Thuở xưa ở Mường Chàng có một người đàn bà góa chồng từ lúc đứa con gái độc nhất
ra đời được mấy hôm. Vì thương con, thương chồng nên người đàn bà ấy nhất quyết không
lấy ai nữa, một mực ở vậy nuôi con. Bao nỗi cực nhọc vất vả đè lên vai, bà vẫn lặng lẽ chịu
đựng, không một tiếng kêu ca. Niềm vui lớn nhất của bà là đứa con gái cứ mỗi ngày một lớn
lên, càng lớn càng xinh đẹp. Bà cưng chiều con đến mức con gái đã đến tuổi lấy chồng mà bà
vẫn coi con như hồi nó còn nhỏ dại. Chẳng bao giờ bà để cho con vào rừng đào củ, hái măng
hay xuống suối xúc cá, xúc tôm một mình.
Được mẹ cưng chiều nhưng không vì thế mà con gái bà sinh ra lười nhác, hư đốn.
Ngược lại, cô càng thương yêu, quý trọng mẹ hơn. Nhiều lần cô phải trốn mẹ để được làm đỡ
cho mẹ những việc nặng nhọc như chặt cây, lấy củi, vác nước.
217 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng
trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người
vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại
thấy quả trứng đang trên tay mình. Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà
đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả,
nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống
với mọi người. Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no
ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn
kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân
bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc. Thương tiếc
chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi
tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái
để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó,
ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần
chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.
(
17. ĐỀN MUỐI
Ngày xưa, ở khúc sông Khê Đầu Thượng, ngày nay là đoạn sông chảy qua xã Ninh
Hải, huyện Hoa Lư, có một con Giải rất to. Quãng sông này có nhiều bến đò ngang là nơi
qua lại của nhiều người, làng xóm hai bên bờ rất đông vui. Hai bên triền sông có rất nhiều
bến để dân làng ra gánh nước, giặt giũ... nhất là vào hững chiều mùa hè người ta tắm cứ đông
nghìn nghịt. Nhưng từ khi có con Giải quái ác về, nó đã ăn thịt khá nhiều người. Có lần nó
nuốt chửng cả một cô gái đang rửa chân. Có lần nó đớp gọn lỏn hai em bé đang tắm. Lại có
lần, một bà cụ đi đò sơ ý đưa tay xuống sông rửa cũng bị con Giải đột ngột đớp tay lôi tuột
xuống sông ăn thịt. Quãng sông đang đông vui sầm uất, bỗng trở nên ghê sợ, không ai dám
đi qua khúc sông đầy chết chóc này nữa. Nhiều nhà ven sông đã phải dọn đi ở nơi khác. Bến
đò chẳng ai dám qua. Ông lái đò nhổ sào đi kiếm ăn nơi xa. Khúc sông trở nên hoang vắng,
tiêu điều. Nhiều người bảo nhau làng mình ở vào đúng chỗ đất miệng con tinh nên gặp tai
họa. Các cụ trong làng đã lập đền cúng, cầu cho con Giải đi nơi khác, nhưng nó vẫn không
đi. Những ngày rằm, mồng một dân làng cứ phải đồ xôi, làm lễ cúng rồi quăng lễ vật xuống
cho Giải...nhưng vẫn chẳng thấy nó đi. Có lần vào những đêm trăng sáng con Giải còn bò
hẳn lên mằm chềnh ềnh trên bãi cát bờ sông hóng gió. Dân làng không biết làm sao trừ được
con giải quái ác. Bấy giờ có một ông lão làm nghề bán muối, nhà rất nghèo, vợ ông mất sớm,
không để lại người con nào. Ông lão sống một mình trong túp lều cuối làng. Ông lão nói với
dân làng xin tình nguyện đi trừ con Giải. Dân làng thấy ông tuổi già sức yếu, ai cũng can
ngan nhưng ông lão nhất quyết xin đi. Có mấy chàng trai lực lưỡng xin đi cùng nhưng ông
lão bảo chỉ mình ông là đủ, đi đông hỏng việc. Thế rồi ông lão hàng muối nhờ lò rèn đánh
cho mấy con dao bầu sắc và nhọn. Ông lấy mấy lưỡi dao buộc chặt vào lưng và bụng. Còn
hai tay ông cầm hai dao.Vào một buổi sớm mai, ông chào bà con dân làng rồi ra bờ sông chỗ
conc Giải hay nổi lên. Ông thản nhiên lội xuống bãi sông, đưa chân khỏa nước. Thấy hơi
người, con Giải lập tức nổi lên và lao thẳng đến đớp ông lão. Ông lão thu hai tay xuôi xuống
cho gọn. Miệng con Giải to đến nổi chỉ trong chớp mắt nó đã nuốt chửng ông lão vào bụng.
Khi đã nằm gọn trong bụng con Giải, ông lão mới dùng hết sức bình sinhđâm thúc hai lưỡi
dao bầu vào bụng con Giải. Những nhất dao ấy đã làm thủng ruột gan con vật quái ác. Bị
nhiều nhát dao đâm từ trong ra, con Giải quằn quại, vật vã ầm ầm, máu chảy đỏ ngầu cả
khúc sông. Sau một hồi giãy giụa, con Giải đã bị chết và nổi bềnh lên như một khúc gỗ lớn.
Dân làng đổ ra sông lôi con Giải lên mổ bụng để cứu ông lão. Nhưng khi mổ ra, ông lão
cũng đã tắt thở, hai tay còn nắm hai con dao bầu. Mọi người vô cùng thương tiếc ông lão.
Nhân dân ở mấy làng bên cũng đến đưa đám. Đám tang ông lão đông người chưa từng thấy.
Có người còn tự nguyện để tang ông lão hàng năm. Thi hài ông được chôn cất ở ngay bên bờ
sông nơi ông giết con Giải. Dân làng còn dựng cả nột tấm bia lớn để ghi lại công ơn ông lão.
Và mọi người tự nguyện góp tiền của xây một ngôi đền thờ ở ngay bờ sông. Hằng năm, cứ
đến ngày giỗ, nhân dân quanh vùng lại đến đôt shương tưởng niệm. Ngày nay ngôi đền ấy
vẫn còn. Vì là đền thờ ông hàng muối nên dân làng gọi là Đền Muối.
(Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5)
18. SỰ TÍCH HANG THUỒNG LUỒNG
Tục truyền rằng bên núi Tổng Đạt có một cái hang sâu thăm thẳm, ở đó có mọt con
thuông luông khổng lồ. Nó thường bò vào các xóm để bắt người và gia súc ăn thịt. Để tránh
tai họa, dân quanh vùng phải cất chòi để ở, nhưng vẫ không tránh khỏi tai họa vì thuồng
luồng thương xuất hiện bất ngờ ngay khi dân chúng đang làm rẫy. Lúc bấy giờ ở một làng
Thượng cách đó kghá xa có mọt người nghèo tên là Chăm Mùng, góa vợ, chỉ có một đứa con
trai. Ông Chăm Mùng bắn ná rất giỏi. Dân chúng Vân Hòa bèn thỉnh cầu ông Chăm Mùng về
trừ quái vật và trả ơn bằng cách cấp ruộng đất cho cha con ông sinh sống. Ông Chăm Mùng
nhận lời. Rồi hai cha con ông đến Vân Hòa dựngmột cái chòi ở gần hang thuồng luồng.
Hằng ngày cha con ông đun sôi sẵn một nồi dầu đậu phụng thật to, chờ hễ thấy thuồng luồng
chui ra là giội dầu đậu phụng xuống làm cho nó bị thương, rồi bắn tên độc hạ sát. Song thật
quái lạ, từ khi có ông Chăm Mùng đến ở, thuồng luồng không dám quấy phá nữa. Dân chúng
quanh vùng được yên ổn làm ăn. Thấy vậy ông Chăm Mùng mới rời chòi vào khu rừng ở gần
đó săn bắn hươu, nai, chim, chồn làm vui. Một hôm, ông Chăm Mùng đi săn vắng nhà. Đến
gần trưa, đứa con trai ở nhà nhóm lửa nấu cơm. Nồi cơm đang sôi thì con thuồng luồng bỗng
xuất hiện, há hốc cái miệng đỏ ối, rướn cổ lên chòi như muốn nuốt chửng đưa bé. Hoảng hốt,
thằng bé bưng cả nồi cơm đang sôi liệng và miệng con thuồng luồng, rồi kêu cứu inh ỏi. Vừa
may lúc đó ông Chăm Mùng về gần đến nhà. Nghe tiếng kêu cứu, ông vội chạy tới. Thấy
thuồng luồng đang giãy giụa, ông lập tưc bồi thêm mấy mũi tên độc, kết liễu đời con quái vật
hung ác. Từ đó dân chúng Vân Hòa thoát khỏi nạn thuông luồng. Họ hết lòng cảm tạ cha con
ông Chăm Mùng và giết trâu bò, gà vịt khao ông rất linh đình. Ít lâu sau, đứa con trai ông
Chăm Mùng bị bệnh rồi chết. Buồn rầu vì thương nhớ con, lại thêm tuổi già kéo đến, ông
Chăm Mùng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Dân chúng Vân Hòa vừa thương tiếc vừa nhớ ơn
ông nên hằng năm, vào những ngày lễ, ngày tết, dân làng đều sửa soạn lễ vật riêng của gia
đình mình để cúng cha con ông Chăm Mùng. Họ cầu mong linh hồn ong luôn giúp dân làng
yên ổn làm ăn. Tục cúng cha con ông Chăm Mùng ngày nay vẫn còn ở Vân Hòa. Còn từ đó,
họ đặt tên cho cái hang sâu là hang thuồng luồng để ghi nhớ chiến công của cha con ông
Chăm Mùng.
(Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5)
19. SỰ TÍCH ĐẦM ĐỖ LÂM
Xã Đỗ Lâm, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An vốn là nơi đất bằng phẳng, bỗng xuất
hiện một cái đầm rộng khoảng bốn năm mươi mẫu, rất là thiêng. Người trong làng lập miếu
thờ cúng và xin sắc phong làm Thượng đẳng thần. Hằng năm đến ngay tết lễ, quan phủ
huyện đánh ba hồi trống thì nước đầm dâng cao, thuồng luồng ba ba nổi trên mặt nước nhiều
vô kể. Tế lễ xong thì nước rút.
Năm Nhâm Tuất (1972), niên hiệu Cảnh Hưng, có người kép hát quê ở Kinh Bắc tên
là Đới Ngọc đến diễn ở đình Đỗ Lâm, mang theo người vợ mới 20 tuổi, nhan sắc lộng lẫy.
Nữa đêm hôm đó, nước đình dâng đến cửa đình cuốn người vợ đi. Người chồng đau khổ
khôn xiết, liền chay giới ba ngày, làm một hịch đốt để tâu lên trời.
Khoảng một canh, mây mù bốn phía kéo đến, gió lớn sấm sét đùng đùng, đánh vào
trong đầm mấy chục lần, tôm cá ba ba chết đầy mặt nước.Mưa tạnh, ra xem thì thấy một con
giao long to khoảng một vòng ôm, dài năm mươi trượng, đầu đội mũ đỏ, ôm người đàn bà đã
chết. Đới Ngọc gỡ người vợ ra đem chôn. Từ đó đầm không còn linh ứng nữa.
(Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5)
20. SỰ TÍCH SUỐI RẮN
Xã Hòa Lạ, huyện Hữu Lũng trước vẫn thuộc về châu Ôn, xứ Lạng Sơn, đến năm
Giáp Dần (1734) mới sáp nhập vào xứ Kinh Bắc. Một dãi suối lạnh từ dãy núi ở xã Ỷ Tịch
chảy qua xã ấy, rồi thông sang sông Hóa Giang. Trong đoan suối thuộc xã Hòa Lạc có một
cái vực sâu chưa nhiều giao long. Hành khách qua lại thường bị giao long làm hại, cho nên
người ta gọi là Suối Rắn. Trong làng có một người làm nghề đánh cá. Ông chỉ có một cô con
gái , ban đêm đi đánh cá, thường mang con gái đi theo. Một đêm ông đến đánh cá ở cái vực
ấy. Ông đang đứng ở đầu thuyền quăng lưới, chợt nghe phía sau thuyền có tiếng động, trên
mặt nước thoảng có tiếng vang. Bấy giờ trăng sáng lờ mờ, ông quay lại xem, thì con gái đã
biến mất rồi. Ông vô cùng thương tiếc. Sáng sớm hôm sau, ông về nhà giết trâu làm cỗ, mời
dân làng đến uống rượu. Ăn uống xong, ông nói với mọi người rằng :
- Tôi chỉ sinh được một đứa con gái, nay bị giao long bắt mất. Tôi thề phỉa giết hết
loài giao long mới hả sự căm thù của tôi.
Ông đem tất cả gia tư điền địa giao chpo bản xã để sau này cúng giỗ ông. Rồi ông
cùng hai thanh gươm lớn rất sắc và đồ lấy lửa(1) lặn xuống vực. Đến cửa hang tháy hai con cá
chép đứng ở trước cửa lấy đuôi dập nước để ngăn cản ông. Ông giơ gươm chém chết hai con
cá ấy, rồi vào trong hang. Đi mọt lúc, hết nước lên cạn, thấy một cái hang rộng lớn, bên
trong có rất nhiều giao long. Con nào cũng thoát ra ngoài vỏ nằm ngủ. Trong như hình
người.Ông vung gươm giết hết. Có hai con giao long nhỏ chui vào vỏ chạy trốn. Ông đuổi
theo chém dược một cái đuôi. Chúng kêu khóc xin tha chết cam đoan từ nay về sau không
dám làm như thế nữa. Ông bèn tha cho. Rồi ông đến chỗ con gái chết, thấy hai mắt và rốn
của cô đã bị gíao long khoét ăn. Ông đem xác con ra người klấy củi khô và cỏ tranh chất vào
trong hang phóng hỏa đốt, khói lửa bay khắp trời, đến tận lang Ỷ Tịch. Ông lại lấy gỗ ở núi
lấp các cửa hang. Từ đó dân làng không bị giao long làm hại nữa. Hiện nay ông làm đại thần
ở bản xã. Con gái hiệu là Ngọc Tự đại thần, cũng rất linh ứng. Dân làng nhân bên cạnh núi
có mọt chỗ đa lõm sâu vào, bend làm một ngôi đền ở chỗ ấy. Dưới đền có một hòn đá, bằng
phẳng, vuông vắn như chiếc chiếu, lại trơn nhẵn, khéo như thiên tạo. Những người có việc
trah chấp với nhaưthơng đem nhau đến đấy thề bồi. Người nào gian giảo bị lộ ra ngay và
phải chịu bồi thường. Bên cạnh đường còn có một cái miếu nhỏ, hành khách qua lại thường
đem vàng bạc cúng lễ. Những người di kiệu cưỡi ngựa, khi đi qua miếu đều phỉa xuống kiệu
và xuống ngựa.
Năm Giáp Tuất (1754), tôi đi sứ qua đấy, có vào đền làm lễ, hỏi chuyện, người làng
thuật lại sự tích cho tôi nghe, nay xin lược chép ra đây.
(Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5)
21. TRUYỀN THUYẾT ĐỀN HƯƠNG TẢO (ĐỀN CÁU)
Theo tấm bia ở đền Cáu, xã Hương Tảo, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Ninh xưâ và truyền
thuyết kể :
Khoảng năm Qúy Hợi (1263), thái sư Trần Thủ Độ kiểm tra việc đắp đê sông Cầu, đến
đây thấy một đoan đê dài chưa đắp, Thái sư trách vấn sở tại thì huyện quan, xã quan bẩm
rằng : Còn đoạn đê đắp dở dang vì dân phu sợ con Sơn xà trong núi Nham Biền cạnh đó
thường ra ăn người. Năm ngoái mới một người bị nó ăn, năm nay có đông người kéo đến, nó
ăn quen nên ngày nào cũng lao ra. Nó to và dài lắm nên ai cũng sợ không làm gì nó được.
Thái sư Trần Thủ Độ nghe xong, trong lòng phân vân cùng đoàn tùy tùng đi ra đoạn đê đó,
thì bỗng con Sơn xà lao nhanh ra cuốn phăng cô cung nữ theo hầu. Thái sư truyền cho chức
dịch địa phương làm theo cách như sau : Xuất tiền công quỹ mua nhiều trứng gà, trúng vịt bỏ
vào nong vào thúng đặt chỗ con Sơn xà thường đến, sau đó thấy hiện tượng gì thì tâu về
triều. Mấy hôm sau, quan địa phương tâu về triều đình là con Sơn xà đã nuốt hết số trứng
đó. Thái úy thốg đốc bèn hạ lệnh mua các chất độc hoàng nàn, thạch tín tán nhỏ, hút bớt lòng
trứng rồi nhét bột vào đó, xếp vào nong vào thúng rồi đặt ra chỗ cũ. Lần này con Sơn xà
khổng lồ ăn xong lăn kềnh ra chết tại chỗ. Quan huyện địa phương khắc bia ghi ơn và giữ bộ
xương Sơn xà làm lưu niệm. Khi Thái sư thống quốc qua đời, vua Trần tôn phong : Trung vũ
Đại vương
Nhân dân xã Hương Tảo dựng ngôi đền ở gần đê, tục gọi đền Cáu, thờ Thái sư thống quốc
Trung vũ Đại vương. Lại xây một đền nhỏ thờ cô cung nữ bị Sơn xà nuốt. Người ta dùng
xương sườn con Sơn xà làm hai cây quạt thờ cắm hai bên khám thờ Trung vũ Đại vương.
Đền thờ Thái sư thống quốc Trung vũ Đại vương Trần Thủ Độ, quốc đảo dân cầu, có nhiều
linh ứng, trái các triều vua đều có sắc phong thêm Mỹ tự - Bậc Thượng đẳng Phúc thần.
Có câu đối minh họa :
Trị thủy độ dân thịnh đức thiên thu hương hỏa tại
Sát xà cứu thế kì côngvạn cổ thạch bi truyền.
Tạm dịch :
Trị thủy độ dân, đức lớn ngàn thu khói nhang còn đó
Giết trăn (Sơn xà) cứu thế, kỳ công muôn thưở bia đá lưu truyền.
(Thần tích Việt Nam tập 1)
22. TRUYỀN THUYẾT LÀNG LỆ MẬT
Chuyện kể rằng: Vào đời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), có một công chúa cưng của
vua thường du thuyền trên dòng Thiên Đức (tức sông Đuống). Một ngày nọ, không may
thuyền bị đắm, công chúa chết đuối. Vua ra lệnh, nếu ai vớt được ngọc thể công chúa thì sẽ
phong chức tước và thưởng công rất trọng hậu. Tuy đã có rất nhiều tướng sĩ triều đình cùng
thanh niên trai tráng các làng tham gia tìm kiếm, nhưng không ai tìm được.
Nhờ lòng can đảm, biệt tài bơi lội, và giỏi nghề bắt rắn chàng thanh niên họ Hoàng ở
Lệ Mật đã kiên nhẫn kiếm tìm và dũng cảm chiến đấu với thuỷ quái giữa vùng nước xoáy,
cuối cùng giành lại được ngọc thể của công chúa. Vua giữ lời hứa, phong cho chàng trai làm
chức quan lớn trong cung và ban thưởng nhiều vàng bạc gấm vóc, nhưng chàng đã từ chối tất
cả, chỉ xin vua cho phép đưa dân nghèo làng Lệ Mật và mấy làng lân cận sang khai khẩn
vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.
Được vua ưng thuận và khuyến khích, chàng đã dẫn dân chúng làng Lệ Mật vượt
dòng Nhị Hà (tức sông Hồng) sang khai hoang vùng đất phía tây thành Thăng Long. Dần
dần, vùng đất ấy trở nên trù phú, được coi là khu nông nghiệp truyền thống của kinh đô, sau
đó nơi đây được mở rộng thành 13 trại ấp mà sử sách vẫn gọi với cái tên khu ''Thập Tam
Trại'' (nay thuộc địa bàn quận Ba Đình - Hà Nội).
Sau khi chàng mất, người dân làng Lệ Mật đã lập đình thờ chàng ở rìa phía nam làng
Lệ Mật, bên bờ nam sông Đuống, suy tôn chàng là Đức thánh hoàng. Đình được xây dựng
theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn, hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn, phía trước có ao và sân
đình rất rộng, cổng đình còn ghi hàng loạt câu đối tôn vinh công trạng Đức thánh hoàng. Vào
khoảng tháng ba (âm lịch) hàng năm, dân của khu Thập Tam Trại cũ và du khách bốn
phương kéo về mang theo hương hoa, lễ vật, vừa để tham dự lễ hội làng vừa để cùng người
dân địa phương tưởng niệm chàng trai họ Hoàng dũng cảm năm nào.
Lễ hội được tổ chức rất qui mô và công phu với sự chuẩn bị từ nhiều tuần trước khi lễ cúng
diễn ra. Các nghệ nhân trong làng đã tập trung làm hình nộm có hình dáng một con rắn
khổng lồ (tượng trưng cho thủy quái).
Các thanh niên khỏe mạnh nhất trong làng được lựa chọn vào đội múa rắn và đóng
vai chàng trai họ Hoàng. Một thiếu nữ xinh đẹp cũng được tuyển chọn cẩn thận để đóng vai
công chúa. Vào ngày chính hội (ngày 23 tháng 3 âm lịch), khắp trong đình, ngoài làng đều
được trang hoàng lộng lẫy, cờ quạt dàn bày đủ loại, đèn nến sáng rực, khói hương nghi ngút.
Người ta đánh cá ở ao đình làm gỏi và múc nước từ giếng đình để làm lễ vật cúng dâng thần.
Sau các nghi thức nghiêm trang được cử hành trong những giờ phút thiêng liêng nhất -
thời điểm được coi là lúc Đức Thánh Hoàng giáng hạ, đem điều lành và hạnh phúc đến cho
dân làng, mọi người sẽ đổ ra đứng kín quanh sân đình, háo hức xem diễn sự tích "chàng trai
họ Hoàng đánh thủy quái, cứu công chúa''. Sau cuộc diễn, người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn
lạ, tham gia những đám rước hoặc tụ tập quanh người già nghe kể về bí quyết bắt rắn, nuôi
rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn...
Theo truyền thống ấy, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, chế
thuốc còn giữ vững và phát triển mạnh nghề bắt rắn, nuôi rắn... Có thể nói, rắn là biểu tượng
của làng, là nghề cơ bản hoặc duy nhất của nhiều gia đình ở Lệ Mật. Nơi đây đã trở thành
làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam.
(www.tintuc.xalo)
II. KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
1. CHÀNG RỂ RẮN
Thuở xưa ở Mường Chàng có một người đàn bà góa chồng từ lúc đứa con gái độc nhất
ra đời được mấy hôm. Vì thương con, thương chồng nên người đàn bà ấy nhất quyết không
lấy ai nữa, một mực ở vậy nuôi con. Bao nỗi cực nhọc vất vả đè lên vai, bà vẫn lặng lẽ chịu
đựng, không một tiếng kêu ca. Niềm vui lớn nhất của bà là đứa con gái cứ mỗi ngày một lớn
lên, càng lớn càng xinh đẹp. Bà cưng chiều con đến mức con gái đã đến tuổi lấy chồng mà bà
vẫn coi con như hồi nó còn nhỏ dại. Chẳng bao giờ bà để cho con vào rừng đào củ, hái măng
hay xuống suối xúc cá, xúc tôm một mình.
Được mẹ cưng chiều nhưng không vì thế mà con gái bà sinh ra lười nhác, hư đốn.
Ngược lại, cô càng thương yêu, quý trọng mẹ hơn. Nhiều lần cô phải trốn mẹ để được làm đỡ
cho mẹ những việc nặng nhọc như chặt cây, lấy củi, vác nước.
Một tối sau khi ăn cơm xong, người mẹ chất thêm củi vào bếp cho lửa cháy to hơn rồi
gọi con gái lại nói:
- Con à, con đã đến tuổi lấy chồng, con trai Mường ta con có ưng đứa nào không?
Nghe mẹ hỏi, cô gái đỏ bừng mặt, giẫy nẩy:
- Mẹ, con không lấy chồng đâu, con ở với mẹ thôi.
Cô gái gục đầu vào lòng mẹ. Người mẹ vuốt nhẹ tay lên mái tóc óng mượt của con, âu
yếm:
- Ồ, con gái nói thế là mẹ không ưng đâu, con phải lấy chồng chứ. Con phải bắt đứa
con trai mà con thương nhất về đây ở với mẹ con ta chứ?
Cô gái không trả lời mẹ, lòng cô bỗng trào lên một tình cảm mới lạ khiến cho toàn
thân cô run lên, nóng bừng. Đêm ấy cô không sao chợp được mắt. Quả là gần đây con trai
trong Mường có nhiều người để ý đến con. Mỗi khi gặp cô họ hay trêu đùa, mời suổi, có
người còn đem khèn đến tận chân cầu thang nhà cô trong những đêm trăng sáng mà thổi.
Tiếng khèn dìu dặt của chàng trai vừa như thổ lộ tâm tình vừa như trách móc ai đó khiến cho
cô nhiều lúc thổ thức, xốn xang. Những lúc ấy cô muốn trốn mẹ để xuống với bạn, xuống với
tiếng khèn tha thiết ấy. Nhưng rồi nổi thương mẹ già cô đơn lại níu cô lại, cô liền ôm chặt
lấy đôi vai xương xương của mẹ. Còn đêm nay chính mẹ cô đã nói ra điều mà cô sợ chưa
dám nghĩ tới làm cho cô bất ngờ đến bàng hoàng. Ừ, cứ như lời mẹ thì ắt là cô phải lấy
chồng. Nhưng người con trai mà cô sẽ chọn làm chồng là ai thì cô chưa nghĩ đến. Bởi cô vừa
thương mẹ già yếu phải ở một mình lại vừa buồn vì nhà cô quá nghèo. Hai mẹ con làm vất
vã quanh năm mà ăn còn không đủ no, mặc còn chưa đủ lành, đủ ấm thì sắm gối, sắm chăn
sao được. Những lúc nhìn con gái trong làng dệt thổ cẩm là cô lại mủi lòng, thương mình,
thương mẹ.
Sau đêm ấy ít hôm, người mẹ lại lặng lẽ vào rừng chặt song về bán. Bà vào tận rừng
sâu mới tìm được một bụi song ưng ý. Bà chọn chặt một cây to nhất nhưng chặt xong thì
không thể nào kéo được cây đã chặt ra. Cả bụi song quấn chặt vào nhau như những múi của
một chiếc thừng. Bà kéo mãi mà cây song vẫn không nhúc nhích được tý nào. Mặt trời đã lên
đến đỉnh núi Mùn, nắng như đổ lửa. Người bà run lên vì đói mệt, bà vừa thở hổn hển vừa
buột miệng nói: “ai kéo được cây song này ra khỏi bụi thì ta sẽ gả con gái cho”. Bà vừa nói
xong thì liền có tiếng người con trai đáp lại:
- Tôi sẽ kéo cây song ra khỏi bụi cho bà nhưng bà hứa sẽ gả con gái cho tôi chứ?
Mẹ cô gái nhìn phía có người nói nhưng chẳng thấy ai cả, ngoài cây cối rậm rạp, âm u,
bà hỏi:
- Ai nói đấy?
Tiếng đáp gọn lỏn:
- Tôi.
- Tôi là ai?
- Tôi là tôi.
Bà cố nhìn, nhìn mãi vẫn không thấy người đâu, bỗng bà giật nảy mình lùi lại, miệng
rú lên, hai hàm răng va vào nhau lập cập. Thì ra tiếng người trả lời bà vừa rồi không phải của
chàng trai nào mà là một con rắn. Con rắn to như cột nhà, đen trũi, đầu dướn cao hơi dô về
phía bà. Thấy bà qua hoảng sợ, rắn nói:
- Bà ơi, xin bà đừng sợ, tôi không làm hại bà đâu, tôi sẽ kéo cây song ra khỏi bụi cho
bà ngay mà bà chỉ quay mặt đi chỗ khác rồi nhắm mắt lại một chút thôi.
Nghe lời rắn mẹ cô gái không còn cách nào khác là quay mặt xuống suối, nhắm nghiền
mắt lại. Cùng lúc ấy, từ trong con rắn bước ra một tràng trai sinh đẹp, to lớn da trắng như củ
sắn vừa bỏ vỏ. Chàng cầm ngay gốc cây song kéo tuột nó ra khỏi bụi. Chàng làm nhanh đến
mức người đàn bà khốn khổ chỉ nghe đánh roạt một cái, khi quay lại bà đã thấy cây song
nằm cạnh con rắn. Vừa kinh hãi, vừa ngạc nhiên, bà lặng người như một cái cây đã chết. Bà
cứ đứng như thế một hồi lâu, mãi tới khi rắn nói: “bà kéo cây song về kẻo tối”. Bà kéo cây
song đi trước, con rắn lùi lũi bò theo sau. Chiều hôm ấy cả làng đồn ầm lên rằng con rắn
gớm ghiếc sắp làm chồng cô gái xinh đẹp nhất của Mường. Còn cô gái, từ lúc mẹ cô dẫn con
rắn về nhà, cô gào khóc thật thảm thiết. Cô đau đớn nói với mẹ:
- Mẹ ơi, sao mẹ nỡ gả con cho rắn? thà mẹ giết con đi còn hơn là mẹ làm việc đó.
Nghe con gái nói, người mẹ bàng hoàng như đang nằm mơ. Bà ghì con gái vào cái
ngực lép kẹp của mình, miệng lắp bắp như mê sảng:
- Không, mẹ không gả con cho rắn. Con đừng nói lảm nhảm nữa. Sao mẹ lại gả con
cho rắn?
Người mẹ vừa nói đến đấy cô gái lại khóc nấc lên, chỉ tay qua cửa sổ nói:
- Thế mẹ dẫn con rắn kia về đây làm gì?
Nghe mẹ hốt hoảng hỏi:
- Đâu rắn nào?
Dưới sân con rắn vẫn nằm khoanh tròn, đầu dướn lến nhà, miệng há ra nghe ngóng. Bà
sực tỉnh, ngay sau đó bà nằm vật xuống sàn nhà ngất lịm. Cô gái ôm vội mẹ lên giường rồi
vùa lay gọi mẹ nhưng lưỡi cứ líu lại. Trời đã tối hẳn, rừng núi trở nên tĩnh mịch, hoang vắng.
Đôi chim từ quy xuống dưới suối bắt đầu cất tiếng ai oán gọi nhau. Lòng cô gái đau đớn, rối
bời. Cô để mẹ nằm trên giường rồi đốt đóm vào rừng hái thuốc cho mẹ. Cô gái vừa bước
chấn xuống đến sân thì con rắn cất tiếng hỏi:
- Cô đi đâu thế?
Giá lúc khác thì cô gái đã vứt bỏ đóm chảy thốc lên với mẹ, nhưng lúc này nỗi thương
mẹ tràn ngập trong lòng, cô không biết sợ là gì nữa, đáp rằng:
- Ta vào rừng hái thuốc cho mẹ.
Rắn nói:
- Cô ở nhà với mẹ, để tôi đi cho.
Tiếng nói của rắn nhỏ nhẹ, thân hình như muốn chia sẻ với cô gái nỗi buồn của người
cùng cảnh ngộ khiến cho cô rất đỗi ngạc nhiên. Cô đứng tần ngần cầm bó đóm cháy rần rật
trong tay, mắt nhìn chằm chặp vào con rắn. Con rắn từ từ hạ đầu xuống rồi lao vút ra ngõ. Cô
gái rùng mình, bước lên cầu thang vào giường với mẹ. Mẹ cô vẫn nằm thẳng đơ như khúc gỗ
mục, hai mắt nhắm nghiền hơi thở đứt quãng, mệt nhọc. Cô gục đầu xuống cái ngực lép kẹp
của mẹ khóc rú lên. Nước mắt của cô gái cứ nối nhau chảy ra giàn lụa làm cho chiếc áo
mỏng manh của mẹ cô ướt sũng như vừa nhúng xuống suối. Cô gái đang khóc nức nở thì có
tiếng nói vọng vào:
- Cô ơi, tôi đã hái thuốc về đây, cô vò ra vắt lấy nước cho mẹ uống.
Cô gái nhìn ra ngoài, con rắn đã nằm cuộn tròn giữa sàn nhà, đầu dướn về phía cô.
Trước mặt rắn có một nắm lá rừng. Cô gái đứng dậy lấy lá làm theo lời rắn. Lạ thay, mẹ cô
vừa uống hết bát nước lá ấy thì đã tỉnh lại. Người bà nóng lên, hơi thở nhẹ nhõm, đều đều.
Cô gái mừng khôn xiết, nhìn rắn bằng đôi mắt biết ơn. Rắn cảm động chớp chớp mi mắt đáp
lại. Nữa đêm về sáng hôm ấy, trong giấc mơ của mình. Một lần cô vừa mở mắt ra đã giật
mình nhìn thấy người con trai xinh đẹp đang ngồi bên cô chính là người con trai đã gặp trong
mơ. Vừa bàng hoàng vừa sung sướng, người cô cứ run lên bần bật. Cô không dám tin vào
đôi mắt của mình, lẽ nào người con trai xinh đẹp này lại từ trong giấc mơ của cô bước ra. Cô
nghĩ “hay ta vẫn đang mơ”. Cô giơ tay đặt nhẹ lên vai chàng trai, chàng trai đỡ lấy tay cô rồi
nở nụ cười cất tươi, hỏi:
- Em mệt lắm phải không?
Cô gái hỏi lại:
- Chàng là ai, sao lại ngồi bên em thế này?
Chàng trai đưa mắt ra chỗ con rắn nằm, mắt cô gái cũng dõi theo ra đấy. Cô ngạc
nhiên thấy một đống vỏ rắn mỏng tang, lép xẹp như vỏ của một con rắn vừa lột xác. Cô ngơ
ngác hết nhìn chàng trai lại nhìn đống vở rắn như cố tìm cho mình một lời giải đáp nhưng
chàng trai chỉ mỉm cười và đống vỏ rắn thì vẫn nằm im lìm giữa sàn nhà. Một mối nghi ngờ
cứ lớn dần trong cô làm cho cô hoang mang, chỉ một chút nữa là cô sẽ khóc òa lên. Nhưng
rồi linh tính như mách bảo cho cô biết rằng giữa chàng trai xinh đẹp này với đống vỏ rắn kia
có một sự gắn bó kỳ lạ. Vì vậy cô ngồi bật ngay dậy, chạy ra đống vỏ rắn vơ lấy chúng ném
ngay vào bếp lửa. Việc làm bất thần của cô quá nhanh khiến cho chàng trai đứng ngây ra.
Chàng nói:
- Em à, thế là anh không sao trở lại kiếp rắn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN019.pdf