Luận văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ GIẢI PHÓNG NGƯỜI VIỆT NAM TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH 6

1.1. Vấn đề con người Việt Nam trong nhận thức của Hồ Chí Minh 6

1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự giải phóng người Việt Nam 27

Kết luận chương 1 44

Chương 2: SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG NGƯỜI VIỆT NAM CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG THỰC TIỄN - NHỮNG CỐNG HIẾN CHỦ YẾU 46

2.1. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng người Việt Nam khỏi ách áp bức nô dịch, thực hiện quyền con người 46

2.2. Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách xã hội vì con người 67

Kết luận chương 2 75

Chương 3: TIẾP TỤC SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 77

3.1. Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 77

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng con người trong công cuộc đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 88

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng” [45, tr.198]. Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt minh, nhằm tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước, không phân biệt công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản bản xứ, địa chủ yêu nước, đoàn kết cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc. Bản Chương trình Việt minh do Người khởi thảo nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là giải phóng triệt để con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về chính trị, bản Chương trình Việt minh ghi rõ: “hễ ai là người Việt Nam… đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ bọn Việt gian phản quốc” [45, tr.583]; mọi người dân Việt Nam đều có quyền tự do dân chủ: quyền “tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương. Bỏ chế độ bắt phu và các chế độ áp bức do đế quốc đặt ra” [45, tr.583]. Hồ Chí Minh viết nhiều bài báo để tuyên truyền, vận động các giai cấp, tâng lớp xã hội tập hợp lại trong các tổ chức thành viên của mặt trận lấy “cứu quốc”làm đầu như: “Công nhân Cứu quốc hội”; “Nông dân Cứu quốc hội”; “Phụ nữ Cứu quốc hội”; “Thanh niên Cứu quốc hội”… do Mặt trận Việt minh lãnh đạo. Người có tiền giúp tiền, kẻ có sức giúp sức, đồng tâm hiệp lực triệu người như một đấu tranh giành tự do độc lập cho dân tộc. Từ những tổ chức thí điểm Việt Minh đầu tiên ở Hà Quảng (Cao Bằng), Mặt trận Việt Minh đã phát triển khắp toàn quốc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước trong các tầng lớp thanh niên, học sinh, các nhân sĩ trí thức…tham gia vào sự nghiệp đấu tranh chống Pháp, Nhật. Mặt trận Việt Minh thực sự đóng vai trò nòng cốt của lực lượng chính trị của quần chúng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cùng với việc xây dựng lực lượng chính trị, Hồ Chí Minh và Đảng ta coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Người trực tiếp soạn, giảng về nghệ thuật chiến tranh, chiến thuật du kích, tổ chức huấn luyện quân sự chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 12-1944, Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng bách chiến bách thắng. Tình hình chính trị thế giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến mau lẹ. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Việt Nam. Cao trào kháng Nhật của nhân dân ta nổ ra mạnh mẽ; hàng loạt xã, tổng, châu, huyện ở Việt Bắc được giải phóng và thành lập các ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Tháng 5-1945 Hồ Chí Minh từ Cao Bằng trở về Tân Trào (Tuyên Quang) lãnh đạo toàn dân chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trước thời cơ cách mạng xuất hiện, Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 và Đại hội quốc dân, họp ngày 16 tháng 8 năm 1945 đề ra chủ trương tiến hành tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Đông Dương, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là văn kiện quan trọng của Đảng và của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc; là bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, không chỉ khẳng định những nguyên tắc pháp lý về độc lập dân tộc mà còn khẳng định quyền dân tộc và quyền cơ bản của con người. Thông qua việc trích dẫn những lời bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền Pháp 1791, Người đi đến khẳng định quyền của dân tộc, “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [46, tr.4]. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã minh chứng cho tư tưởng của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cống hiến quan trọng vào tiến trình cách mạng thế giới: phá vỡ hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất của nó, mở đầu giai đoạn tan rã của hệ thống thuộc địa cũ trên toàn thế giới. Thứ hai, Hồ Chí Minh lãnh đạo đấu tranh bảo vệ quyền của người dân trong một nước Việt Nam độc lập. Giải phóng con người về mặt chính trị không đơn thuần chỉ là xóa bỏ ách áp bức dân tộc, điều quan trọng là phải giành và thực thi các quyền con người Quyền con người, được hiểu là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người. Quyền con người thường gắn với tự do cá nhân, đấu tranh vì quyền con người cũng tức là đấu tranh cho tự do của con người. Tất nhiên, cần phải hiểu tự do ở đây là tự do chân chính, tự do là có thể làm mọi cái không hại cho người khác, vì vậy việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ có giới hạn là việc bảo đảm cho những thành viên khác của xã hội cũng được hưởng chính những quyền ấy. Hiến pháp 1791 của nước Pháp viết: quyền con người - đó là “quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức”. Tuyên ngôn Độc lập của nuớc Mỹ có ghi: quyền con người - đó là “các quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Quyền của con người có rất nhiều, song, Hồ Chí Minh thường quan tâm là giành và thực thi quyền lực chính trị và quyền tự do cá nhân. Để thực hiện các quyền con người, theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng được một chế độ chính trị dân chủ, tức là quyền làm chủ thuộc về nhân dân. Trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy, nếu không có dân chủ, hoặc có nhưng chỉ là giả tạo sẽ dẫn đến hiện tượng: có thể xóa bỏ được sự bóc lột, nhưng không xóa bỏ được sự nô dịch dưới tất cả mọi hình thức biến tướng của nó, từ đó sẽ dẫn đến sự nô dịch về tinh thần và sự tái phát về “tha hóa” là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề quyền lực chính trị thuộc về nhân dân được Hồ Chí Minh đặt ra từ rất sớm. Trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gửi tới hội nghị Vecxây năm 1919, Nguyễn ái Quốc đòi Chính phủ Pháp thực hiện “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người âu châu” [43, tr.435]; đòi hỏi cho nhân dân An Nam được hưởng các quyền: tự do báo chí, tự do ngôn luận; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dưong; tự do học tập; thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Trong Đường Kách mệnh (1927), Nguyễn ái Quốc viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc” [44, tr.270]. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xây dựng hiến pháp. Người coi đây là một nhiệm vụ cấp bách, bởi hiến pháp là cơ sở pháp lý để ban hành các đạo luật và sắc lệnh đảm bảo cho nhân dân được hưởng trực tiếp những quyền tự do dân chủ. Hồ Chí Minh cho rằng, hiến pháp theo lý tưởng dân quyền là yếu tố của văn hoá chính trị, là nhu cầu sinh tồn của dân tộc. Do đó, “xây dựng chính trị: dân quyền” là một trong năm điểm lớn để xây dựng nền văn hoá dân tộc mà trong đó, dân chủ được mở rộng theo lý tưởng dân quyền sẽ tạo điều kiện cho nhân dân được trực tiếp tham gia quản lý nhà nước. Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức trên cả nước đã thành công rực rỡ. Ngày 2-3-1946, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp phiên thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Trong lễ nhậm chức, Người đọc lời tuyên thệ “trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc” [46, tr..196]. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo, được thông qua tháng 11-1946, trong đó khẳng định quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động. Điều 1 – chương I của Hiến pháp khẳng định rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [20, tr.8]. Điều 6 - chương II của Hiến pháp cũng khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá” [20, tr.9]. Điều 10 - chương II của Hiến Pháp khẳng định: “công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp ; tự do tín ngưỡng; tự do, cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” [20, tr.10]. Trong thực tiễn chỉ đạo xây dựng chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, Người xác lập những nguyên tắc hoạt động cơ bản của chính quyền là gánh vác công việc của nhân dân; là đầy tớ của dân, thương yêu gần gũi và kính trong nhân dân.Trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, ngày 17-10-1945, Người căn dặn cán bộ các cấp: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến làng, đều là công bộc của dân…Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu ta, kính ta” [46, tr.56-57]. Dưới bút danh Chiến Thắng, Hồ Chí Minh đã viết hàng loạt bài đăng trên báo Cứu quốc thường xuyên phê bình và nhắc nhở cán bộ phải nhớ rằng mình là đầy tớ của dân chứ không phải những ông “quan cách mạng”. Người nhắc nhở muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân thì phải đặt quyền lợi của dân trên hết, “việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” [46, tr.47-48], “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người” [46, tr.22]. Với tất cả sự nỗ lực đó, nhà nước cách mạng non trẻ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo được toàn dân thừa nhận là nhà nước của dân, hoạt động vì quyền lợi của dân, được toàn dân sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nhà nước của mình. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thay mặt Chính phủ, Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, trong đó chỉ rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là từ phía thực dân Pháp xâm lược; khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [46, tr.480]. Người kêu gọi toàn dân “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” [46, tr.480]. Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực tự cường trong suốt 9 năm. Người chính là linh hồn của cuộc kháng chiến, kịp thời đề ra tư tưởng vừa kháng chiến vừa kiến quốc; chỉ đạo cuộc kháng chiến đi từ cầm cự - phòng ngự - phản công, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống đế quốc Mỹ và tay sai. Với tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng Lao động Việt Nam xác định rõ kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của nước ta lúc này là Đế quốc Mỹ và tay sai phản bội quyền lợi dân tộc; đề ra đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: miền Bắc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân. Trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh cùng với Đảng lao động Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến giành được nhiều thắng lợi to lớn, làm thất bại lần lượt các kiểu chiến tranh của Mỹ, từ “Chiến tranh đơn phương” (1943-1960), “Chiến tranh đặc biệt”(1961-1964), “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) tạo đà cho những thắng lợi tiếp theo đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi. 2.1.2. Giải phóng người Việt Nam về kinh tế Suốt cuộc đời cách mạng sôi nổi của mình, cùng với khát vọng giải phóng con người về chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới nhiệm vụ giải phóng con người về mặt kinh tế. Cống hiến nổi bật của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng con người về mặt kinh tế thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, phát triển lực lượng sản xuất góp phần xóa bỏ ách áp bức giai cấp về kinh tế. Mục tiêu giải phóng con người về mặt kinh tế là xoá bỏ quan hệ sản xuất bóc lột, xây dựng được một quan hệ sản xuất mới, giải phóng sức sản xuất xã hội. Mức độ giải phóng con người về mặt kinh tế phụ thuộc trước hết và phần lớn vào quan hệ sản xuất xã hội tiến bộ hay không, vì quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội), bao gồm: 1. Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; 2. Các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; 3. Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi nền kinh tế - xã hội, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định, là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất. Chính quan hệ sở hữu - quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội. Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chức quản lý quá trình sản xuất. Cuối cùng, chính quan hệ sở hữu quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội. Hồ Chí Minh nhận thức rõ nguyên nhân sâu xa của sự “tha hóa” con người bắt nguồn từ chế độ tư hữu, muốn giải phóng triệt để con người phải xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Ngay từ khi thành lập Đảng (2 -1930), trong Chánh cương vắn tắt, Nguyễn ái Quốc chủ trương: A. Về phương diện kinh tế: a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; b)Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,v.v) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp; f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ [45, tr.1-2]. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhiệm vụ giải phóng con người về chính trị cơ bản đã hoàn thành, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện những cải cách kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, xác lập quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân lao động thông qua hai hình thức chủ yếu: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa” [51, tr.291]. “Chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta thì mới phát động được lực lượng sản xuất và tài năng của nhân dân” [52, tr.106]. Sự hấp dẫn của đế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ ở chỗ, hiện thực hóa những lý tưởng chính trị, đạo đức của con người, mà nó còn là một động lực, bởi vì “Chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa mà cụ thể là ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước,…tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm không sợ khó, ý thức cần kiệm” [51, tr.575]. Xuất phát từ thực tế Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nông dân chiếm đại đa số, đối tượng của sự nghiệp giải phóng con người về mặt kinh tế trước hết là giai cấp nông dân, vì vậy, phải xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc” [49, tr.15]. Trong Thư gửi Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc, ngày 5-2-1953, Hồ Chí Minh phê phán những khuyết điểm của cán bộ không nhận rõ vai trò quan trọng của nông dân, không chăm lo đến đời sống của nông dân. Người chỉ rõ: “Nội dung cách mạng dân chủ căn bản là giải phóng cho nông dân, chia ruộng đất cho nông dân. Bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự” [49, tr.25]. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất đem lại tư liệu sản xuất cho người nông dân. Tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa I, Hồ Chí Minh trình bày bản báo cáo quan trọng, nêu mục đích, đường lối, phương châm tiến hành cải cách ruộng đất. Đường lối đó là: “Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [49, tr.180]. Người nói: vì cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp rộng lớn, phức tạp, gay go lại tiến hành vào lúc ta đang kháng chiến, cho nên trong quá trình thực hiện, có thể xảy ra sai lầm, lệch lạc. Để ngăn ngừa và sửa chữa những sai lầm lệch lạc đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ đảng viên “phải nắm vững chính sách của Đảng và Chính phủ, dựa hẳn vào quần chúng và đi đúng đường lối quần chúng” [49, tr.183]. Trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, Người nhắc nhở phải chú trọng vận động quần chúng sản xuất, phải thật sự săn sóc đến đời sống của nông dân. Người kịp thời chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong xây dựng quan hệ sản xuất mới, Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của chế độ ta là xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chủ trương đó được hiện thực hóa trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông dân; thợ thủ công và những người lao động riêng lẻ khác. Quan điểm của Hồ Chí Minh là gắn cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài. Cải tạo và xây dựng cần tiến hành trên tất cả các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, văn hóa, tư tưởng. Hồ Chí Minh xác định khâu chính trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, bằng cách tiến hành phong trào hợp tác hóa. Người vạch rõ đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng ta đối với nông nghiệp là: “đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa), tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa)” [52, tr.15]. Quá trình này cần được thực hiện bằng hình thức và bước đi thích hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý của cán bộ cũng như khả năng nhận thức, giác ngộ của nhân dân ta. Nhờ đường lối của đúng đắn của Đảng và sự quan tâm chỉ đạo của Hồ Chí Minh, phong trào hợp tác hóa diễn ra rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Chỉ trong ba năm, (từ 1958 đến cuối năm 1960), phong trào hợp tác hóa nông nghiệp đã căn bản hoàn thành, chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã bậc thấp, góp phần giải phóng người nông dân, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Đối với những người làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ, Hồ Chí Minh chủ trương “bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện” [51, tr.589]. Đối với các nhà tư sản công thương, Hồ Chí Minh chủ trương “Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước” [51, tr.589]. Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện đồng thời việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ với xây dựng quan hệ sản xuất mới; ra sức phát triển lực lượng sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất; ưu tiên phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa; gắn chặt nhiệm vụ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp. Về các hình thức sở hữu, Hồ Chí Minh xác định: trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau: 1.Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. 2. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. 3. Sở hữu của người lao động riêng lẻ. 4. Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản. Người chỉ rõ: “Mục đích của chế độ ta là xoá bỏ các hình thức không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”[51, tr588]. Trong quan hệ về phân phối sản phẩm, Hồ Chí Minh chỉ rõ: dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối theo lao động, làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, trừ trẻ em, người già, người bị tàn tật, ốm đau. Tạo sự công bằng, bình đẳng trong phân phối sản phẩm xã hội, Người coi đó là một trong những động lực của chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp giải phóng con người chỉ có thể thực hiện một cách triệt để khi nào lực lượng sản xuất phát triển đến mức tạo ra năng xuất lao động cao thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất xét đến cùng sẽ quy định tất cả. Về cơ bản, cái gì phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất là cái tất thắng, cái tiến bộ và ngược lại. Mọi hoạt động cụ thể của con người đều diễn ra theo suy nghĩ và điểu khiển của ý thức tư tưởng. Sức mạnh của trí tuệ, của ý chí, của các cá nhân đặc biệt đều để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử. Nhưng tất cả điều đó bị giới hạn và bị quy định bởi trình độ của lực lượng sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất. Nhận thức rõ tính quy định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, trong quá trình chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật” [51, tr.586]. “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội…có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến” [52, tr.13]. Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động, bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Điều này cũng có nghĩa rằng, con người chỉ được giải phóng, được phát triển toàn diện trên cơ sở nền sản xuất xã hội đạt trình độ cao, có khả năng tạo ra những tiền đề vật chất để hiện thực hóa tiềm năng và nhu cầu của mỗi con người. Thứ hai, chăm lo lợi ích vật chất, nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là mối quan tâm thường xuyên của Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Xuất phát từ quan điểm độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân,“tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [46, tr.152], một ngày sau khi nước nhà được độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3-9-1945, Hồ Chí Minh nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết nhằm đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của nhân dân là: chống nạn đói; chống nạn dốt và các tệ nạn xã hội khác; xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thực hiện tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết. Vừa giành lại được độc lập sau hơn 80 năm nô lệ, đất nước ngổn ngang bao công việc, Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn những vấn đề cấp bách nhất, giải quyết kịp thời, có hiệu quả đưa đất nước từng bước vượt qua tình thế khó khăn. Để khắc phục nạn đói, Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc lạc quyên cứu đói. Người viết thư gửi đồng bào toàn quốc hô hào nhân dân chống nạn đói, coi chống “giặc đói” cũng quan trọng như chống giặc ngoại xâm. Trong thư Gửi nông gia Việt Nam, đăng trên báo Tấc đất, số 1, ra ngày 7-12-1945, Người khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!..Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập" [46, tr.115]. Trước nạn đói trầm trọng, trên tinh thần “sẻ cơm nhường áo”, Hồ Chí Minh đề nghị với đồng bào cả nước và bản thân Người đã gương mẫu thực hiện trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docMụclucj.doc
Tài liệu liên quan