Luận văn Hệ thống nhập điểm tự động

MỤC LỤC

 

 

Chương 1: Tổng quan về xử lý ảnh

1.1. Mở đầu

1.1.1. Định dạng file ảnh bitmap (BMP)

1.1.2. Định dạng file ảnh JPEG

1.1.3. Định dạng file ảnh TIFF (Tag Image File Format)

1.1.4. Định dạng file ảnh GIF (Graphices Interchange Format)

1.2. Các phép biến đổi trong đồ họa hai chiều

1.2.1. Các phép biến đổi hình học cơ sở

1.2.2. Một số tính chất của phép biến đổi Affine

1.2.2.1. Phép biến đổi Affine bảo toàn đường thẳng

1.2.2.2. Tính song song của các đường thẳng được bảo toàn

1.2.2.3. Tính tỉ lệ về khoảng cách được bảo toàn

1.2.3. Một số phép biến đổi khác

1.2.3.1. Phép đối xứng

1.2.3.2. Phép biến dạng

 

Chương 2: Nhận dạng các chấm đen

2.1. Xác định hai mốc của file bảng điểm

2.1.1. Giải pháp để xác định tâm của một mốc

2.1.2. Xây dựng giải thuật

2.2. Xác định các điểm trong file bảng điểm

 

Chương 3: Phân tích bài toán

3.1. Đặt vấn đề

3.2. Giới hạn vấn đề và phát biểu bài toán

3.2.1. Giới hạn vấn đề

3.2.2. Phát biểu bài toán

3.3. Mô tả dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra và xử lý dữ liệu

3.3.1. Dữ liệu đầu vào của chương trình

3.3.2. Dữ liệu đầu ra của chương trình

3.3.3. Phần xử lý dữ liệu

3.4. Giới thiệu sơ lược về tờ bảng điểm và file bảng điểm

3.4.1. Mô tả tờ bảng điểm

3.4.1.1. Phần tựa

3.4.1.2. Phần thân

3.4.1.3. Phần cuối

3.4.2. Mô tả file bảng điểm

3.5. Những vấn đề cần giải quyết

3.5.1. Những vấn đề cần giải quyết để cho ra file điểm

3.5.2. Những vấn đề cần giải quyết để nhập điểm vào cơ sở dữ liệu

 

Chương 4: Thiết kế các bảng cần thiết cho việc nhập điểm

4.1. Giới thiệu các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

4.1.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

4.1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server

4.1.2.1. Giới thiệu sơ lược về SQL Server

4.1.2.2. SQL Server

4.1.2.3. Chuyển từ Microsoft Access sang SQL Server

4.1.2.3.1. Dùng Microsoft Access Upsizing Tools

4.1.2.3.2. Xuất dữ liệu sang SQL Server dùng bảng liên kết

4.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

4.2. Xây dựng các bảng

4.2.1. Mô tả

4.2.2. Tạo bảng

4.2.3. Mô hình quan niệm dữ liệu và mô hình xử lý

4.3. Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu

 

Chương 5: Thực hiện việc nhập điểm vào cơ sở dữ liệu

5.1. Giới thiệu về môi trường phát triển của Visual Basic 6 và các điều khiển của nó

5.1.1. Giới thiệu về Visual Basic

5.1.2. Giới thiệu các điều khiển chính được sử dụng trong chương trình

5.1.2.1. Giới thiệu điều khiển Textbox

5.1.2.2. Giới thiệu điều khiển Command Button

5.1.2.3. Giới thiệu điều khiển PictureBox

5.1.2.4. Giới thiệu về Form trong Visual Basic

5.1.2.5. Giới thiệu điều khiển DataCombo

5.1.2.6. Giới thiệu về hàm Shell trong Visual Basic

5.1.2.7. Giới thiệu điều khiển DataGrid

5.1.2.8. Giới thiệu điều khiển ListView

5.1.2.9. Cách truy xuất file text tuần tự

5.2. Yêu cầu

5.3. Xử lý

5.3.1. Chuẩn bị file ảnh và các vấn đề liên quan

5.3.2. Xử lý file ảnh để cho ra file điểm

5.3.2.1. Sơ đồ xử lý file ảnh ra file điểm

5.3.2.2. Trình bày việc xử lý file ảnh

5.3.3. Xử lý dữ liệu trên cơ sở dữ liệu để nhập điểm

5.3.3.1. Sơ đồ cho việc xử lý dữ liệu

5.3.3.2. Trình bày cách xử lý dữ liệu

5.3.4. Nhập điểm vào cơ sở dữ liệu

5.3.4.1. Sơ đồ mô tả

5.3.4.2. Trình bày cách nhập điểm

5.3.5. Xem điểm sinh viên trong cơ sở dữ liệu

5.3.5.1. Sơ đồ mô tả

5.3.5.2. Xem điểm

5.4. Giải thuật

5.4.1. Đánh số thứ tự của sinh viên

5.4.2. Cập nhật điểm thi

 

Chương 6: Ưu điểm, khuyết điểm và hướng phát triển của đề tài

6.1. Ưu điểm

6.2. Khuyết điểm

6.3. Hướng phát triển của đề tài

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống nhập điểm tự động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t (báo cáo): là công cụ tạo mẫu và in các báo cáo. Macro (lệnh vĩ mô): là một tập hợp các lệnh được chọn, sắp xếp hợp lý cho việc tự động hóa các thao tác. Module (đơn thể chương trình): là phương tiện lập trình trên Access với ngôn ngữ lập trình Access Basic. Giới thiệu Table: Bảng là một tập hợp dữ liệu về một chủ đề nhất định nào đó. Bảng tổ chức dữ liệu thành các cột (gọi là field – trường) và hàng (gọi là record – mẫu tin). Mỗi cột ứng với một mục dữ liệu mà ta cần lưu trữ. Mỗi cột có một tên và thuộc về một kiểu dữ liệu. Mỗi dòng chứa dữ liệu về một người hay vật cụ thể mà ta cần lưu trữ. Mối quan hệ giữa các bảng: Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ. Trong mô hình quan hệ, giữa các thực thể có mối quan hệ dữ liệu với nhau. Thiết lập mối quan hệ giữa các table là để chỉ ra mối liên quan về dữ liệu ở trong cơ sở dữ liệu. Nhờ có mối quan hệ giữa các table sẽ giúp ta nhập dữ liệu, truy xuất chính xác và dễ dàng hơn. Giới thiệu Query: Query là công cụ khai thác và xử lý dữ liệu của Microsoft Access, nó có thể đáp ứng các nhu cầu tra cứu về dữ liệu của các bảng dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu. Access cung cấp nhiều loại query khác nhau tương ứng với mỗi loại query sẽ có công dụng riêng và cách thiết kế riêng. Query có các loại sau: Select query: là dạng query thường được sử dụng nhiều nhất, bằng loại query này, ta có thể tham khảo dữ liệu từ nhiều bảng dữ liệu khác nhau của cơ sở dữ liệu, có thể phân tích và hiệu chỉnh dữ liệu ngay trên bảng vấn tin hay sử dụng nó làm cơ sở cho một công việc khác. Bảng kết qủa vấn tin được gọi là Dynamic Set. Một Dynamic Set giống như một bảng dữ liệu nhưng không phải là một bảng dữ liệu thật sự, nó chỉ có tính tham khảo đối với dữ liệu được lấy từ nhiều bảng khác nhau mà thôi. Total query: dùng để thống kê, tổng kết số liệu trên một hoặc nhiều điều kiện. Crosstab query: dùng để thống kê, tổng kết số liệu trên một hoặc nhiều điều kiện, nhưng hình thức thể hiện dễ hiểu hơn. Action query: nhóm query hành động giúp ta có thể chỉnh sửa số liệu trong cơ sở dữ liệu, sao chép hoặc tạo table để lưu trữ số liệu. Parameter query: query trường thông số, là loại query mà điều kiện lấy số liệu phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng tại thời điểm lấy số liệu. SQL Specific query: là loại query đặt biệt trong đó điều kiện để lấy số liệu là một lệnh SQL chứ không phải là một biểu thức. 4.1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server: 4.1.2.1. Giới thiệu sơ lược: Nhiều nhà lập trình Visual Basic với bộ máy cơ sở dữ liệu JET chia sẽ giữa Visual Basic và Microsoft Access. Nhưng khi ứng dụng cần làm việc với số lượng mẫu tin rất lớn với nhiều người sử dụng nó phải gặp hạn chế. Tranh chấp truy cập dữ liệu giữa nhiều người sử dụng, xử lý chậm chạp, thiếu những tính năng nâng cao về quản lý server và dữ liệu làm cho các nhà lập trình phải thiết kế những cấu trúc nặng nề để giải quyết các vấn đề này. Ta không nên lầm lẫn giữa môi trường Client/Server và môi trường máy tính nhiều người sử dụng. Môi trường Client/Server chứa những chương trình tự động trả về và lưu trữ dữ liệu, phân quyền truy cập giữa nhiều người sử dụng, xử lý bảo mật. Trong khi Microsoft Access chỉ hỗ trợ máy tính đa người dùng, không phải là môi trường Client/Server vì nhiều yêu cầu thông tin đều được xử lý trên máy Client cá nhân. Nó không có chương trình điều khiển nào tồn tại qua mạng để xử lý và trả về dữ liệu. Kiến trúc về Client/Server: Client: là bất kỳ phần nào của hệ thống yêu cầu các dịch vụ, tài nguyên từ bộ phận khác. Server: là bất cứ phần nào của hệ thống cung cấp tài nguyên, dịch vụ tới các phần khác. Mô hình: 1. Application Local Data Shared Data (Application có thể truy xuất dữ liệu từ Local Network) (Mô hình File Base) 2. Terminal Host Application (Mô hình Host Base) 3. Client Application Database Server Server based Data (Mô hình Client/Server) Thích hợp cho mạng cục bộ: có một máy làm server để lưu trữ dữ liệu trên đó và các máy client sẽ kết nối vào và sử dụng các dữ liệu trên đó. 4.1.2.2. SQL Server: SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ có trách nhiệm: Lưu trữ dữ liệu Bảo đảm ràng buộc toàn vẹn dữ liệu Duy trì mối quan hệ Khôi phụ dữ liệu khi có sự cố SQL Server được tích hợp chặt chẽ trên Windows NT, thể hiện: Tích hợp với sản phẩm Windows NT Dùng cơ chế an toàn của Windows NT Cùng hỗ trợ trên môi trường Multiprocessor Chịu sự giám sát họat động của Windows NT SQL Server có thể: Cho phép tạo nhiều cơ sở dữ liệu trên server một khi người dùng có quyền sử dụng tài nguyên đó trên mạng cục bộ. Sau khi đã có được cơ sở dữ liệu trên server, ta có thể: _ Tạo bảng trên cơ sở dữ liệu đó. _ Xóa bảng, thay đổi bảng. _ Thực hiện các ràng buộc dữ liệu. _ Viết các câu truy vấn dữ liệu _ Viết các thủ tục Stored Procedure (s-p) _ Viết các Cursor _ Viết các View _ Viết các Trigger _ Sử dụng Default, Logins, Users, và Role _ Chế độ Backup và Restore dữ liệu _ Quản lý các Index. 4.1.2.3. Chuyển từ Microsoft Access sang SQL Server: Nếu sau này cơ sở dữ liệu dùng để quản lý điểm của sinh viên được mở rộng và nâng cấp từ Access lên SQL Server thì ta có thể thực hiện một trong hai cách sau đây: 4.1.2.3.1. Dùng Microsoft Access Upsizing Tools: Đây là một phần bổ sung (add in) của Microsoft Access. Ta tiến hành các bước sau đây để thi hành Upsizing Tools: Bảo đảm cơ sở dữ liệu dùng chứa các dữ liệu export có sẳn trên SQL Server. Bảo đảm cơ sở dữ liệu SQL Server có một nguồn dữ liệu ODBC hợp lý. Từ menu Tools của Access chọn Add - in, chọn Upsize to SQL Server từ menu con. Upsizing Wizard hoạt động, cho phép ta chọn lựa để tạo cơ sở dữ liệu mới hoặt chuyển đổi cơ sở dữ liệu hiện hành sang SQL Server. Chọn Use Existing Database, rồi nhấn Next. Hộp thoại ODBC Select Data Source xuất hiện, chọn nguồn dữ liệu ODBC tương ứng với SQL Server, rồi nhấn OK. Nếu nguồn dữ liệu ODBC yêu cầu ta login, ta sẽ thấy hộp thoại SQL Server Login. Login và nhấn OK. Upsizing Wizard hiển thị danh sách các bảng trong cơ sở dữ liệu Access. Nhấn đúp lên từng bảng mà ta muốn xuất sang SQL Server. Nhấn Next khi hòan tất. Cho phép ta chọn lựa một số khả năng để điều khiển cách xuất dữ liệu sang SQL Server. Các tùy chọn này bao gồm: _ Chọn phần tử nào mà ta muốn xuất sang SQL Server: chỉ mục, qui luật kiểm tra (validation rule), giá trị mặc định, quan hệ, … _ Có tạo trường timestamp trong bảng xuất hay không. _ Có xuất toàn bộ bảng hay không: bao gồm dữ liệu hoặc chỉ có cấu trúc. _ Có giữ kết nối link với cơ sở dữ liệu Access hay không. Chọn khả năng tùy chọn mà bạn thích, xong nhấn Next. Ơû bước sau cùng có quyết định dùng Upsizing Tools để tạo báo cáo về những gì đã làm hay không. Ta luôn nên thực hiện việc này, chọn vào hộp đánh dấu và nhấn Finish. Bảng được xuất sang SQL Server, báo cáo xuất hiện, cung cấp tổng kết về những gì Upsizing Tools đã làm. Trong vài tình huống, công cụ này không thể chuyển đổi bảng sang SQL Server. Với trường OLE object, nó tạo trường mà ta không mong muốn. Ngoài ra, nó không thể chuyển đổi trường AutoNumber như ta mong muốn, mà tạo một Trigger phát sinh một giá trị ngẫu nhiên trong trường. Đây là công cụ thực hiện nhanh chóng việc gởi dữ liệu từ Access sang SQL Server nhưng ta không nên dựa hoàn toàn vào nó. 4.1.2.3.2. Xuất dữ liệu sang SQL Server dùng bảng liên kế: Nếu ta muốn kiểm soát nhiều hơn cách thức chuyển đỗi từ Access sang SQL Server, ta có tùy chọn liên kết các bảng SQL Server với cơ sở dữ liệu Access, rồi xuất dữ liệu ra các bảng trong SQL Server bằng cách dùng một truy vấn nối thêm trong Access. Ta cần tiến hành hoạt động này trong Microsoft Access bởi vì Access dùng bộ máy cơ sở dữ liệu JET, vốn sở trường về tích hợp dữ liệu từ các bộ máy cơ sở dữ liệu khác biệt. Để chuyển từ Access sang SQL Server ta có 3 bước: Tạo bảng trên cơ sở dữ liệu SQL Server để chứa dữ liệu từ Access. Nối (link) các bảng SQL Server với cơ sở dữ liệu Access. Thi hành câu truy vấn nối thêm để chuyển dữ liệu từ Access sang SQL Server. Bước 1: Tạo bảng trong SQL Server: Cú pháp câu lệnh tạo bảng trong SQL Server: CREATE TABLE table_name( column_name data_type[NULL | NOT NULL] ) Sửa cấu trúc của bảng: Thêm cột: ALTER TABLE table_name ADD column_name data_type[NULL | NOT NULL] Xóa cột: ALTER TABLE table_name DROP COLUMN column_name Sửa khai báo cột: ALTER TABLE table_name ALTER COLUMN column_name new_data_type[|] Xóa bảng: DROP TABLE table_name Bước 2: Nối (link) bảng trong SQL Server với Access: Bảng kết nối (link) là một tính năng của Access cho phép ta dùng và duyệt dữ liệu từ cơ sở dữ liệu ODBC như là bảng được chứa trên cơ sở dữ liệu Access. Trong Access, mở cơ sở dữ liệu mà ta muốn xuất dữ liệu. Từ menu File, chọn Get External Data, chọn Link Table. Trong hôp thoại Link ở phần Files of Type chọn phần ODBC Databases. Hộp thoại ODBC Select Data Source xuất hiện, chọn nguồn dữ liệu cho cơ sở dữ liệu SQL Server. Hộp thoại SQL Server Login xuất hiện, Login vào SQL Server với tên người dùng và mật khẩu. Hộp thoại Link Tables xuất hiện, chọn bảng (có thể nhiều bảng) mà bạn muốn kết nối (link). Bảng trong SQL Server mà bạn muốn kết nối đến xuất hiện trong cửa sổ Database. Bước 3: Tạo câu truy vấn Append để truyền dữ liệu từ Access sang SQL Server: Trong cửa sổ Database của Access, chọn bảng cục bộ (không kết nối). Chọn Query từ menu Insert. Chọn Design View trong hộp thoại New Query, nhấn OK. Một cửa sổ định nghĩa câu truy vấn mới xuất hiện. Bảng cụa bộ xuất hiện ở phần trên của cửa sổ. Chọn Append Query từ menu Query. Nó sẽ biến câu truy vấn Select sang Append. Hộp thoại Append xuất hiện. Trong hộp Table Name chọn bảng muốn chuyển, để nguyên nút Current Database ở trạng thái sáng (mặt dù bảng này chứa trong cơ sở dữ liệu khác, nhưng vì được Append nên nó được xử lý như là tồn tại trong cơ sở dữ liệu hiện hành của câu truy vấn này). Trong dòng Field của lưới thiết kế truy vấn, chọn tất cả các trường mà ta muốn xuất vào cơ sở dữ liệu SQL Server. Chọn Run từ menu Query, Access thông báo số lượng mẫu tin được copy từ Access sang bảng SQL Server. Nhấn OK. Thi hành câu truy vấn Append và dữ liệu được copy vào bảng trên SQL Server. Rắc rối khi xuất dữ liệu Null sang SQL Server với câu truy vấn Append của Access: Đây là hạn chế của Access 97, vì công việc trên được thực hiện thành công trong phiên bản trước của Access. Trong trường ta cố xuất dữ liệu sang SQL Server thông qua câu truy vấn nối thêm (Append) của Access khi Access gởi một trường chứa giá trị Null sang SQL Server ta có thể gặp thông báo lỗi. Giải pháp cho vấn đề này là sửa câu truy vấn để trường chứa giá trị Null sẽ được xử lý tường minh như một giá trị chuỗi. Cách này nối nội dung của trường với một chuỗi rỗng. Đừng bao giờ phát sinh một giá trị Null khi thể hiện các trường theo cách này, luôn luôn truyền chuỗi rỗng. Khi ta truyền một chuỗi rỗng vào SQL Server, nó sẽ lưu vào như giá trị Null. Xuất trường Autonumber cho cột định danh trong SQL Server: Ta phải chỉ ra một giá trị cho trường định danh khi chèn mẫu tin vào bảng SQL Server. Ta dùng cách này bằng cách sử dụng tùy chọn của lệnh Insert của SQL Server. Tùy chọn này có thể qui định là on hay off, cho phép ta có chỉ ra giá trị cho cột định danh hay không. Bởi mặc định, nó là off. Ta chỉ nên chuyển nó thành on trong một Transaction liên quan cụ thể đến việc chỉ định giá trị cho cột định danh. Ví dụ: set identity_insert tblCustomer on insert tblCustomer (ID, FirstName, LastName) values(60559, “Nguyễn Văn”,”Thành”) set identity_insert tblCustomer off go Khối lệnh này chèn một mẫu tin vào bảng tblCustomer với một ID của khách hàng là 60559. Lưu ý: dùng cách này sẽ định lại giá trị đếm nội bộ của cột định danh. Ví dụ: sau khi gọi lệnh trên mẫu tin kế tiếp sẽ có ID là 60560. 4.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Oracle bao gồm một tập hợp hòan thiện các sản phẩm xây dựng ứng dụng và người dùng cuối (end – user) được trang bị các giải pháp thông tin hoàn hảo. Các ứng dụng Oracle tương thích với hầu hết các hệ điều hành từ các máy tính cá nhân đến các hệ thống xử lý song song lớn. Oracle cung cấp một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System: DBMS) uyển chuyển: Oracle Server để lưu trữ và quản lý các thông tin dùng trong các ứng dụng, phiên bản Oracle 9 quản lý cơ sở dữ liệu với tất cả các ưu điểm của cấu trúc cơ sở dữ liệu quan hệ cộng thêm khả năng lưu trữ và thực thi các đối tượng cơ sở dữ liệu như các thủ tục (procedure) và các trigger. Oracle Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) điều khiển: Lưu giữ dữ liệu trên các vùng dữ liệu đã thiết kế. Truy xuất dữ liệu cho các ứng dụng, dùng các kỹ thuật tương đối tối ưu. Bảo mật dữ liệu, cấp quyền khác nhau cho các user. Liên kết và toàn vẹn dữ liệu khi cơ sở dữ liệu được phân bố trên mạng. Các ứng dụng Oracle có thể chạy ngay trên máy làm Oracle Server. Một cách giải quyết khác là các ứng dụng và các công cụ hỗ trợ nó sẽ chạy trên một hệ thống cục bộ đối với người dùng (hệ thống client) trong khi Oracle DBMS chạy trên một hệ thống khác (hệ thống server). Trong môi trường client / server, có thể dùng được rất nhiều tài nguyên. Ví dụ: một ứng dụng Oracle Form có thể chạy trên một máy tính cá nhân là client trong khi vẫn có thể truy xuất dữ liệu hiện đang do Oracle Server chạy trên máy trung tâm quản lý. Cho phép truy xuất thông qua ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structure Query Language) cho dù trực tiếp hay gián tiếp. Oracle Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên tiến nhất cho đến lúc này. Nó thích hợp cho các công ty hay tổ chức đa quốc gia và dữ liệu được truyền trên mạng, còn các công ty hay tổ chức nhỏ thì sử dụng Oracle hơi bị lãng phí. 4.2. XÂY DỰNG CÁC BẢNG: 4.2.1. Mô tả: Cơ sở dữ liệu để quản lý sinh viên và các vấn đề liên quan đến sinh viên thì lớn và phức tạp với lại em không thể nào có được cơ sở dữ liệu đó để mà xử lý trên đó được. Cho nên em giả định một phần cơ sở dữ liệu trên để thực hiện việc nhập điểm tự động. Đây là một cơ sở dữ liệu được mô phỏng theo cơ sở dữ liệu của Trường Đại Học Dân Lập Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM để việc nhập điểm được thực hiện dễ dàng. Sau này nếu có được cơ sở dữ liệu chính của Trường thì ta cũng dễ dàng thực hiện việc nhập điểm tự động sau khi thay đổi một vài chi tiết nhỏ cho phù hợp với cơ sở dữ liệu đó, mà ta không cần thêm hay bớt gì trong đó chỉ trừ phần điểm được cập nhật vào thôi. 4.2.2. Tạo bảng: Để thực hiện việc nhập điểm vào cơ sở dữ liệu thì tối thiểu ta cần phải có 4 bảng bao gồm: Bảng LOP gồm có MALOP (mã lớp học) và TENLOP (tên lớp học): Table Field Name Data Type Field Size LOP MALOP TEXT 10 TENLOP TEXT 50 Bảng MON gồm có MAMON (mã môn học) và TENMON (tên môn học): Table Field Name Data Type Field Size MON MAMON TEXT 10 TENMON TEXT 50 Bảng SINHVIEN gồm có MASV (mã sinh viên), TENSV (họ tên sinh viên) và thuộc lớp (MALOP) nào: Table Field Name Data Type Field Size SINHVIEN MASV TEXT 10 TENSV TEXT 50 MALOP TEXT 10 Bảng DIEM gồm có sinh viên MASV (mã sinh viên) học môn học MAMON (mã môn học) nào và có điểm thi DIEM (điểm thi) là bao nhiêu: Table Field Name Data Type Field Size DIEM MASV TEXT 10 MAMON TEXT 10 DIEM NUMBER INTEGER Mối liên hệ giữa các bảng: LOP, MON, SINHVIEN và DIEM trong cơ sở dữ liệu như sau: SINHVIEN chỉ học một LOP và một LOP có nhiều SINHVIEN theo học; SINHVIEN học được nhiều MON và sẽ có điểm của từng MON riêng biệt, một MON cũng có nhiều SINHVIEN theo học. Dựa bảng SINHVIEN, ta thực hiện một câu truy vấn để lấy số thứ tự của sinh viên trong toàn bảng SINHVIEN sau khi được sắp xếp theo mã số sinh viên, vì trong bảng này không có phần số thứ tự của sinh viên. Số thứ tự này là động, tức là nó sẽ linh hoạt khi sinh viên được thêm vào hay bớt ra. Vì đề tài này giới hạn lại nên phần thiết kế các bảng chưa thực sự đầy đủ thông tin và lợp lý so với một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, mà em chỉ xây dựng bảng làm sao để lưu được điểm một cách tối thiểu nhất. Các phần còn chưa tốt như là: Phần học kỳ và số lần thi chưa có Cho tới học kỳ này thì lớp đó học được những môn gì và chưa học những môn gì. 4.2.3. Mô hình quan niệm dữ liệu và mô hình xử lý: Mô hình quan niệm dữ liệu (thực thể kết hợp) SINHVIEN LOP MON DIEM 1 n n n SINHVIEN LOP MON DIEM Mô hình xử lý (dữ liệu quan hệ) 4.3. NHẬP DỮ LIỆU VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU: Những dữ liệu trong cơ sở dữ liệu này là dữ liệu mẫu có sẳn để thực hiện việc nhập điểm theo yêu cầu của đề tài: Dữ liệu trong bảng LOP thì có các lớp như sau: LỚP 1995 LỚP 1996 LỚP 1997 LỚP 1998 LỚP 1999 LỚP 2000 LỚP 2001 … LỚP 2010 Dữ liệu trong bảng MON thì có các môn như sau: CÔNG NGHỆ PHẦM MỀM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LẬP TRÌNH MẠNG MẠNG MÁY TÍNH HỆ ĐIỀU HÀNH CƠ SỞ DỮ LIỆU CẤU TRÚC DỮ LIỆU THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HĐT. Dữ liệu trong bảng SINHVIEN thì có: 100 sinh viên khóa (lớp) 1998 với mã số sinh viên từ 98TH001 đến 98TH100. 30 sinh viên khóa (lớp) 1999 với mã số sinh viên từ 99TH001 đến 99TH030. 35 sinh viên khóa (lớp) 2000 với mã số sinh viên từ 00TH001 đến 00TH035. Mã số sinh viên trong bảng sinh viên sẽ được sắp xếp theo thứ tự Alphabet tăng dần và không được thay đổi. Dữ liệu trong bảng DIEM thì có: Danh sách các sinh viên các khóa 1998, 1999, 2000 cùng với tất cả các môn đã có sẵn. Chỉ còn phần điểm là chưa có điểm (chương trình nhập điểm tự động vào bảng điểm). CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN VIỆC NHẬP ĐIỂM VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU 5.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VISUAL BASIC 6.0 VÀ CÁC ĐIỀU KHIỂN (CONTROL) CỦA NÓ: 5.1.1. Giới thiệu về Visual Basic: Khi làm việc với Visual Basic thì tất cả những gì ta làm đều nằm trong một đề án. Visual Basic có các kiểu đề án sau đây: Standard EXE: dùng để tạo một ứng dụng Windows chuẩn, đây là kiểu đề án thường dùng nhất. ActiveX EXE: tạo một Automation Server thực hiện các tác vụ trong một ứng dụng. ActiveX DLL: tạo một chương trình Remote Automation như một DLL, không thể chạy độc lập nhưng nhanh hơn ActiveX EXE. ActiveX Control: tạo một custom control của riêng người sử dụng, sau đó có thể sử dụng trong ứng dụng VB khác. VB Application Wizard: tạo nhanh một ứng dụng theo một mẫu được thiết kế sẵn. Data Project: tạo môi trường triển khai ứng dụng trên Database. IIS Application: tạo một dự án có thể liên kết với IIS để chạy một ứng dụng trong môi trường Web. Add in: xây dựng thêm các ứng dụng có thể thêm vào VB. ActiveX Documents DLL: tạo các file DLL dùng cho các ứng dụng chạy trên Internet. ActiveX Documents EXE: tạo một ứng dụng chạy trên Internet Explorer. DHTML Application: tạo một khung của ứng dụng trang Web động chạy trên môi trường Web. Visual Basic là một phần mềm thiết kế giao diện trực quan, gần gũi với người sử dụng và dễ dàng sử dụng, rất thuận tiện cho việc trình bày dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Foxpro, Access, SQL Server hay Oracle, … Khi làm việc với đề án Standard EXE thì sẽ có Form và các điều khiển khác cho người dùng thiết kế. Các điều khiển này bao gồm: Picture Box, Label, TextBox, Frame, Command Button, CheckBox, Option Button, ComboBox, ListBox, Image, Common Dialog, … và các điều khiển khác cao cấp hơn, nếu muốn sử dụng người dùng phải thêm vào hộp công cụ. Các điều khiển này ta kéo thả từ Toolbox vào Form khi đang thiết kế. Mỗi điều khiển các thuộc tính, các phương thức và các sự kiện để mô tả điều khiển đó. _ Thuộc tính(properties): là bộ các thông số mà ta có thể gán cho điều khiển như tên, chiều rộng, chiều cao, … _ Phương thức(method): là những phản ứng của điều khiển. _ Sự kiện(event): là những tín hiệu mà điều khiển có thể hiểu để phản ứng. Visual Basic có cửa sổ viết mã lệnh và cửa sổ để thiết kế giao diện chương trình riêng biệt. 5.1.2. Giới thiệu các điều khiển chính được sử dụng trong chương trình: 5.1.2.1. Giới thiệu điều khiển TextBox: Điều khiển Textbox dùng để giúp người dùng nhập giá trị vào trong chương trình, vì vậy chúng được sử dụng nhiều nhất trong các ứng dụng của Windows. Đây là điều khiển có nhiều thuộc tính và sự kiện nhất trong các điều khiển. Các thuộc tính cơ sở: _ MultiLine(boolean): dữ liệu trên Textbox có chứa trên nhiều dòng hay không? _ Alignment(Left/Right/Center): canh lề văn bản trong Textbox _ Locked(boolean): cho phép người dùng thay đổi nội dung hay không? _ MaxLenght(0: Default): giới hạn số ký tự nhập trong Textbox _ PasswordChar: ký tự trình bày khi người dùng nhập văn bản vào Textbox dưới dạng password (thường dùng ký tự *). Khi đó người dùng không thể dùng các chức năng Copy/Cut/Paste trong Textbox này. _ Font: font chữ và các thuộc tính liên quan _ ToolTipText: qui định chuỗi văn bản ghi chú thích trong Textbox, văn bản này xuất hiện khi người dùng đặt con trỏ lên trên Textbox trong một khoảng thời gian định trước. _ BorderStyle: qui định kiểu đường biên của Textbox Các thuộc tính được thiết lập trong thời gian thực thi: _ Text: chứa nội dung của Textbox _ SelStart: thiết lập hoặc trả về vị trí của con trỏ nhập trong Textbox, tại vị trí bắt đầu giá trị này bằng 0, tại vị trí cuối của chuỗi ký tự SelStart = Len(Text), ta có thể thay đổi thuôc tính này bằng mã chương trình. _ SelLength: trả về số ký tự được chọn trong Textbox, ta có thể gán một giá trị > 0 cho thuộc tính này để chọn chuỗi văn bản bằng mã. _ SelText: trả về nội dung chuỗi ký tự được chọn trong Textbox, nếu không có ký tự nào được chọn thì thuộc tính này có giá trị rỗng Hoạt động bẫy bàn phím: Điều khiển Textbox trang bị sự kiện KeyDown, KeyUp, KeyPress thường được dùng để bẫy các giá trị được nhập bằng bàn phím. Ví dụ sau chỉ cho phép người dùng nhập vào các con số: Private Sub Text1_KeyPress(KeyAscii As Integer) Select Case KeyAscii Case is < 32 ‘các phím điều khiển Case 48 To 57 ‘các số Case Else KeyAscii = 0 ‘vô hiệu hóa các phím End Select End Sub Sự kiện KeyPress chỉ có thể xử lý phím ENTER hoặc ESC khi trên Form không có nút lệnh nào có thuộc tính Default là True hoặc thuộc tính Cancel là True, tương tự đối với phím Tab nếu kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAOCAO.doc
  • pptBAOCAO.PPT
  • docBaoCaoKhoi.doc
  • pptBaoCaoKhoi.ppt
  • docBIA NGOAI.doc
  • docBIA TRONG.doc
  • rarDemo.rar
  • rarSource.rar
Tài liệu liên quan