Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ 7

1.1. Một số đặc trưng về vốn của doanh nghiệp cổ phần 7

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp cổ phần 13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp công nghiệp cổ phần 25

1.4. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp công nghiệp cổ phần 32

Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ CỦA ĐÀ NẴNG 37

2.1. Tổng quan về doanh nghiệp công nghiệp cổ phần được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Đà Nẵng 37

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hoá của Đà Nẵng thời gian qua 48

2.3. Một số nhận xét 62

Chương 3: KHUYNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SAU CỔ PHẦN HOÁ CỦA ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 70

3.1. Quan điểm về huy động và sử dụng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp công nghiệp cổ phần của Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 70

3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hoá của Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 75

3.3. Một số kiến nghị để doanh nghiệp công nghiệp cổ phần sử dụng vốn có hiệu quả 87

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước CPH gần gấp 2 lần. Các công ty CP đều thực hiện chia cổ tức hàng năm, có thể trả cổ tức dưới nhiều hình thức như bằng cổ phiếu, tiền mặt, tài sản,…Theo số liệu báo cáo, ước thực hiện của các DN đã CPH trong thời gian qua cho thấy, cổ tức bình quân sau CPH giai đoạn 2001-2005 là 9% trên vốn điều lệ (lợi nhuận trên vốn điều lệ là 15,3%). Nhiều DN có mức cổ tức cao và ổn định như Công ty CP cơ khí công nghiệp và hoá chất (CPH năm 1998) qua hơn 6 năm hoạt động mức cổ tức vẫn cao nhất (trung bình trên 30%) trong số 19 công ty cổ phần hoạt động trên 9 tháng; tiếp đến là các Công ty CP công nghiệp và xây dựng điện, Công ty CP kỹ thuật thuỷ sản,… So sánh chỉ tiêu này với các công ty Nhà nước của thành phố Đà Nẵng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2005 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DN CPH tăng gần gấp 4 lần của công ty Nhà nước, thu nhập bình quân cũng tăng hơn 18%. Nhìn chung, các DN CPH đều duy trì được tốc độ phát triển, có một số công ty CP thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại đã giảm mạnh doanh số do thay đổi phương cách kinh doanh (không thực hiện mua bán nợ sản phẩm) nhưng doanh thu bình quân sau CPH vẫn không giảm hơn so với trước CPH. Một số DN đã có mức tăng doanh thu cao như Công ty CP thuỷ sản tăng trên 3 lần, Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn tăng trên 2 lần, Công ty CP xây dựng miền Trung tăng 7 lần,… Các công ty CP đã ổn định được việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Số lao động trong các DN sau CPH không giảm so với trước CPH (trừ một bộ phận lao động dôi dư được hưởng chính sách tại thời điểm CPH), thu nhập của người lao động cũng được nâng lên so với trước CPH mức tăng thu nhập trên 30%, bình quân trên 1,3 triệu đồng/người/tháng, nhiều công ty CP có mức thu nhập bình quân 1,5- 1,6 triệu đồng/người/tháng [42, tr.4]. Công việc CPH DNNN của thành phố Đà nẵng trong những năm qua đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu, song so với yêu cầu chung việc thực hiện CPH vẫn còn chậm. Tính đến cuối năm 2005 đã có 21 DN được CPH bằng 65% kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ duyệt đến hết năm 2006. Do một số nguyên nhân sau: - Một số ngành chức năng chưa thật sự quan tâm đến việc chỉ đạo của thành phố, coi công việc CPH như là công tác của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN thành phố. Một bộ phận khá đông cán bộ quản lý, lãnh đạo DN còn thờ ơ với tiến trình CPH, chưa muốn CPH, muốn giữ nguyên DNNN để hoạt động với nhiều lý do khác nhau như: lo lắng CPH DNNN sẽ mất chức, mất quyền, mất lợi ích cá nhân; lo sợ có sự phân biệt đối xử giữa những người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân với khu vực kinh tế Nhà nước;…việc nhận thức của người lao động tại DN về công ty CP, những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông,…bị hạn chế. Do đó, người lao động ít quan tâm đến việc tham gia mua cổ phiếu, xây dựng phát triển công ty, lo sợ rủi ro trong đầu tư mua cổ phiếu, nhất là lo tình trạng tham nhũng, lãng phí, năng lực yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành DN,… Vì thế, thời gian tiến hành CPH một số DN vẫn còn kéo dài. - Những chính sách, hướng dẫn chưa kịp thời của các Bộ, ngành cũng có tác động đến việc CPH DNNN như: chính sách xử lý nợ, chính sách về bán cổ phần Nhà nước, về quản lý vốn Nhà nước hoặc việc hạn chế mua cổ phần của cán bộ lãnh đạo DN, công chức chưa được nhất quán bằng văn bản cụ thể,… Vấn đề cụ thể như sau: + Việc bán cổ phần ra bên ngoài thông qua tổ chức tài chính trung gian được quy định cho DN có CP bán ra từ 1 tỷ đồng trở lên đã làm cho chi phí CPH của các DN tăng lên, thực tế không làm cho việc mua, bán cổ phần sôi động hơn. Các DN ít động viên người lao động trong công ty tham gia mua cổ phần thêm ngoài cổ phần ưu đãi. Vì thế, nhiều cuộc bán đấu giá không thành công hoặc có rất ít nhà đầu tư tham gia, phải tổ chức lại nhiều lần làm phát sinh chi phí CPH và kéo dài thời gian Đại hội cổ đông thành lập công ty CP. + Việc xử lý công nợ tuy có nhiều tích cực hơn so với trước nhưng vẫn còn những khó khăn do chưa đồng bộ, nhất là xử lý các khoản nợ lãi treo của ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển khi DN bị thua lỗ, mất vốn. Các văn bản không quy định thời gian tối đa cho việc xử lý các khoản nợ này đã kéo dài quá trình CPH. - Việc xác định giá trị DN tuy đã thực hiện thông qua tổ chức định giá trung gian nhưng do có quá nhiều tổ chức tham gia trong việc định giá trị DN, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc định giá, việc xác định giá trị lợi thế của DN (vị trí, thương hiệu,…) cũng chưa cụ thể, rõ ràng; thủ tục phê duyệt phương án CPH còn chưa tinh giản nên thời gian để tiến hành CPH DNNN của thành phố bị kéo dài. - Việc xử lý lao động dôi dư từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn việc thực hiện CPH và làm yên tâm người lao động, giảm gánh nặng cho DN. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi chưa có quy định chính thức của Chính phủ về khoản trợ cấp này, các DN CPH sẽ khó khăn và lúng túng khi xây dựng kế hoạch về xử lý lao động dôi dư. Ngoài ra, còn có những tồn tại hậu CPH các DNNN của thành phố Đà Nẵng như: - Vấn đề giá trị DN, chưa có cơ quan thống nhất đánh giá việc quản trị công ty hậu CPH, đặc biệt trong việc chấp hành điều lệ tổ chức hoạt động công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp để hướng dẫn hoặc khuyến cáo các DN thực hiện đúng quy định của pháp luật về cổ đông, đại hội cổ đông, biểu quyết của cổ đông hoặc những vấn đề về chuyển nhượng cổ phần khi chưa tham gia thị trường chứng khoán… - Chưa có quy định thống nhất cơ quan cung cấp thông tin cho DN sau CPH hoặc thống nhất để DN ghi tiêu đề khi thực hiện báo cáo. - Việc thực hiện chứng nhận tài sản gắn liền với bất động sản để DN thực hiện vay vốn tín dụng chưa được quy định cụ thể nên ảnh hưởng đến tiếp cận vốn cho kinh doanh của DN. - Vấn đề giám sát của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng của Nhà nước cần được quy định cụ thể, rõ ràng, khi kết thúc năm phải có sự quyết toán thuế hoặc xác nhận thuế để DN thực hiện phân chia cổ tức. 2.2. hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp công nghiệp sau Cổ phần hoá của Đà Nẵng thời gian qua Trên cơ sở tổng hợp và phân tích từ báo cáo tài chính của 3 DNCN CPH là: Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng, Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn và Công ty CP nhựa Đà Nẵng trước và sau CPH thì thực trạng sử dụng vốn ở các DNCNCP của thành phố Đà Nẵng thời gian qua được phản ánh ở một số phân tích sau. 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn ở công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh khai thác thủy sản Quảng Nam - Đà Nẵng, được thành lập từ tháng 12 năm 1977 theo quyết định 5011/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Năm 1992 đổi tên thành Công ty khai thác và dịch vụ thủy sản Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 12 năm 1997, sau khi CPH công ty có tên là Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng. Bảng 2.3: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói chung [2] Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1997 Năm sau CPH 1998 Hiệu suất sử dụng vốn (4: 5) 3,737 4,562 Tỷ suất doanh lợi vốn (7: 5) 0,018 0,081 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (7:6) 0,054 0,126 Doanh thu 17.921 28.700 Vốn bình quân trong kỳ 5.713 6.291 Vốn chủ sở hữu 1.909 4.056 Lợi nhuận sau thuế 103 511 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định [2] Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1997 Năm sau CPH 1998 1 Doanh thu 17.921 28.700 2 Nguyên giá TSCĐ 3.315 2.892 3 Vốn cố định 3.337 2.931 4 Lợi nhuận sau thuế 103 511 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1:2) 5,406 9,924 6 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1:3) 5,370 9,792 7 Hàm lượng vốn cố định (3:1) 0,186 0,102 8 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (4:3) 0,031 0,174 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động [2] Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1997 Năm sau CPH 1998 1 Hàng tồn kho 391 511 2 Giá vốn hàng bán 16.199 27.025 3 Doanh thu 17.921 28.700 4 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 2.376 3.360 5 Lợi nhuận sau thuế 103 511 6 Vòng quay hàng tồn kho (2:1) 41,4 52,8 7 Vòng quay vốn lưu động (3:4) 7,5 8,5 8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (5:4) 0,043 0,152 9 Mức đảm nhiệm vốn lưu động (4:3) 0,132 0,117 Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP thủy sản Đà Nẵng năm trước và sau CPH có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và vốn nói chung sau CPH đều tốt hơn trước CPH. Bảng 2.6: Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng [2] Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu 49.090 51.696 30.811 71.987 62.771 2 Lợi nhuận sau thuế 188 216 239 271 380 3 Vốn chủ sở hữu 4.261 5.684 5.708 7.835 9.602 4 Vốn lưu động 4.544 7.717 9.670 11.295 10.016 5 Nguyên giá TSCĐ 10.927 12.461 13.477 17.029 27.993 6 Hàng tồn kho 1.006 1.411 1.902 2.034 2.329 7 Giá vốn hàng bán 46.745 48.569 28.276 69.156 60.327 8 Vốn cố định 5.516 6.389 6.930 9.126 14.548 9 Vốn bình quân trong kỳ 10.060 14.106 16.600 20.421 24.564 10 Hiệu suất sử dụng vốn (1:9) 4,879 3,665 1,856 3,525 2,555 11 Tỷ suất doanh lợi vốn (2: 9) 0,019 0,015 0,014 0,013 0,015 12 Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu(2:3) 0,044 0,038 0,042 0,035 0,039 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1: 5) 4,492 4,148 2,286 4,227 2,242 14 Hiệu suất sử dụng vốn cố định(1:8) 8,899 8,091 4,446 7,888 4,315 15 Hàm lượng vốn cố định (8:1) 0,112 0,123 0,225 0,127 0,232 16 Hiệu quả sử dụng vốn cố định(2:8) 0,034 0,034 0,034 0,030 0,026 17 Vòng quay hàng tồn kho (7:6) 46 34 15 34 26 18 Vòng quay vốn lưu động (1:4) 11 7 3 6 6 19 H.quả sử dụng vốn lưu động(2:4) 0,041 0,028 0,025 0,024 0,038 20 Mức đảm nhiệm vốn lưu động(4:1) 0,092 0,149 0,314 0,157 0,159 Trong 3 DN CN khảo sát, Công ty CP thủy sản Đà Nẵng có hiệu suất sử dụng vốn cao nhất trung bình trong 5 năm là 3,3. Đạt được hiệu suất sử dụng cao như vậy do DN đã có mức tăng doanh thu nhanh hơn nhiều so với tăng vốn bình quân trong kỳ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này của DN đó theo sơ đồ hình sin: năm cao nhất (2001) là 4,8; năm thấp nhất (2003) là 1,8; năm 2004 tăng lên 3,5 và năm 2005 lại giảm xuống 2,5. Vì vậy, hiệu suất sử dụng vốn của Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng chưa có tính ổn định và không tăng dần qua các năm. Mặc dù Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng có hiệu suất sử dụng vốn cao nhất trong các DN CN cổ phần của Đà Nẵng đã khảo sát, nhưng DN này lại có tỷ suất doanh lợi vốn thấp nhất, trung bình trong 5 năm là 0,015. Sỡ dĩ có điều này vì doanh thu của Công ty cao nhưng lợi nhuận sau thuế ít. Số liệu cụ thể qua các năm được phản ánh trong chỉ tiêu 11 của bảng 2.6. Do vậy, thực lãi 1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của DN rất thấp. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng thấp nhất trong các DNCNCP, trung bình trong 5 năm đạt 0,040. Với tỷ suất như vậy đã gây không ít khó khăn cho việc huy động vốn của DN để đầu tư phát triển. Năm 2004 phần vốn Nhà nước trong vốn điều lệ đã được bán hết nên DN phải “tự thân vận động” trong việc huy động sử dụng vốn, hoàn toàn cắt đứt với “bầu sữa’ vốn Nhà nước. Điều đó đòi hỏi những người quản lý DN phải làm sao để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhằm tạo ra sự yên tâm cho nhà đầu tư để họ bỏ thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2001, Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng cứ 1 đồng VCĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh thì mang lại 8,9 đồng doanh thu; năm 2002, 2003, 2004, 2005 con số tương ứng là 8,1; 4,4; 7,9; 4,3. Việc sử dụng VCĐ chưa đạt hiệu quả cao, nhất là đến năm 2005 hiệu suất sử dụng VCĐ lại giảm đi đáng kể, điều này làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu khác của vốn VCĐ DN. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng qua các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 tương ứng là 0,034; 0,034; 0,034; 0,030; 0,026. Trung bình 5 năm là 0,032. Một chỉ số quá thấp nhưng đã phản ánh đúng việc lợi nhuận sau thuế mà DN đã thu được so với lượng VCĐ đã bỏ ra. Vì vậy, việc sử dụng VCĐ của DN kém hiệu quả. Là DNCN chế biến thủy hải sản nên Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng có vòng quay hàng tồn kho cao nhất bởi vì giá vốn hàng bán lớn nhưng hàng tồn kho ít, chỉ tiêu trung bình trong 5 năm của DN là 31 vòng, điều này có nghĩa là số vòng quay hàng tồn kho lớn nhưng phù hợp với tính chất đặc thù của DN. Năm 2003, DN có số vòng quay này ít nhất (15 vòng) vì lượng hàng tồn kho nhiều nhưng doanh thu lại thấp làm cho giá vốn hàng bán thấp; năm 2004 tăng lên 34 vòng; năm 2005 là 26 vòng; làm cho đồng vốn của DN trở nên linh động hơn, dấu hiệu tốt của việc sử dụng VLĐ. Do đặc thù của ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản nên mặc dù Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng có vòng quay hàng tồn kho rất lớn nhưng vòng quay VLĐ lại là tỷ lệ giữa doanh thu với vốn lưu động bình quân, sử dụng trong kỳ nên có chỉ số thấp hơn rất nhiều. Năm 2001, số vòng quay này cao nhất 11 vòng, sau đó giảm dần qua 2 năm 2002, 2003 tương ứng là 7 vòng, 3 vòng rồi tăng lên ổn định 6 vòng trong 2 năm 2004, 2005. Trong số DNCNCP của thành phố Đà Nẵng đã khảo sát Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng có hiệu quả sử dụng VLĐ kém nhất, trung bình trong 5 năm 1 đồng VLĐ bỏ ra chỉ thu được 0,031 đồng lợi nhuận. Mặc dù Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng có hiệu quả sử dụng VLĐ thấp nhất nhưng lại tạo ra được doanh thu cao và lao động sử dụng nhiều nên mức đảm nhiệm VLĐ lại có chỉ số tốt nhất trong số DNCNCP khảo sát, trung bình từ 2001 đến 2005 là 0,174. Năm 2003, do doanh thu của DN sụt giảm đáng kể, nên chỉ số này cao đột biến là 0,314; các năm còn lại mức chênh lệch không đáng kể (cụ thể năm 2001: 0,092; 2002: 0,149; 2004: 0,157; 2005: 0,159) chứng tỏ tỷ suất VLĐ tạo ra doanh thu của DN tương đối ổn định. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn ở công ty cổ phần xi măng Ngũ Hành Sơn Nhà máy xi măng Ngũ Hành Sơn được CPH theo quyết định 4615/QĐ-UB ngày 7/8/1999 của UBND thành phố Đà Nẵng chuyển thành Công ty cổ phần xi măng Ngũ Hành Sơn Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nói chung [3] Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1999 Năm sau CPH 2000 1 Doanh thu 10.227 12.708 2 Vốn bình quân trong kỳ 7.783 6.579 3 Vốn chủ sở hữu 1.094 801 4 Lợi nhuận sau thuế 6 529 5 Hiệu suất sử dụng vốn (1:2) 1,314 1,932 6 Tỷ suất doanh lợi vốn (4:2) 0,001 0,080 7 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (4:3) 0,005 0,660 Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định trước CPH [3] Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1999 Năm sau CPH 2000 1 Doanh thu 10.227 12.708 2 Nguyên giá TSCĐ 2.565 2.492 3 Vốn cố định 2.127 1.676 4 Lợi nhuận sau thuế 6 529 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1:2) 3,987 5,099 6 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1:3) 4,808 7,582 7 Hàm lượng vốn cố định (3:1) 0,208 0,132 8 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (4:3) 0,003 0,315 Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước CPH [3] Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1999 Năm sau CPH 2000 1 Hàng tồn kho 158 185 2 Giá vốn hàng bán 10.545 9.494 3 Doanh thu 10.227 12.708 4 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 5.655 4.903 5 Lợi nhuận sau thuế 6 529 6 Vòng quay hàng tồn kho (2:1) 66 51 7 Vòng quay vốn lưu động (3:4) 2 2,6 8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (5:4) 0,001 0,108 9 Mức đảm nhiệm vốn lưu động (4:3) 0,553 0,386 Qua 3 bảng 2.7, 2.8, 2.9 có thể nhận thấy rằng, năm trước CPH Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn sử dụng vốn không có hiệu quả, 1 đồng vốn bỏ ra thu được 1,3 đồng doanh thu, nhưng ngay sau CPH 1 dồng vốn bỏ ra đã thu được gần 2 đồng doanh thu. Như vậy, CPH đã tạo động lực rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Bảng 2.10: Công ty cổ phần xi-măng Ngũ Hành Sơn [3] Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu 12.592 13.079 20.288 25.836 32.801 2 Lợi nhuận sau thuế 443 344 446 409 233 ? 3 Vốn chủ sở hữu 12.86 2.032 2.307 2.521 3.319 4 Vốn lưu động 4.113 4.018 5.217 6.213 7.502 5 Nguyên giá TSCĐ 2.706 3.340 4.066 4.265 4.402 6 Hàng tồn kho 890 838 1.617 2.590 3.309 7 Giá vốn hàng bán 9.167 8.965 14.309 20.513 28.082 8 Vốn cố định 2.511 3.193 3.198 3.537 4.001 9 Vốn bình quân trong kỳ 6.624 7.211 8.415 9.750 11.503 10 Hiệu suất sử dụng vốn (1:9) 1,901 1,814 2,411 2,650 2,851 11 Tỷ suất doanh lợi vốn (2: 9) 0,067 0,048 0,053 0,042 0,020 12 T.suất LN vốn chủ sở hữu (2:3) 0,344 0,169 0,193 0,162 0,070 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1:5) 4,653 3,916 4,989 6,057 7,451 14 H.suất sử dụng vốn cố định(1:8) 5,015 4,096 6,344 7,304 8,198 15 Hàm lượng vốn cố định (8: 1) 0,199 0,244 0,158 0,137 0,122 16 H.quả sử dụng vốn cố định (2:8) 0,176 0,108 0,139 0,115 0,058 17 Vòng quay hàng tồn kho (7:6) 10 11 9 8 8 18 Vòng quay vốn lưu động (1:4) 3 3 4 4 4 19 H.quả s.dụng vốn lưu động(2:4) 0,108 0,086 0,085 0,066 0,031 20 Mức đảm nhiệm VLĐ(4:1) 0,327 0,307 0,257 0,240 0,228 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn đạt được hiệu suất sử dụng vốn trung bình trong 5 năm là 2,3 và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2002 giảm hơn so với năm 2001 là 0,1 (1,8 so với 1,9) sau đó tăng lên 2,4; 2,6; 2,8 tương ứng với năm 2003, 2004, 2005. Điều đó chứng tỏ DN đã đi đúng quy luật phát triển nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Từ năm 2001 đến năm 2005, Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn đạt được tỷ suất doanh lợi vốn trung bình là 0,046; năm 2001 hiệu quả toàn bộ vốn là cao nhất 0,067 và năm 2005 là thấp nhất 0,020. Mặc dù doanh thu năm 2005 cao nhất trong 5 năm nhưng lợi nhuận sau thuế lại thấp nhất. Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn ngay sau CPH phần vốn Nhà nước trong vốn điều lệ đã được bán hết, nhưng DN đã đạt được chỉ số về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu khá cao, trung bình 2001 đến 2005 là 0,188. Số liệu cụ thể qua các năm được trình bày ở chỉ tiêu 12 trong bảng 2.10. Việc có được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cao đã tạo điều kiện cho DN huy động nguồn vốn và tăng vốn chủ sở hữu để đầu tư phát triển DN. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn trung bình trong 5 năm đạt 6,2; hiệu suất như vậy là không cao nhưng công ty lại có được kết quả tăng dần từ năm 2002 đến năm 2005 đạt hiệu suất sử dụng VCĐ cao nhất là 8,2. Điều đó chứng tỏ DN sử dụng VCĐ có hiệu quả ngày càng cao, 1 đồng VCĐ bỏ ra đã tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn trung bình 5 năm qua là 0,12, trong đó năm 2001 đạt cao nhất 0,18; năm 2005 đạt thấp nhất 0,06 cũng là năm công ty thu được lợi nhuận sau thuế thấp nhất mặc dù doanh thu lại cao nhất trong 5 năm. Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn có số vòng quay hàng tồn kho trung bình trong 5 năm là 9 vòng. Năm 2002 quay nhanh nhất với 11 vòng, sau đó giảm xuống còn 9 vòng trong năm 2003, và quay ổn định 8 vòng trong 2 năm 2004 và 2005. Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn có chỉ tiêu vòng quay VLĐ tăng dần từ 3 vòng qua 2 năm 2001, 2002 lên 4 vòng từ năm 2003 đến 2005. Đây là biểu hiện việc sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt hơn, VLĐ được quay nhanh hơn, hiệu quả kinh tế - xã hội cho công ty cũng như người lao động được cải thiện qua việc tăng thu nhập cho người lao động, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng được bổ sung nhiều hơn,… (những điều này được rút ra từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm). Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn đạt trung bình từ năm 2001 đến 2005 là 0,075. Chỉ tiêu này giảm qua các năm 2001: 0,018; 2002: 0,086; 2003: 0,085; 2004: 0,066; 2005: 0,031, chứng tỏ VLĐ ở DN chưa được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Công ty CP xi-măng Ngũ Hành Sơn có xu thế vận động của mức đảm nhiệm VLĐ ngày càng tốt hơn, tương ứng với các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 lần lượt là: 0,327; 0,307; 0,257; 0,240; 0,228. Đó là biểu hiện 1 đồng VLĐ của DN tạo ra được ngày càng nhiều đồng doanh thu hơn. Trung bình trong 5 năm chỉ tiêu này của DN đạt 0,272. 2.2.3. Tình hình sử dụng vốn ở công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng Năm 1976, Nhà máy Nhựa được thành lập theo Quyết định số 866/QĐ- UB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đến năm 2000 Nhà máy Nhựa Đà Nẵng được tiến hành CPH và đổi tên thành Công ty CP nhựa Đà Nẵng. Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn năm trước và sau CPH [4] Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH 1999 Năm sau CPH 2000 1 Doanh thu 54.702 55.300 2 Lợi nhuận sau thuế 1.026 1.749 3 Vốn chủ sở hữu 14.610 16.352 4 Vốn lưu động 17.865 19.764 5 Nguyên giá TSCĐ 8.147 7.604 6 Hàng tồn kho 8.741 9.620 7 Giá vốn hàng bán 44.332 49.711 8 Vốn cố định 7.036 6.503 9 Vốn bình quân trong kỳ 24.901 26.267 10 Hiệu suất sử dụng vốn (1: 9) 2,197 2,113 11 Tỷ suất doanh lợi vốn (2: 9) 0,041 0,066 12 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (2: 3) 0,070 0,107 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1: 5) 6,714 7,299 14 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1: 8) 7,774 8,534 15 Hàm lượng vốn cố định (8: 1) 0,129 0,117 16 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (2: 8) 0,146 0,269 17 Vòng quay hàng tồn kho (7: 6) 5 5 18 Vòng quay vốn lưu động (1: 4) 3 3 19 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2: 4) 0,057 0,088 20 Mức đảm nhiệm vốn lưu động (4: 1) 0,326 0,356 Qua phân tích các chỉ số về vốn năm trước (1999) và sau (2000) CPH có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn đã đạt hiệu quả cao hơn ngay sau CPH. Tỷ suất doanh lợi vốn là 0,066 so với 0,041; hiệu quả sử dụng VCĐ là 0,269 và 0,146; hiệu quả sử dụng VLĐ là 0,088 và 0,057. Bảng 2.12: Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng [4] Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu 55.500 59.518 68.119 63.916 54.195 2 Lợi nhuận sau thuế 2.630 2.358 700 305 2.359 3 Vốn chủ sở hữu 18.697 19.112 18.073 17.815 20.100 4 Vốn lưu động 20.765 21.464 23.325 24.222 26.290 5 Nguyên giá TSCĐ 7.495 6.026 7.843 7.458 7.383 6 Hàng tồn kho 10.726 9.319 11.104 11.406 12.673 7 Giá vốn hàng bán 49.341 53.744 63.528 60.364 51.514 8 Vốn cố định 6.384 5.291 6.890 6.184 5.948 9 Vốn bình quân trong kỳ 27.149 26.755 30.215 30.406 32.238 10 Hiệu suất sử dụng vốn (1: 9) 2,044 2,224 2,254 2,102 1,681 11 Tỷ suất doanh lợi vốn (2: 9) 0,097 0,088 0,023 0,010 0,073 12 T.suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (2:3) 0,140 0,123 0,039 0,017 0,117 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1: 5) 7,405 9,877 8,685 8,570 7,340 14 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1: 8) 8,693 11,248 9,886 10,335 9,111 15 Hàm lượng vốn cố định (8:1) 0,115 0,089 0,101 0,096 0,109 16 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (2:8) 0,412 0,445 0,101 0,049 0,396 17 Vòng quay hàng tồn kho (7:6) 5 6 6 5 4 18 Vòng quay vốn lưu động (1:4) 3 3 3 3 2 19 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2:4) 0,141 0,110 0,030 0,013 0,090 20 Mức đảm nhiệm vốn lưu động (4:1) 0,374 0.361 0,342 0,379 0,485 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của Công ty CP nhựa Đà Nẵng trung bình trong 5 năm là gần 2,1; năm 2003, DN đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất 2,3; năm 2005, chỉ tiêu này của DN thấp nhất 1,7. Điều này đòi hỏi DN phải nỗ lực trong việc tăng doanh thu trong những năm tiếp theo để tăng hiệu suất sử dụng vốn. Công ty CP nhựa Đà Nẵng đạt được hiệu quả toàn bộ vốn cao nhất trong các DNCNCP của Đà Nẵng đã khảo sát, trung bình từ năm 2001 đến 2005 là 0,058. Năm 2001, lợi nhuận sau thuế của DN cao nhất kéo theo chỉ tiêu này cũng cao nhất 0,097; năm 2004, lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong 5 năm và vì thế tỷ suất doanh lợi vốn cũng thấp nhất 0,010. Nhưng ngay năm sau (2005) dù doanh thu không cao nhưng lợi nhuận sau thuế cao nên chỉ tiêu này tăng cao trở lại đạt 0,073. Công ty CP nhựa Đà Nẵng có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trung bình 5 năm qua là 0,087, năm 2004 chỉ tiêu này thấp nhất 0,017, năm 2001 cao nhất 0,140, tương ứng với những năm đó DN có lợi nhuận sau thuế thấp nhất và cao nhất. Công ty CP nhựa Đà Nẵng có hiệu suất sủ dụng VCĐ cao nhất trung bình từ năm 2001- 2005 là 9,8; năm 2002 là đỉnh điểm của DN trong giai đoạn nghiên cứu hậu CPH, 1 đồng VCĐ bỏ ra thu được hơn 11 đồng doanh thu, nhưng sau đó hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty lại lên xuống thất thường. Như vậy, DN tuy đạt được chỉ tiêu này cao nhưng chưa có sự “ổn định đi lên”. Trong những DNCNCP đã nghiên cứu, qua chỉ tiêu này điểm sáng nhất là Công ty CP nhựa Đà Nẵng, trung bình trong 5 năm đạt 0,28. Sỡ dĩ có được điều đó vì chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng sau thuế được tạo ra từ sự tham gia trực tiếp của TSCĐ với lượng VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này thấp cũng là một biểu hiện của việc sử dụng VCĐ kém hiệu quả. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP nhựa Đà Nẵng từ năm 2001 đến 2005 là 0,41; 0,44; 0,10, 0,05; 0,04. Năm 2004 chỉ tiêu này thấp nhất cũng đồng thời đây là năm có lợi nhuận sau thuế ít nhất của DN. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty CP nhựa Đà Nẵng từ 5 vòng năm 2001 tăng lên 6 vòng trong 2 năm 2002, 2003 đến 2004 giảm xuống 5 vòng và năm 2005 còn 4 vòng. Lượng hàng tồn kho ngày một tăng mà giá vốn hàng bán giảm hoặc tăng ít làm cho vòng quay chậm sẽ dẫn đến đồng vốn nằm chết không có khả năng sinh lời. Vòng quay VLĐ của Công ty CP nhựa Đà Nẵng có mức ổn định tương đối ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVAN SUA LAN1.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan