Luận văn Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Tính đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 23 DNNN, trong đó có 19 DNNN hoạt động kinh doanh và 4 DNNN hoạt động công ích. Căn cứ theo ngành kinh tế kỹ thuật trực tiếp quản lý có thể phân loại DNNN tỉnh Bắc Ninh thành các loại tho đơn vị chủ quản. Trong số các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh thì số đông tập trung hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh quản lý 6 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt đông trong lĩnh vực xây dựng xếp ngay sau các doanh nghiệp nông nghiệp về số lượng cụ thể là Sở Xây dựng quản lý ít hơn 01 doanh nghiệp so với Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Thương mại và du lịch quản lý 03 doanh nghiệp và các Sở Công nghiệp - TTCN và Giao thông vận tải quản lý 02 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại được chia đều cho các Sở Văn hoá thông tin, Tài chính vật giá, Giáo dục và đào tạo, Y tế và UBND thị xã Bắc Ninh mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý 01 doanh nghiệp.

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường xã hội 2.076 tỷ đồng tăng 17,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 39,4 triệu USD, trong đó địa phương 15,2 triệu USD tăng 1,7% so với 2001, giái trị nhập khẩu ước đạt 55 triệu USD tăng 12,1%, trong đó địa phương 36,6 triệu USD tăng 10,7% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch phục vụ 60 nghìn lượt khách du lịch tăng 62%, doanh thu đạt 28 tỷ đồng tăng 9,8% so với năm 2001. Dịch vụ bưu điện tăng trưởng mạnh, doanh thu ước đạt 91 tỷ đồng tăng 36 %, lắp đặt thêm 19 nghìn máy điện thoại tăng 54% so với năm 2001, bình quân đạt 5,4 máy/ 100 người. Dịch vụ vận tải ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân: Khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 4,14 triệu tấn, tăng 12,9% vận chuyển hành khách đạt 2,85 triệu lượt người, tăng 8% so với cùng kỳ. + Đầu tư: Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 1916,3 tỷ đồng, tăng 18% so voí năm 2001, tỷ lệ đầu tư so với tổng sản phẩm trong tỉnh 41,1% ( năm 2001 là 40,8%); về cơ cấu đầu tư: XDCB chiếm 70,3%, bổ xung vốn lưu động 20,1%, chi đầu tư phát triển khác 9,6% 3.1.6- Cơ sở hạ tầng * Mạng lưới giao thông: + Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ cuả tỉnh (quốc lộ, đường tỉnh và đường liên huyện) tương đối hoàn chỉnh và phát triển tương đối tốt. Như đường quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, 38,đường cao tốc. - Các đường tỉnh nối liền trung tâm tỉnh tới các huyện, xã, nối Bắc Ninh với các tỉnh lân cận như đường tỉnh 280, 282, 286, 295, 281, 284, 285, 271, 291, 272, 283, 284... với chất lượng đường khá tốt đáp ứng được nhu cầu về giao thông và đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của Bắc Ninh. Ngoài ra, còn có hệ thống đường huyện, thị xã, đường xã và đường thôn xóm khá phát triển và từng ngày được nâng cấp, xây mới. Cùng với sự phát hệ thống giao thông đường thuỷ, đường sắt như: Đường sông có khả năng khai thác cho các phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải từ 200- 400 tấn thông qua. Đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc, đoạn chạy qua địa phận Bắc Ninh dài 20 km qua 4 ga do Tổng cục Đường sắt quản lý. 3.2- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là quan sát số lớn có cơ sở biện chứng và cụ thể ở từng thời gian và địa điểm (phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử). Trên cơ sở phương pháp chung này các phương pháp nghiên cứu cụ thể cũng được sử dụng như sau: 3.2.1- Phương pháp thống kê kinh tế. Là phương pháp nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng kinh tế- xã hội số lớn trong mối liên hệ chặt chẽ với các mặt chất ở điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Phương pháp này được vận dụng để: a) Thu thập số liệu: Bao gồm số liệu thứ cấp như tình hình cơ bản của địa phương, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương. Các số liệu này được thu thập qua Phòng Tổng hợp- Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ,ban, ngành của địa phương thông qua các báo cáo định kỳ và các cuộc điều tra chuyên môn. b) Điều tra điển hình: Tiến hành điều tra chuyên môn ở một số Công ty, doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh và thông qua quá trình thâm nhập thực hiện công tác xây dựng và đánh giá các phương án, thực thi chính sách đối với các đối tượng lao động. c) Phân tích số liệu: Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng. Tính toán các chỉ tiêu giải thích, phân tích, so sánh và cân đối để đánh giá mức độ quy luật biến động và các yếu tố ảnh hưởng của các vấn đề nghiên cứu. 3.2.2- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. Nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên sâu: Các nhà lãnh đạo, các chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty, người lao động, người lao động dôi dư… qua đó tham khảo những nhận xét đánh giá và đề xuất về tình hình, nguyên nhân và những phương án giải quyết. 3.2.3 Phương pháp so sánh Là phương pháp só sánh các chỉ tiêu kinh tế, số liệu đã xử lý qua các mốc thời gian. ậ đây chúng tôi sử dụng 3 kỳ ngiên cứu là năm 2000 và năm 2002. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đề tài với mục đích nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế . 3.2.4.- Phương pháp mô hình hoá. Là phương pháp mô phỏng các hiện tượng kinh tế- xã hội phức tạp, ít có khả năng biểu diễn bằng số liệu, được thể hiện thông qua các mô hình biểu đồ, đồ thị để lượng hoá và diễn đạt các hiện tượng kinh tế- xã hội đó. Đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên cứu và lý giải các vấn đề phức tạp như cung- cầu lao động, những yếu tố ảnh hưởng và hệ thống hoá các giải pháp. 3.2.5- Phương pháp dự tính dự báo. Thông qua các dữ kiện, dữ liệu đã có và những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập đưa ra những khuynh hướng, kết quả có thể có của tình hình thực tế. Và nhờ vậy có thể đưa ra được những đấnh giá, nhận xét mang tính chính xác, khách quan hơn phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Phần 4 kết quả nghiên cứu 4.1- Phương án sắp xếp lại DNNN của tỉnh giai đoạn 2002-2005 4.1.1- Tình hình doanh nghiệp của tỉnh a- Thực trạng của các DNNN thuộc tỉnh * Thực trạng DNNN trước khi thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg Năm 1997 khi được tái lập lại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 9 doanh nghiệp Nhà nước cùng với số doanh nghiệp Nhà nước phải chia tách từ tỉnh Hà Bắc (cũ) và được thành lập mới ở tỉnh Bắc Ninh là 16 doanh nghiệp, do vậy cuối năm 1997 tổng số doanh nghiệp trực thuộc là 25 doanh nghiệp. Trong số 25 doanh nghiệp trực thuộc có 2 doanh nghiệp của ngành công nghiệp, 9 doanh nghiệp của ngành nông nghiệp, 6 doanh nghiệp của ngành giao thông vận tải và xây dựng, 4 doanh nghiệp của ngành thương mại dịch vụ, 1 doanh nghiệp của ngành tài chính và 3 doanh nghiệp của ngành y tế, giáo dục, văn hoá. Đến cuối năm 1999, tỉnh thành lập mới thêm 3 doanh nghiệp Nhà nước đồng thời chỉ đạo thực hiện làm điểm cổ phần hoá 01 donh nghiệp nhà nước và chuyển 2 đơn vị sự nghiệp có thu thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích do vậy cuối năm 1999 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 29 doanh nghiệp. * Thực trạng DNNN sau khi thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg đến nay Từ khi có chỉ thị số 20/1998/CT-TTg bằng việc thành lập Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp UBND tỉnh Bắc Ninh đã theo dõi sát sao và chỉ đạo công tác đổi mới doanh nghiệp của tỉnh một cách khá hiệu quả. Sau khi có chỉ thị số 20/1998/CT-TTg công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những kết quả khả quan thông qua một số tiêu chí cụ thể. Tính đến nay sau gần 5 năm thực hiện chỉ thị 20/1998/CT-TTg tỉnh đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá cho 09 doanh nghiệp, trong đó thực hiện cổ phần cho 06 doanh nghiệp độc lập, cổ phần thường của Nhà nước 2.862 triệu đồng. Ta có tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn như sau: Biểu 5: Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh TT Danh mục doanh nghiệp Vốn (Tr.đồng) Lao động (người) Ghi chú 1 C.ty Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống 105.295 422 Công ích 2 C.ty Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Đuống 74.736 295 Công ích 3 C.ty Môi trường và công trình đô thị 3.022 141 Công ích 4 Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới ĐB Bắc Ninh 1.442 7 Công ích 5 C.ty Cấp thoát nước Bắc Ninh 2.995 120 Sự nghiệp 6 C.ty Xổ số kiến thiết Bắc Ninh 1.229 24 Sự nghiệp 7 C.ty Nông sản Bắc Ninh 9.819 354 Kinh doanh 8 C.ty giống cây trồng Bắc Ninh 3.380 108 Kinh doanh 9 C.ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh 5.615 611 Kinh doanh 10 C.ty thương mại Bắc Ninh 4.591 413 Kinh doanh 11 C.ty Du lịch Bắc Ninh 772 95 Kinh doanh 12 C.ty xây dựng Bắc Ninh 1.213 110 Kinh doanh 13 C.ty Đầu tư và phát triển nhà Bắc Ninh 935 164 Kinh doanh 14 C.ty Khảo sát thiết kế xây dựng Bắc Ninh 184 37 Kinh doanh 15 C.ty Tư vấn xây dựng NN&PTNT Bắc Ninh 343 38 Kinh doanh 16 Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông Bắc Ninh 140 24 Kinh doanh 17 C.ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Ninh 916 181 Kinh doanh 18 C.ty may Bắc Ninh 300 266 Kinh doanh 19 C.ty phát hành sách và vật phẩm văn hoá Bắc Ninh 244 25 Kinh doanh 20 C.ty sách và thiết bị trường học Bắc Ninh 628 19 Kinh doanh 21 Xí nghiệp giống thuỷ sản Bắc Ninh 1.533 19 Kinh doanh 22 C.ty Vật liệu xây dựng Cầu Ngà 1.731 270 Kinh doanh 23 C.ty Sông Cầu 742 108 Kinh doanh Tổng 221.805 3.851 Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh Cụ thể năm 1999, thực hiện hoàn thành cổ phần hoá xong Công ty vận tải đường bộ Bắc Ninh thành Công ty cổ phần vận tải đường bộ Bắc Ninh, năm 2000, thực hiện hoàn thành cổ phần hoá xong các doanh nghiệp: Công ty vật tư tổng hợp Bắc Ninh thành Công ty cổ phần tổng hợp Bắc Ninh và Công ty cơ khí nông nghiệp Bắc Ninh thành Công ty cổ phần cơ điện nông nghiệp Bắc Ninh, năm 2001, thực hiện hoàn thành cổ phần hoá xong các doanh nghiệp: Công ty Dược phẩm Bắc Ninh thành Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh, Xí nghiệp cơ khí Đáp Cầu thành Công ty cổ phần Nam Sông Cầu, Công ty giấy Thuận Thành thành Công ty cổ phần giấy Thuận Thành. Đồng thời chỉ đạo cổ phần cho 03 bộ phận doanh nghiệp cổ phần thường của Nhà nước 258 triệu đồng cụ thể: Trung tâm thương mại Từ Sơn thuộc Công ty thương mại Bắc Ninh thành Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Từ Sơn, Cửa hàng thương nghiệp Quế Võ thuộc Công ty thương mại Bắc Ninh thành Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Quế Võ, Cửa hàng thương nghiệp Thuận Thành thuộc Công ty thương mại Bắc Ninh thành Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thuận Thành. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 23 doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện sắp xếp. Tình hình tổng thể các doanh nghiệp cụ thể như sau: Biểu 4: Tình hình hoạt động của các DNNN tỉnh Bắc Ninh DANH Mục ĐVT 1999 2000 2001 Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp lãi Doanh nghiệp lỗ DN 22 23 23 DN 17 19 18 DN 5 4 5 Vốn nhà nước Vốn ngân sách Vốn tự bổ xung Tr.đồng 179.864 186.949 221.805 Tr.đồng 175.991 182.690 215.434 Tr.đồng 3.873 4.259 6.351 Tổng số lao động Lao động chờ sắp xếp Người 3.094 3.703 3.852 Người 262 236 229 Kết quả SXKD Doanh thu Kim ngạch xuất khẩu Lãi thực hiện(trước thuế) Lỗ(cộng dồn) Tr.đồng 354.271 334.557 410.015 USD 12.067.000 22.835.000 11.290.367 Tr.đồng 5.159 6.814 3.853 Tr.đồng 19.867 29.235 18.684 Tổng nộp ngân sách Thuế VAT Thuế thu nhập Thuế XNK Thuế sử dụng vốn Tr.đồng 48.083 59.236 53.790 Tr.đồng 19.166 34.112 22.874 Tr.đồng 587 996 1.520 Tr.đồng 26.409 22.510 27.477 Tr.đồng 104 51 542 Tổng nợ Nợ phải trả Nợ ngân sách Nợ ngân hàng Nợ phải thu Nợ khó đòi Tr.đồng Tr.đồng 251.142 318.786 450.074 Tr.đồng 20.149 16.679 9.330 Tr.đồng 91.533 125.249 179.299 Tr.đồng 156.169 183.866 264.848 Tr.đồng 13.799 15.702 17.163 Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh Tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước bao gồm cả vốn ngân sách và vốn tự bổ sung là năm 2001 là 221.805 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp là gần 8 tỷ đồng. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số vốn tương đối nhỏ mà cụ thể là có 18 doanh nghiệp có vốn đưới 1 tỷ đồng chiếm 72% tổng số doanh nghiệp, 5 doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng chiếm 20 % tổng số doanh nghiệp, và 2 doanh nghiệp chiếm 8% trên tổng số doanh nghiệp vốn trên 10 tỷ đồng, với 02 doanh nghiệp này tổng số vốn nhà nước là trên 100 tỷ đồng chiếm tới 77,5% tổng số vốn. Năm 2001 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có tổng doanh thu là 410.015 triệu đồng, nhưng số tiền nộp cho ngân sách Nhà nước của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn là không lớn chỉ khoảng53.790 triệu đồng. Thông qua đó đem lại cho các doanh nghiệp tổng lợi nhuận trước thuế khoảng 3.853 triệu đồng, thế nhưng tổng nợ phải trả là khá lớn so với lợi nhuận trên vào khoảng 450.074 triệu đồng trong đó tổng nợ phải thu là 264.848 triệu đồng (nợ khó đòi: 17.163 triệu đồng). Tổng hợp các kết quả cho thấy trong tổng số 25 doanh nghiệp thì có 17 doanh nghiệp có lãi, 02 doanh nghiệp hoà vốn và 06 doanh nghiệp thua lỗ. Sau khi thực hiện chỉ thị 20/1998/CT-TTg đến nay trên địa bàn tỉnh còn 23 doanh nghiệp giữ nguyên 100% sở hữu nhà nước tổng số vốn: 221.805 triệu đồng trong đó: 04 doanh nghiệp công ích và 19 doanh nghiệp kinh doanh tổng số vốn lần lượt là: 144 075 triệu đồng và 36492 triệu đồng; chiếm tỷ trọng 86% và 11,5% vốn kinh doanh. Bên cạnh đó công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp còn đạt được một số kết quả trong việc sáp nhập, hợp nhất Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm vào Công ty Nông sản Bắc Ninh tổng vốn Nhà nước: 366 triệu đồng và thực hiện giải thể Công ty In Bắc Ninh với tổng số vốn nhà nước: 310 triệu đồng. b- Một số nhận xét về các DNNN của tỉnh * Những mặt tích cực Các DNNN tỉnh Bắc Ninh hầu hết là quy mô nhỏ, vốn ít, trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động công ích hoặc có sản phẩm công ích. Một số doanh nghiệp mới bắt đầu vận hành dự án đầu tư chiều sâu hoặc đang triển khai thực hiện dự án đầu tư nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Tuy nhiên một số doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu sản xuất kinh doanh có hiệu quả do các doanh nghiệp này có đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, tích cực tìm kiếm thị trường, quản lý kinh doanh chặt chẽ. Tuy quy mô nhỏ, vốn ít nhưng các doanh nghiệp đã đạt doanh thu và nộp ngân sách khá, ngoài ra còn thu hút được 3757 lao động có việc làm với mức thu nhập bình quân của các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đạt trên 600000 đồng/người/tháng. * Những mặt hạn chế, yếu kém Thứ nhất: Các DNNN sản xuất công nghiệp thuộc tỉnh còn ít và quy mô nhỏ, là tỉnh có sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm rất ít. Nhiều doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng và một số doanh nghiệp có tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh gần giống nhau. Thứ hai: Sự phân bố DNNN giữa các vùng lãnh thổ chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, lao động và giao lưu thị trường. Vì vậy, làm hạn chế tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Quy mô DNNN hầu hết là nhỏ bé, không đủ vốn pháp định theo quy định, vẫn còn những doanh nghiệp chưa có địa điểm kinh doanh, chưa có trụ sở làm việc. Trình độ công nghệ và thiết bị của các DNNN hiện nay nhìn chung là lạc hậu, trừ một vài doanh nghiệp được đầu tư mới còn hầu hết được trang bị từ thời bao cấp nên chất lượng sản phẩm kém, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba: Về hiệu quả mặc dù một số doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng đa số các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thấp, chưa có dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hoạt động công ích hoặc có sản phẩm công ích; đầu tư cho sản xuất còn ít, do đó chưa giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp chưa theo kịp biến động của thị trường, có phần ảnh hưởng của cơ chế cũ, chậm đổi mới, thiếu năng động sáng tạo. Trước khó khăn vẫn có tư tưởng chờ sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước. Thứ tư: Đối với xuất-nhập khẩu, mặc dù đã năng động trong kinh doanh nhưng hàng xuất khẩu chủ yếu mua gom từ các tỉnh bạn, sản phẩm thường ở dạng thô, chưa tổ chức tốt việc sản xuất chế biến nên giá trị xuất khẩu thấp. Vốn của Nhà nước cấp cho doanh nghiệp quá ít, không đủ tiềm lực để phát triển sản xuất kinh doanh và liên doanh liên kết với nước ngoài. 4.1.2- Phân loại DNNN hiện đang quản lý a- Phân loại theo sự quản lý Tính đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 23 DNNN, trong đó có 19 DNNN hoạt động kinh doanh và 4 DNNN hoạt động công ích. Căn cứ theo ngành kinh tế kỹ thuật trực tiếp quản lý có thể phân loại DNNN tỉnh Bắc Ninh thành các loại tho đơn vị chủ quản. Trong số các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Ninh thì số đông tập trung hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh quản lý 6 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt đông trong lĩnh vực xây dựng xếp ngay sau các doanh nghiệp nông nghiệp về số lượng cụ thể là Sở Xây dựng quản lý ít hơn 01 doanh nghiệp so với Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Thương mại và du lịch quản lý 03 doanh nghiệp và các Sở Công nghiệp - TTCN và Giao thông vận tải quản lý 02 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại được chia đều cho các Sở Văn hoá thông tin, Tài chính vật giá, Giáo dục và đào tạo, Y tế và UBND thị xã Bắc Ninh mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý 01 doanh nghiệp. b- Phân loại DNNN theo Chỉ thị 20/1998/CT-TTg Căn cứ theo Chỉ thị 20/1998/CT-TTg, có thể phân loại DNNN tỉnh Bắc Ninh theo 3 nhóm như sau: Nhóm 1: Là những DNNN hoạt động công ích, những DN hoạt động SXKD có sản phẩm công ích và những DNNN hoạt động kinh doanh cần thiết phải duy trì sở hữu nhà nước gồm 6 doanh nghiệp. Nhóm 2: Là những doanh nghiệp không cần duy trì 100% vốn Nhà nước, cần tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu, trong nhóm này có những doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 1 tỷ đồng thì có thể lựa chọn vận dụng một trong các hình thức sáp nhập, CPH hoặc chuyển sang công ty TNHH một thành viên theo Nghị định 63/2001/NĐ-CP của Chính phủ, gồm 17 doanh nghiệp (chi tiết xem biểu). Nhóm 3: Nhóm của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chỉ có 01 đơn vị là Công ty vật liệu xây dựng Cầu Ngà. Phân loại DNNN tỉnh Bắc Ninh theo chỉ thị 20/1998/CT-TTg Nhóm I Nhóm II Nhóm III I. DNNN hoạt động công ích Xí nghiệp giống thuỷ sản Cty VLXD Cầu Ngà C.ty KT CT thuỷ lợi Bắc Đuống Công ty Dược phẩm C.ty KT CT thuỷ lợi Nam Đuống Xí nghiệp cơ khí Đáp Cầu C.ty MT và công trình đôthị BN Cty sách và thiết bị trường học Trạm Đăng kiểm PTCG ĐB BN Cty phát hành sách và VPVH II. DNNN HĐ KD có SP công ích Cty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Công ty cấp thoát nước Bắc Ninh Cty May Bắc Ninh Công ty Xổ số kiến thiết Bắc Ninh. Cty Du lịch Bắc Ninh CtyThương mại Bắc Ninh Xí nghiệp KS thiết kế giao thông Công ty Tư vấn XD NN&PTNT Công ty Khảo sát thiết kế xây dựng Công ty Xây dựng Bắc Ninh Công ty Đầu tư và phát triển nhà BN Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh Công ty Nông sản Bắc Ninh Công ty giống cây trồng 4.1.3- Phương án tổng thể sắp xếp DNNN giai đoạn 2002-2005 a- Phương án sắp xếp Căn cứ tình hình thực tế các DNNN của tỉnh thông qua quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình lao động và các vấn đề khác có liên quan của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh báo cáo UBND tỉnh và đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002-2005 của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh trình UBND tỉnh. Căn cứ Nghị quyết 05 của Hội nghị Ban chấp Trung ương Đảng Khoá IX; Chỉ thị 20/1998/CT-TTg, Chỉ thị 04/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn số 918/TT-KTTH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002-2005. Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh ( công văn số 918/TT-KTTH ngày 15/8/2002 ) và ý kiến của các Bộ, ngày 31/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 995/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002-2005. Phương án sắp xếp DNNN được xây dựng với mục đích chủ yếu là xem xét duy trì các doanh nghiệp sau: Các doanh nghiệp hoạt động công ích, các doanh nghiệp sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực Nhà nước cần quản lý thì giữ nguyên pháp nhân, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng khi chuyển thành công ty cổ phần Nhà nước cần thiết phải giữ cổ phần chi phối. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh còn lại thực hiện chuyển đổi sở hữu với các hình thức cổ phần hoá hoặc bán cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Nội dung phương án phê duyệt cụ thể như sau: Thứ nhất: Giữ nguyên 100% sở hữu Nhà nước đối với 05 DNNN Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp cụ thể sau: + DNNN hoạt động công ích giữ nguyên pháp nhân như hiện nay (03 DN): - Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống - Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Đuống - Công ty Môi trường và Công trình đô thị Bắc Ninh + DNNN hoạt động kinh doanh và có sản phẩm công ích(02 DN): - Công ty Cấp thoát nước Bắc Ninh - Công ty Xổ số Bắc Ninh Và cho phép chuyển 01 doanh nghiệp Nhà nước công ích thành đơn vị sự nghiệp có thu là Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ Bắc Ninh Thứ hai: Căn cứ vào tình hình thực tế của công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp, theo đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lộ trình sắp xếp DNNN tỉnh Bắc Ninh theo cách thức phân đoạn công việc cụ thể cho từng năm. * Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần: Năm 2002 + Công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Ninh + Công ty Thương mại Bắc Ninh Năm 2003 + Công ty đầu tư và phát triển nhà Bắc Ninh + Công ty xây dựng Bắc Ninh + Công ty xuất nhập khẩu Bắc Ninh + Công ty Giống cây trồng Bắc Ninh + Công ty Du lịch Bắc Ninh + Công ty Vật liệu xây dựng Cầu Ngà Năm 2004 + Công ty Nông sản Bắc Ninh + Công ty Sách và Thiết bị trường học Bắc Ninh + Công ty Phát hành sách và vật phẩm văn hoá Bắc Ninh + Công ty Sông Cầu * Doanh nghiệp chuyển và sáp nhập các doanh nghiệp khác: - Xí nghiệp giống thuỷ sản Bắc Ninh sáp nhập vào Công ty Nông sản Bắc Ninh. - Công ty May Bắc Ninh và Xí nghiệp May xuất khẩu (thuộc Công ty Xuất khẩu Bắc Ninh) chuyển vào Tổng Công ty Dệt- May Việt Nam. * Doanh nghiệp thực hiện giao, bán: + Công ty tư vấn xây dựng NN & PTNT Bắc Ninh. + Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông Bắc Ninh. + Công ty Khảo sát thiết kế xây dựng Bắc Ninh. b- Phân tích tổng quan về phương án sắp xếp Sau khi sắp xếp tổng số DNNN còn lại là 06 doanh nghiệp như vậy tỷ trọng số doanh nghiệp cần duy trì 100% sở hữu nhà nước chiếm 26% tổng số doanh nghiệp trước khi sắp xếp và tổng số vốn thuộc sở hữu nhà nước 188.719 triệu đồng tỷ trọng số vốn của những doanh nghiệp cần duy trì 100% sở hữu nhà nước chiếm 85%, bình quân mỗi DN có 31.453 triệu đồng. Với tổng số là 12 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện cổ phần hoá đưa tỷ trọng số DNNN sẽ thực hiện cổ phần hoá chiếm 52% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước và tỷ trọng số vốn của những DNNN thực hiện cổ phần hoá chiếm 13,7%. Trong đó số doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp là 02 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 17% tổng số doanh nghiệp cổ phần hoá, số doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần ở mức thấp là 04 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 33% tổng số doanh nghiệp cổ phần hoá và số doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ cổ phần 06 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 50% tổng số doanh nghiệp cổ phần hoá. Ngoài ra trong công tác đổi mới và sắp xếp còn thực hiện việc giao, bán, khoán và di chuyển các doanh nghiệp đi nơi khác. Từ nay đến 2005 sẽ thực hiện bán 03 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng số doanh nghiệp nhưng tỷ trọng số vốn của những doanh nghiệp thực hiện bán chỉ chiếm 0,3%. Số doanh nghiệp thực hiện sáp nhập là 01 chiếm tỷ trọng là 4% tổng số doanh nghiệp và tỷ trọng số vốn của những doanh nghiệp thực hiện sáp nhập chiếm 0,7%.Và có 02 doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển đi nơi khác chiếm 8,7% trong đó tỷ trọng số vốn của những doanh nghiệp thực hiện chuyển đi nơi khác chiếm 0,9%. Sau khi sắp xếp, số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn lại 21% đó là những doanh nghiệp hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh cần thiết cho nền kinh tế tỉnh. Trong đó số lượng lao động cần sắp xếp khoảng trên 250 người và tổng số công nợ phải thu cần xử lý 264.848 triệu đồng. Trong phương án sắp xếp đã xem xét chi tiết đến tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết, sẽ thực hiện phương án chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Chính phủ. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đến năm 2005, hàng năm khi thực hiện sắp xếp từng doanh nghiệp sẽ tính toán cụ thể để đề nghị phương án xử lý các vấn đề tài chính còn tồn tại. Những lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, lập phương án đề nghị Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ người lao động dôi dư. 4.2- Hỗ trợ lao đông dôi dư 4.2.1- Cơ sở hình thành chính sách a- Sự cần thiết phải ban hành chính sách Trong quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chiến lược, chính sách cụ thể, hiệu quả, tác động tích cực để lành mạnh hoá nền kinh tế, tạo tiềm lực để hội nhập. Các chính sách này mang tính đồng bộ, thống nhất tác động đến các thành phần, các đối tượng và cả nền kinh tế, một trong số các chính sách đó là chính sách đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Tại Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 24/9/2001 của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX đã khẳng định: Đổi mới, sắp xếp, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ cấp bách cũng là nhiệm vụ chiến lược. Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33963.doc
Tài liệu liên quan