Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÓ 7

1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7

1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước 7

1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

Kết luận chương 1 8

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2002 - 2006 9

2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002-2006 9

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002-2006 9

Kết luận chương 2 10

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11

3.1. Phương hướng

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 12

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến xuất khẩu, chưa phát huy tương ứng nguồn nhiệt lượng nội tại của địa phương nhất là là lực lượng lao động và nguyên liệu tại chỗ. Mặt khác, chưa huy động được những nguồn lực bên ngoài một cách hợp lý và hiệu quả. - Công tác quản lý doanh nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu thông tin và chậm sửa đổi theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Giám đốc doanh nghiệp cũng như đội ngũ cán bộ chủ chốt về chuyên môn, nghiệp vụ ít có điều kiện bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cũng như ứng dụng các phương pháp quản lý điều hành theo công nghệ mới, lực lượng lao động thiếu việc làm và dôi dư ngày càng tăng. - Những hạn chế nêu trên ít nhiều mang tính phổ biển trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005. Đó cũng là điểm chung nhất được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau vừa là khách quan, vừa là chủ quan nhưng cơ bản nhất vẫn là nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam quá bé, không đủ điều kiện để tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư tập trung vào những ngành nghề trọng yếu, then chốt mang tính định hướng của tỉnh, mặt khác qui mô hoạt động quá hạn hẹp, công nghệ, thiết bị kỹ thuật quá lạc hậu không đủ sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Theo mô hình SWOT SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh có nghĩa là: Strengths : Các điểm mạnh Waknesses : Các điểm yếu Opporainities : Các cơ hội Threats : Các mối đe dọa Mục đích của mô hình SWOT là phát hiện những cơ hội chủ yếu của môi trường kinh doanh, những mối đe dọa gây tác hại đến hoạt động của doanh nghiệp, phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm sắp xếp và kết hợp các yếu tố này để có thể gợi ra những chiến lược còn tiềm ẩn cũng như cung cấp những thông tin để đánh giá các phương án chiến lược. Các cơ hội và các mối đe dọa được xem là yếu tố bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu là yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Nói cách khác, cơ hội là một tập hợp hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, và mối đe dọa là tập hợp hoàn cảnh bất lợi ngược lại với cơ hội được phân tích qua dữ liệu hiện trạng và trên cơ sở các dự báo. Còn điểm mạnh là các yếu tố mang tính lợi thế của bản thân doanh nghiệp dựa vào đó mà xây dựng và triển khai chiến lược và điểm yếu là những khiếm khuyết, những tồn tại bên trong của doanh nghiệp cần được khắc phục. Nếu phối hợp được các yếu tố này sẽ là điều kiện để góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. ở Quảng Nam, trong giai đoạn 2001-2005 là thời điểm mà môi trường kinh doanh tại đây có nhiều cơ hội (O), vì lẽ là một tỉnh mới được chia tách, ngoài các chủ trương chính sách chung của Nhà nước ưu tiên cho các hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước thì Quảng Nam còn có những chính sách ưu đãi khác trở thành nhân tố tác động và tạo điều kiện cho những cơ hội kinh doanh như là: chính sách thu hút đầu tư và mở rộng kinh doanh để phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp tập trung Điện Nam - Điện Ngọc; các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất; các cơ hội về điều kiện tự nhiên ẩn chứa những tiềm năng khoáng sản to lớn với lực lượng lao động cần cù, chịu khó. Mặt khác, Quảng Nam là địa phương cùng lúc có hai Di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước hàng năm đến tham quan, du lịch. Bên cạnh đó là những vùng đất bạt ngàn trù phú đầy quyến rũ tạo ra những cơ hội, những điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh với những ưu thế cơ bản. Tuy nhiên, ngoài những doanh nghiệp nhà nước như: Công ty Du lịch và Dịch vụ Hội An, Công ty Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai, Công ty Lâm Đặc sản Xuất khẩu, Cảng Kỳ Hà, Công ty Xây dựng và Cấp thoát nước Quảng Nam thì rất ít doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Nam tranh thủ được những cơ hội kinh doanh mà không phải địa phương nào cũng có. Bên cạnh những nhân tố được xem là cơ hội kinh doanh, thì những mối đe dọa (T) tất yếu xuất hiện đương nhiên trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là những yếu tố cạnh tranh được hiểu là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường như là chất lượng sản phẩm, nguồn lực vô hình, quá trình phát triển công nghệ, thông tin,... cùng với những biến động của các chính sách thuộc công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế như là: Cơ chế tài chính, tín dụng, lãi suất ngân hàng, thuế suất, giá cả, lạm phát.v.v...Một số doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam đã không đủ điều kiện tranh thủ phối hợp giữa những cơ hội với mối đe dọa nên quá trình hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả, có doanh nghiệp phải thực hiện phá sản, giải thể hoặc sáp nhập như Công ty Vật tư Nông nghiệp, Công ty Dịch vụ Sản xuất Phân bón, Công ty Thương mại Hội An.v.v...Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005 chưa đề ra được những biện pháp phòng chống các rủi ro từ sự phối hợp bởi những cơ hội để tạo ra những hiệu quả cao hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phát huy những lợi thế được xem là điểm mạnh (S) của doanh nghiệp nhà nước địa phương như là sự quan tâm hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh, của các Sở, Ban, Ngành các huyện, thị, luôn tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hầu như được các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam khai thác triệt để. Tuy nhiên, đây mới chỉ là yếu tố ngoại lực mang tính tác động, điều quan trọng là các yếu tố nội lực của chính doanh nghiệp, khả năng sử dụng và đổi mới công nghệ thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh...gần như chưa được chú trọng. Do đó, chưa thể góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh một cách bền vững cho doanh nghiệp. Vấn đề được bộc lộ cơ bản trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam được hiểu là điểm yếu (W) chính là nguồn vốn chủ sở hữu dùng để kinh doanh quá bé nên hoàn toàn lệ thuộc vào quá trình quan hệ tín dụng với các Ngân hàng thương mại, mà cơ chế sinh lợi trong kinh doanh tiền tệ luôn biến động nhất là cơ chế bảo đảm tiền vay cũng như tốc độ tăng lãi suất đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp đã chấp nhận lãi suất nợ quá hạn. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ 2.1: Ma trận Swot Ma trận Swot Cơ hội (O) - Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Các chính sách ưu tiên đối với DNNN Mối đe doạ (T) - Các yếu tố cạnh tranh - Sự biến động của các chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế (Lãi suất, thuê suất, giá cả, lạm phát) Điểm mạnh (S) - Sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh - Các nguồn lực nội tại của địa phương và doanh nghiệp Phối hợp S/O S – Các nguồn lực nội tại của địa phương và doanh nghiệp. O – Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phối hợp S/T S – Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với doanh nghiệp Nhà nước. T – Sự biến động các chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Điểm yếu (W) - Vốn chủ sở hữu còn quá bé - Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng thích ứng chậm Phối hợp W/O W - Vốn chủ sở hữu còn quá bé. O - Chính sách ưu tiên đối với doanh nghiệp nhà nước. Phối hợp W/T W - Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thiết bị yếu kém lạc hậu. T - Các yếu tố cạnh tranh Như vậy, dựa theo tiêu chí phối hợp của mô hình SWOT (Sơ đồ 2.1) để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005, thì có thể thấy rằng đa phần các doanh nghiệp không tạo được khả năng phối hợp giữa việc tranh thủ tận dụng các yếu tố được xem là cơ hội với việc ngăn ngừa, phòng chống các rủi ro từ những mối đe dọa, và ngoại trừ một số ít doanh nghiệp biết phát huy những điểm mạnh của bản thân để giữ vững sự ổn định, tạo đà mở rộng và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, biết khắc phục và kiểm soát kịp thời những điểm yếu cơ bản làm chi phối hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Trong năm 2004 có đến: 07 doanh nghiệp không có lãi và có đến 14 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 3 doanh nghiệp có số lỗ từ 300-700 triệu đồng, có 06 doanh nghiệp có số lỗ > 1 tỷ đồng và một số doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế lớn hơn nguồn vốn nhà nước có tại doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo [33]. 2.2.2. Theo các tiêu chí, các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh + Theo các tiêu chí tại Quyết định số 271/TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là những tiêu chí được hiểu là hiệu quả kinh tế thuần tuý thông qua các chỉ số như là: tốc độ tăng trưởng kinh tế biểu hiện qua doanh thu, tỉ suất lợi nhuận so với doanh thu cũng như vốn của chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, nợ đến hạn, thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước... Cùng với tiến trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong giai đoạn 2001-2005, thực tế doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam mặc dù đã giảm dần về số lượng, nhưng tổng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của người lao động vẫn đạt ở mức tăng trưởng đều qua các năm, đồng thời thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước kịp thời theo qui định của pháp luật. Chấp hành tốt các chế độ báo cáo tài chính kế toán, các chính sách về vấn đề lao động tiền lương và bảo hiểm. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều có khả năng sinh lời thấp, bình quân trong 5 năm, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt: 131 % nghĩa là 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 1,31 đồng lợi nhuận; 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 3,36 đồng lợi nhuận (tỉ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu). Đặc biệt có số doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xây dựng nhiều năm liền đạt được hiệu suất kinh tế cao nhưng do nợ xây dựng cơ bản tồn đọng kéo dài, lãi suất ngân hàng thương mại ngày càng tăng, khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp dẫn đến thua lỗ, dần dần mất đi khả năng bảo toàn vốn, tích luỹ đầu tư mở rộng kinh doanh. Nhìn chung, theo các tiêu chí nêu trên thì thực tế hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001- 2005 đạt ở mức thấp (bảng 2.6). Bảng 2.6: Chỉ số so sánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Nam ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 891.842 1.109.734 1.289.919 1.478.772 2.045.685 Vốn 370.949 406.207 478.859 551.719 891.814 Lợi nhuận 16.460 18.341 14.299 15.466 18.502 Tỷ suất lợi nhuận / Vốn nhà nước (%) 4.44 4.52 2.97 2.80 2.07 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu (%) 1.85 1.65 1.11 1.05 0.90 Nguồn: [1], [3], [12], [33]. + Theo các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trước tiên, đó là chiến lược kinh doanh và các chính sách hỗ trợ: Đây có thể hiểu là những phương pháp, là sự lựa chọn và những khả năng thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh cũng có nghĩa đã dự báo được khả năng hiện hữu các chính sách về nguồn vốn, về sản xuất và maketing, về lợi nhuận, về nghiên cứu và phát triển, về nhân sự, tài chính, môi trường và cả những chính sách về xã hội. Và một khi đã thực thi được các chính sách này một cách phù hợp, có kiểm soát thì hẳn nhiên hiệu quả kinh doanh sẽ đạt được ở mức tối đa. Tuy nhiên, phải đến khoảng 80% doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam chưa đề ra được cho doanh nghiệp mình một chiến lược kinh doanh cùng với những chính sách hỗ trợ phù hợp. Do vậy, thường rơi vào tình trạng bị động, hụt hẫng khi gặp trở ngại trong quá trình hoạt động kinh doanh. + Về đổi mới công nghệ thiết bị: Do không có chính sách về nguồn vốn mà ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Nam thì không thể cân đối để cấp đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp nhà nước theo qui định để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nên tình trạng chung là vẫn phải sử dụng công nghệ thiết bị đã không còn thích ứng với tư cách là hệ thống của các giải pháp tạo ra năng suất lao động cao, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiện ích, nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội. Điều đó cũng có nghĩa rằng hao phí lao động cùng với giá thành sản phẩm sẽ không giảm, chất lượng sản phẩm sẽ không được nâng lên, tự khắc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ và như thế sẽ không có được hiệu quả trong kinh doanh. Thực tế này đã phản ánh ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005. Qua khảo sát ở nhóm doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, cho thấy cấp độ đổi mới công nghệ thiết bị phục vụ thi công xây lắp chậm, trong 5 năm chỉ đạt 134,63% (bảng 2.7).  Bảng 2.7: Thực trạng tình hình đổi mới công nghệ thiết bị tại một số doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng của tỉnh Quảng Nam Giai đoạn 2001 - 2005 Khái quát một số thiết bị thi công chủ yếu của doanh nghiệp xây lắp: ĐVT: cái TT Tên thiết bị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Cấp độ tăng (%) 2005/2001 Ghi chú 1 Máy làm đất 174 190 208 211 217 + 24,71 Trong đó: Máy ủi 79 81 84 86 89 + 12,66 Máy san 38 42 46 45 45 + 18,42 Máy đào, xúc 22 28 35 36 36 + 63,64 Máy lu 18 18 19 19 21 + 16,67 2 Máy làm đá 20 33 43 44 46 + 130,00 Trong đó: Máy nén khí 9 9 9 8 8 - 11,11 3 Máy xây dựng 101 108 115 117 121 + 19,80 Trong đó: Máy trộn bêtông 32 39 48 49 52 + 62,50 Máy trộn vữa 8 11 14 15 17 + 112,50 đóng cọc 3 3 3 3 3 0,00 4 Máy vận chuyển 98 127 149 149 153 + 56,12 trong đó: ô tô tự đổ 68 86 107 109 112 + 64,71 5 Máy vận chuyển cao 15 15 15 15 15 0,00 Trong dó: Cần cẩu thiếu nhi 2 2 2 3 3 + 50,00 6 Máy phát điện 17 17 19 20 20 + 17,65 7 Máy biến thế 6 6 7 7 7 + 16,67 8 Các loại máy khác 5 5 5 7 8 + 60,00 Tổng cộng 436 501 561 570 587 + 34,63 Nguồn: [12] + Về chất lượng nguồn nhân lực: Mặc dù được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặt trọng tâm yếu tố này trong mối quan hệ tác động có hiệu quả quá trình sử dụng các nguồn lực khác. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở đào tạo ở địa phương chưa đủ khả năng đáp ứng, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cũng vừa đủ để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh chưa thể sắp xếp cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc nâng cao. Đa phần các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam gần đây mới bắt đầu khởi động đến việc nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cho ngưòi lao động nhưng cũng ở mức độ hạn chế. Kết quả khảo sát từ số lượng lao động được giải quyết dôi dư do quá trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005, có đến khoảng 1000 lao động phải nghỉ dôi dư, trong đó một số cán bộ công nhân viên phải nghỉ vì chưa được đào tạo lại, cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hiện có, kể cả cán bộ quy hoạch dự nguồn cho thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua chưa được chú trọng, nên thực tế nó chưa trở thành yếu tố cấu thành tạo ra hiệu quả kinh doanh. Kết quả khảo sát công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Quảng Nam cho thấy thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 chưa được nâng cao kịp với yêu cầu kế hoạch phát triển của doanh nghiệp cũng như kinh tế địa phương. Bình quân khoảng 10.000 lao động thường xuyên hàng năm, chỉ có khoảng 10% đến 15% được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cũng như năng lực quản lý (Biểu đồ 2.1). 52 + Về nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ: Hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung và đây là yếu tố được xem là lợi thế cạnh tranh cần thiết. Từ những nỗ lực mang tính khác biệt của từng loại hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ mà mỗi một doanh nghiệp lựa chọn giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình như: Công ty May Trường Giang, Công ty Khoáng sản Miền Trung, Công ty Lâm đặc sản Xuất khẩu, Công ty Xây lắp điện, Công ty Vật tư Y tế, Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An, Công ty Nông Lâm sản Xuất khẩu Thu Bồn, Công ty Xây dựng Quảng Nam, Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam, v.v...Tuy nhiên, chỉ mới có một số ít doanh nghiệp được công nhận là đủ điều kiện hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, Đó là: Công ty Xây dựng Quảng Nam, Công ty Xây dựng & Cấp thoát nước Quảng Nam, Công ty May Trường Giang, Công ty Xây lắp điện Quảng Nam, Công ty Du lịch Dịch vụ Hội An... + Về môi trường sinh thái: Nhìn chung, rất ít các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác sử dụng lãng phí tài nguyên rừng, khoáng sản; cũng không có doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hầm mỏ nên không trực diện đến môi trường độc hại. Một số ít doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, chế biến gỗ, sản xuất phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, v.v...nhưng hầu hết đều không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Tuy nhiên, về môi trường làm việc thông thoáng, tiện ích thì chỉ một số ít doanh nghiệp quan tâm đầu tư và nếu xét một cách toàn diện để yếu tố này vừa góp phần tăng năng suất lao động, tạo được hiệu quả kinh doanh vừa gìn giữ được môi trường sinh thái thì thực tế đối với doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam vẫn chưa được thỏa đáng. + Về chi phí kinh doanh, tạo việc làm và ổn định thu nhập: Được xem là yếu tố có lợi thế đối với các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam vì lẽ giá sinh hoạt ở đây rất rẻ so với các Tỉnh, Thành phố khác, đặc biệt là tiền công lao động và giá trị các loại nguyên vật liệu khai thác tại chỗ như: Cát, đá, sỏi, gỗ, v.v...Hầu hết các doanh nghiệp đã tận dụng được các điểm mạnh này nên tiết kiệm được chi phí trong cơ cấu giá thành sản phẩm, giữ được tốc độ tăng trưởng đều, các chỉ số qua các năm về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của người lao động. Theo số liệu tổng hợp tại bảng 2.4, thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 599.475đồng trong năm 2001 lên đến 1.160.161đồng trong năm 2005, số người lao động ổn định việc làm trong năm 2001 là 3.718 người và tăng lên 9.210 người trong năm 2005. Mặc dù vậy, nhưng trong lộ trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, đối với những biện pháp cải cách cơ cấu lao động trong một số doanh nghiệp dẫn đến số lao động dôi dư thiếu việc làm ngày càng tăng, phản ảnh độ bền vững đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp còn ở chỉ số thấp và do vậy, chưa thể được đánh giá là kinh doanh có hiệu quả. + Năng lực quản lý kinh doanh và quyết định của Giám đốc doanh nghiệp: Hai yếu tố này có tính độc lập tương đối, song lại quan hệ hữu cơ trong quá trình điều hành tổ chức mang tính quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Thực tế các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong phạm vi thời gian nghiên cứu, một số doanh nghiệp đã thể hiện được thực chất công tác quản lý kinh doanh thông qua các giải pháp kiểm soát được các yếu tố đầu vào, đầu ra, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình công nghệ mới. Cùng với năng lực quản lý là khả năng điều hành chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp. Những quyết định nhạy cảm, kịp thời của một số Giám đốc các doanh nghiệp kết hợp với hệ thống quản lý chặt chẽ đã mang lại hiệu quả thiết thực trong kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh còn buông lỏng công tác quản lý, không kiểm tra rà soát quá trình tổ chức thực hiện, không kiểm soát được những biến động của thị trường và sự thay đổi của các cơ chế chính sách. Bản thân Giám đốc doanh nghiệp còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, lúng túng, bị động trước những biến thiên của cơ chế thị trường nên mặc dù vẫn cố sức duy trì các hoạt động kinh doanh nhưng hoàn toàn không mang lại hiệu quả hoặc có hiệu quả thì cũng ở mức rất thấp. 2.2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh Quảng Nam trong quá trình hoạt động được mang lại từ nhiều nguyên nhân, vừa khách quan, vừa chủ quan, song cốt lõi vẫn là những nguyên nhân cơ bản mang tính phổ biến sau: Một là, từ các chính sách của nhà nước mang tính chất công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế thường biến động lớn hoặc biến động liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và cả yếu tố đầu ra trên cơ sở ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân này thường là gây trở ngại cho nhiều doanh nghiệp, nhưng ngược lại nếu xây dựng được các chính sách sản xuất kinh doanh phù hợp trên cơ sở biết phòng chống rủi ro và dự báo được khả năng biến động từ cơ chế thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Hai là, sự ưu ái của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở địa phương trong quá trình sử dụng các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh như là sử dụng tài nguyên đất đai, nguyên vật liệu, lao động cũng như các chế độ ưu đãi khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện lâu dài để doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng mục đích và tận dụng tối đa nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, về lao động,... thì quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ không tạo được tiền đề phát triển bền vững, thậm chí còn gây lãng phí nguồn lực. Ba là, tranh thủ kịp thời các cơ hội về nguồn lực từ các đối tác liên doanh, liên kết, các nhà đầu tư có năng lực về nguồn tài chính, về khoa học công nghệ, thiết bị kỹ thuật để phối hợp thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, nhằm tạo ra hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, một số doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam sau khi liên kết được với các đối tác có đủ các khả năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật đã nhanh chóng phối hợp tổ chức hoạt động kinh doanh và thực tế đã thu được hiệu quả ở mức cao. Song cũng cần lưu ý rằng, khi thực hiện các hoạt động liên kết, liên doanh với đối tác nước ngoài cần vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi cùng với những điều luật có liên quan, nhằm tránh tối đa sự thua thiệt về phía Việt Nam. Bốn là, kinh tế địa phương giữ được tốc độ tăng trưởng đều, vững chắc sẽ kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được các mục tiêu chiến lược giải quyết ổn định việc làm và cải thiện được đời sống của người lao động. Từ đó sẽ là đòn bẩy tạo những khả năng vật chất dồi dào được hiểu là nguồn lực nội tại của doanh nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, nếu kinh tế địa phương phát triển cầm chừng hoặc phát triển chậm, hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chỉ số kinh doanh. Năm là, giữ vững uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như với công luận và các địa phương, với tư cách là một chủ thể đang tồn tại trong vô lượng mối quan hệ của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua đó, liên tục củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường tiềm năng. Sáu là, thực hiện kịp thời đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động, nhằm động viên, khuyến khích, thúc đẩy quá trình tăng năng suất lao động, nuôi dưỡng được phong trào thi đua gắn với trách nhiệm cá nhân của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nếu không thực hiện tốt vấn đề này điều chắc chắn sẽ xảy ra những hiệu ứng ngược lại. Bảy là, nêu cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn cho thấy một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, một trong những nguyên nhân là do không phát huy được vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước cũng như sự ảnh hưởng của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp bị xem nhẹ. Kết luận chương 2 Hệ thống doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005 phần lớn các doanh nghiệp hoạt động ở qui mô vừa và nhỏ, nguồn vốn chủ sở hữu không tương ứng với ngành nghề kinh doanh, cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Mặc dù được đánh giá là tốc độ tăng trưởng thấp nhưng doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn này đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế địa phương, thông qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân, đồng thời tham gia giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 10.000 người lao động/năm, đóng góp bình quân khoảng 21% tỉ trọng GDP hàng năm của tỉnh. Đối với tỉnh Quảng Nam, một đơn vị hành chính vừa mới được thành lập từ năm 1997, hiện đang tập trung xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế địa phương, phấn đấu đến trước năm 2020 cơ bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van tot nghiep sua.doc
  • docbia de cuong.doc
Tài liệu liên quan