định bởi các ngân hàng nước ngoài phải dựa trên một số yếu tố khác như khối lượng giao dịch thanh toán quốc tế lớn, các lệnh chuyển tiền thanh toán quốc tế được định dạng chính xác tuyệt đối, hệ thống máy tính cài đặt có thể tự động xử lý, không cần yếu tố con người tác động. SWIFT là nền tảng công nghệ có sẵn, các ngân hàng Việt Nam khi tham gia SWIFT có cơ hội kế thừa những thành tựu công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, duy trì và củng cố chất lượng điện thanh toán trong hoạt động ngân hàng đại lý đã thôi thúc các ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ để trở nên cạnh tranh hơn trong môi trường tài chính chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng lõi Core banking cũng được các ngân hàng đặc biệt chú trọng nâng cấp. Ngân hàng lõi mạnh và chuẩn xác giúp các ngân hàng nhanh chóng tiếp cận các nguồn công nghệ khác để phát triển hoạt động thanh toán của mình – đặc biệt trong các giao dịch quốc tế. Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam như Techcombank, VP bank, MB... rất quan tâm và đầu tư lớn vào công nghệ ngân hàng. Riêng VP bank đã đầu tư gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm việc nâng cấp và sử dụng hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ) – hiện là hệ thống được đánh giá cao nhất trong hệ thống các phần mềm. Tuy nhiên, mức độ phát triển CNTT còn chưa đồng đều giữa các ngân hàng, hiệu quả tối đa mang lại cho từng ngân hàng từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn chưa cao. Nhiều ngân hàng đã áp dụng những công nghệ hàng đầu thế giới nhưng còn nhiều ngân hàng vẫn áp dụng trình độ công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn trong việc phối kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên minh liên kết cao như kết nối sử dụng thẻ giữa các NH, đại lý bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ.... Trên thực tế, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay còn nhiều bất cập, mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: hoặc là chỉ có thể ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp do hạn chế về vốn hoặc lại chưa khai thác sử dụng hết tính năng công nghệ hiện đại do một số quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ. Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó kết nối với nhau.
Sau quá trình tập trung đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng lõi, các ngân hàng bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư các hạ tầng công nghệ khác để mở rộng hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh. Nắm bắt xu thế này, đầu năm 2010 Maritime Bank đã ký thoả thuận với IBM Việt Nam để công ty này cung cấp cho Maritime Bank các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến công nghệ ngân hàng cũng như hỗ trợ về mặt chuyên gia, định hướng chiến lược và tầm nhìn phát triển hệ thống thông tin...Trước mắt, qua việc đầu tư vào công nghệ này, Maritime Bank mong muốn giảm thủ tục nội bộ, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng tới giao dịch, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ...
Bảng 2.7. Phần mềm hệ thống đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam
STT
Ngân hàng
Hệ thống phần mềm áp dụng
Xếp hạng tín nhiệm từ 2004 đến 2009
1
BIDV, VCB, Vietinbank, MSB
SIBS (Silverlake Integrated Banking Solutions)
9-9-9-8-9-10
2
Techcombank, Sacombank, VP bank.... (gần 20 ngân hàng)
Temenos T24
1-2-1-1-1-1
3
Habubank, Liên Việt, Tiên Phong...
Symbol System Access
12-10-9-10-9-10
Nguồn: Thống kê của Cổng thông tin xếp hạng tín nhiệm các hệ thống ngân hàng lõi Inntron
Tập trung phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại và tự động hóa sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chính vì vậy, các ngân hàng cần thiết có kế hoạch xây dựng nền tảng CNTT và chú trọng nâng cấp hệ thống core banking để nắm bắt cơ hội hội nhập ngày càng sâu rộng với hệ thống tài chính toàn cầu.
2.3.3. Nguồn nhân lực
Ngân hàng cung ứng các nghiệp vụ NHQT luôn phải đương đầu với rủi ro cao, tiểm ẩn, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Thực tế lợi nhuận từ nghiệp vụ NHQT thường rất cao và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong thu nhập của NHTM. Xuất phát từ tính rủi ro và lợi nhuận cao của nghiệp vụ NHQT, nên những NHTM hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với mọi biến động của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Do đặc thù của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế yêu cầu phải nhanh nhạy và có nhiều kinh nghiệm, nhìn chung đội ngũ nhân sự thanh toán quốc tế của các ngân hàng hiện nay vẫn chưa phát triển đồng đều. Yếu tố quan trọng khi xử lý các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chính là kinh nghiệm và sự linh hoạt không cho phép bất kỳ một lỗi sai sót nào vì có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng tham gia. Nhân lực ngân hàng trong hoạt động ngân hàng đại lý vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ đóng vai trò then chốt để xử lý tốt các nghiệp vụ. Điều này chủ yếu dựa vào năng lực của mỗi người, tuy nhiên, bản thân các ngân hàng cũng tổ chức những buổi giao lưu, trao đổi nhân sự và kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài. Động thái này góp phần tạo cơ hội để các nhân viên được cọ xát và tiếp cận với những chuyên gia trong cùng lĩnh vực để học hỏi. Đây cũng là một trong những chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
2.3.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý
Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng đối tác uy tín, mạng lưới rộng và nhiều kinh nghiệm trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vẫn được các ngân hàng thương mại Việt Nam chú trọng. Quan hệ đại lý đặt ra sự hợp tác bình đẳng cho hai bên trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thiếu sự đồng bộ trong phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chủ yếu ở những ngân hàng lớn, hoạt động từ lâu năm nên nhìn chung, các ngân hàng Việt Nam vẫn yếu thế hơn các ngân hàng đại lý nước ngoài xét trong quan hệ đại lý đã được thiết lập. Chính vì vậy, các ngân hàng nên xem quan hệ đại lý là chiến lược ban đầu để mở rộng thị trường, mặt khác đây cũng chính là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với môi trường tài chính năng động, chuyên nghiệp.
Dòng tiền của các ngân hàng là vấn đề chiến lược để kiểm soát và quản lý tính thanh khoản. Điều này giải thích vì sao các ngân hàng luôn quan tâm đến việc quản lý tiền lưu giữ trong tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý nước ngoài. Tiêu chí lựa chọn những ngân hàng uy tín và có tính thanh khoản tốt một lần nữa được khẳng định vì đối với các ngân hàng Việt Nam, nguồn tiền lưu giữ trong tài khoản Nostro sẽ phần nào tạo nên áp lực thanh khoản. Vấn đề đặt ra chính là chiến lược linh hoạt và nhạy bén trong kiểm soát luồn tiền trong tài khoản Nostro. Đây một mặt là tiêu chí lựa chọn khi tìm hiểu ngân hàng đối tác, mặt khác cũng là chiến lược riêng dành cho mỗi ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam không có nhiều ưu thế như các ngân hàng nước ngoài về kinh nghiệm và trình độ phát triển, nhưng nếu có kế hoạch phát triển và nhạy bén với thị trường, ngân hàng Việt Nam vẫn giữ được thế chủ động trong quan hệ đại lý với các ngân hàng đại lý đối tác.
2.4. Ứng dụng mô hình SWOT trong phân tích hoạt động đại lý của các NHTM Việt Nam
2.4.1. Ưu điểm
Mạng lưới ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tuy chưa thật sự nhiều nhưng đã có một số thành tựu đáng ghi nhận. Phần lớn các ngân hàng đại lý đều là những ngân hàng có uy tín (Ngân hàng HSBC, Tập đoàn Citigroup…) và thuộc các vùng kinh tế phát triển cao như Châu Âu, Châu Mỹ, khu vực Đông Á...đã giúp cho các giao dịch thanh toán quốc tế trở nên nhanh chóng và tiết kiệm chi phí do các ngân hàng khi đã thiết lập quan hệ đại lý sẽ dành cho nhau và cho khách hàng của đôi bên một số ưu đãi nhất định như phí giao dịch thấp hoặc ưu tiên chấp nhận các phương tiện thanh toán phi tiền mặt của ngân hàng đối tác.
Dưới góc độ kinh tế, vấn đề thiết lập quan hệ đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam có những ưu điểm như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đang là một nước đang phát triển nên thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Sự hợp tác với các ngân hàng nước ngoài mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam, chính vì vậy xu hướng chung hiện nay là việc chào bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài nhằm kêu gọi lượng vốn đầu tư và tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý của các đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngoài có uy tín lớn. Xu hướng này nhanh chóng được các ngân hàng Việt Nam áp dụng. Sacombank là ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên chào bán cổ phần cho đối tác là ngân hàng nước ngoài, giao dịch được thực hiện vào năm 2005 với giá trị 27 triệu USD tương đương 10% vốn cổ phẩn của Sacombank cho ngân hàng Úc và New Zealand ANZ. Kể từ đó, hoạt động này diễn ra sôi nổi với hàng loạt các ngân hàng TMCP Việt Nam chào bán cổ phần cho ngân hàng và các tổ chức nước ngoài như ACB bán cổ phần cho Standard Charter, Techcombank bán cổ phần cho HSBC, Sacombank thúc đẩy kêu gọi vốn từ IFC (International Finance Corporation trực thuộc Ngân hàng thế giới) và Tập đoàn tài chính Dragons Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001…
Bảng 2.8. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các tổ chức nước ngoài tại các NHTM
STT
NHTMCP
TỔ CHỨC NẮM GIỮ CỔ PHẦN
TỶ LỆ NẮM GIỮ
1
ACB
Standard Chartered Bank (Anh)
6,06%
2
Sacombank
Dragon Capital
8,66%
3
Techcombank
HSBC (Anh)
20%
4
VPBank
Oversea Chinese Banking Corporation Ltd.
15%
5
Eximbank
Sumitomo Mitsui Banking Corporation
15%
6
Habubank
Deutsche Bank
10%
7
OCB
BNP Paribas
15%
8
SourthernBank
United Overseas Bank Ltd.
15%
9
Sea Bank
Societe Generale
20%
10
ABBank
May Bank (Malaysia)
20%
11
VIB
Commonwealth of Australia
15%
Nguồn: Tổng hợp trang web của các ngân hàng và thông tin tại Cổng thông tin điện tử Thời báo kinh tế Việt Nam
Việc các NH, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong các NHTM Việt Nam hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm dịch vụ đem lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển của cả hai bên. Về phía các ngân hàng nước ngoài, không tốn kém chi phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, số lượng khách hàng dồi dào của các NHTM Việt Nam....Về phía các NHTM Việt Nam, không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các giao dịch đều được mã hóa và tiến hành thông qua những phương tiện kỹ thuật số. Với lợi thế về trình độ chuyên môn và tính kỷ luật cao, ham học hỏi, đội ngũ nhân lực đã không ngừng tiếp thu những ứng dụng công nghệ mới nhằm giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài buộc các ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế để hòa chung vào SWIFT. Chính nguồn nhân lực trẻ và năng động sẽ giúp tiến trình hội nhập của các ngân hàng Việt Nam diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Cuối cùng, mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng năm 2009 Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng tốt, GDP đạt 5,32%, lạm phát kiềm chế ở mức 6,5%. Đây là những yếu tố tích cực để Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vẫn duy trì mức hệ số tín nhiệm của Việt Nam là Ba3 như năm 2008. Mức hệ số tín nhiệm này của Việt Nam là cao hơn 1 bậc so với một số quốc gia trong khu vực (Philippines có mức hệ số tín nhiệm là (Ba3/BB); Indonesia là (Ba2/BB). Như vậy, Việt Nam đã khẳng định vị thế như một địa điểm đầu tư an toàn và nhiều tiềm năng phát triển. Mặt khác, hệ số mở cửa (hệ số tính bằng tỷ lệ giữa doanh số XNK trên GDP) của Việt Nam có chiều hướng tăng trong những năm gần đây (Hình 2.2 ) tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đón nhận các đối tác nước ngoài vào đầu tư. Lợi thế về con người và môi trường đầu tư đã thu hút rất nhiều giới đầu tư nước ngoài về lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Giao thương quốc tế mở rộng yêu cầu cần có những sự liên kết nhất định từ phía các ngân hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao vị thế của mình. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ đại lý sẽ giúp các bên được nhiều lợi ích về hiệu quả và quy mô.
Hình 2.2. Hệ số mở cửa nền kinh tế Việt Nam
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng thế giới
Hình 2.3. Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2003-2008
Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của Ngân hàng Nhà Nước
Hình 2.4. Diễn biến lạm phát giai đoạn 2006-2008
Nguồn Báo cáo thường niên 2008 của Ngân hàng Nhà Nước
2.4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những lợi thế về một hệ thống ngân hàng đang phát triển, vấn đề xây dựng quan hệ đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng có một số nhược điểm như sau:
Thứ nhất, năng lực của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu cầu hội nhập. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn pháp định áp dụng cho các NHTMCP Việt Nam đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Năm 2010, áp lực tăng vốn theo Nghị định trên đối với nhiều ngân hàng là không nhỏ. Tuy nhiên, đây là mức vốn rất khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những ngân hàng lớn đã hoạt động từ lâu, đa phần các ngân hàng thương mại mới thành lập gần đây đều có mức vốn điều lệ khá thấp.
Hình 2.5. Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (tính đến 3/2009)
Đơn vị: Tỷ VND
STT
NGÂN HÀNG
VỐN ĐIỀU LỆ VND
Nhóm 1 (VĐL trên 3.000)
1
NHTMCP Ngoại thương
12 100
2
NHTMCP Xuất nhập khẩu VN
7 200
3
NHTMCP Á châu
6 536
4
NHTMCP Sài Gòn Thương tín
5 116
5
NHTMCP Đông Nam Á
4 068
6
NHTMCP Quân đội
3 400
7
NHTMCP Sài Gòn
3 299
8
NHTMCP Kỹ thương
3 642
Nhóm 2 (VĐL trên 2.000)
1
NHTMCP Đông Á
2 880
2
NHTMCP An Bình
2 705
Nhóm 3 (VĐL từ 1.000 trở lên)
1
NHTMCP Việt Á
1 359
2
NHTMCP Nam Việt
1 000
Nguồn: [18]
Thứ hai, hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại và các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ ba, bản thân các ngân hàng thương mại chưa thực sự có kế hoạch nhằm duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với mạng lưới ngân hàng đại lý. Nhược điểm này có thể xuất phát từ việc các ngân hàng Việt Nam chưa có định hướng rõ ràng, cũng có thể hiểu do các ngân hàng chưa đề ra các chiến lược cụ thể để duy trì sự hợp tác dẫn đến quan hệ đại lý có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào nếu nền kinh tế biến động và có những rủi ro hệ thống xảy ra. Điển hình trong đợt khủng hoảng cuối năm 2008, các ngân hàng Việt Nam đã có động thái rút bớt tiền gửi thanh toán trong tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài nhằm dự phòng rủi ro và bảo vệ nguồn tiền vì e ngại trước sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng có uy tín tại Mỹ. Như vậy, vấn đề thiết lập quan hệ đại lý đặt ra nhu cầu phải tính đến sự hợp tác lâu dài và dự báo trước những đổi thay của nền kinh tế để có kế hoạch thích ứng phù hợp.
Một nhược điểm khác cũng đáng lưu tâm là các ngân hàng Việt Nam chưa có kế hoạch phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang nằm tron