MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ. vii
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.4
6.Kết cấu luận văn.4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.6
1.1. Ngân hàng thƣơng mại và các hoạt động cơ bản của NHTM.6
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .6
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại .7
1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại.9
1.2.1. Khái niệm về huy động vốn .9
1.2.2. Vai trò của vốn huy động.10
1.2.3. Các hình thức huy động vốn.11
1.2.4. Các kênh huy động vốn.15
1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM.16
1.3.1. Khái niệm.16
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá.16
1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động huy động vốn.20
101 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh theo quy định của pháp luật và/hoặc Ngân hàng. khách hàng tổ chức mở
tại BIDV nhằm mục đích ký quỹ theo yêu cầu của pháp luật về ký quỹ và nhu cầu
hợp pháp của khách hàng. Chi nhánh BIDV sẽ thực hiện phong tỏa và chỉ được
trích nợ tài khoản để thanh toán cho các mục đích theo cam kết trên hợp đồng ký
quỹ hoặc nội dung ủy quyền trên giấy đề nghị mở tài khoản của khách hàng.
- Tiền gửi chuyên dùng: để đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả
các khoản tiền gửi vốn chuyên dùng phục vụ mục đích kinh doanh đặc thù của
khách hàng tổ chức BIDV có các sản phẩm tiền gửi chuyên dùng như sau:
+ Tiền gửi chuyên dùng thông thường: Là tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng tổ chức mở tại BIDV nhằm quản lý và sử dụng nguồn tiền trên tài
khoản theo đúng mục đích nhất định mà khách hàng yêu cầu.
+ Tiền gửi chuyên thu: Là tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tổ
chức mở tại BIDV với mục đích quản lý vốn từ các nguồn thu thường xuyên của
khách hàng và chỉ được phép ghi Có (bằng hình thức nộp tiền, chuyển khoản,
chuyển tiền đến, giải ngân, cài đặt lệnh AFT, SWEEP,).
+ Tiền gửi kinh doanh chứng khoán: Là tài khoản tiền gửi thanh toán phục
38
vụ cho Nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản tại BIDV để giao dịch với các Công
ty chứng khoán. Theo đó, Nhà đầu tư chứng khoán uỷ quyền cho BIDV thực hiện
giao dịch theo yêu cầu của Công ty chứng khoán.
+ Tiền gửi chuyên dùng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Là tài khoản tiền
gửi thanh toán do Nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài mở tại BIDV để thực hiện các
giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại
Việt Nam.
+ Tiền gửi chuyên dùng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Là tài khoản
tiền gửi thanh toán (CA) do Nhà đầu tư là tổ chức mở tại BIDV nhằm thực hiện các
giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam dưới các hình thức đầu tư trực tiếp theo quy định hiện hành của Pháp luật.
+ Tiền gửi chuyên thu dành cho Kho bạc Nhà nước: Là tài khoản tiền gửi
thanh toán của Kho bạc Nhà nước mở tại BIDV nhằm phục vụ mục đích chuyên thu
ngân sách nhà nước hoặc thu khác
* Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức: Gồm sản phẩm Tiền gửi có kỳ hạn thông
thường, Tiền gửi như ý, Tiền gửi khách hàng quan trọng, Tiền gửi Online.
- Tiền gửi có kỳ hạn thông thường và tiền gửi khách hàng quan trọng, tiền gửi
Online có đặc điểm tương tự như tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân.
- Tiền gửi như ý: Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng đối
với các kỳ hạn lẻ (không tròn tuần, tháng, năm), đồng thời, tư vấn giúp khách hàng
tối ưu hóa lợi tức trong các trường hợp ngày đáo hạn trùng vào ngày nghỉ, lễ, Tết.
Kỳ hạn: theo ngày, không tròn tuần/tháng/năm và không trùng với kỳ hạn của
sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thông thường (tròn tuần/tháng/năm): từ 02 đến 100
ngày và các kỳ hạn lẻ ngày xoay quanh dải kỳ hạn thông thường 04, 05, 06, 07, 08,
09, 10, 11, 12 tháng.
c. Sản phẩm phát hành giấy tờ có giá
Trong giai đoạn 2013-2015 chi nhánh Hà Tây đã phát hành một số đợt
chứng chỉ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân. Việc phát hành giấy tờ có giá phải
được phép của NHNN và thực hiện trong thời gian nhất định. Trong những năm
39
qua, hình thức phát hành giấy tờ có giá chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi kết hợp với
khuyến mại dự thưởng huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm thông
thường nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư.
Đặc điểm và cơ chế của sản phẩm tương tự như tiền gửi tiết kiệm dự
thưởng.
Thời gian trước năm 2013 sản phẩm chứng chỉ tiền gửi có đặc điểm khách
hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn và khi đến hạn tài khoản tiền
gửi của khách hàng không được tự quay vòng và ngân hàng không trả lãi hoặc trả
lãi bằng lãi tiền gửi thanh toán nếu khách hàng không đến rút. Tuy nhiên từ năm
2013 cho đến nay TSC đã sửa đổi đặc điểm và cơ chế của sản phẩm cho phù hợp
với thị hiếu của người mua chứng chỉ tiền gửi (khách hàng được phép rút trước hạn
và đến hạn nếu khách hàng không đến ngân hàng nhận tiền thì số dư tiếp túc được
quay vòng sang sản phẩm tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn tương ứng) để phát
hành được số dư lớn.
Trong giai đoạn 2013-2015 chi nhánh Hà Tây đã triển khai các sản phẩm huy
động để tăng trưởng nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả huy động vốn và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền tuy nhiên chi nhánh luôn tuân theo quy định của
BIDV và Ngân hàng nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn trên đều được thực hiện giao dịch trực
tuyến, trên cơ sở dữ liệu tập trung online toàn quốc. Gia tăng nhiều tiện ích cho
khách hàng như có thể gửi tiền 1 nơi, rút nhiều nơi, chuyển khoản chuyển nhượng
cho bên thứ ba, chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi
tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn hoặc chuyển vào tài khoản tiết kiệm
định kỳ thông qua hệ thống ATM...
Với các sản phẩm huy động vốn phong phú, tiện ích, lãi suất hấp dẫn... số dư
huy động vốn của BIDV Chi nhánh Hà Tây có sự tăng trưởng khá với mức tăng
bình quân hàng năm 25%; nguồn vốn huy động dân cư ổn định, chiếm khoảng trên
70% tổng nguồn vốn.
40
2.2.1.2 Thực trạng các kênh huy động vốn của Chi nhánh
Kênh huy động vốn của Chi nhánh hiện gồm 2 kênh: kênh truyền thống và
kênh điện tử.
a. Huy động vốn qua kênh truyền thống
Mạng lưới kênh huy động được phát triển cả về kênh truyền thống và kênh
điện tử. Đối với kênh huy động truyền thống, BIDV Chi nhánh Hà Tây đã chú trọng
đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch như vị trí, địa điểm
hoạt động, cơ sở vật chất tương đối hiện đại. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú
trọng nghiên cứu địa bàn thành lập mới và di chuyển các phòng giao dịch, chiếm
lĩnh các điểm dân cư trên địa bàn có lợi thế.
Kênh huy động truyền thống của Chi nhánh phục vụ các khách hàng được
phân chia theo địa bàn gồm: Hội sở chi nhánh và 09 điểm giao dịch là các phòng
giao dịch thuộc địa bàn Hà Đông, Thanh Xuân, Chương Mỹ. Tuy nhiên các kênh
huy động này vẫn tập trung chủ yếu tại quận Hà Đông.
Hệ thống kênh này chính là hệ kênh phân phối chủ lực của chi nhánh hướng
đến tăng số lượng khách hàng, tăng nguồn vốn huy động cho Chi nhánh. Tuy nhiên,
số lượng kênh huy động truyền thống của Chi nhánh so với hệ thống kênh truyền
thống ở địa bàn còn thấp do quy định của NHNN về mạng lưới hoạt động của các
NHTM hạn chế mở mạng lưới tại các quận nội thành.
b. Huy động vốn qua kênh điện tử
Hiện nay chi nhánh đang triển khai sản phẩm “Tiền gửi Online” dành cho
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Khách hàng có thể thực hiện mở cũng như tất
toán tài khoản nhanh chóng và đơn giản khi truy cập hệ thống Internet Banking và
thực hiện theo những hướng dẫn có sẵn. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn với kỳ
hạn gửi đa dạng từ 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi linh hoạt và lãi suất cạnh
tranh mang lại lợi nhuận tối đa, cam kết luôn bằng hoặc cao hơn với hình thức tiết
kiệm truyền thống. Tuy nhiên số dư huy động tiền gửi của sản phẩm này chiếm tỷ lệ
rất nhỏ trong tổng số dư tiền gửi của của chi nhánh do công tác marketing sản
phẩm của chi nhánh chưa tốt, do thói quen, trình độ công nghệ và trang thiết bị về
41
công nghệ của khách hàng nên sản phẩm tiền gửi Online ít khách hàng biết đến và
sử dụng.
Như vậy, có thể nói hệ thống kênh phân phối điện tử của Chi nhánh trên thị
trường vẫn còn khiêm tốn. Để khẳng định vai trò và vị trí của mình trên thị trường,
Chi nhánh cần tiếp tục củng cố và phát triển để tiếp cận với nhiều đối tượng khách
hàng trên địa bàn kinh doanh.
2.2.2. Thực trạng kết quả huy động vốn của Chi nhánh
Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn
đang là vấn đề sống còn của các ngân hàng thương mại để duy trì và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận
cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn
tiền gửi từ tổ chức và cá nhân, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công
nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng,... Trong đó, yếu tố quan
trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ
quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần
vốn trong nền kinh tế.
Từ năm 2013 đến năm 2015 chi nhánh Hà Tây đã điều hành công tác huy
động vốn theo đúng chỉ đạo của TSC, quy mô huy động vốn được duy trì tăng
trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo không vượt trần lãi suất huy động của NHNN và
BIDV quy định. Hàng năm chi nhánh đều hoàn thành kế hoạch TSC giao. Kết quả
huy động vốn của chi nhánh đạt được như sau:
42
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2013-2015 của BIDV CN Hà Tây
Stt Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng
trƣởng
bình
quân
Số tiền (tỷ
đồng)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
tăng
trƣởng
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
tăng
trƣởng
I Chỉ tiêu quy mô
1 Huy động vốn cuối kỳ 5,350 6,574 22.9% 8,369 27.3% 25.1%
2 Huy động vốn bình quân 4,686 5,603 19.6% 7,469 33.3% 26.2%
II Chỉ tiêu cơ cấu
1 HĐV từ tổ chức cuối kỳ 1,569 1,768 12.7% 2,425 37.2% 24.3%
2
HĐV từ cá nhân cuối
kỳ
3,781 4,806 27.1% 5,944 23.7% 25.4%
3 HĐV từ tổ chức BQ 1,170 1,267 8.3% 2,083 64.4% 33.4%
4 HĐV từ cá nhân BQ 3,516 4,336 23.3% 5,386 24.2% 23.8%
III Chỉ tiêu hiệu quả
1 Thu nhập ròng từ HDV 81.7 93.6 14.6% 118 26.1% 20.2%
2 NIM HDV (III.1/I.2) 1.74% 1.67% -0.07% 1.58% -0.09% -0.08%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV CN Hà Tây năm 2013-2015 và xử lý của tác giả)
Chi nhánh xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng
đầu, với mục tiêu tăng trưởng tối đa nguồn vốn huy động trong đó có nguồn vốn có
lãi suất thấp. Trong những năm qua, chi nhánh đã triển khai đa dạng các hình thức
huy động vốn, qua đó đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn, nhất là từ cá nhân.
Nhiều năm liền, huy động vốn tại chi nhánh xếp ở vị trí khá cao (thứ 8-12) trong số
các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và mang lại nguồn thu nhập ròng từ HĐV cao nhất
trong tổng thu nhập ròng của chi nhánh (Tổng thu nhập ròng của chi nhánh gồm: Thu
nhập ròng từ HĐV, Thu nhập ròng từ tín dụng, thu nhập ròng từ dịch vụ khác).
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động mũi nhọn của chi
nhánh. Với tất cả các sản phẩm huy động vốn đa dạng, huy động vốn trong những
năm qua đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng hàng năm cao, huy động năm
sau cao hơn năm trước cụ thể như sau:
43
Huy động vốn cuối kỳ: Để đạt được kết quả như trên Chi nhánh đã triển khai
đồng bộ các giải pháp, biện pháp có hiệu quả, tăng cường tiếp thị cả 3 đối khách
hàng: ĐCTC, TCKT và cá nhân để giữ vững và tăng trưởng nền vốn của chi nhánh.
Kết quả huy động vốn cuối kỳ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch TSC giao. Quy mô
huy động vốn cuối kỳ tăng dần đều qua các năm, cụ thể: Năm 2013 đạt 5.350 tỷ
đồng, năm 2014 đạt 6.574 tỷ đồng, tăng trưởng 22,9%/năm (+1.224 tỷ đồng) so với
năm 2013. Đến năm 2015 đạt 8.369 tỷ đồng, tăng trưởng 27,3%/năm (+1.795 tỷ
đồng) so với năm 2014.
- Huy động vốn bình quân cũng tăng dần đều qua các năm : Cụ thể năm Năm
2013 đạt 4.686 tỷ đồng, năm 2014 đạt 5.603 tỷ đồng tăng trưởng 19,6%/năm (+917
tỷ đồng) so với năm 2013. Đến năm 2015 đạt 7.469 tỷ đồng, tăng trưởng 33,3%
(+1.866 tỷ đồng) so với năm 2014.
- Kết cấu nguồn vốn có tính bền vững. Tỷ trọng HĐV từ cá nhân hàng năm
vẫn duy trì ổn định từ 71-73% trong tổng nguồn vốn huy động, HĐV từ tổ chức bao
gồm (ĐCTC và TCKT) tăng trưởng mạnh hơn cá nhân nhưng số tuyệt đối nhỏ nên
vẫn giữ vững tỷ trọng 27-29% trong tổng nguồn vốn huy động.
- Hiệu quả huy động vốn: Tăng trưởng huy động vốn bình quân 3 năm đạt
26,2%/năm trong khi đó tăng trưởng thu nhập ròng từ huy động vốn chỉ tăng có
20,2%/năm giảm 6% so với tăng trưởng HĐV bình quân nên tỷ lệ Nim HĐV giảm
dần. Như vậy hiệu quả của hoạt động HĐV của chi nhánh tăng trưởng chưa tương
xứng với quy mô, nguyên nhân do chủ quan là do TSC thu hẹp dần mức chênh lệch
giữa lãi suất FTP mua vốn của TSC với trần lãi suất huy động vốn áp dụng cho chi
nhánh và nguyên nhân khách quan là do chi nhánh huy động vốn nhiều vào các kỳ
hạn có mức chênh lệch thấp giữa lãi suất FTP mua vốn của TSC với lãi suất trả cho
khách hàng.
2.2.2.1. Theo quy mô vốn huy động và tốc độ tăng trưởng
Kết qủa huy động vốn giai đoạn vừa qua được khái quát qua bảng sau:
44
Bảng 2.3 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng HĐV của BIDV chi nhánh Hà Tây
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng
trƣởng
bình
quân
Số dƣ
(tỷ, đồng)
Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷ,đồng)
Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷ,đồng)
Tỷ lệ
Tổng nguồn vốn huy
động cuối kỳ 5,350 100% 6,574 100% 8,369 100% 25.1%
+ Theo đối tượng
huy động
Từ cá nhân 3,781 71% 4,806 73% 5,944 71% 25.4%
Từ tổ chức 1,569 29% 1,768 27% 2,425 29% 24.3%
+ Theo kỳ hạn
Dưới 12 tháng 3,742 70% 4,608 70% 5,549 66% 21.8%
Từ 12 tháng trở lên 1,608 30% 1,966 30% 2,820 34% 32.4%
+ Theo loại tiền tệ
VND 4,879 91% 6,175 94% 7,872 94% 27.0%
Ngoại tệ quy đổi 471 9% 399 6% 497 6% 2.7%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong 3 năm qua ở con số khá cao,
năm sau tăng trưởng so với năm trước bình quân 25.1%. Cơ cấu nguồn vốn thể
hiện sự bền vững khi huy động vốn từ cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn so với từ tổ
chức, giao động từ 71-73% trong tổng nguồn huy động.
Xét về kỳ hạn, huy động vốn ngắn hạn qua các năm đều đạt từ 66-70% trong
tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ nguồn vốn huy động có sự chuyển dịch từ ngắn hạn
sang trung dài hạn do lãi suất huy động từ năm 2013-2015 giảm dần, lãi suất huy
động kỳ hạn ngắn thấp hơn lãi suất huy động trung dài hạn nên khách đã chuyển
sang gửi kỳ hạn dài tăng lên (Giai đoạn trước năm 2013 do lãi suất huy động cao,
lãi suất ngắn hạn cao hơn hoặc bằng lãi suất trung dài hạn nên khách hàng chỉ gửi
45
kỳ hạn ngắn).
Xét theo loại tiền, tiền gửi bằng tiền nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
nguồn vốn và tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng bình quân đạt trên 27% và
chiếm 91-94 % trong tổng nguồn vốn. Tiền gửi bằng ngoại tệ có tỷ giảm dần số
tuyết đối quy đổi tăng 26 tỷ đồng so với năm 2013 do chính sách điều hành của
NHNN giảm dần đô la hóa trong nên kinh tế. NHNN đã giảm trần lãi suất huy động
USD liên tục trong thời gian vừa qua, đến cuối năm 2015 lãi suất huy động USD
của cá nhân và tổ chức đều về mức 0%/năm.
Qua những con số trên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh tương
đối cao và ổn định ở mức tăng trưởng bình quân 25,1%/năm.
2.2.2.2 Theo cơ cấu nguồn vốn
a. Theo đối tượng huy động
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng huy động
TT Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số dƣ
(tỷđồng)
Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷđồng)
Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷđồng)
Tỷ lệ
Tổng HĐV CK 5,350 100% 6,574 100% 8,369 100%
I Cá nhân 3,781 71% 4,806 73% 5,944 71%
1 Độ tuổi dưới 35 694 13% 819 12% 1,032 12%
2 Độ tuổi 35 - 55 1,790 33% 2,179 33% 2,835 34%
3 Độ tuổi trên 55 1,297 24% 1,808 28% 2,077 25%
II Tổ chức 1,569 29% 1,768 27% 2,425 29%
1 TCKT 895 17% 1,098 17% 1,950 23%
2 ĐCTC 674 12% 670 10% 475 6%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh không đều giữa các đối tượng với nhau.
Huy động từ tổ chức kinh tế, định chế tài chính luôn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng
nguồn vốn huy động. Nguồn huy động từ TCKT tại chi nhánh chủ yếu từ các doanh
46
nghiệp có quan hệ tiền vay với chi nhánh, 50% dư nợ cho vay tại chi nhánh là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên nguồn vốn nhàn rỗi không
nhiều. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK, kinh doanh thương mại
rất ít, đây có thể coi là đặc điểm chung của hệ thống BIDV. Nguồn huy động từ
ĐCTC của chi nhánh thấp hơn TCKT, số lượng khách hàng thuộc đối tượng ĐCTC
chỉ có vài đơn vị như: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm, các công ty
bảo hiểm như BIC, Metlife, các quỹ tín dụng nhân dânDo chi nhánh không được
phép huy động tiền gửi có kỳ hạn của các công ty tài chính và các TCTD khác nên
nguồn vốn ĐCTC của chi nhánh hầu như là nguồn vốn huy động từ Bảo hiểm xã
hội Việt Nam. Đến cuối năm 2015 nguồn vốn ĐCTC chỉ còn 475 tỷ chiếm 6%
trong tồng nguồn vốn huy động.
Tiền gửi cá nhân tại chi nhánh những năm qua đã có sự gia tăng không ngừng,
Năm 2015 chi nhánh được xếp hạng thứ 4 trong tổng số các chi nhánh trên địa bàn
Hà Nội. Tỷ trọng HĐV cá nhân trong 3 năm vừa qua đạt 71-73% trong tổng nguồn
vốn huy động và đạt mức tăng trưởng bình quân 25,4%/năm đây là mức tăng trưởng
ngoạn mục của Chi nhánh. Nguyên nhân chi nhánh có mạng lưới gồm 9 phòng giao
dịch đóng trên địa bàn trung tâm của quận Hà Đông và Quận Thanh Xuân. Quận Hà
Đông có tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập và đời sống dân cư ngày càng tăng, đặc
biệt là trên địa bàn thường có các đợt chi trả tiền đền bù đất đai cho các hộ dân với
số tiền lớn. Đây chính là những cơ hội tốt để chi nhánh gia tăng nguồn vốn huy
động cá nhân. Trên địa nguồn tiền gửi này chủ yếu thuộc khách hàng có độ tuổi từ
35-55 (chiếm trên 33%) đây cũng là lứa tuổi có hoàn cảnh kinh tế tương đối ổn định
và bắt đầu có tích lũy, tiền gửi thuộc lứa tuổi trên 55 cũng tăng và giữ tỷ lệ tương
đối ổn định trong 3 năm, đây là các khách hàng nghỉ hưu thường giới thiệu bạn bè
đến gửi tiết kiệm, còn lại tiền gửi ở độ tuổi dưới 35 chỉ duy trì ổn định về mặt số
lượng. Khách hàng ở độ tuổi 35-55 là đối tượng tiền gửi chủ yếu cần các chính sách
chăm sóc tận tình chu đáo để giữ chân khách hàng, với những khách hàng độ tuổi
dưới 35 chiếm tỷ trọng còn thấp, trong khi địa bàn hoạt động được đánh giá là khu
vực dân số trẻ, vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tiếp thị để khách
47
hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Với đối tượng khách hàng trên 55 tuổi, đa phần là
những người đã về hưu, thường có lượng tiền nhàn rỗi rất lớn, tuy nhiên lại chiếm
tỷ trọng thấp, vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử
dụng sản phẩm dịch vụ. Nền khách hàng tiền gửi cá nhân tại Chi nhánh tương đối
ổn định, tuy nhiên số lượng khách hàng quan trọng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số
lượng khách hàng đang quản lý nhưng lại có số dư tiền gửi chiếm 1/4 trong tổng số
dư HĐV cá nhân của chi nhánh (có 10 khách hàng có số dư từ 30-50 tỷ,đồng) dẫn
tới chi phí huy động áp dụng cho khách hàng quan trong cao như lãi suất huy động
cộng phụ trội, chi phí chăm sóc nhân ngày lễ tết nhưng tính bền vững của nguồn
huy động này thấp khi thị trường tài chính có biến động mạnh Trong thời gian
tới, chi nhánh cần phấn đấu tăng tỷ trọng số dư tiền gửi của đối tương khách hàng
thân thiết, khách hàng phổ thông để giảm bớt sự phụ thuộc vào đối tượng khách
hàng quan trọng.
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng HĐV thời gian qua khá đều, tốc độ tăng trưởng
HĐV cá nhân nhanh hơn tổ chức. Việc tăng nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ
chức đều phù hợp với định hướng phát triển nguồn vốn của BIDV.
Biểu 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng huy động
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
b. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn
Số dư tiền gửi ngắn hạn luôn ở mức cao (theo số liệu ở bảng sau) trong đó
tiến gửi không kỳ hạn đạt từ 21-24% trên tổng số dư tiền gửi ngắn hạn. Số tuyệt đối
48
đạt tối thiểu là 796 tỷ đồng chủ yếu là do nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp
chuyển về thời điểm cuối năm tài chính do thu được tiền quyết toán các công trình
xây dựng, sang đầu năm sau doanh nghiệp lại chuyển đi để phục vụ nhu cầu thanh
toán. Đây là nguồn vốn đem lại lợi nhuận lớn cho chi nhánh do chi phí thấp, thu từ
bán vốn cho TSC cao, nhưng không ổn định. Nguồn vốn huy động ngắn hạn chiểm
tỷ lệ cao trong tổng nguồn huy động từ 66 đến 70%. Nguyên nhân là do nền kinh tế
tồn tại nhiều bất ổn, tâm lý người gửi tiền chỉ muốn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng
điều chỉnh mục đích sử dụng tiền gửi.
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn theo kỳ hạn
TT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số dƣ
(tỷ đồng) Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷ đồng) Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷ đồng) Tỷ lệ
Tổng HĐV
cuối kỳ
5,350 100% 6,574 100% 8,369 100%
I Ngắn hạn 3,742 69.94% 4,608 70.09% 5,549 66.30%
1 Không kỳ hạn 796 14.88% 1,025 15.59% 1,353 16.17%
2 1 tháng 832 15.55% 899 13.68% 1,114 13.31%
3 2 Tháng 89 1.66% 94 1.43% 83 0.99%
4 3 tháng 1,462 27.33% 1,401 21.31% 1,562 18.66%
5 4 tháng 8 0.15% 15 0.23% 11 0.13%
6 5 tháng 2 0.04% 4 0.06% 3 0.04%
7 6 tháng 517 9.66% 1,068 16.25% 1,341 16.02%
8 7 tháng 3 0.06% 4 0.06% 11 0.13%
9 8 tháng 1 0.02% 63 0.96% 51 0.61%
10 9 tháng 29 0.54% 30 0.46% 17 0.20%
11 10 tháng 1 0.02% 2 0.03% 1 0.01%
12 11 tháng 2 0.04% 3 0.05% 2 0.02%
II Trung dài hạn 1,608 30.06% 1,966 29.91% 2,820 33.70%
1 12 tháng 1,552 29.01% 1,558 23.70% 1,186 14.17%
2 13 tháng 8 0.15% 328 4.99% 1,509 18.03%
3 18 Tháng 0 0.00% 2 0.03% 2 0.02%
4 24 Tháng 29 0.54% 6 0.09% 18 0.22%
5 36 Tháng 17 0.32% 70 1.06% 103 1.23%
6 60 Tháng 2 0.04% 2 0.03% 2 0.02%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
49
BIDV chi nhánh Hà Tây đã đa dạng các kỳ hạn huy động nhằm đáp ứng tối
đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng, tuy nhiên theo bảng kết quả huy động các kỳ
hạn ta thấy chủ yếu khách hàng vẫn gửi vào các kỳ hạn chính như 1,3,6,12,13 tháng
còn các kỳ hạn khác có số dư nhỏ đó là đối tượng khách hàng đã có kế hoạch sử
dụng nguồn tiền.
Như vậy, cơ cấu nguồn huy động tại chi nhánh không ổn định, huy động trên 12
tháng chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này thể hiện tính bền vững của nguồn vốn không cao,
gây áp lực cho chi nhánh khi thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán biến động.
c.Cơ cấu vốn theo loại tiền.
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn theo loại tiền
TT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số dƣ
(tỷ đồng) Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷ đồng) Tỷ lệ
Số dƣ
(tỷ đồng) Tỷ lệ
Tổng HĐV 5,350 100% 6,574 100% 8,369 100%
I VNĐ 4,879 91.2% 6,175 93.9% 7,872 94.1%
II Ngoại tệ quy đổi 471 8.8% 399 6.1% 497 5.9%
1 USD 310 5.8% 268 4.1% 374 4.5%
2 EUR 161 3.0% 131 2.0% 123 1.5%
(Nguồn số liệu: Báo cáo của BIDV chi nhánh Hà Tây năm 2013-2015)
Huy động vốn bằng ngoại tệ liên tục giảm trong những năm gần đây, chỉ đáp ứng
được từ 1- 2% nhu cầu sử dụng vốn. Điều này có thể lý giải do một số nguyên nhân:
- Do lãi suất huy động bằng nội tệ (VNĐ) cao, người dân có xu thế thay gửi
tiết kiệm bằng ngoại tệ sang gửi tiết kiệm bằng nội tệ để hưởng lãi suất.
- Do các biện pháp thắt chặt về quản lý ngoại hối, chống đô-la hóa của NHNN,
trong thời gian vừa qua tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh NHNN đã liên tục giảm trần
lãi suất huy động USD và đến thời điểm cuối năm 2015 lãi suất trần huy động USD
của cá nhân và TCKT đều là 0%/năm. Do đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ
tăng trưởng bình quân 2,7%/năm và giảm dần tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy
động từ 8,8% xuống còn 5,9%. BIDV Hà Tây đã có chính sách ưu đãi cho khách
50
hàng gửi ngoại tệ tuy nhiên nguồn huy động bằng ngoại tệ USD của BIDV không
đủ cân đối để cho vay USD do đó lãi suất cho vay USD của BIDV thường cao hơn
các ngân hàng TMCP khác.
d. Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm
Đối với mảng huy động vốn, BIDV chi nhánh Hà Tây đã chú trọng hoàn
thiện và đa dạng các loại hình sản phẩm huy động vốn (tiết kiệm, GTCG ngắn
hạn...), với nhiều kỳ hạn khác nhau cho 3 loại tiền huy động chủ yếu là VNĐ, USD
và EUR nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Những sản phẩm tiền gửi tiện ích, độc đáo mang tính khác biệt là điều kiện cơ
bản để chi nhánh nâng cao hiệu quả huy động vốn. Thời gian vừa qua, danh mục
sản phẩm huy động vốn của BIDV tương đối đa dạng, một số sản phẩm đã được
thiết kế theo đối tượng khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như các
sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi dự thưởng, ... các sản phẩm tiết
kiệm đặc thù như: sản phẩm tiết kiệm tích lũy, sản phẩm tiết kiệm dành cho khách
hàng quan trọng, sản phẩm chứng minh tài chính...Bên cạnh các sản phẩm truyền
thống như tiết kiệm thông thường, tiền gửi thanh toán chi nhánh đã triển các sản
phẩm đặc thù, thích hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau như sản phẩm tiền
gửi kinh doanh chứng khoán, ký kỹ, tích lũy kiều hối... .
Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mang tính may mắn như dự thưởng, quay số,
thẻ cào. Đây sẽ là sự lựa chọn cho nhóm khách hàng yêu thích sự may mắn.
Các sản phẩm tiết kiệm tích lũy, khách hàng gửi tiền vào tài khoản định kỳ với
số tiền nhất định, thời gian gửi tuỳ thuộc vào thu nhập, khả năng của khách hàng như
tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương, tiết kiệm hưu trí, tích lũy
kiều hối. Sản phẩm này hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau, có cơ chế
chăm sóc phù hợp với từng lứa tuổi tuy nhiên số dư của sản phẩm tiết kiệm tích lũy
vẫn còn thấp do việc tiếp thị sản phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th_1686_009_2035391.pdf