Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại tổng công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí

MỤC LỤC . 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .6

LỜI MỞ ĐẦU . 7

1. Tính cấp thiết của đề tài . 7

2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 8

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 9

3.1. Mục đích . 9

3.2. Nhiệm vụ . 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 10

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 10

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 10

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 10

5.1. Phương pháp luận . 10

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 10

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 11

6.1. Ý nghĩa lý luận . 11

6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 11

7. Cấu trúc của luận văn . 11

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN CỦA DOANH NGHIỆP . 13

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại tổng công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ về Tổng công ty để thực hiện truy lợi tức cổ phần hoặc điều tiết cho đầu tư của các Công ty khác, 40 trường hợp nếu thiếu vốn đầu tư cho các dự án nằm trong chiến lược phát triển của Công ty con đã được Tổng công ty phê duyệt, thì sẽ được điều hòa vốn thông qua mô hình Công ty quản lý vốn, hoặc có thể thực hiện vay vốn. 1.4.1.3. Kinh nghiệm từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2011-2015 đã được bảo toàn và phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực tài chính của Công ty Mẹ nói riêng và cả Tập đoàn nói chung để tập trung cho công tác đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính. Đối với vốn vay, công tác thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của Tập đoàn đã được thực hiện theo hướng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Bốn hình thức huy động vốn vay mà Tập đoàn đang áp dụng bao gồm: Vay tín dụng xuất khẩu trên cơ sở nguồn gốc thiết bị nhập khẩu cho dự án (ECA); Vay thương mại trong và ngoài nước để triển khai các dự án không thu xếp được vốn vay ECA hoặc thu xếp không đủ; Vay ưu đãi từ Chính phủ thông qua các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB ; Vay nước ngoài theo hình thức tài trợ dự án Project Financing , đây là hình thức vay phần lớn dựa trên dòng tiền của dự án, Chính phủ không cấp bảo lãnh trả nợ vay, không làm tăng nợ công của Việt Nam. Hiện nay, PVN đã xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy chế quản lý nội bộ về quản lý tài chính, quy chế cấp vốn, quản lý và sử dụng vốn đầu tư đảm bảo vốn đầu tư cho dự án được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành và sử dụng có hiệu quả. 1.4.1.4. Kinh nghiệm từ Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam Vốn chủ sở hữu đươc bổ sung cùng với việc kiểm soát được chi phí vốn, các hoạt động trong quá trình sản xuất đầu tư, tiêu thụ, bán hàng được quan tâm chú trọng. Việc xây dựng các công cụ quản trị rủi ro cũng như các bộ phận quản trị rủi ro cần được quan tâm và thực hiện một cách đều đặn, gắn 41 liền với hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh trong toàn bộ quy trình sản xuất sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý. Điều này sẽ giúp cho doanh thu cũng như lợi nhuận của Tập đoàn được đảm bảo và tăng trưởng. Để tránh phụ thuộc vào các kênh vay thương mại truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc thu xếp đủ, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đó, Tập đoàn đã thực hiện và lên phương án huy động vốn qua nhiều kênh khác nhau như: phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế, thực hiện kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Việc tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ xã hội (góp vốn, thuê hoạt động cũng được Tập đoàn tính đến để đa dạng hóa các nguồn lực cho việc đầu tư, phát triển. Đối với việc vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, hiện tại, Tập đoàn đã thực hiện nhiều khoản vay song phương, hợp vốn theo các hình thức như: tín dụng xuất khẩu (ECA), thế chấp dòng tiền, hợp đồng xuất khẩu, vay bảo lãnh tín dụng để huy động các khoản vốn có chi phí thấp và thời hạn dài phục vụ đầu tư các dự án điện, khoáng sản Bên cạnh việc huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư cũng như sản xuất, Tập đoàn cũng tiến hành nghiên cứu, sử dụng các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn. Hiện tại, Tập đoàn đã ký kết hợp đồng khung ISDA về việc thực hiện các công cụ phát sinh với hầu hết các ngân hàng quốc tế lớn. Trên cơ sở đó, các dịch vụ phái sinh như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, mua bán k hạn và các công cụ phát sinh khác được nghiên cứu sử dụng. 1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia 1.4.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc xây dựng mô hình quản lý tài sản nhà nước tập trung thông qua việc thiết lập hệ thống Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước (SASAC) ở cả cấp Trung ương và các địa phương. 42 SASAC được thành lập tháng 3/2003 với tư cách là cơ quan cấp bộ đặc biệt thuộc Chính phủ Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của SASAC vừa là đại diện chủ sở hữu của các DNNN, hoặc cổ đông nhà nước của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, vừa giám sát để giải quyết các vấn đề trong hoạt động hàng ngày tại các DNNN, tập đoàn kinh tế nhà nước trên 3 lĩnh vực: giám sát về nhân sự chủ chốt, giám sát các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp và giám sát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Hiện tại, SASAC có khoảng 600 cán bộ theo dõi 146 tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của SASAC đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Do là một cơ quan hành chính thực hiện việc quản lý doanh nghiệp, mô hình vận hành của SASAC không tuân theo cơ chế thị trường nên đã dẫn đến không ít những hạn chế về hiệu quả quản trị doanh nghiệp. SASAC không có báo cáo tài chính riêng và không công khai, minh bạch thông tin hoạt động như mô hình các doanh nghiệp nên không có tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức này. SASAC thiếu tự chủ trong lựa chọn người lãnh đạo đứng đầu các DNNN và chế độ đãi ngộ dẫn đến hạn chế trong bộ máy nhân sự quản lý. Trong mô hình hoạt động của SASAC tồn tại mối quan hệ cộng sinh giữa SASAC với các DNNN và tập đoàn kinh tế lớn. SASAC có xu hướng bảo hộ cho cho các DNNN duy trì sức mạnh độc quyền và ngày càng mở rộng hơn để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình. Với sự tồn tại của SASAC, các DNNN độc quyền chậm thay đổi khi mà họ vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi từ những nguồn lực có lợi cho mình và như vậy, các DNNN và các doanh nghiệp khối tư nhân không thể cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng. ột ví dụ điển hình là năm 2009, khi Bộ Thương mại cảnh báo kế hoạch sáp nhập China Unicom và China Netcom (2 doanh nghiệp đầu ngành về viễn thông do SASAC quản lý) sẽ vi phạm luật chống độc 43 quyền, SASAC đã nhanh chóng giải vây cho 2 doanh nghiệp của mình bằng lý luận rằng, việc sáp nhập và tái cấu trúc các DNNN không nằm dưới sự chi phối của luật chống điều hành của Bộ Thương mại. Ngoài ra, SASAC cũng bị đánh giá là chưa làm tốt chức năng tái cơ cấu các ngành kinh tế khi chưa kiểm soát được tỷ lệ đầu tư ngoài ngành của các DNNN do mình quản lý. Trong bong bóng bất động sản vào đầu năm 2010, mặc dù SASAC đã chỉ đạo 78 DNNN phải rút vốn đầu tư khỏi lĩnh vực đầu tư ngoài ngành này nhưng đến cuối năm, chỉ có 7/78 DNNN thực hiện. Theo số liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc, kể từ sau khi thành lập SASAC năm 2003) đến năm 2011, tỷ lệ phân bổ tài sản của DNNN vào các ngành chiến lược đã giảm từ 56% xuống còn 51%, trong khi đó tỷ lệ đầu tư tài sản vào các ngành nghề không chiến lược tăng lên từ 44% lên 49%. Do những hạn chế nội tại của mô hình hoạt động hiện nay, việc cải tổ SASAC được đặt ra như một yêu cầu tất yếu trong một chuỗi các nhiệm vụ cải cách DNNN ở Trung Quốc. Cuối năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một số định hướng thúc đẩy cải cách DNNN, trong đó đặt ra yêu cầu tăng cường quyền tự quyết cho Ban điều hành các DNNN, bãi bỏ việc can thiệp hành chính của chính quyền. Đặc biệt, tách biệt 2 chức năng quản lý vốn nhà nước và chức năng quản trị doanh nghiệp, thông qua mô hình 2 nhóm công ty: nhóm các doanh nghiệp vì mục tiêu công ích, an ninh quốc phòng (các công ty điều hành vốn nhà nước và nhóm các doanh nghiệp hoạt động trên nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu kinh doanh thương mại thuần túy, từ đó gia tăng vốn nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế (các công ty đầu tư vốn nhà nước . Tiến tới, SASAC sẽ chỉ còn là cơ quan hoạch định chiến lược và chính sách cho hệ thống mà sẽ không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp. 44 1.4.2.2. Kinh nghiệm của Singapore Temasek (Singapore) là tổ chức kinh doanh vốn đầu tư nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp. Temasek, bên cạnh Tổng công ty Đầu tư vốn của Chính phủ (CIIC), được Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này được thực hiện thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tư vốn đã được Quốc hội phê chuẩn. Ví dụ, năm 2008 Temasek đã được cấp 10 tỷ đô la Singapore từ Bộ Tài chính. Ngoài đặc điểm là tập đoàn do Nhà nước đầu tư vốn, Temasek hoạt động như một tập đoàn tư nhân và được khẳng định là một nhà đầu tư và một cổ đông năng động. Những ưu thế về thể chế pháp trị minh bạch, cơ chế thị trường hiện đại, cộng với tính kỹ trị và tính chuyên nghiệp cao, đã tạo điều kiện cho Temasek phát triển, uy tín ngày càng cao trong cộng đồng kinh doanh và tài chính, không chỉ trong nước mà còn vươn ra toàn cầu. Phương thức đầu tư của Temasek chủ yếu thông qua mua cổ phần các công ty kinh doanh dựa trên tầm nhìn, năng lực thẩm định và kỹ năng giao dịch đàm phán chuyên sâu. Tổng danh mục vốn đầu tư của Temasek đến 31/3/2014 là 223 tỷ đô la Singapore, tăng hơn 2 lần so với năm 2004 (90 tỷ đô la Singapore). 31% số vốn được đầu tư tại Singapore, 41% tại các nước châu Á (riêng Trung Quốc là 25%) và 28% là tại các khu vực khác trên toàn thế giới. 1.4.3. Những giá trị tham khảo cho Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí inh nghiệm quản lý vốn có hiệu quả của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là bài học bổ ích đối với việc sử dụng vốn tại Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí trên các nội dung sau đây: * Thứ nhất, về tạo lập và huy động vốn 45 - Cần xây dựng trên cơ sở đa sở hữu về vốn và cơ bản dựa trên sở hữu tư nhân người chủ sở hữu về vốn trực tiếp quản lý điều hành giảm dần đơn sở hữu về vốn như ở nước ta hiện nay hầu hết là nhà nước sở hữu 100% , tránh đồng sở hữu về vốn là đồng sử dụng nó tạo ra những khó khăn nhất định trong việc linh hoạt sử dụng các nguồn vốn nội bộ trong tổng công ty, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cho Tổng công ty. - Cần xây dựng phát triển thêm các định chế quản lý vốn trung gian Công ty quản lý vốn, ngân hàng, bảo hiểm, trong tổng công ty, nhằm tăng cường việc huy động vốn, điều hòa vốn tận dụng các nguồn lực quản lý vốn nội lực Tổng công ty hoặc từ bên ngoài Tổng công ty, giúp cho Tổng công ty luôn sẵn sang đủ vốn để hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cho tổng công ty. Tuy nhiên, mỗi Tổng công ty có những quy mô, đặc th riêng cần phải nghiên cứu kỹ về: loại hình quản lý vốn trung gian nào, thời điểm phát triển nó, là do từng Tổng công ty xem xét quyết định nhằm tránh chủ quan để gặp phải rủi ro gây giảm tiềm lực của tổng công ty. - Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, Tổng công ty cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí cần xây dựng phương án huy động vốn sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của mình để có kết quả tốt nhất. * Thứ hai, về quản lí, sử dụng vốn và tài sản - Cần xây dựng các chiến lược đầu tư phát triển Tổng công ty một cách dài hạn, kiên định và rõ ràng đầu tư là cực kì quan trọng , tránh phát triển đầu tư theo cơ hội ngắn hạn mang tính chất thời vụ, chộp giật mà lệch lạc định hướng sản xuất kinh doanh chính xuyên suốt của tổng công ty. Dẫn đến thiếu kinh nghiệm điều hành sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mới gây nên thất thoát, rủi ro, lãng phí về vốn, làm giảm thiểu khả năng tích tụ phát triển của bản thân tổng công ty, chẳng hạn: ngành nghề chính là xây dựng công trình giao thông thì hãy ưu tiên phát triển số một. - Việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản cần phải linh hoạt, phải dựa trên 46 nguyên tắc chung là tối đa hóa lợi nhuận và tất cả cụ thể hóa bằng hợp đồng kinh tế, hạn chế hẳn việc giao vốn như hiện nay. Ban lãnh đạo của Tổng công ty quyết định lựa chọn chiến lược đầu tư, dự án đầu tư, điều chuyển vốn, nguồn nhân lực cho các dự án, thị tường, sản phẩm có tính chiến lược. - Để đảm bảo nguồn vốn tự có, Tổng công ty cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí đầu tư dự án phải có lợi nhuận trên cơ sở nâng cao hiệu quả đầu tư và tiết giảm chi phí trong sản xuất. * Thứ ba, về phân phối thu nhập Dựa trên nguyên tắc chung là tối đa hóa lợi nhuận, các bên c ng có lợi và tất cả đều cụ thể hóa bằng hợp đồng kinh tế để phân chia lợi nhuận tránh tình trạng hình thành quỹ tập trung để điều tiết và phân chia mang tính dàn trải không Công bằng về lợi ích , việc phân phối thu nhập này được xem xét thận trọng và mang tính chiến lược. * Thứ tư, về kiểm tra, giám sát quản lý vốn - Việc giám sát hoạt động quản lý vốn bằng hệ thống chi tiêu, tiêu chí nhất định được thiết lập đầy đủ ở từng khâu, từng lĩnh vực cụ thể, theo trình tự rõ ràng, minh bạch chính xác, đảm bảo được tối mật và kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Để đảm bảo nguồn vốn vay, Tổng công ty cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí cần duy trì tốt mối quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế đang tài trợ vốn. Tôn trọng các quy định về các hợp đồng vay trả vốn và lãi đúng k hạn, giữ uy tín là khách hàng vay vốn. Đa dạng hóa các kênh huy động vốn như phát hành trái phiếu quốc tế. Vay tín dụng xuất khẩu (ECA). Hình thức tài trợ dự án (Project Financing). 47 Tóm tắt chƣơng 1 Chương 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một số khái niệm cơ bản của đề tài đã được đưa ra và phân tích. Trong đó, khái niệm về vốn của doanh nghiệp cũng đã được làm rõ. Nội dung về đặc trưng của vốn, phân loại các nguồn vốn của doanh nghiệp, tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được trình bày cụ thể. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu, Luận văn đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ yếu tố con người nhà quản lý, năng lực tài chính, quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến yếu tố pháp lý, khoa học công nghệ và cung cầu hàng hóa, dịch vụ... Bên cạnh đó, Chương 1 tham khảo kinh nghiệm sử dụng vốn có hiệu quả của một số doanh nghiệp ở trong nước, ngoài nước, từ đó đưa ra những giá trị tham khảo việc sử dụng vốn tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí. Do những đặc trưng của vốn doanh nghiệp, Chương 1 đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp. Đây cũng là khung nội dung để nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí trong Chương 2. 48 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ 2.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hoá chất dầu khí 2.1.1. Lịch sử hình thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02 2003 QĐ-VPCP ngày 28/3/2003 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Từ ngày 31 8 2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 05/11/2007, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, với mã chứng khoán DPM. Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí Đạm Phú Mỹ- PVFCCo đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/5 2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/5/2008. Vốn điều lệ: 3.914.000.000.000 đồng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức - Về tổ chức bộ máy: Hiện nay, tổng số người lao động tại Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), được bố trí sắp xếp làm 49 việc trong một cơ cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ. Các phòng ban, đơn vị trong Tổng Công ty được phân chia thành các cấp quản trị, các phòng ban theo chuyên môn và tính chất công việc. Sự sắp xếp, tổ chức các phòng ban, chức danh cho đội ngũ nhân sự được bố trí với tiêu chí đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức các phòng ban, đơn vị tại PVFCCo ta có thể theo dõi sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện dưới đây: 50 Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của PVFCCo - Về tổ chức nhân sự: Hiện nay, tổng số người lao động tại PVFCCo là 1.600 người. Lực lượng lao động của Tổng Công ty tương đối trẻ, đầy nhiệt 51 huyết, quyết tâm cao, được đào tạo bài bản về vận hành và quản lý sản xuất nhà máy phân bón và hóa chất. Ngoài việc ổn định và không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức, Tổng công ty luôn chú trọng công tác đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ cho người lao động. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và cải thiện thu nhập cho người lao động luôn được PVFCCo coi là vấn đề then chốt để phát triển nguồn nhân lực. Qua quá trình đào tạo, phát triển, đội ngũ nhân lực của PVFCCo đã đạt được những bước tiến rất đáng kể, tích lũy nhiều kinh nghiệm và phát huy năng lực sáng tạo. Với nguồn nhân lực này, tiềm năng nghiên cứu, phát triển đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh mới để để phát triển PVFCCo là rất lớn và là yếu tố rất quan trọng. 2.1.3. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh - Sản xuất, kinh doanh phân bón, các sản phẩm hóa chất phục vụ ngành Dầu khí, nông nghiệp... - Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh); - Sản xuất và kinh doanh điện; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. - Ngoài ra, PVFCCo còn có hệ thống kho bãi trải dài từ Bắc đến Nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về phân bón đúng thời điểm, vụ mùa: 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Trong những năm qua, mặc d lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón gặp nhiều khó khăn do giá bán phân bón giảm; sản lượng sản xuất trong nước dư thừa và bị cạnh tranh trực tiếp từ nguồn phân bón nhập khâu giá rẻ Inđonexia, Trung Quốc nhưng do đã ý thức trước được các khó khăn cũng 52 như sự chỉ đạo sát sao và cách thức quản lý, điều hành có nhiều đổi mới của ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí , tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 vẫn đạt được kết quả khả quan so với các đơn vị kinh doanh phân bón cùng ngành. Điều đó phần nào được thể hiện qua các kết quả dưới đây: Bảng 1: Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: tỷ đồng Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I. Tài sản 9.638 10.472 9.179 1.1.Tài sản ngắn hạn 6.544 7.449 5.204 1.2.Tài sản dài hạn 3.094 3.023 3.975 II. Nguồn vốn 9.638 10.472 9.179 2.1.Nợ phải trả 944 2.104 1.130 2.2.Vốn chủ sở hữu 8.694 8.368 8.049 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ PVFCCo, 2014-2016) Tổng tài sản và nguồn vốn qua 3 năm đều đạt ở mức từ 9.000 tỷ - 10.000 tỷ. Trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đều đạt từ 80 - 90% năm 2014 là 90%, năm 2015 là 80% và năm 2016 là 90% . Tài sản và nguồn vốn năm 2016 giảm 12% (1.293 tỷ) so với năm 2015 là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty để lại qua các năm khá lớn, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là tập trung các nguồn lực (tiền) ở các công ty do Nhà nước góp cổ phần chi 53 phối nên Công ty đã thực hiện chia cổ tức phần lợi nhuận chưa phân phối do đó làm giảm tài sản ngắn hạn (tiền mặt giảm 1.650 tỷ đồng) và giảm lợi nhuận chưa phân phối (433 tỷ . Đồng thời lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 cũng cao hơn năm 2016 là 367 tỷ đồng. Đơn vị tính: tỷ đồng Biểu đồ 1: Cơ cấu Tổng tài sản của công ty (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ PVFCCo, 2014-2016) Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn năm 2014 và năm 2015 ở mức ổn định (tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm khoàng 30% tổng tài sản, tỷ lệ tài sản dài ngắn hạn chiếm khoàng 70% tổng tài sản), đến năm 2016 tỷ lệ này có sự thay đổi (tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm khoàng 57% tổng tài sản, tỷ lệ tài sản dài hạn chiếm khoàng 43% tổng tài sản). Điều này có thể lý giải như sau: do công ty giảm lượng tiền mặt do thực hiện chi cổ tức phần lợi nhuận chưa phân phối ; thực hiện đầu tư dự án mới - dự án tổ hợp nâng công suất phân xưởng NH3 Nhà máy đạm Phú Mỹ và dự án NPK công nghệ hóa học (chi phí xây dựng dở dang tăng 740 tỷ); đưa dự án mới (dự án sản xuất UFC 85) vào hoạt động (tài sản cố định tăng 201 tỷ). Điều này chứng 54 tỏ công ty đã quyết tâm đầu tư để mở rộng sản xuất và đưa ra các sản phẩm mới (UFC 85, NPK..) ra thị trường nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và giảm phụ thuộc vào sản phẩm sản xuất duy nhất từ trước đến nay là phân đạm. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: tỷ đồng Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Vốn góp của chủ sở hữu 3.800 3.800 3.914 Thặng dự vốn cổ phần 21 21 21 Cổ phiếu quỹ (2,3) (2,3) (2,3) Quỹ đầu tƣ phát triển 3.445 3.445 3.445 LNST chƣa phân phối 1.431 1.104 671 Tổng cộng 8.694 8.368 8.049 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ PVFCCo, 2014-2016) Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn góp của chủ sở hữu năm 2016 3.914 tỷ tăng 114 tỷ so với năm 2014 và năm 2015 3.800 tỷ). Nguyên nhân do trong năm 2016 công ty thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ công nhân viên (ESOP). Công ty không thực hiện việc trích Quỹ đầu tư phát triển trong những năm gần đây, nguyên nhân do Công ty không thực hiện chủ trương mua lại 51% vốn của Công ty cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau giai đoạn năm 2010 - 2011), Công ty đã thực hiện trích Quỹ đầu tư phát triển các năm trước đó để thực hiện chủ trương này. Tuy nhiên chủ trương đã không được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Qua các năm giá trị đầu tư của Công ty không lớn và Quỹ đầu tư phát triển dự kiến sẽ đủ thực hiện các khoản đầu tư này nên Công ty không thực hiện trích Quỹ đầu tư phát triển qua các năm đó. 55 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối qua các năm 2014 -2016 của Công ty có xu hướng giảm dần do việc thực hiện chủ trương của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là thực hiện chia cổ tức phần lợi nhuận chưa phân phối cho các cổ đông. Ngoài tìm hiểu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn để có cái nhìn chính xác hơn về quy mô, sự phát triển của công ty trong những năm qua, chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh hoạt động. Do đó, ta sẽ nghiên cứu Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2016 với các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.. Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí, giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Doanh thu bán hàng 7.628 8.396 6.875 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 122 113 100 3. Doanh thu thuần về bán hàng 7.506 8.283 6.775 4. Giá vốn hàng bán 5.456 5.536 4.736 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 2.050 2.746 2.039 6. Doanh thu hoạt động tài chính 466 309 283 7. Chi phí tài chính 285 216 8,7 8. Chi phí bán hàng 595 634 595 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 458 490 411 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.177 1.714 1.307 56 11. Thu nhập khác 29 24 10 12. Chi phí khác 25 1 2,5 13. Lợi nhuận khác 3,2 23 7,5 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1.180 1.737 1.315 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 143 273 236 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (28) (3,6) (23) 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.066 1.468 1.101 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ PVFCCo, 2014-2016) Biểu đồ 2: Cơ cấu Doanh thu bán hàng của công ty (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty mẹ PVFCCo, 2014-2016) Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm đạm. Doanh thu đạm hàng năm chiếm tỷ trọng trên 70% tổng doanh thu 57 bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty, và lợi nhuận chiếm tỷ trọng trên 90% lợi nhuận gộp về bán hàng. Sự biến động của giá phân bón đạm cũng như giá nguyên nhiên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo số liệu tính toán một năm công ty sử dụng hết 20 triệu triệu BTU khí. Như vậy nếu giá khí tăng giảm trung bình trong năm 1USD trBTU thì kết quả kinh doanh của công ty sẽ biến động trong khoảng +/- 470 tỷ đồng. Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh thu bán hàng và lợi nhuận của công ty tương đối biến động qua các năm: doanh thu tăng trong năm 2015 tuy nhiên lại giảm so với năm 2016 nguyên nhân của việc này chủ yếu do sự biến động của giá phân bón thế giới cũng như trong nước và chính sách kinh doanh của công ty. Theo số liệu thống kê sản lượng giá bán của năm 2014 và năm 2015 là tương đồng giá bán năm 2014 là 7.398 đ kg, giá bán năm 2015 là 7.307 đ kg . Tuy nhiên doanh thu trong năm 2015 lại tăng so với năm 2014 chủ yếu do doanh thu khác, doanh thu khác ở đấy chính là phần sản lượng phân bón khác ngoài sản xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hieu_qua_su_dung_von_kinh_doanh_tai_tong_cong_ty_co.pdf
Tài liệu liên quan