LỜI CAM ĐOAN.i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ .vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.vii
LỜI MỞ ĐẦU .1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.3
2.1. Mục đích nghiên cứu .3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .5
3.1 Đối tượng nghiên cứu.5
3.2 Phạm vi nghiên cứu .5
4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.6
4.1 Mô hình nghiên cứu.6
4.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu.7
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.10
TỔNG KẾT PHẦN ĐẦU CỦA LUẬN VĂN . 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO
TRONG DOANH NGHIỆP .12
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO.12
1.1.1. Các khái niệm – quan niệm về lãnh đạo.12
1.1.2. Các trường phái lý thuyết về lãnh đạo .15
1.1.2.1. Thuyết Vĩ nhân : Galton 1869, James 1880 .15
1.1.2.2. Thuyết dựa trên đặc tính cá nhân-tố chất . 16
1.1.2.3. Lý thuyết lãnh đạo hành vi .17
1.1.2.4. Lý thuyết lãnh đạo tình huống .22
1.1.2.5 . Lý thuyết đường dẫn đến mục tiêu. 23
1.1.2.6. Lý thuyết lãnh đạo thuyết phục- cuốn hút – tầm nhìn.24
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả lãnh đạo trong công ty tnhh thế linh: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác xung đột. Hiệu quả này cũng thể hiện ở
tính năng thiết lập vận hành hỗ trợ tăng hiệu quả công việc của nhân viên một cách tốt
nhất. Việc tổ chức có khoa học phân công nhiệm vụ rõ ràng đẻ tổ chức hay cụ thể nhân
viên nắm được công việc cụ thể của mình được phân công và hiểu rõ kì vọng của nhà
lãnh đạo trong công việc của mình được phân công.
29
Hiệu quả chính là sự làm giàu các nguồn lực của tổ chức và các khủng hoảng của
tổ chức luôn được giải quyết cũng như chất lượng cuộc sống về vật chất, tâm lý của
từng thành viên tổ chức được quan tâm cụ thể.
- Tư tưởng sẳn sàng đổi mới.
Tư tường sẵn sàng đổi mới là sự tất yêu dẫn đến sự phát triển của tổ chức. Theo
nghiên cứu của Baldwin (1995), Marques và Ferreina (2009) thì đổi mới – sáng tạo là
yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của tổ chức.
Knippenperg và Hogg (2003) cho rằng sự sẳn sàng thay đổi là thang đo đánh giá kết quả
lãnh đạo bên cạnh động lực và kết quả làm việc của nhân viên dưới quyền, sự tuân thủ
và chấp hành của họ hay sự nhận thức về cá nhân của người lãnh đạo, để tạo thành sức
mạnh của một tổ chức đạt đến hiệu quả lãnh đạo cao nhất trong yếu tố này thì tư tưởng
sẵn sàng đổi mới của người lãnh đạo không chưa đủ mà phải tạo sức mạnh của toàn tập
thể thông qua truyền nhiệt huyết đổi mới cho toàn nhân viên. Theo nghiên cứu mới đây
của TS. Phan Thị Thục Anh (2014) và TS. Nguyễn Thùy Dung (2015) cho thấy một số
doanh nghiệp do tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường bên ngoài (cạnh tranh khốc
liệt) và những thuận lợi từ môi trường bên trong ( nhiệt huyết tư duy đổi mới – sáng tạo
từ lãnh đạo) đã hình thành được văn hóa luôn sẳn sàng đổi mới của nhân viên và doanh
nghiệp.
Theo Keone, Volegaar và Seoter (2002) sự sẳn sàng tư tưởng đổi mới cũng được
đánh giá thông qua việc thử nghiệm và thực thi các ý tưởng sáng tạo hay tìm kiếm cách
tiếp cận mới
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo.
Như vậy, theo các nghiên cứu định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo các hiệu quả
lãnh đạo bên trên, để làm rõ hơn sự thành công mang đến hiệu quả lãnh đạo sẽ bị các
nhân tố nào ảnh hưởng. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21 đã có nhiều công trình nghiên
cứu về các mối tương qua giữa các tác nhân và hiệu quả lãnh đạo, nhưng nhìn chung,
các nhân tố ảnh hưởng này sẽ chỉ đi vào hai hướng chính là mối quan hệ giữa các thành
phần: định hướng nhiệm vụ, định hướng quan hệ với kết quả và hành vi lãnh đạo.
- Trên cơ sở lý thuyết lãnh đạo theo hành vi, các thành phần trong nghiên cứu
30
bao gồm: định hướng nhiệm vụ, định hướng quan hệ, kinh nghiệm và tiếp thu của người
lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá. Norman (2001) thực hiện nghiên cứu đề tài mối
quan hệ của hiệu lực và phong cách lãnh đạo trong môi trường đa văn hoá, Ông đã đo
lường mức độ ảnh hưởng của các thành phần nghiên cứu đến sự thoả mãn của người lao
động đối với người lãnh đạo và phong cách lãnh đạo của họ. Thật ra yếu tố (văn hóa)
này cũng chưa thể hiện đủ mức độ hài lòng của nhân viên mà nó các yếu tố khác ảnh
hưởng như cơ hội thăng tiến, lương bổng, phúc lợi, điều kiện làm việc, đồng nghiệp,
quy mô của tổ chức
- Ứng dụng lý thuyết lãnh đạo tính huống Dean (2004), Ông đã đánh giá với tác
động của 13 hành vi lãnh đạo đến kết quả của tổ chức Trong đó, định hướng nhiệm vụ
có ba hành vi lãnh đạo bao gồm: lập kế hoạch ngắn hạn, phân định rõ vai trò và trách
nhiệm, giám sát hoạt động và kết quả. Định hướng quan hệ có năm hành vi bao gồm: hỗ
trợ, thừa nhận, tư vấn, trao quyền và phát triển. Và, định hướng thay đổi có năm hành
vi bao gồm: giám sát từ ngoài, thay đổi cách nhìn, khuyến khích suy nghĩ đổi mới, chấp
nhận rủi ro, làm rõ nhu cầu thay đổi. Nghiên cứu của ông cũng khá chi tiết với đầy đủ
các hành vi với hai hướng cụ thể nhưng vì số lượng thử ít nên cũng chưa phản ảnh đầy
đủ được tính chất cần nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
- Để thực hiện được việc nghiên cứu hay đưa ra các lý luận đánh giá được hiệu
quả lãnh đạo trong Công ty TNHH Thế Linh, các nghiên cứu này dựa trên nền tảng lý
thuyết của hay các nghiên cứu của các học giả trên thế giới trong các thời kỳ trước
đây, tác giả đã hệ thống trong chương I một số các khái niệm về lãnh đạo, các học
thuyết của các trường phái trong đầu thế kỷ XX trãi dài đến thời đại mới nhất hiện nay.
- Dựa trên các học thuyết này tác giả đã rút ra và đưa ra các khái niệm, định nghĩa
về hiệu quả lãnh đạo và xây dựng được các tiêu chí về hiệu quả lãnh đạo để dựa trên các
tiêu chí này đánh giá hiệu quả lãnh đạo trong doanh nghiệp.
31
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO TẠI CÔNG TY TNHH MTV
THẾ LINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THẾ LINH VÀ LÃNH ĐẠO TẠI
CÔNG TY TNHH THẾ LINH
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Thế Linh
Công ty TNHH MTV Thế Linh có trụ sở văn phòng chính hiện nay tại 28C/98
KP13 phường Hố Nai TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, Giấy Chứng nhận ĐKKD số
3602254656 cấp ngày 22/03/2010 số điện thoại: 0251 3889219 Fax: 0251 3889219,
Webside : https://thelinh.vn do Ông Phạm Thế Linh làm Giám đốc
Công ty TNHH MTV Thế Linh tiền thân là Cơ sở Sản xuất Thế Linh, Cơ sở này
được thành lập ngày 22/03/2006, xuất phát từ một nhà xưởng sản xuất nhỏ với chỉ hơn
10 công nhân với ước mơ làm ra những sản phẩm phục vụ cho giấc ngủ của mọi người
cụ thể là những sản phẩm mùng chụp cho người lớn và trẻ em. Bước đầu “Khởi nghiệp”
Cơ sở Thể Linh phải đương đầu với nhiều khó khăn về yếu tố bên ngoài và trong như
về sự cạnh tranh khốc liệt, sự đa dạng hóa của sản phẩm cùng loại, những thách thức về
yếu tố su thế lao động, tiền lương kể cả về nguồn vốn và máy móc công nghệ, kinh
nghiệm đã đôi lần cơ sở phải thăng trầm trong sự tồn tại của mình. Với đội ngủ nhân
viên và tầm vóc nhỏ của mình, Cơ sở Thế Linh đã xây dựng được một sơ đồ tổ chức với
các bộ phận văn phòng và sản xuất trực thuộc như sau:
32
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ THẾ LINH NĂM 2006
Hình 2.1 nguồn: Dữ liệu công ty
Chính vì nhận thấy những nhu cầu thực tế và yếu tố cần thiết trong việc đa dạng
sản phẩm cùng với việc cần thiết khẳng định vị thế trên thương trường để phát triển kinh
doanh nên vào 23/10/2010 Giám đốc đã mạnh dạng quyết định thay đổi từ Cơ sở Thế
Linh thành Công Ty TNHH MTV Thế Linh với số vốn điều lệ ban đầu là 1.8 tỉ đồng và
phát triển đa dạng các mặt hàng như chăn, ra, gối, nệm các loại đồng thời đầu tư các
máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thực tế của Công ty trên khuôn viên nhà máy
rộng hơn 4000m2 tại TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Trải qua hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, nhờ có những định hướng phát
triển đúng đắng mà Thế Linh đã nhanh chóng đứng vững và vươn lên khẳng định thương
hiệu, vị thế của mình trên thị trường. Minh chứng cho điều này đó chính là việc hiện
nay sản phẩm mang thương hiệu Thế Linh đã và đang có mặt ở hầu hết các tỉnh của khu
vực Miền nam, Tây nguyên và còn định hướng vươn xa ở thị trường cả nước và hiện
GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH VĂN PHÒNG
PHÒNG SẢN XUẤT
TỔ GỐI TỔ NỆM TỔ MAY TỔ CHẦN
– CẮT
BẢO TRÌ-
TẠP VỤ
TỔ GIA
CÔNG
33
nay các mặt hàng cao cấp của Công ty TNHH MTV Thế Linh đã và đang xâm nhập thị
trường Trung Quốc cũng như thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bằng những nỗ lực không ngừng Công ty TNHH Thế Linh đã đầu tư nhiều hơn
nữa vào nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy tổ chức, cải tiến công nghệ, mở rộng nhà
xưởng cùng trang thiết bị dây chuyền máy móc hiện đại đồng thời tận dụng tối đa những
lợi thế vốn có bên trong để đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Với phương châm ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn. Một trong những
yếu tố thành công của Công ty nó chung và luôn nâng tầm trong hiệu quả lãnh đạo là
đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty cũng như toàn thể nhân viên luôn biết lắng nghe ý
kiến từ khách hàng khách hàng nhằm sẳn sàng thay đổi và đáp ứng nhu cầu của khách
hàng cũng như xem khách hàng là trung tâm của sự phát triển, chất lượng là hàng đầu
vì thế các sản phẩm của Thế Linh luôn làm hài lòng những người sử dụng khó tính nhất
và là sự lựa chọn hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng. Chính sự tin tưởng, ủng hộ
của quý khách hàng trong thời gian qua là nguồn động viên to lớn trên chặng đường
phát triển của công ty Thế Linh.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà công ty đã gặt hái được trong thời gian qua,
tập thể cán bộ và công nhân viên của công ty không ngừng học hỏi nâng cao năng lực
làm việc, đi đúng hướng để xây dựng và phát triển Thế Linh bền vững trong tương lai.
Với sự phát triển không ngừng của công ty đòi hỏi cần phải kiện tòan bộ máy
quản lý nhân sự với gần 200 nhân viên lao động và văn phòng lao động làm việc trực
tiếp nên hiện nay mô hình tổ chức của Công ty TNHH MTV Thế Linh đã được thay đổi
như sau:
34
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH MTV THẾ LINH 2019
`
Hình 2.2 nguồn: Dữ liệu Công ty
Với sơ đồ tổ chức này Công ty Thế Linh đã xây dựng được tầm nhìn sứ mệnh của mình
và quản triệt đến toàn bộ tập thể nhân viên các cấp để cùng hướng đến mục tiêu đặt ra
của mình như sau:
- Tầm nhìn:
+ Khát vọng chinh phục những khách hàng khó tính nhất, cùng với việc đầu tư
chiến lược phát triển bền vững quy mô lớn, Thế Linh phấn đấu trở thành tập đoàn kinh
tế đa ngành nghề hàng đầu Việt Nam và khu vực, hướng đến quy mô của tập toàn mang
đẳng cấp quốc tế.
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG SẢN XUẤT
TỔ GỐI TỔ NỆM TỔ MAY TỔ CHẦN
– CẮT
BẢO TRÌ-
TẠP VỤ
BAN QUẢN LÝ SẢN
XUẤT
TỔ GIA
CÔNG
GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KAIZEN
-5S
PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN
35
- Sứ mệnh:
+ Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ cao cấp với chất lượng
hàng đầu và am hiểu bản sắc địa phương, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng.
+Đối với đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, hai bên cùng có lợi,
cam kết trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác, luôn gia tăng các giá trị đầu
tư hấp dẫn và bền vững.
+ Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,
sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất
cả nhân viên.
+ Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích
cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và
niềm tự hào dân tộc.
- Định hướng phát triển công ty:
+ Định hướng phát triển tới năm 2016 sẽ trở thành một công ty có thương hiệu
tại thị trường Việt Nam.
+ Định hướng từ năm 2016 -2021 phát triển công ty và phấn đấu đứng trong top
500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam.
+ Chiến lược phát triển từ năm 2021 ->2030 vươn tầm ra khu vực và thế giới.
2.1.2. Hệ thống phân phối hàng hóa của Công ty.
Sản phẩm của Thế Linh hiện được trải dài trên các tỉnh miền nam với một hệ
thống phân phối diện rộng hơn 1000 đại lý cửa hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của
Quý khách hàng. Hai khu vực trọng điểm mà công ty đang tiêu thụ là:
- Khu vực 1 bao gồm các tỉnh thành: Sài Gòn, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Long
An,Tiền Giang, Tây Ninh, Bạc liêu, An Giang, Cà Mau ,Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang.
- Khu vực 2 bao gồm các tỉnh thành: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Thuận, Ninh thuận, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, ĐăkNông, ĐakLak, Gia Lai,
Kon Tum, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, TT - Huế.
36
Từ năm 2013 công ty hướng tới việc xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài
như: Lào, Myanmar, Campuchia...và hiện nay sản phẩm đang có mặt tại thị trường
Trung Quốc.
2.1.3. Lãnh đạo tại Công ty TNHH Thế Linh
- Quá trình tìm kiếm, khởi nghiệp của Công ty Thế Linh:
Công ty TNHH MTV Thế Linh hoạt động theo loại hình doanh nghiệp một thành
viên do Ông Phạm Thế Linh làm Giám Đốc điều hành. Đây là một nhà lãnh đạo có
tâm và có tầm, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng đi lên với quá trình khởi nghiệp gặp
đầy khó khăn nhưng Ông vẫn không nãn chí chùn bước với các khó khăn thách thức.
Năm 2003, Ông Phạm Thế Linh từ Hà Nội vào thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng
Nai để lập nghiệp. Trước khi kinh doanh, Ông không ngại gian khổ từng làm rất nhiều
việc để kiếm sống như phụ hồ, chạy bàn, làm phụ bếp cho một nhà hàng, rồi làm nhân
viên tiếp thị cho một công ty sản xuất vớ (tất).
+ Năm 2006 do một cơ duyên Ông đứng ra thành lập cơ sở sản xuất Thế Linh hoạt
động với 1 cơ sở sản xuất nhỏ khoảng 10 công nhân, sản xuất sản phẩm mùng chụp dành
cho người lớn. Sau 01 năm khởi nghiệp, Ông phải cầm cố xe máy vài lần rồi tạm ngưng
sản xuất, kết thúc việc kinh doanh Ông gánh món nợ không nhỏ. Ônh đã bắt đầu lại
công việc kinh doanh của mình bằng việc tìm hiểu thị trường tại các siêu thị, chợ. Nhận
thấy gối hơi có thể đáp ứng được các tiêu chí đã rút ra từ thất bại đầu tiên nên quyết định
bắt tay vào sản xuất các mặt hàng này và làm phong phú thêm các mặt hàng đang có.
- Các giải thưởng và danh hiệu, chức mà cá nhân Ông Phạm Thế Linh đạt được trong
quá trình khởi nghiệp và đi lên:
+ Được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chứng nhận và trao tặng giải thưởng "Sản
phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2013 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai"
+ Được viện nghiên cứu kinh tế phát triển chứng nhận " Nhà cung cấp uy tín, chất
lượng King Supplier 2013"
+ Được tạp chí Doanh nghiệp và đầu tư chứng nhận " Top 100 sản phẩm chất lượng
cao".
37
+ Đạt danh hiệu "Nhà lãnh đạo xuất sắc 2012" do ban tổ chức chương trình Hội Nghị
Doanh Nhân toàn quốc chứng nhận.
+ Đạt giải thưởng "Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển" lần thứ V, năm 2012.
+ Được Đài truyền hình kĩ thuật số VTC trung tâm tại TP Hồ Chí Minh trao tặng
kỉ niệm chương " Doanh nghiệp Việt vì người Việt".
+ Được Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai trao tặng giải thưởng " Doanh nhân trẻ
khởi nghiệp xuất sắc năm 2015".
+ Được BCH TW Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen " Là
điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2015".
+ Được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh BCH TW chứng nhận " Là đại
biểu chính thức Đại hội Tài năng Trẻ Việt Nam lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội từ ngày
11 - 13/12/2015".
+ Được Ban Chấp hành Đoàn tỉnh Đồng Nai chứng nhận " Là Thanh niên Tiên tiến
làm theo lời Bác tỉnh Đồng Nai lần thứ IV năm 2015".
+ Bên cạnh đó Công ty Thế Linh cũng như cá nhân ông Phạm Thế Linh còn đạt
nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác.
+ Hiện nay Ông Linh đang giữ chức vụ phó chủ tịch hội Doanh Nghiệp trẻ tỉnh Đồng
Nai, và tham gia các hiệp hội khác tại tỉnh Đồng Nai.
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO Ở CÔNG TY
TNHH THẾ LINH.
- Công ty Thế Linh là một doanh nghiệp nhỏ nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả lãnh đạo trong công ty. Theo (Beaver 2003, Pellerin 2007) thì nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng, thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguyên nhân từ kỹ năng
quản lý và lãnh đạo yếu kém, nhưng điều gì điều gì ảnh hưởng tới sự thành công và hiệu
quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp này? Nghiên cứu này nhằm kiểm định các cách
lãnh đạo (phong cách lãnh đạo) và kỹ năng của cá nhân Ông Thế Linh để có được hiệu
quả lãnh đạo tốt như ngày hôm nay đồng thời sẽ giúp các nhà lãnh đạo và quản lý nói
chung cải thiện hiệu quả lãnh đạo của mình, cũng như biết cách học hỏi các kỹ năng và
điều chỉnh phong cách của mình cho phù hợp với tình huống lãnh đạo cụ thể.
38
- Gordon và Yukl (2004) chủ trương nghiên cứu thêm về kỹ năng lãnh đạo có
liên quan đến môi trường kinh doanh nhỏ nhưng đầy biến động. Beaver (2003) đã kiểm
tra hồ sơ từ 200 DNNVV bị phá sản, từ đó, phát hiện ra sự thất bại chính của các doanh
nghiệp này là do thiếu kiến thức lãnh đạo và không được quản lý tốt. Phong cách lãnh
đạo là rất quan trọng cho sự thành công của một DNNVV. Pellerin (2007) cho thấy tỷ
lệ thất bại của các DNNVV là rất cao, phá sản sau năm thứ ba là 62%; mặc dù, nghiên
cứu Pellerin đã không đề cập tới vấn đề quản lý kém cỏi như một nguyên nhân. Một
điều tra khác cho thấy, 90% các DNNVV thất bại trong 10 năm tồn tại đầu tiên (Scheers
và Radipere, 2007). Scheers và Radipere đã có ý kiến rằng thất bại của các tổ chức kinh
doanh nhỏ là do kỹ năng lãnh đạo và quản lý yếu kém. Một nền kinh tế thành công phụ
thuộc vào các doanh nghiệp nhỏ có năng suất và năng lực cạnh tranh (Beaver, 2003).
Các doanh nghiệp nhỏ là động cơ của tăng trưởng kinh tế thông qua việc giải quyết việc
làm cho nền kinh tế và sự năng động trong đổi mới (Fuller, 2003). Còn ở VN thì Tổng
số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời
điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước ước tính là 561064 doanh nghiệp, 21 684 doanh
nghiệp doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký, 12 113 doanh nghiệp hoàn thành thủ
tục giải thể. Theo Ông Nguyễn Bích Lâm Tổng cục Trưởng Cục Thống kê thì có
tới 60.553 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 50% so với số doanh nghiệp mới thành
lập.
- Theo tổng kết của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
(
a-vua-thuc-trang-vagiai-phap-ho-tro-nam-2013.html), trong cộng đồng DN Việt Nam,
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu cuả nền
kinh tế . Theo đó, loại hình DN này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tạo thu
nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa
đói giảm nghèo.v.v Tuy nhiên, khối DNVVN vẫn còn nhiều những hạn chế cụ thể:
+ Trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam
còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn
rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm
0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp.
39
+ 75% lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện
chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm
giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào
vị thế bất lợi. Thách thức lớn nhất của DNNVV là chất lượng nhân lực thấp. Đội ngũ
chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng
lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc
DNNVV chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế
- xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp
chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng
hàng hóa, sở hữu công nghiệp, trong khi hầu hết lao động trong các DNNVV lại chưa
qua đào tạo và thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.
- Khi tiến hành khảo sát năng lực quản lý của các doanh nghiệp do Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á thực hiện, khi
đánh giá về các mặt hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận xét như sau:
+ Năng lực tổ chức yếu, xuất phát từ khả năng thích nghi kém, nhìn từ góc độ đa
dạng của thị trường nhưng mức độ đa dạng hóa sản phẩm không thể đáp ứng kịp.
+ Thiếu động lực nghiêm túc để đầu tư vào nâng cao năng suất lao động, cải thiện
năng lực cạnh tranh.
+ Thiếu tính cam kết nhất quán đặc biệt là bảo vệ môi trường và là nguyên nhân
của nhiều vụ đình công hay biến động nhân sự.
+Thiếu phương pháp động viên để mọi người phát huy hết khả năng làm việc của
mình.
+ Áp đặt thiên kiến của mình lên tập thể dưới quyền, không chấp nhận phản biện
nên dễ trở thành độc đoán.
+ Sức hấp dẫn của lợi nhuận dễ làm thay đổi chính sách đầu tư trong khi khả
năng dự báo thị trường và hiểu biết về pháp luật còn kém.
+ Xem trọng xây dựng quan hệ cá nhân hơn là nỗ lực tự học.
40
Đối với Công ty Thế Linh trong suốt thời gian từ năm 2010 đến nay doanh nghiệp
đã từng bước khẳng định sự thành công của mình cụ thể là doanh thu và tầm vóc ngày
một mở rộng hơn. Như vậy, đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo của DN
Thế Linh cũng không nằm ngoại lệ các nghiên cứu này. Có nhiều nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo nhưng đối với doanh nghiệp thực tế tác giả dựa trên
lý thuyết lãnh đạo tình huống (SLT) để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
lãnh đạo của Công ty Thế Linh như sau:
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HQ-LĐ
Hình 2.3: Nguồn internet
Theo mô hình này thì:
- Đặc điểm người lãnh đạo cụ thể là tố chất của nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo
quyết định hiệu quả lãnh đạo, trong đó đặc điểm có ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.
Ông Linh có những đặc điểm của nhà lãnh đạo được thể hiện rất rỏ nét ngay từ ban đầu
khi bắt đầu công việc xây dựng doanh nghiệp của mình. Tố chất lãnh đạo này kết hợp
với phong cách lãnh đạo đã có những hiệu quả lãnh đạo khá ấn tượng trong thời gian
qua của công ty
- Theo lý thuyết lãnh đạo tính huống thì kỹ năng lãnh đạo không thể thiếu trong các tình
huống lãnh đạo khác nhau, cụ thể theo thuyết này và mô hình mô phỏng trên thì kỹ năng
lãnh đạo và phong cách lãnh đạo quyết định hiệu quả lãnh đạo, trong đó kĩ năng có ảnh
41
hưởng đến phong cách lãnh đạo rỏ nét. Các kết quả đạt được đó là hiệu quả lãnh đạo của
công ty
- Các tình huống thực tế của công ty tác động không nhỏ đến các mối quan hệ giữa
phong cách lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, các tình huống này nếu không có các kỹ
năng, tố chất và phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo thì dẫn đến hệ quả xấu trong hiệu
quả lãnh đạo của công ty trong thời gian điều hành doanh nghiệp
Để nắm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lãnh đạo của Công ty Thế
Linh tác giả đã có một phiếu khảo sát trực tiếp với Ông Phạm Thế Linh để phản ảnh trực
tiếp các nhân tố ảnh hưởng và có được kết quả lãnh đạo như ngày hôm nay, dựa trên kết
quả khảo sát này tác giả xây dựng được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Công ty
Thế Linh. Trong phần khảo sát có đầy đủ các câu hỏi liên quan đến đặc điểm và kỹ năng
lãnh đạo nhưng vì giới hạn của luận văn nên tác giả mạnh dạng bỏ qua phần kỹ năng
lãnh đạo coi như đây là phần bất biến mà chỉ đưa ra phần đặc điểm lãnh đạo kết hợp với
phần phong cách lãnh đạo và các yếu tố tình huống để phản ảnh hiệu quả lãnh đạo của
Công ty TNHH MTV Thế Linh
Đặc điểm: Khi Ông Phạm Thế Linh bắt đầu công việc thành lập công ty Ông đã
khẳng định vị thế lãnh đạo và xem đó là mục tiêu cũng như khát vọng trở thành lãnh đạo
dìu dắt doanh nghiệp thành công. Ông luôn quyết đoán, ra những quyết định và chịu
trách nhiệm trước quyết định của mình, nói như vậy cũng chưa hẳn là một nhà lãnh đạo
độc tài mà ngược lại, đối với Ông Linh luôn biết lắng nghe lắng nghe ý kiến của mọi
người để cải tiến và sẵn sàng thay đổi. Khai thác thế mạnh, kích thích tinh thần sáng tạo
tự chủ và tạo điều kiện cho mọi người, mọi cấp từ quản lý cấp trung đến nhân viên cuối
cùng có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình.
Phong cách: Phạm Thế Linh theo phong cách lãnh đạo dân chủ chú trọng đến
mối quan hệ nhiều hơn các phong cách khác, Ông thường hướng dẫn chi tiết cho các
nhân viên và giúp họ giảm bớt các lo ngại khi mắc sai lầm, ngoài ra khi giao nhiệm vụ
cho nhân viên, ngoài việc giải thích tại sao phải thực hiện nhiệm vụ thường động viên
họ trao đổi và đóng góp ý kiến về nhiệm vụ của họ.
42
Tình huống: Thường chú trọng đến tiêu chí hiệu quả thực tế công việc của từng
các nhân, khi tất cả các cá nhân đã hoàn thành công việc thì tập thể sẽ có hiệu quả cao
nhất.
Hiệu quả của lãnh đạo: Công ty đã từng bước xây dựng được thương hiệu, doanh
số tăng theo tỉ lệ thuận hằng năm, điều làm cho Ông Phạm Thế Linh thành công đó là
tính kiên định, áp dụng được đặc điểm của mình với phong cách lãnh đạo, trau dồi thêm
kỹ năng lãnh đạo tại các khóa học đã làm thay đổi tích cực về nhận thức lãnh đạo, áp
dụng vào các tính huống thực tế lãnh đạo đã đưa công ty của mình đi đến được hiệu quả
như hôm nay
2.3. NHỮNG HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA
CÔNG TY TNHH THẾ LINH
Từ những ngày đầu khởi nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn cả về nguồn
vốn và máy móc, công nghệ cộng với xu thế cạnh tranh chung trên thị trường nhưng tập
thể cán bộ và công nhân viên của công ty đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, tất cả cùng
gắn kết để tạo nên một khối vững mạnh vì mục tiêu chung, đến nay đã gặt hái được
những thành công nhất định:
- Hằng năm, Công ty luôn tham gia đóng góp đầy đủ và ngân sách nhà nước, chấp
hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Thế Linh từ những
bước đầu với quy mô nhỏ từ một cơ sở sản xuất với chỉ 10 công nhân đã không
ngừng phát triển và trưởng thành đến nay tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động
với mức bình quân thu nhập 7.500.000 đồng/tháng trở lên và để đáp ứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hieu_qua_lanh_dao_trong_cong_ty_tnhh_the_linh_thuc.pdf