Tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng là khu vực nắng
nhiều mưa ít (Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước) nên việc sử dụng đất
có hiệu quả là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Trong những năm đầu tái lập tỉnh thì các cấp các ngành có chức năng đã có
công văn quyết định phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vào thời điểm
của những năm đó, trình độ văn hóa và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn
hạn chế nên việc phát triển ngành nghề còn gặp phải nhiều khó khăn.
Với đặc điểm tình hình kinh tế đổi mới trong những năm gần đây, vấn đề bồi
dưỡng văn hóa và nâng cao dân trí ở địa phương đã được chú trọng và đã đạt được
kết quả tốt. Ngày nay với chính sách của Trung Ương và của tỉnh về việc phát triển
ngành nghề nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi hình thức sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi. Và để nâng cao được hiệu quả trong nghề nuôi trồng thủy sản,
vấn đề kỹ thuật đã được đặt lên hàng đầu, trong những năm qua tỉnh và huyện luôn
luôn tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp cho người dân nuôi tôm nắm bắt thêm về
trình độ kỹ thuật và ngoài ra cũng thường xuyên, hằng năm đều có mở các lớp hội
thảo tạo điều kiện để người dân nắm bắt thêm những tình hình mới có liên quan đến
ngành, đồng thời cũng là nơi để họ có thể giao lưu trao đổi những kinh nghiệm trong
sản xuất góp phần nâng cao năng suất sản xuất,
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện trạng sản xuất giống tôm sú ở một số xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân Dân huyện Ninh Hải, 2005)
Qua Đồ thị 4.4 cho thấy trong hai năm 2002 và 2003 mặc dù số trại không
tăng nhưng sản lượng tôm PL15 làm ra trong năm 2003 tăng 500 triệu PL so với năm
2002. Hơn thế nữa, mặc dù số trại trong năm 2004 có giảm so với năm 2003 và công
suất hoạt động của trại cũng không triệt để (chỉ có 35%) nhưng sản lượng cũng tăng
450 triệu PL. Qua đây chúng tôi nhận thấy năng suất sản xuất của các trại ở đây
không ngừng tăng lên.
4.3 Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Vùng Sản Xuất Giống
4.3.1 Dân số
Tính đến cuối năm 2004 toàn huyện Ninh Hải có tổng số dân là 124.851
người, trong đó nam giới có 61.676 người chiếm 49,4% và nữ giới có 63.175 người
chiếm 50,6%. Toàn huyện có 24.723 hộ, bình quân mỗi gia đình có năm nhân khẩu
và mỗi gia đình có ba con. Qua đây cho thấy, mức sinh đẻ của người dân không cao
và có thể nói với mức sinh đẻ này là hợp với chương trình kế hoạch hóa gia đình của
Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình.
(Triệu Post)
Năm
Số lượng
Download» Agriviet.com
29
49%
51%
Nam Nữ
Đồ thị 4.5 Sự phân chia giới tính trong nhân dân
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2004)
4.3.2 Trình độ văn hóa
Tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Hải nói riêng là khu vực nắng
nhiều mưa ít (Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước) nên việc sử dụng đất
có hiệu quả là một vấn đề không thể xem nhẹ.
Trong những năm đầu tái lập tỉnh thì các cấp các ngành có chức năng đã có
công văn quyết định phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vào thời điểm
của những năm đó, trình độ văn hóa và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn còn
hạn chế nên việc phát triển ngành nghề còn gặp phải nhiều khó khăn.
Với đặc điểm tình hình kinh tế đổi mới trong những năm gần đây, vấn đề bồi
dưỡng văn hóa và nâng cao dân trí ở địa phương đã được chú trọng và đã đạt được
kết quả tốt. Ngày nay với chính sách của Trung Ương và của tỉnh về việc phát triển
ngành nghề nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi hình thức sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi. Và để nâng cao được hiệu quả trong nghề nuôi trồng thủy sản,
vấn đề kỹ thuật đã được đặt lên hàng đầu, trong những năm qua tỉnh và huyện luôn
luôn tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp cho người dân nuôi tôm nắm bắt thêm về
trình độ kỹ thuật và ngoài ra cũng thường xuyên, hằng năm đều có mở các lớp hội
thảo tạo điều kiện để người dân nắm bắt thêm những tình hình mới có liên quan đến
ngành, đồng thời cũng là nơi để họ có thể giao lưu trao đổi những kinh nghiệm trong
sản xuất góp phần nâng cao năng suất sản xuất,…
Sau khi điều tra 65 hộ dân làm nghề sản xuất giống tôm sú tại bốn xã (Khánh
Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải) của huyện Ninh Hải cho thấy trình độ học vấn của
họ được phản ánh qua đồ thị sau:
Download» Agriviet.com
30
24,6%
40%
35,4%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
Cấp II Cấp III Trên cấp III
Đồ thị 4.6 Tỷ lệ về trình độ học vấn của người dân sản xuất
Trình độ học vấn của người dân nơi đây đã được nâng lên tương đối cao, qua
Đồ thị 4.6 cho thấy số người trực tiếp sản xuất không có ai học dưới cấp II, số người
học cấp II chỉ có 24,60%, còn lại 40% học cấp III và 35% có trình độ trên cấp III.
Đây là điều đáng mừng và đáng để những địa phương khác noi theo. Nhờ có trình độ
dân trí tương đối khá và thêm tính chất người dân nơi đây chịu thương chịu khó, có
tinh thần học hỏi nên trong những năm qua năng suất tôm giống sản xuất ra được
nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì trình độ của người dân ở các xã khác nhau thì
không đều nhau, đặc biệt là xã Vĩnh Hải vì đây là xã thuộc vùng sâu vùng xa đời
sống kinh tế và văn hóa của người dân còn thấp, số trại giống ở đây ít nhất huyện và
chủ trại nơi đây phần lớn là người ở các xã khác tới sản xuất (họ là những người có
trình độ tương đối cao) nên tỷ lệ người có trình độ cao ở đây nhiều hơn.
Thông qua điều tra thực tế sản xuất, trình độ văn hóa của người sản xuất cũng
ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Theo số liệu điều tra thì đa số những
trại ngưng hoạt động sản xuất là những trại không có kỹ thuật được đào tạo về
chuyên môn mà chỉ qua học hỏi trong quá trình làm rồi tự sản xuất.
4.3.3 Độ tuổi
Hiện nay dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 67.333 người. Số hộ
nghèo có 2.464 hộ với 9.840 người.
Theo số liệu điều tra từ 65 hộ dân sản xuất giống tại bốn xã của huyện Ninh
Hải, độ tuổi của họ được thể hiện ở bảng sau:
Tỷ lệ
Trình độ học vấn
Download» Agriviet.com
31
Bảng 4.5 Độ tuổi của người dân sản xuất
Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
Từ 20 – 30 10 15,4
Từ 31 – 40 19 29,2
Từ 41 – 50 22 33,9
Từ 51 – 60 14 21,5
Theo số liệu thống kê ở Bảng 4.5 cho thấy số người có tuổi cao (từ 41 – 60
tuổi) chiếm hơn 50%, phần đông số người này có trình độ học vấn cấp hai đến cấp ba
chỉ một số ít là có trình độ đại học và đa số họ sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm, học hỏi chung quanh và học hỏi từ các lớp tập huấn hay hội thảo.
Tuy nhiên bên cạnh đó thế hệ trẻ có học thức và có trình độ chuyên môn được
đào tạo từ các trường Đại học, Cao đẳng đang dần dần thay thế các thế hệ đi trước,
hiện nay thế hệ trẻ có chuyên môn đã được các trường đào tạo chỉ mới chiếm 39%
và trong tương lai tỷ lệ này sẽ được nâng lên cao hơn nữa.
4.3.4 Nghề ngiệp
Trong những năm trước đây (từ trước năm 2000 – 2003) đa số những hộ sản
xuất giống trong huyện sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau như nuôi tôm thương
phẩm, khai thác thủy sản, kinh doanh,… song do thấy mức lợi nhuận cao trong nghề
sản xuất giống tôm sú nên họ đổ xô vào xây dựng và sản xuất. Thời gian đầu khi
chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật thì họ thuê cán bộ kỹ thuật đứng ra sản xuất và
những người kỹ thuật này hưởng lương dựa trên phần trăm lợi nhuận của trại làm ra.
Mặc dù vậy nhưng trong những năm từ năm 2003 đến nay do tình hình sản
xuất gặp nhiều khó khăn nên đã làm cho một số hộ dân sản xuất gặp nhiều trắc trở,
những hộ không đủ khả năng bám trụ nổi đã phải đóng cửa trại hoặc bán hay cho
thuê để chuyển về sinh sống bằng nghề trước đây, điển hình như hộ ông Nguyễn
Minh Hải và ông Võ Thanh Hiền trước đây sinh sống bằng nghề nuôi tôm thương
phẩm và kinh doanh buôn bán và nay đã phải quay lại với nghề cũ.
Download» Agriviet.com
32
Hình 4.1 Trại sản xuất tôm giống của hộ ông Nguyễn Minh Hùng
Do ảnh hưởng bởi sự khó khăn trong nghề sản xuất giống đã kéo theo nhiều
ngành nghề khác cũng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như các dịch vụ kinh doanh thuốc
thủy sản, cửa hàng buôn bán dụng cụ sử dụng trong trại và hơn thế nữa một số lượng
lớn công nhân lao động trong trại bị mất việc và phải thất nghiệp.
Tình hình trật tự xã hội hiện nay khá ổn định tuy nhiên bên cạnh đó còn có
một số ít phần tử không có công ăn việc làm ổn định, kinh tế gia đình khó khăn
thường hay trộm cắp gây thất thoát tài sản của các hộ dân sản xuất, đặc biệt là đối
với các ao đìa và các trại sản xuất đang trong thời kỳ ngưng sản xuất.
4.3.5 Kinh nghiệm sản xuất
Người dân hoạt động trong nghề sản xuất giống ở các xã trong huyện Ninh
Hải chủ yếu học hỏi lẫn nhau trong sản xuất, từ sách báo, truyền thông đại chúng và
các lớp tập huấn khuyến ngư, đặc biệt là nhiều người được đào tạo từ các trường Đại
học Cao đẳng hay các lớp huấn luyện đào tạo ngắn hạn.
Vì là một huyện có tuổi nghề sản xuất giống không cao nên vấn đề kinh
nghiệm không nhiều và chỉ với một số ít người. Theo số liệu điều tra thì trong 65 hộ
thì hộ có số năm sản xuất lâu nhất là mười năm và chỉ có một hộ, hộ có số năm sản
xuất ít nhất là ba năm và có bốn hộ. Tuy nhiên với mức dao động từ ba đến mười
năm tham gia sản xuất cũng giúp cho họ rút ra được ít nhiều về kinh nghiệm.
Download» Agriviet.com
33
Bảng 4.6 Số năm kinh nghiệm trong sản xuất giống của các nông hộ
Số năm kinh nghiệm Số hộ Tỷ lệ %
< 3 0 0
3 – 9 63 96,92
> 9 2 3,08
Tổng 65 100
4.3.6 Sở hữu đất và quy mô của đất
Huyện Ninh Hải có tổng diện tích đất là 57.122,0ha. Trong đó:
Bảng 4.7 Diện tích các loại đất trong huyện
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Ngông nghiệp 14.038,97 25
Lâm nghiệp 15.514,24 27
Chuyên dùng 2.942 5
Đất ở 870,13 2
Đất chưa sử dụng 23.756,66 42
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Ninh Hải, 2003)
Trong toàn bộ 715 trại sản xuất giống của toàn huyện thì có trên 50% là của
chủ trại làm chủ sở hữu, còn lại là do những người có hộ khẩu thuộc huyện hoặc các
địa phương khác trong tỉnh đến thuê hoặc mua đất để sản xuất.
Khu vực sản xuất giống ở xã Khánh Hải thuộc quyền sở hữu của các chủ đầu
tư, ở đây hầu hết là do người dân bản địa sản xuất và chỉ có một số ít là do các chủ
đầu tư từ các xã khác trong tỉnh đến mua để sản xuất.
Đối với khu vực sản xuất giống của các xã Tri Hải, Nhơn Hải và Vĩnh Hải
hầu hết là nằm gần sát bờ biển, chỉ có một số ít trại nằm hơi xa bờ biển (trại xa bờ
biển nhất là khoảng 700m). Trước đây nơi này là vùng bờ cát biển không bằng phẳng
có nhiều đồi cát và cây cối chưa được đưa vào sử dụng, sau khi nhận thấy tình hình
nuôi tôm và sản xuất giống tôm sú phát triển và mang lại hiệu quả cao nên người dân
đã chiếm dụng đất sau đó mới đăng ký giấy quyền sử dụng đất, những hộ có khả
năng thì tự đầu tư xây dựng và sản xuất, còn những hộ không có khả năng thì cho
thuê hoặc bán cho các hộ khác trong và ngoài huyện. Đa phần chủ trại giống không
phải là dân địa phương nơi xây trại giống. Theo số liệu điều tra cho thấy có trên 50%
Download» Agriviet.com
34
chủ trại là dân ngoài tỉnh như Khánh Hòa, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tuy Hòa trong
đó chủ yếu là Khánh Hòa.
Tuy nhiên về quy mô đất thì còn phụ thuộc vào vị trí, có những nơi khoảng
cách từ mép mặt biển vào đến đường giao thông chỉ có năm mét nhưng họ vẫn xây
dựng trại (chẳng hạn như khu vực cầu Khánh Hội xã Tri Hải).
4.3.7 Hoạt động khuyến ngư
4.3.7.1 Tham gia các hoạt động khuyến ngư
Công tác khuyến ngư có vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản nói
chung và sản xuất giống tôm sú nói riêng. Công tác này nhằm phổ biến những vấn đề
cần lưu ý trước mỗi vụ sản xuất, khi thời tiết diễn biến phức tạp, cảnh báo nguy cơ ô
nhiễm môi trường, phổ biến và chuyển giao những tiến bộ khoa học – kỹ thuật từ nhà
nghiên cứu đến nhà sản xuất, hỗ trợ và giúp đỡ người sản xuất nhằm đạt hiệu quả
cao nhất.
Từ những năm mới hình thành nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và đối với
nghề sản xuất giống tôm sú nói riêng, chính quyền tỉnh cũng như huyện đã có mở
nhiều lớp tập huấn, đặc biệt trong những năm gần đây vì tình hình bất ổn đã và đang
diễn ra đối với ngành nuôi trồng thủy sản, vấn đề sản xuất gặp nhiều khó khăn hơn
đòi hỏi cần phải có biện pháp khắc phục và cần phải áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật
mới vào quy trình sản xuất, chính vì lý do đó Sở Thủy Sản Ninh Thuận và chính
quyền địa phương huyện Ninh Hải nói riêng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người
dân trong sản xuất để giúp người dân biết được những tiến bộ mới trong quy trình kỹ
thuật nhằm đạt mục tiêu trong sản xuất.
Để nâng cao năng suất trong sản xuất thì việc đưa công tác khuyến ngư vào
quá trình hoạt động sản xuất của người dân là một việc làm hết sức thiết thực và phù
hợp với tốc độ phát triển của ngành thủy sản như hiện nay. Đã có nhiều người dân
không có điều kiện tiếp cận để lĩnh hội những kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống
thì cũng nhờ vào sự tham gia các lớp tập huấn và các chương trình khuyến ngư mà
người dân đã tiếp cận được với những tiến bộ kỹ thuật, cập nhật thông tin mới mà
người dân sản xuất tránh được nhiều thiệt hại đáng kể.
Qua điều tra khảo sát 65/715 trại của cả huyện chúng tôi có được số hộ có
tham gia tập huấn như sau:
Bảng 4.8 Số hộ có và không có tham gia tập huấn
Download» Agriviet.com
35
Tập huấn Số hộ Tỷ lệ %
Có 60 92
Không 5 8
4.3.7.2 Đánh giá về tầm quan trọng của khuyến ngư
Mặc dù đội ngũ những người tham gia sản xuất giống có trình độ chuyên môn
và trình độ học vấn khác nhau tuy nhiên đa số trong số họ lại có chung nhận xét và
nhận thấy được tầm quan trọng của việc tập huấn.
Qua kết quả điều tra cho thấy trên 90% số hộ sản xuất có tham gia các lớp tập
huấn, hội thảo, ngoài ra họ còn quan tâm theo dõi các chương trình khuyến ngư phát
trên truyền hình của tỉnh.
Thông qua các chương trình khuyến ngư, nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ cho
ngành nuôi trồng thủy sản đã được phổ biến đến người sản xuất. Đề tài nghiên cứu
có ý nghĩa và tác động tích cực đối với nghề sản xuất giống tôm sú nói riêng, của
tỉnh cũng như của huyện Ninh Hải. Ngoài ra, nghiên cứu mùa vụ nuôi tôm hợp lý tại
Ninh Thuận góp phần làm giảm thiệt hại cho nghề nuôi tôm, qua đây nghề sản xuất
giống cũng nắm bắt thời gian để sản xuất đúng thời vụ và kịp thời gian cung cấp cho
người nuôi tôm thịt. Điều này đã giúp làm giảm thiệt hại hằng năm hàng chục tỉ đồng
do dịch bệnh phát sinh mà nguyên nhân trực tiếp là nuôi không đúng vụ.
Thông qua hoạt động khuyến ngư, người sản xuất tôm giống đã được trang bị
khá đầy đủ về những kiến thức và quy trình sản xuất mới. Có thể nói, trình độ sản
xuất tôm giống của người sản xuất giống ở Ninh Hải hiện nay khá cao.
Sau khi điều tra, đa số các chủ trại ở các địa phương trong huyện đều có nhận
xét đánh giá cao hoạt động khuyến ngư, nó có tác động tích cực đến hiệu quả sản
xuất giống. Và sau đây là kết quả sau khi điều tra 65 hộ sản xuất được thể hiện qua
Đồ thị sau:
Download» Agriviet.com
36
24%
76%
Trung bình Tốt
Đồ thị 4.7 Đánh giá chất lượng tập huấn
Thông qua Đồ thị 4.7 ta có thể nhận thấy mặc dù trình độ của các nông hộ có
khác nhau, mức độ lĩnh hội kiến thức mới có khác nhau nhưng trong những hộ có
tham gia các lớp tập huấn hay tham dự các lớp khuyến ngư thì có đến 76% ý kiến
nhận xét chất lượng của chương trình là tốt, còn lại chỉ có 24% nhận xét là trung bình
và không có hộ nào đánh giá thấp chương trình này.
4.3.8 Diễn biến về tình hình thời tiết, môi trường
Với đặc điểm là một huyện nằm trong tỉnh có thời tiết nắng và khô hạn nhất
cả nước nên Ninh Hải gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Trong năm 2002, do nắng nóng và hạn hán kéo dài cùng với việc đóng nước
để kiên cố hóa tuyến kênh Bắc (từ 30/04 – 30/08) đã gây ảnh hưởng đến nhiều vùng
nuôi tôm, khu vực đầm Nại và các xã An Hải, Nhơn Hải,… thiếu nước ngọt trầm
trọng nên tôm chậm phát triển và dễ gây ra dịch bệnh, điều này gây ảnh hưởng đến
mức tiêu thụ tôm Post trong vụ hai. Trong năm này vùng biển Ninh Thuận cũng bị
ảnh hưởng lớn bởi hiện tượng thủy triều đỏ kéo dài từ giữa tháng bảy đến giữa tháng
tám làm cho môi trường ven biển xấu đi.
Trong thời gian gần đây tình trạng phát triển mở rộng vùng nuôi và vùng sản
xuất giống không tuân theo quy hoạch, tình trạng lấn chiếm kênh mương cấp thoát
nước vẫn còn xảy ra phổ biến. Một điều đáng nói là ý thức cộng đồng của người sản
xuất chưa cao trong việc bảo vệ môi trường chung làm cho môi trường nước ngày
càng trở nên xấu đi, nhất là khu vực đầm Nại.
Download» Agriviet.com
37
Hơn thế nữa, trong hai năm gần đây tình hình thời tiết càng trở nên khô hạn
và kéo dài hơn, tình trạng khan hiếm nước ngọt đã trở thành vấn đề thời sự, sự việc
này đã gây ảnh hưởng đến tình hình nuôi trồng thủy sản trong cả tỉnh và đặc biệt là
huyện Ninh Hải. Trong năm 2004 toàn huyện có 1.077,2ha diện tích ao đìa nuôi tôm
nhưng chỉ có 840ha diện tích thả nuôi trong đó vụ chính chỉ thả nuôi 656 ha. Mặc dù
chỉ có khoảng 2/3 diện tích thả nuôi nhưng đã có đến 1/2 diện tích bị dịch bệnh, trong
đó có 95,6ha bị mất trắng. Trong sáu tháng đầu năm nay (năm 2005) toàn huyện có
gần 100% diện tích ao đìa bỏ hoang, có những ao phải san lấp để chuyển sang hình
thức hoạt động khác.
Hình 4.2 Một ao nuôi tôm bị san lấp của hộ bà Bùi Thị Sáu
Do bị ảnh hưởng bởi tình hình chung và tình hình nuôi tôm sú thương phẩm
gây ô nhiễm nguồn nước nên tình hình sản xuất giống cũng bị ảnh hưởng rất lớn, từ
đầu năm 2004 đến nay đã có nhiều trại giống đã phải đóng cửa vì giống sản xuất
không bán được, giá rẻ (thời điểm thấp nhất chỉ có 16 đồng/con) dẫn đến thua lỗ và
có nhiều hộ phải bán trại để chuyển sang nghề khác.
4.3.9 Sự hình thành và phát triển dịch vụ hậu cần
Cùng với sự phát triển của phong trào sản xuất giống tôm sú trong huyện,
nghề dịch vụ tôm giống cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ.
4.3.9.1 Cung ứng và tiêu thụ tôm bố mẹ
Download» Agriviet.com
38
Hiện nay, trong huyện đã có được vài cơ sở chuyên kinh doanh giống tôm sú
bố mẹ, những cơ sở này đã liên kết với các dịch vụ giống tôm sú bố mẹ của các tỉnh
(nhất là khu vục phía Nam) nên đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các cơ sở
sản xuất giống trong huyện.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu giống trong những lúc cao điểm và khi các chủ
trại cần mua giống của nước ngoài, đặc biệt là hiện nay trong địa bàn huyện đã có
nhiều trại sản xuất “Nau CP” (Nauplius do công ty CP của Thái Lan sản xuất) thì
hiện nay trong tỉnh cũng đã có các tổ chức kinh tế nhập tôm bố mẹ từ các nước trong
khu vực như Đài Loan, Thái Lan,… bên cạnh đó trong khu vực cũng có các cơ sở thu
mua tôm giống bố mẹ bắt được từ vùng biển bản địa để cung ứng cho các trại sản
xuất giống. Theo người sản xuất giống thì mức tiêu thụ tôm giống bố mẹ bản địa
mạnh hơn tôm giống của các tỉnh khác cung cấp vì tôm này có chất lượng tốt hơn và
do tôm đã quen với môi trường nước ở đây.
4.3.9.2 Cung ứng thức ăn và thuốc thú y thủy sản
Cùng với sự phát triển của phong trào sản xuất tôm giống trong toàn huyện,
nghề dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề sản xuất tôm giống cũng ra đời và phát triển
mạnh mẽ.
Các cơ sở thức ăn, thuốc thú y thủy sản từ năm 1996 đến nay đã từ bước hình
thành và phát triển khá nhanh tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nên đã đáp
ứng nhu cầu của người sản xuất.
6 6
15
20
34
0
5
10
15
20
25
30
35
1996 1998 2000 2002 2004
Đồ thị 4.8 Sự phát triển số lượng dịch vụ thuốc thú y thủy sản
Qua Đồ thị trên ta nhận thấy sự ra đời của các dịch vụ hậu cần ngành thủy sản
vào những thời điểm mà nghề nuôi trồng và sản xuất giống tôm sú phát triển, đặc
biệt là giai đoạn từ 1998 đến năm 2000, giai đoạn này số lượng trại sản xuất giống
Số lượng
Năm
Download» Agriviet.com
39
phát triển rất mạnh và diện tích ao đìa nuôi tôm sú thương phẩm cũng tăng rất nhanh
(gần 100ha ruộng lúa ở xã Khánh Hải đã chuyển sang nuôi tôm). Giai đoạn từ năm
2002 – 2004 tuy ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn và số lượng cơ sở dịch vụ cũng
không tăng nhưng đây là số lượng thực tế so với những năm trước là số cơ sở có đăng
ký kinh doanh tại phòng kinh tế của huyện Ninh Hải.
34
24
Không đăng ký Có đăng ký
Đồ thị 4.9 Số cơ sở có đăng ký và không đăng ký kinh doanh
Sự phát triển nhanh chóng của các trại sản xuất giống tôm sú tạo điều kiện
cho lực lượng dịch vụ thú y và lượng dịch vụ khác như làm bao bì, lưới cụ, xe chuyên
dùng,… và cũng nhờ sự phát triển này đã đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu của
trại giống.
4.4 Một Số Vấn Đề Kỹ Thuật Đáng Lưu Ý Trong Hoạt Động của Trại Giống
Qua đợt điều tra, khảo sát 65 trong số 715 trại giống ở các địa phương trong
huyện, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
4.4.1 Vấn đề xử lý nước
Theo lời của người sản xuất thì vào giai đoạn đầu năm 2002, các trại giống có
xử lý nước cấp nhưng thấy ấu trùng hao hụt nhiều nên những đợt sau không xử lý nữa
mà chỉ dùng “nước trắng” (nước không qua xử lý). Có lẽ do họ không trung hòa hoặc
trung hòa không hết lượng Clor dư trước khi sử dụng nên gây ngộ độc cho ấu trùng
tôm nên sau vài vụ sản xuất tình hình vẫn không cải thiện và họ chuyển sang sử dụng
nước lọc và có xử lý.
Cho đến nay toàn bộ trại sản xuất ở huyện Ninh Hải đều sử dụng nước biển
đã qua lọc và xử lý để sản xuất. Tuy nhiên chất lượng bể lọc của các trại không
giống nhau và số lần lọc của các trại giống ở đây cũng khác nhau, đa số trại giống
34 hộ
24 hộ
Download» Agriviet.com
40
lọc nước qua hai hệ thống lọc là lọc thô và lọc tinh, còn lại một số ít trại chỉ qua một
lần lọc là đã đưa vào sử dụng.
Trên đây là vấn đề sử dụng nguồn nước biển tự nhiên, còn đối với nguồn
nước ngọt dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất thì sao?
Như đã nói trên, Ninh Hải là huyện nằm tiếp giáp với biển nên dễ bị nước
biển xâm nhập vào đất liền gây thiếu nước ngọt. Hầu như 100% số trại giống ở đây
đều sử dụng nước máy sinh hoạt để cung cấp cho trại. Đối với những trại ở khu vực
các xã Tri Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải, nước được chở đến từng trại bằng xe bồn còn
đối với khu vực sản xuất của xã Khánh Hải thì người ta sử dụng nước máy trực tiếp
vào bể ương ấu trùng cũng như các bể khác. Điều này có thể gây nguy hiểm cho ấu
trùng tôm vì trong nước có thể còn tồn dư lượng hóa chất xử lý nước.
Hình 4.3 Hình thức cung cấp nước ngọt cho trại
Ngoài ra, vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường chưa được bà con
thực hiện một cách triệt để. Còn nhiều trại thải nước thải đã qua sử dụng xuống hầm
rút, để từ đó nước rút trực tiếp vào đất. Điều này dễ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, đặc biệt là đối với những trại có sử dụng thêm nguồn nước giếng khoan.
4.4.2 Vấn đề xây dựng bể chứa nước biển
Download» Agriviet.com
41
Hầu hết tất cả các trại sản xuất giống ở đây đều xây dựng hệ thống bể chứa
nước biển nằm ở vị trí thuận lợi cho việc điều tiết nước cho các bể nuôi trong trại.
Tuy nhiên, trong số 65 trại điều tra không có trại nào có thể tích bể chứa bằng 1/2
hoặc hơn 1/2 thể tích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-a8.PDF