Luận văn Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và xây lắp điện nước số 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH

Ở CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC SỐ 3.

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY. 3

1. Quá trình thành lập Công ty xây lắp số 3. 3

2. Ngành nghề kinh doanh chính 4

3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 4

II. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 8

1. Tình hình chiến lược kinh doanh 8

2. Kế hoạch Marketing 9

3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 9

III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua. 10

1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty (các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp). 10

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố. 13

3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được của Công ty trong thời gian vừa qua. 17

4. Đánh giá nhận xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 19

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY XÂY LẮP SỐ 3. 22

I. Biện pháp 1: Nâng cao khả năng thắng thầu. 22

1. Tích cực tìm kiếm các gói thầu. 23

II. Biện pháp 2: Hoàn thiện bộ máy quản lí. 30

1. Phương pháp tiến hành. 30

2. Kết quả thực hiện 31

III. Biện pháp 3: Tăng cường công tác huy động và thu hút vốn đầu tư. 31

1. Phương pháp tiến hành. 31

2. Kết quả thực hiện. 32

IV. Biện pháp 4: Tạo động lực và khuyến khích người lao động. 33

1. Phương pháp tiến hành. 33

2. Kết quả thực hiện 35

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và xây lắp điện nước số 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận ngày càng nhiều và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt đưọc ngày càng cao. Đặc biệt năm 2001 là tổng sản lượng của Công ty tăng 46% so với năm 2000. Điều này được giải thích là do sau quá trình thành lập, Công ty đã dần dần đi vào ổn định, thế và lực của Công ty được củng cố hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường cao hơn. Vì vậy, lượng công trình mà Công ty thi công trong thời gian này cũng tăng lên và kết quả là giá trị tổng sản lượng cũng tăng lên. Các năm sau đó, Công ty vẫn giữ được mức độ tăng trưởng về giá trị tổng sản lượng một cách ổn định. Đó là do Công ty xác định dúng nhiệm vụ kinh doanh, năng động trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm công trình mới để thi công làm cho giá trị tổng sản lượng của Công ty thường xuyên được tăng cao. b. Tổng mức lợi nhuận. Đơn vị tớnh: Triệu đồng Biểu II: tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp Số liệu ở bảng trên cũng cho ta thấy lợi nhuận thu được của Công ty năm sau thường cao hơn năm trước và mức tăng trưởng được giữ đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng tích cực của Công ty trong việc tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Mặc dù thị trường xây dựng là thị trường có nhiều tiềm năng lớn nhưng nhiều biến động rủi ro bbất ngờ rất dễ xảy ra, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục khó khăn để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. c. Các loại tỉ suất lợi nhuận. Bảng II: các loại tỉ suất lợi nhuận. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.Doanh thu(tr.đ) 34.600 47.300 69.700 74.800 80.800 2.Chi phí sản xuất)(tr.đ) 29.800 42.000 60.000 70.000 76.100 3.Tổng vốn(tr.đ) 41.942 50.039 54.414 56.218 56.928 4.Lợi nhuận(tr.đ) 753 867 967 1.068 1.171 5.Tỉ suất LN/DT (=4/1)x100 2,176% 1,833% 1,387% 1,428% 1,449% 6.Tỉ suất LN/Z(=4/2)x100 2,527% 2,064% 1,612% 1,526% 1,539% 7.Tỉ suất LN/Tổng vốn (=4/3)x100 1,795% 1,733% 1,777% 1,900% 2,057% 8.Tỉ suất DT/Vốn KD (=1/3)x100 82,495% 94,526% 128,092% 133,0535 141,934% Nguồn: Phòng Tài chính Tỉ suất lợi nhuận có thể tính theo doanh thu, giá thành, tổng vốn. Mỗi cách tính sẽ cho ta một chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu, chi phí hay vốn bỏ ra. Khi phân tích hiệu quả kinh tế, cần tránh quan niệm giản đơn cho rằng tỉ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh tế sẽ càng lớn. Điều quan trọng là kinh doanh phải có lãi. Tỉ suất lợi nhuận chỉ là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố. a. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng III: hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.GTTSL(tr.đ) 42.500 62.000 76.000 82.000 90.400 2.Doanh thu (tr.đ) 34.600 47.300 69.700 74.800 80.800 3.Lợi nhuận(tr.đ) 753 867 967 1.068 1.171 4. Lao động bình quân (người) 759 797 887 940 1006 5.Tổng LĐ được sử dụng(người) 729 761 869 914 995 6. NSLĐ bình quân(=1/4) 55,995 77,792 85,682 87,234 89,861 7.Doanh thu bình quân (nguời) (=2/4) 45,586 59,348 78,579 79,574 80,318 8.Lợi nhuận bình quân (nguời) (=3/4) 0,992 1,088 1,09 1,136 1,164 9.Hệ số sử dụng LĐ(=5/4) 0,96 0,955 0,98 0,972 0,99 Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng Tài chính b. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân. biểu III: năng suất lao động bình quân Đơn vị tớnh: Triệu đồng Nhận xét:NSLĐ bình quân của Công ty tăng dần qua các năm (từ 55,995 tr.đ/người năm 2000 lên 89,861 tr.đ/người năm 2004). Một lao động tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản lượng cho Công ty. Bảng IV: tình hình sử dụng chi phí tiền lương ở Công ty xây lắp số 3 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.Doanh thu(tr.đ) 34.600 47.300 69.700 74.800 80.800 2.Quỹ lương(tr.đ) 5.012 6.200 8.180 8.750 9.370 3.LĐ bq(người) 759 797 887 940 1006 4.Lương bq(nghìn đồng) 550,3 648,3 768,5 775,7 776,2 5.NSLĐbq(tr.đ) 55,995 77,792 85,682 87,234 89,861 6.Tỉ số tiền lương/D T(%) 11,5 13,1 11,8 11,7 11,6 Nguồn: Phòng Tài chính Nhận xét chung: Liên tục trong 5 năm liền (2000 - 2004), Công ty xây lắp số 3 đã sử dụng lao động có hiệu quả tiền lương bình quân năm sau cao hơn năm trước đã ổn định tư tưởng cho CBCNV hăng say làm việc. Kết quả là năng suất lao động và doanh thu tăng nhanh qua các năm. Ngược lại, năng suất lao động và doanh thu tăng nhanh sẽ làm cho thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Doanh nghiệp nên cố gắng phát huy kết quả đã đạt được này. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng V: hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.VCĐ(tr.đ) 15.060 15.764 16.117 16.431 16.729 2.TSCĐ hiện có(tr.đ) 12.000 12.200 13.000 13.200 13.400 3.TSCĐ được huy động(tr.đ) 11.200 11.400 12.000 12.200 12.600 4.TSCĐ được đổi mới(tr.đ) 6.000 6.500 7.000 7.500 8.000 5.Tgian làm việc của TSCĐ(h) 2400 2400 2400 2400 2400 6.GTTSL(tr.đ) 42.500 62.000 76.000 82.000 90.400 7.Lợi nhuận(tr.đ) 753 867 967 1.068 1.171 8.Hệ số sử dụng TSCĐ(=3/2) 0,933 0,934 0,923 0,924 0,94 9.Hệ số đổi mới TSCĐ(=4/2) 0,500 0,533 0,538 0,568 0,597 10.Sức sinh lời của VCĐ(=7/1) 0.050 0,055 0.060 0,065 0,07 11.Hiệu quả sử dụng VCĐ(=6/1) 2,822 3,933 4,716 4,991 5,404 Nguồn: Phòng Tài chính Hệ số sử dụng TSCĐ của Công ty ngày càng được nâng cao qua các năm. Điều đó chứng tỏ Công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả TSCĐ, cố gắng huy động TSCĐ đưa vào sản xuất, không để máy móc thiết bị phải trong tình trạng chờ việc. Cứ 1 đồng VCĐ mà doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu được từ 0,05 đến 0,07 đồng lợi nhuận. Giá trị này tăng dần qua các năm chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả. Nhận xét chung: Qua các chỉ tiêu trên ta thấy, Công ty ngày càng có hiệu quả nguồn vốn cố định và TSCĐ của mình. Một đồng vốn bỏ ra mang lại số lợi nhuận và giá trị sản lượng ngày càng cao. Công ty không để máy móc thiết bị phải nằm chờ việc, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty nên phát huy kết quả đã đạt được này. c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động bảng VI: hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1. Doanh thu ( Trđ) 34.600 47.300 69.700 74.800 80.800 2. Lợi nhuận (Trđ) 753 867 967 1.068 1.171 3. VLĐ bình quân (Trđ) 26.882 34.275 38.297 39.787 40.199 4. Thuế (Trđ) 1.301 1.313 1.943 2.223 3.682 5. Sức sinh lợi của VLĐ (2/3) 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 6. Hệ số đảm nhận của VLĐ (3/1-4) 0,807 0,745 0,565 0,548 0,521 7. Số vòng quay của VLĐ (1/3) 1,29 1,38 1,83 1,88 2,01 8. Thời gian 1 vòng quay (1năm/ 7) 0,775 0,725 0,546 0,532 0,498 Nguồn: Phòng Tài chính Nhận xét chung: Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình. Tuy nhiên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao bằng hiệu quả sử dụng vốn cố định. Một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Công ty hơn. Do vậy, Công ty nên đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và thi công công trình sẽ đem lại hiệu quả cao. 3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được của Công ty trong thời gian vừa qua. a. Nộp ngân sách Nhà nước. Mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp cho ngân sách Nhà nước. Công ty có quyền quản lí và sử dụng vốn, đất đai, tài nguyênghiệp vụà các nguồn lực khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do đó, Công ty phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước. Nộp ngân sách bao gồm các khoản mục sau: + Thuế + Các khoản phải nộp khác: khấu hao cơ bản, lệ phí. . . Bảng VII:tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước ở Công ty xây lắp số 3 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng cộng 2.331.000 2.598.789 2.781.233 3.263.297 4.762.000 A.Chia theo địa chỉ nộp 1.Nộp Nhà nước 2.331.000 2.598.789 2.781.233 3.263.297 4.762.000 B.Chia theo khoản nộp 1.Thuế 1.301.075 1.312.550 1.942.879 2.222.985 3.682.201 2.Bảo hiểm 362.554 499.319 318.741 360.440 366.799 3.Nộp khác 667.371 786.920 519.613 679.872 713.000 Nguồn: Phòng Tài chính NHậN XéT: Ta thấy kết quả nộp ngân sách của Công ty luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đó là do Giá trị tổng sản lượng và doanh thu tăng, tức là doanh nghiệp có sự mở rộng thị trường, phát triển sản xuất nên phần nộp ngân sách cũng tăng. b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Công ty đã có nhiều cố gắng năng động trong việc tìm kiếm công trình thi công, tạo công ăn việc làm cho người lao động và thông qua đó nâng cao mức sống cho họ. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng VIII: thu nhập của công nhân trong Công ty Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1. LĐ bình quân (người) 759 797 887 940 1006 2.Lương bình quân (ng.đ/tháng) 550,3 648,3 768,5 775,7 776,2 Thu nhập bình quân của Công ty tăng từ 550,3 ng.đ/người/tháng lên 776,2 ng.đ/ người/tháng. Trong thực tế, thu nhập này chưa đồng đều. Bộ phận công nhân thuộc các đội xây lắp có thu nhập cao hơn (từ 800.000 đến 1.000.000 đồng/ người/tháng), còn công nhân thuộc bộ phận sản xuất VLXD (gạch chỉ, bê tông…) có lương thấp hơn (khoảng 500.000 đồng/người/tháng). Tuy chênh lệch như vậy nhưng không phải là bất hợp lí hay mất công bằng giữa các bộ phận. Bộ phận xây lắp phải di chuyển cơ động xa, điều kiện làm việc khó khăn hơn nên thu nhập cao hơn là thoả đáng. Tuy nhiên, mức thu nhập này mới chỉ đảm bảo những nhu cầu cơ bản của CBCNV. Công ty cần có biện pháp để nâng cao mức sống cho người lao động lên để họ yên tâm công tác, mang hết sức lực và tâm huyết của mình ra để phục vụ Công ty. 4. Đánh giá nhận xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. a. Kết quả đạt được. Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhìn chung, tuy có vài chỉ tiêu không cao nhưng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ việc sản xuất kinh doanh ở Công ty đang trên đà phát triển, ngày càng có nhiều công trình được thi công, chất lượng quản lý và sử dụng các nguồn lực ngày càng có hiệu quả. Mặc dù thị trường có nhiều biến động gây khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước. Kết quả đạt được cụ thể như sau: - Giá trị tổng sản lượng tăng từ 42.000 triệu đồng năm 2000 lên 90.400 triệu đồng năm 2004 trong vòng 5 năm – một khoảng thời gian không dài đối với một Công ty chưa có bề dày lịch sử là một kì tích đối với Công ty. Điều đó chứng tỏ vị trí của Công ty trên thị trường xây dựng là khá vững chắc, Công ty ngày càng có uy tín hơn nên nhận được nhiều công trình hơn. - Lợi nhuận thu được từ 753 triệu đồng năm 2000 tăng lên 1.171 triệu đồng năm 2004, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ổn định, xấp xỉ khoảng 10% một năm. - Tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty: Công ty đã cố gắng tối đa trong việc sử dụng các nguồn lực của mình. Với một lượng đầu vào (vốn, nhân công, máy móc thiết bị) ít nhất, Công ty đã tạo ra được một lượng đầu ra lớn hơn rất nhiều, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Qua phân tích các số liệu ở trên chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng tốt, hiệu quả kinh doanh đạt được ngày càng cao. Đạt được kết quả trên là do Công ty đã chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ thực tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Công ty có bộ máy lãnh đạo có trình độ, nhạy bén với thị trường và có năng lực trong quản lý. Ngoài ra, Công ty còn rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm, có biện pháp thi công tiên tiến, có đội ngũ công nhân lành nghề và có trách nhiệm cao với công việc. Tất cả những điều đó đã giúp cho Công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Công ty cần cố gắng hơn nữa để phát huy kết quả đã đạt được này. b. Một số hạn chế và tồn tại ở Công ty cần khắc phục. - Công tác đấu thầu, tìm kiếm việc làm chưađáp ứng được nhiệm vụ được giao và tiềm lực của Công ty. Nó thể hiện sự quan tâm chưa đúng mức tới công tác tiếp thị, công tác đối ngoại…Các công trình xây dựng chủ yếu là do Tổng Công ty giao thầu. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: nguồn công trình được trên giao thầu ngày càng trở nên khan hiếm, nếu Công ty không tự sức mình vận động để tìm kiếm thị trường thì sẽ không nhận được công trình để thi công, không tạo ra giá trị tổng sản lượng và không có lợi nhuận. Kèm theo đó là tình trạng thiếu việc làm cho công nhân, không có thu nhập để đảm bảo đời sống cho họ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mà doanh nghiệp không được phép để xảy ra. Vì vậy, nâng cao khả năng tìm thầu và thắng thầu chính là một biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. - Số lượng các phòng ban của Công ty tuy đã được thu hẹp nhưng việc bố trí chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn của các nhân viên đã dẫn đến tình trạng khối lượng công việc mà một người thực sự đảm nhận ít làm cho chi phí cho quản lí cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác, sự phối hợp chưa nhịp nhàng và hiệu quả giữa các phòng ban cũng là một nguyên nhân gây cản trở đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khắc phục được tình trạng này thì hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ được nâng cao hơn. - Công tác tiền lương còn nhiều điều bất cập, quản lí chưa chặt chẽ và thống nhất. Các biện pháp kích thích tạo động lực cho người lao động còn đơn điệu, ít tác dụng, nhiều biện pháp còn mang tính hình thức… Qua phân tích và nhận xét trên ta thấy: Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, ngoài việc phát huy các kết quả đã đạt được, Công ty cần có những biện pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trên. Các giải pháp đưa ra phải làm đồng bộ mới mang lại kết quả mong muốn, nâng cao hiệu quả kết quả cho Công ty. Chương II một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây lắp số 3. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Để tồn tại thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra kết quả thu về bù đắp được chi phí bỏ ra. Còn muốn doanh nghiệp phát triển thì kết quả ngoài bù đắp chi phí còn phải có lãi để tái sản xuất mở rộng. Chính điều tất yếu khách quan đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu không chỉ đơn thuần giải quyết theo một công thức, một lối mòn chung mà nó phải được giải quyết một cách cụ thể trong từng thời điểm lịch sử, từng hoàn cảnh thực tiễn. Căn cứ vào những lí luận cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh, dựa vào những đặc điểm và điều kiện thực tế của Công ty, tôi xin có một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây lắp so 3 trong thời gian tới như sau: I. Biện pháp 1: Nâng cao khả năng thắng thầu. Hiện nay, ở Công ty nguồn công trình để tiến hành thi công xây lắp: + Nguồn công trình do Tổng Công ty giao thầu hoặc chỉ định thầu. + Nguồn do Công ty tự đấu thầu hoặc tự nhận thầu với các cơ quan ngoài (chủ yếu là các công trình kinh tế, công trình dân sự…). Với thực trạng hiện nay của Công ty, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần giúp Công ty nâng cao khả năng thắng thầu của mình trong thơì gian tới như sau: 1. Tích cực tìm kiếm các gói thầu. a. Phương pháp tiến hành. Công ty phải cử người luôn tích cực theo dõi các loại báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng cùng các thông tin bên ngoài xã hội để: + Phát hiện các dự án đầu tư trong nước và theo sát các dự án này cho đến khi mở thầu để có thể thu thập các thông tin cần thiết như: Tên dự án, nội dung mục tiêu của dự án, địa điểm dự định thi công các hạng mục công trình, ai là chủ đầu tư, vốn đầu tư lấy từ đâu, các yêu cầu đặc biệt của dự án là gì?. . . + Phát hiện các thông báo mời dự sơ tuyển và mời thầu một cách sớm nhất để giúp cho Công ty tổ chức công tác lập hồ sơ sơ tuyển và hồ sơ dự thầu một cách hoàn chỉnh. Đồng thời thông qua các mối quan hệ liên tục và uy tín với các cơ quan Nhà nước và địa phương có thẩm quyền để khai thác thu thập nguồn thông tin quý giá từ họ về các dự án chuẩn bị mở thầu. b. Điều kiện thực hiện. Điều kiện thực hiện là Công ty phải có một đội ngũ cán bộ năng động nhạy bén trong tìm hiểu thị trường. Các quan điểm về tiếp thị phải được quán triệt ở tất cả các cấp từ Công ty đến đội xây dựng. c. Kết quả thu được. Nếu thực hiện được các phương pháp trên thì công ty sẽ tìm được các gói thầu. Xem xét các gói thầu tìm kiếm được, Công ty sẽ quyết định có nên tham gia đấu thầu hay không, điều đó sẽ mở ra cơ hội và khả năng có việc làm, đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động, sử dụng công suất của máy móc thiết bị và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. 2. Xác định giá bỏ thầu hợp lí. a. Phương pháp tiến hành. Giá dự thầu được tính theo công thức: Stt Khoản mục chi phí Cách tính I Chi phí trực tiếp TT = VL +NC +M 1 Chi phí NVL VL = SQj*DjVl + CLVL 2 Chi phí nhân công NC =SQj*DjNC + (1+ F1/h1N + F2/h2N) 3 Chi phí máy thi công M =SQj*Djm II Chi phí chung C =P*NC III Thu nhập chịu thuế tính trước TL = (TT + C)*Tỉ lệ quy định IV Giá dự toán XL trước thuế Z = TT + C +TL V Thuế GTGT đầu ra VAT =Z*TGTGT VI Gá dự toán XL sau thuế GXL = (TT +C + TL) + VAT Trong đó: QJ : khối lượng công tác xây lắp thứ j. VL : chi phí NVL (trực tiếp và gián tiếp). D Jvl : chi phí NVL trong đơn giá XDCB của công tác xây lắp thứ j. CLvl : chênh lệch vật liệu. NC : chi phí nhân công. DJnc : chi phí nhân công trong đơn giá XDCB của công tác xây lắp j. F1 : các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu. F2 : các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc. h1n : hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n. Nhóm I : h11= 2,342 NhómIII: h13 = 2,638 Nhóm II: h12 =2,493 Nhóm IV:h14= 2,796 h2n : hệ số biểu thi quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của nhóm lương thứ n. Nhóm I: h21 =1,378 Nhóm III: h23 =1,363 NhómII: h22 =1,370 Nhóm IV: h24 =1,375 M : chi phí máy thi công. DJm : chi phí máy thi công trong đơn giá XDCB của công tác xây lắp thứ j. P : định mức chi phí chung (%). TGTGT: mức thuế suất GTGT đầu ra. * Theo cách tính này, để có mức giá dự thầu thấp, Công ty có thể tìm các biện pháp để giảm chi phí trực tiếp và chi phí chung: - Giảm chi phí trực tiếp bằng cách giảm chi phí NVL, giảm chi phí nhân công hoặc giảm chi phí máy thi công. + Giảm chi phí NVL: Trong Công ty có Xí nghiệp 141 chuyên sản xuất VLXD (gạch). Công ty có thể tận dụng mức giá nội bộ để có được mức giá thấp hơn giá thị trường. Ngoài ra, Công ty có thể liên doanh - liên kết với các đơn vi sản xuất VLXD khác để có được NVL với giá thấp, chất lượng cao mà hai bên lại cùng có lợi. + Giảm chi phí nhân công: Thông thường, trong xây dựng, khi xây dựng một công trình, doanh nghiệp phải thuê một lượng lớn lao động phổ thông bản địa. Ưu điểm của nguồn nhân công này là tương đối rẻ. Vì vậy, đối với những công việc mang tính chất giản đơn (phụ nề, đào đất…) thì Công ty không nên đưa thợ của mình tới công trình mà Công ty nên thuê lao động tại chỗ. Như vậy, chi phí nhân công của Công ty sẽ giảm được một khoản đáng kể và lợi nhuận sẽ tăng lên. + Giảm chi phí máy thi công: Hiện nay, Công ty có một số máy móc thiết bị khấu hao gần hết hoặc đã hết khấu hao. Vì vậy, khi tính toán chi phí máy móc thì cần tính giảm % khấu hao, tính mức sử dụng nhiên liệu, năng lương phục vụ cho máy móc thiết bị ở mức tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo tiến độ và hiệu quả thi công. Mặt khác, Công ty cũng cần có biện pháp sử dụng triệt để lượng máy móc thiết bị của mình, không để tình trạng máy chờ việc quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Giảm chi phí chung: Chi phí chung bao gồm chi phí quản lí công trình và chi phí quản lí doanh nghiệp. Để giảm chi phí chung ta phải giảm cả hai loại chi phí này: + Giảm chi phí quản lí công trình: các chi phí ăn ở, đi lại, chi phí thuê đất làm văn phòng. . . đều có thể giảm ở mức tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả. + Giảm chi phí quản lí doanh nghiệp: cải tiến lại bộ máy quản lí doanh nghiệp cho gọn nhẹ, các chi phí văn phòng như điện thoại, điện, nước, giấy bút. . . đều phải được sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. Ta đưa ra một ví dụ để thấy rõ điều này: VD: Tính giá thầu cho 100 m3 tường. Bảng định mức công tác xây tường (1 m3) Thành phần đvt định mức 1. Gạch Viên 680 2. Vữa (ximăng + cát) m3 0,25 3. Gỗ ván m3 0,02 4. Cây chống Cây 2 5. Nhân công Công 2,1 6. Máy Ca 0,1 Bảng định mức cấp phối vữa (ximăng - cát) Thành phần vật liệu đvt định mức Ximăng PC 300 Kg 95 Cát vàng m3 1,2 Bảng giá vật liệu xây dựng + nhân công + máy Stt Tên vật liệu đvt Giá thị trường Giá nội bộ Chênh lệch 1 Ximăng Kg 850 780 70 đồng 2 Cát vàng m3 17.000 16.000 1.000 đồng 3 Gạch Viên 330 300 30 đồng 4 Gỗ ván m3 850.000 850.000 0 đồng 5 Cây chống Cây 8.000 8.000 0 đồng 6 Nhân công Công 30.000 28.000 2.000 đồng 7 Máy Ca 38.000 36.000 2.000đồng * Mức giá thầu cho 1m3 tường theo giá thị trường: - Chi phí NVL: Ximăng: 95*850*0,25 =20.187,5 đồng Cát: 1,2*17.000*0,25 = 5.100 đồng Gạch: 680*330 = 224.400 đồng Gỗ ván: 0,02*850.000 = 17.000 đồng Cây chống: 2*8.000 = 16.000 đồng Tổng NVL: VL = 282.687,5 đồng - Chi phí nhân công: NC = 2,1*30.000 = 63.000 đồng - Chi phí máy xây dựng: M = 0,1*38.000 = 3.800 đồng Vậy chi phí trực tiếp là: TT = VL + NC +M =349.487,5 đồng Chi phí chung: C = NC *55% =63.000*55% = 34.650 đồng LãI và thuế: LT = (TT+ C)*9% = 34.572,375 đồng Giá dự toán xây lắp trước thuế là: Z = TT +C + LT = 418.790,875 đồng Thuế VAT đầu ra: VAT = Z* 10% = 41.870,9875 đồng Giá dự toán xây lắp sau thuế: GXL =Z + VAT = 460.580,8625 đồng Vậy: Giá để thầu 100 m3 tường là: 460.580,8625 *100m3 = 46.058.086,25 đồng * Nếu áp dụng các biện pháp như đã nêu thì chi phí xây lắp 1m3 tường sẽ là: + Chi phí NVL: Ximăng: 95*780*0.25 = 18.525 đồng Cát: 1,2*16.000*0,25 = 4.800 đồng Gạch: 680*300 = 204.000 đồng Gỗ ván: 0,02*850.000 = 17.000 đồng Cây chống: 2*8.000 = 16.000 đồng Vậy: VL = 260.325 đồng + chi phí nhân công: NC = 2,1*28.000 = 58.800 đồng + chi phí máy xây dựng: M = 0,1*36.000 = 3.600 đồng Chi phí trực tiếp là: TT = VL +NC +M =322.750 đồng Chi phí chung: C = NC*55% = 32.340 đồng LãI và thuế: TL = (TT + C)*9% = 31.958,1 đồng Giá dự toán xây lắp trước thuế: Z = TT +C + TL = 387.048,1 đồng Thuế VAT đầu ra: VAT = Z*10% = 38.704,81 đồng Giá dự toán xây lắp sau thuế: GXL = Z + VAT = 425.752,91 đồng Vậy: Giá mới để thầu 100m3 tường là: 425.752,91*100m3 = 42.575.291 đồng Như vậu sau khi áp dụng cách tính mới, Công ty có thể giảm giá thầu xuống với mức giảm là: 46.058.100 – 42.575.291 = 3.482.809 đồng =8,18% mức giá thầu dự kiến đưa ra. Vậy, nếu Công ty áp dụng biện pháp này thì trong các năm tới, Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí cho 1m3 tường là: - Mức tiết kiệm NVL: Gạch: 30*680 = 20.400 đồng Xi măng: 70*0,25*95 = 1.662,5 đồng Cát: 1.000*0,25*1,2 = 300 đồng VL = 22.362.5 đồng - Mức tiết kiệm chi phí nhân công: NC = 2.000* 2,1 = 4.200 đồng - Mức tiết kiệm chi phí máy: M = 2.000*0,1 = 200 đồng Tổng mức tiết kiệm chi phí là: TT = VL + NC + M =26.762,5 đồng. * Ngoài ra, để có thể tính giá bỏ thầu một cách hợp lí thì Công ty phải trang bị cho Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng dự án đấu thầu và Phòng tài chính những phương tiện hiện đại, những tài liệu cập nhật liên quan đến việc xác định chi phí để CBCNV ở đây có thể tính toán chính xác các chi phí thực hiện thi công công trình. b. Kết quả thu được Định giá thầu hợp lý sẽ mang lại cho Công ty một lợi ích rất lớn. Công ty vừa thắng thầu, nhận được công trình, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động lại vừa mang lại hiệu quả kinh doanh (tức là thu được lợi nhuận mong muốn). Ví dụ: -Theo tính toán ở trên, để thầu 100 m3 tường thì giá dự thầu ban đầu là 46.058.086,25 đồng. - Sau khi tính toán lại thì giá dự thầu sẽ giảm còn 42.575.291 đồng. Như vậy tiết kiệm được một lượng chi phí là: 3.482.809 đồng. Việc tiết kiệm chi phí có nghĩa là sẽ tăng lợi nhuận, đồng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và xây lắp điện nước số 3- Thực trạng và giải pháp nâng cao.DOC
Tài liệu liên quan