Luận văn Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở rộng cung tín dụng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .2

MỤC LỤC .3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮVIẾT TẮT.5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒTHỊ.7

MỞ ĐẦU .8

1. SỰCẦN THIẾT CỦA LUẬN VĂN. .8

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.8

3. NHIỆM VỤ. .9

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. .9

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.9

5.1. Phương pháp nghiên cứu. .9

5.2. Phương pháp lấy mẫu, điều tra: .10

5.3. Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích những yếu tốtác động đến .10

5.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài nghiên cứu. .11

5.5. Những điểm nổi bật của luận văn. .12

CHƯƠNG 1 .13

TỔNG QUAN VỀDNVVN .13

1.1. CƠSỞLÝ THUYẾT.13

1.1.1. Một sốkhái niệm vềDNVVN:.13

1.1.2. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế:.14

1.1.3. Các mô hình phân tích bất bình đẳng vềthu nhập và tăng trưởng .21

1.1.3.1. Mô hình Kuznets: .21

1.1.3.2. Mô hình Lewis:.21

1.1.3.3. Mô hình phân phối lại trước, tăng trưởng sau:.21

1.1.3.4. Mô hình phân phối cùng với tăng trưởng của World Bank: .22

1.2. LÝ LUẬN, GIẢTHIẾT KHOA HỌC.22

1.2.1. Sựcần thiết phải mởrộng cung tín dụng cho các DNVVN. .22

1.2.2. Các đặc trưng chính của các DNVVN nhằm giải thích một sốbiến .24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .24

CHƯƠNG 2 .25

HIỆN TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN .25

2.1. TỔNG QUAN VỀTÌNH HÌNH KTXH QUẬN TÂN BÌNH. .25

2.1.1. Tình hình chung:.25

2.1.2. Cơcấu ngành nghềvà thành phần kinh tếchủyếu của quận.26

2.1.3. Tình hình hoạt động của các DNVVN trên địa bàn quận.27

2.1.4. Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn quận. .27

2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu tín dụng:.29

2.1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng từphía cầu tín dụng .29

2.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng từphía cung của các tổchức tín dụng.34

2.1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng từcác chính sách của Nhà nước .37

2.2. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU TẠI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN .43

2.2.1. Kết quảkhảo sát: .43

2.2.2. Phân tích giữa dưnợvay và 3 biến độc lập:.46

2.2.2.1. Dưnợvay theo doanh thu của DNVVN. .46

2.2.2.2. Dưnợvay theo lợi nhuận của DNVVN. .47

2.2.2.3. Dưnợvay theo tỷsuất lợi nhuận của DNVVN. .47

2.2.3. Kết quảcủa mô hình hồi quy:.48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .50

CHƯƠNG 3 .51

MỘT SỐGIẢI PHÁP MỞRỘNG CUNG TÍN .51

3.1. NHÓM GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG LÀM TĂNG HIỆU QUẢSẢN .51

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP HỖTRỢ. .53

3.2.1. Đối với các DNVVN: .53

3.2.2. Đối với các tổchức tín dụng: .54

3.2.3. Đềxuất chính sách đối với Nhà nước: .64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.69

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .71

PHỤLỤC.72

pdf88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở rộng cung tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, kế toán của các DNVVN là do chủ DN còn thiếu kiến thức về kế toán tài chính, chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác kế toán, kiểm toán nội bộ. Có tỷ lệ rất lớn các DNVVN chưa am hiểu về tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán; còn xem nhẹ đối với hoạt động này. Điều đó dẫn đến độ tin cậy của các báo cáo tài chính của các DN này không cao. Chính vì vậy mà các ngân hàng rất dè dặt khi đánh giá năng lực tài chính của DN trên cơ sở các báo cáo tài chính do các DN cung cấp. Tài sản đảm bảo nợ vay Vốn của các DNVVN không nhiều, phần lớn tập trung vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt bằng kinh doanh đa số là đi thuê nên không có nhiều bất động sản như nhà ở, đất ở để thế chấp vay vốn ngân hàng. Mặt khác, việc đảm bảo bằng động sản như hàng hóa, máy móc thiết bị... cũng rất hạn chế. Các ngân hàng vẫn chuộng tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản hơn các loại tài sản khác vì nó ít rủi ro, dễ quản lý, dễ xử lý khi có rủi ro xảy ra. Tóm lại, vì những hạn chế của các DNVVN về trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, tính chính xác và độ tinh cậy của các báo cáo tài chính, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường đã khiến các DN chưa thật sự tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng. Mặt khác, các DN lại thiếu tài sản để đảm bảo nợ vay nên khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Điều này đã gây ra những bất lợi cho DNVVN trong việc huy động vốn – một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ. 34 2.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía cung của các tổ chức tín dụng Yêu cầu nợ vay phải có tài sản đảm bảo Vì DNVVN có nhiều yếu điểm và chưa tạo được niềm tin với các tổ chức tín dụng khi xem xét đề nghị vay của các DN đều phải có tài sản đảm bảo nợ vay. Tài sản đảm bảo nợ vay được ưa chuộng nhất là bất động sản như nhà ở, đất ở, nhà xưởng... vì giá trị của các bất động sản tương đối ổn định, dễ bán hơn các loại động sản. Các tổ chức tín dụng rất hạn chế nhận tài sản đảm bảo nợ vay là các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền đòi nợ, bằng phát minh sáng chế... vì các lý do sau đây: Thứ nhất, máy móc thiết bị các DNVVN đa số là cũ kỹ, lạc hậu. Mặt khác khi cầm cố các loại máy móc thiết bị, ngân hàng phải để lại cho các DN sử dụng, ngân hàng chỉ giữ hồ sơ, giấy tờ sở hữu có liên quan, do đó các ngân hàng chỉ chọn lọc nhận tài sản cầm cố là máy móc của những DN đã có quan hệ tín dụng, có uy tín với ngân hàng. Máy móc thiết bị tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất nên qua thời gian bị hao mòn, giá trị giảm, ngoài ra nó còn giảm giá trị do hao mòn vô hình, do đó ngân hàng thường định giá các loại tài sản này thấp hơn giá trị còn lại của chúng khá nhiều nhằm đảm bảo an toàn và thường chỉ cho vay tối đa 50% giá trị định giá. Thứ hai, việc cầm cố hàng hóa, nguyên liệu sản xuất phát sinh nhiều thủ tục khá rườm rà. Cầm cố hàng hóa thông thường phải được giữ tại kho trung gian (kho của bên thứ ba). Đơn vị làm dịch vụ giữ hàng chỉ được xuất hàng khi có lệnh của bên nhận cầm cố (ngân hàng). Hàng hóa cầm cố phải mua bảo hiểm, trong thực tế, vụ án Minh Phụng – Epco đã phát sinh rủi ro từ việc gửi hàng hóa cầm cố ở kho thứ ba nên hiện nay các ngân hàng thương mại rất e ngại sử dụng hình thức quản lý tài sản cầm cố này. Nếu hàng hóa cầm cố để tại kho của bên cầm cố thì ngân hàng không được yên tâm, đặc biệt đối với những hàng hóa không để vào kho có khóa riêng hoặc không niêm phong được (như mặt hàng sắt, thép...). Một số ngân hàng vẫn nhận cầm cố hàng hóa, để tại kho của bên cầm cố và cử nhân viên ngân hàng xuống trực tiếp quản lý (như ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á, ngân hàng 35 Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín...), nhưng một số ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh lớn chưa làm được điều này. Các ngân hàng thường có rất ít kho để chứa hàng nên không thể để hàng hóa cầm cố tại kho ngân hàng được. Vì vậy việc cầm cố hàng hóa để vay vốn ngân hàng của các DNVVN còn nhiều hạn chế. Thứ ba, hầu hết các ngân hàng từ chối nhận tài sản cầm cố là quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, bằng phát minh sáng chế... bởi vì hiện nay chưa có cơ sở định giá, chưa có các quy định về việc xử lý đối với loại tài sản cầm cố này. Mặt khác các ngân hàng thương mại rất khó có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ vay từ các tài sản đó khi có rủi ro xảy ra. Thủ tục vay vốn còn rườm rà Khi đã có sự phân biệt DN lớn, DNVVN thì đáng lẽ các ngân hàng thương mại phải có phương pháp, cách thức thực hiện giao dịch sao cho phù hợp với loại hình DN này. Nhưng thực tế thủ tục vay vốn giữa DN lớn và DNVVN không có gì khác nhau (xem phụ lục), dẫn tới tình trạng các DN kêu ca thủ tục ngân hàng quá rườm rà. Đối với các DNVVN hiện nay nói chung, việc yêu cầu lập một bản phương án kinh doanh một cách khoa học, bài bản là một việc làm khó huống hồ khi đi vay vốn trung – dài hạn, họ phải lập dự án đầu tư, tính toán những chỉ tiêu kinh tế phức tạp như hiệu giá thuần (NPV), suất hoàn vốn nội bộ (IRR), ... Đối với các ngân hàng thương mại, thủ tục đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu đầy đủ thông tin về DN để có thể nắm được tình hình kinh doanh của khách hàng, giải quyết được nhu cầu vay của DN trên cơ sở đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với DN, mong muốn của họ là thủ tục không quá phức tạp, phù hợp với nhu cầu sản xuất và trình độ quản lý của họ để thuận tiện trong việc hoàn tất thủ tục, vay vốn kịp thời phục vụ sản xuất. Vì vậy, trên thực tế các ngân hàng đề ra thủ tục đáp ứng được nhu cầu của mình đã trở thành khó khăn, phức tạp đối với DN, đặc biệt là các DNVVN Trình độ cán bộ tín dụng còn bất cập 36 Cán bộ tín dụng là người luôn theo sát hồ sơ vay của khách hàng từ khi tiếp xúc ban đầu cho đến khi thu hồi xong nợ vay. Việc quyết định có cấp tín dụng hay không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng làm việc của cán bộ tín dụng. Vấn đề đặt ra là, cán bộ tín dụng là người hiểu DN nhất mà lại có xu hướng đề xuất cho vay trên cơ sở có tài sản đảm bảo chắc chắn thì xem ra chưa ổn. Có thể ở một số trường hợp cụ thể, một số DN cụ thể thì đúng, nhưng không phải đúng cho mọi trường hợp, mọi DN, bởi vì nguồn trả nợ vay không phải lúc nào cũng là từ tài sản đảm bảo; ngân hàng cho vay không phải nhằm mục đích bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Việc cán bộ tín dụng không đánh giá được năng lực thực sự của người đi vay đã dẫn đến tình trạng các DN muốn vay được vốn buộc phải có tài sản đảm bảo là điều khó chấp nhận được. Thực tế hiện nay, các cán bộ tín dụng ít chịu khó đi sâu vào phân tích đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhiều tờ trình tín dụng chưa nêu bật lên được năng lực sản xuất kinh doanh của DN ở mức độ nào, mức độ rủi ro của mặt hàng và ngành hàng mà DN trong kinh doanh ra sao, khả năng cạnh tranh của DN như thế nào... nhìn chung là tờ trình của cán bộ tín dụng chưa nêu hết được các điểm mạnh và điểm yếu của một DN mà chủ yếu theo xu hướng: nếu đề xuất cho vay thì nêu toàn là ưu điểm của DN, nếu đề xuất không cho vay thì nêu toàn nhược điểm của DN. Dịch vụ ngân hàng chưa cao Các dịch vụ về tài khoản của các ngân hàng chưa đa dạng và tiện ích nên các DN chưa thấy được lợi ích khi thanh toán qua ngân hàng. Chính điều đó làm cho ngân hàng không thể theo dõi được luồng tiền ra/vào ngân hàng của DN, không thấy được năng lực kinh doanh của DN thông qua hoạt động thanh toán. Vì vậy, ngân hàng còn dè dặt khi đánh giá khả năng tài chính và kinh doanh của DN và thận trọng hơn khi xét duyệt cho vay. Các DNVVN có xuất phát điểm thấp, trình độ quản lý và am hiểu pháp luật kém nên thường gặp nhiều khó khăn khi lập thủ tục vay vốn ngân hàng. Nhưng đa số các cán bộ ngân hàng chỉ cung cấp mẫu hồ sơ cho các DN thực hiện chứ không 37 tham gia cùng DN, tư vấn cho DN lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh hay dự án đầu tư một cách chính xác, khoa học. Vì vậy, đôi khi các DN chưa thể chuyển những ý tưởng kinh doanh của mình thành phương án kinh doanh cụ thể, khoa học và có tính thuyết phục, giúp họ tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. 2.1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước Những quy định về bảo đảm tiền vay Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tín dụng đã tạo ra khung pháp lý tương đối chặt chẽ về bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên một số quy định về xác định giá trị tài sản đảm bảo nợ vay là quyền sử dụng đất đã làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng thương mại trong một khoảng thời gian khá dài. Cụ thể, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 178/1999/NĐ-CP nêu rõ giá trị tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất phải được xác định theo giá đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành áp dụng tại thời điểm thế chấp. Vào thời điểm này tại Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng giá đất ban hành theo Quyết định số 05/QĐ-UB-QLĐ ngày 04/01/1995 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành. Mức giá này thấp rất xa so với giá đất giao dịch trên thị trường. Do đó DN chỉ vay được số tiền rất ít so với giá trị thực của tài sản bảo đảm. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã khắc phục được bất cập trong quy định về định giá tài sản bảo đảm nợ vay là quyền sử dụng đất. Cụ thể, Khoản 3, Điều 8, Nghị định 178/1999/NĐ-CP được sửa đổi theo hướng giá trị tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất phải được xác định theo thỏa thuận của các bên theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về rủi ro vốn cho vay. Tuy Nghị định 85/2002/NĐ-CP đã quy định thông thoáng hơn về việc định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do thị trường bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa phải là thị trường đúng nghĩa nên các ngân hàng thương mại không có đầy đủ thông tin về giá đất của tất cả các con đường trong thành phố, đặc biệt là đất 38 ở ngoại thành. Các ngân hàng thường phải sử dụng thông tin giá cả nhà đất rao bán trên tạp chí, trên mạng Internet, tại các trung tâm (siêu thị, địa ốc)... nhưng đây chỉ là giá rao bán, không phải giá thực tế giao dịch. Do đó các ngân hàng thương mại khá lúng túng trong việc áp dụng tiêu chí “giá thị trường” để định giá trị quyền sử dụng đất thế chấp. Để an toàn, một số ngân hàng chỉ định giá bằng 70% đến 80% giá rao bán và cho vay bằng 70% giá trị định giá. Đối với quyền sử dụng đất thuê, Nghị định 178/1999/NĐ-CP, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP và Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện nghị định 85/2002/NĐ-CP đều thể hiện tiền thuê để trả cho Nhà nước chính là số tiền ghi trong hợp đồng thuê đất. Nên các Ngân hàng thương mại khi định giá quyền sử dụng đất thuê chỉ được tính phần giá trị (tiền thuê) đất ghi trong hợp đồng thuê. Thực tế có nhiều DN thuê đất đã lâu với giá lúc thuê rất thấp nhưng hiện tại giá thuê đất tại khu vực đó cao gấp nhiều lần giá thuê ban đầu. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến số tiền được vay của DN. Luật đất đai 2003 tiếp tục khẳng định việc cho phép các tổ chức kinh tế được thuê đất trả tiền hàng năm đã tạo điều kiện cho các DN sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, không phải đầu tư quá lớn để có mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy các quy định về các DN, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà các DN không trả tiền hết một lần cho cả thời gian thuê thì không có quyền thế chấp quyền sử dụng đất mà chỉ được thế chấp tài sản gắn liền trên đất sẽ làm phát sinh hàng loạt các vướng mắc, rủi ro cho các tổ chức tín dụng khi nhận tài sản trên đất thuê để bảo đảm nợ vay. Thứ nhất là rủi ro phát sinh từ việc xử lý tài sản thế chấp. Khi tài sản thế chấp (tài sản gắn liền với đất thuê) bị xử lý để thu hồi nợ, ngân hàng chỉ được xử lý phần tài sản trên đất, còn quyền sử dụng đất thì do Nhà nước cho thuê nên việc bán một tài sản như thế không phải dễ tìm người mua. Thực tế cho thấy, việc xử lý tài sản trên đất thuê mà không có một sự bảo đảm pháp lý một cách chắc chắn rằng bên mua tài sản thế chấp trên đất thuê sẽ tiếp tục được thuê đất có tài sản thế chấp đó thì sẽ rất khó khăn khi xử lý loại tài sản bảo đảm này. Điều này dẫn đến rủi ro cho các 39 tổ chức tín dụng, vì thông thường khi nhận thế chấp tổ chức tín dụng thường định giá tài sản trên đất thuê trên cơ sở giá trị đầu tư tạo nên tài sản sau khi trừ đi khấu hao và các rủi ro thương mại dẫn đến giảm giá tài sản. Như vậy, nếu việc xử lý tài sản trên đất thuê mà không có sự bảo đảm rằng người mua tài sản trên đất thuê sẽ được tiếp tục thuê đất thì việc xử lý sẽ rất khó khăn và giá trị thanh lý tài sản sẽ rất thấp. Mặt khác nếu các tổ chức tín dụng định giá tài sản trên đất thuê theo giá thực tế xử lý tài sản bảo đảm nêu trên thì giá trị tài sản sẽ rất thấp, thiệt thòi rất lớn cho DN vay vốn. Thứ hai là rủi ro trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Theo quy định tại Điều 43, Luật đất đai 2003 thì các trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12, Điều 38 sẽ không được bồi thường về đất. Về nguyên tắc, quy định này là hợp lý, tuy nhiên nó lại tạo ra các rủi ro lớn cho các tổ chức tín dụng nhận thế chấp tài sản trên đất thuê. Với quy định này, khi DN phá sản, giải thể hoặc đơn giản là chuyển đi nơi khác thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất. Khi đó tài sản trên đất đang thế chấp cho tổ chức tín dụng sẽ được giải quyết như thế nào? Nếu tài sản được xử lý, bán đấu giá để thu hồi nợ thì bên mua tài sản sẽ không thể được tiếp tục thuê đất vì Nhà nước đã thực hiện thu hồi đất. Điều này có thể dẫn đến tài sản trên đất thuê chỉ được bán phế liệu, và thiệt hại cho tổ chức tín dụng là điều khó tránh khỏi. Những quy định về thu hồi đất trong Luật đất đai 2003 không chỉ ảnh hưởng đến việc thu hồi quyền sử dụng đất do Nhà nước giao làm nhà ở, xây dựng các dự án... Theo đó, nếu tổ chức tín dụng nhận quyền sử dụng đất ở làm tài sản bảo đảm nợ vay, khi Nhà nước thu hồi đất thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất này đương nhiên hết hiệu lực. Trường hợp khoản vay không thu hồi được nợ thì tổ chức tín dụng sẽ bị rủi ro rất lớn. Về chế độ trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước Chế độ trách nhiệm và sự phối hợp công tác giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện các giao dịch bảo đảm tiền vay, hỗ trợ 40 ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo nợ vay... chưa được xác định rõ ràng và còn nhiều lúng túng, gây trở ngại không nhỏ cho ngân hàng và các DN vay vốn. Cụ thể: Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm quy định khá chặt chẽ, tuy nhiên việc phân công thực hiện các nội dung công việc phải phân tán ở nhiều cơ quan. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản không phải là quyền sử dụng đất được thực hiện tại Cục Quốc gia đăng ký giao dịch bảo đảm, còn việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì được thực hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường (quy định tại Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường). Ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định riêng. Theo đó, nếu quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Thành phố cấp thì đăng ký giao dịch bảo đảm tại Sở Tài nguyên và Môi trường; nếu quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất do UBND cấp quận cấp thì đăng ký giao dịch bảo đảm tại UBND phường, xã, thị trấn nơi tài sản đó tọa lạc. Trong giai đoạn đầu thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất về tài sản gắn liền với đất đã gây không ít khó khăn cho cả DN vay vốn và các tổ chức tín dụng do các cơ quan thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm không có sự phối hợp tốt, chế độ trách nhiệm không được quy định rõ dẫn đến hiện tượng đùn đẩy, gây khó khăn cho khách hàng vay và ngân hàng thời gian đăng ký kéo dài, ngân hàng chậm giải ngân (vì chỉ giải ngân khi có chứng nhận đã đăng ký giao dịch bảo đảm), làm mất cơ hội kinh doanh của DN. Sự bất cập trong sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước còn thể hiện trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng. Chương V, Nghị định 178/1999/NĐ-CP, các Điều 32, 33, 34, 35 quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm nêu rõ tài sản bảo đảm tiền vay phải được xử lý theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thỏa thuận thì tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài 41 sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để thu hồi nợ. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ các bên xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. Nhưng trên thực tế, tổ chức tín dụng chưa được chủ động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP nêu trên. Hiện nay việc xử lý tài sản vẫn phải thực hiện theo thủ tục khởi kiện ra tòa án, sau khi có phán quyết của tòa thì ngân hàng phải yêu cầu Cơ quan thi hành án thực hiện. Quy trình này tốn kém rất nhiều thời gian và công sức của cả ngân hàng lẫn khách hàng vay. Chính vì không có quy định rõ và công khai chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong việc hỗ trợ tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ đã làm hạn chế tính chủ động của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản làm cho các tổ chức tín dụng quá thận trọng trong việc lựa chọn tài sản bảo đảm, định giá tài sản bảo đảm sao cho an toàn nhất, có lợi nhất cho tổ chức tín dụng, điều này đồng nghĩa với việc gây nhiều bất lợi cho DN vay vốn. Tiến độ cấp chủ quyền nhà và quyền sử dụng đất UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 90/2004/QĐ-UB ngày 09/04/2004 về việc sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại thành phố, nhằm phân cấp mạnh hơn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho UBND cấp quận, huyện. Nhờ đó tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thành phố có tăng lên. Trong năm 2004, toàn thành phố cấp được 131.824 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tính đến hết năm 2004, toàn thành phố đã cấp được 514.884 hồ sơ. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn thành phố hiện còn 865.000 giấy chứng nhận còn phải xét cấp. Qua đó cho thấy tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Thành phố Hồ Chí Minh còn rất chậm. 42 Ngoài ra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu mới ở Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 thì gần đây đã phát sinh nhiều rắc rối cho chủ sở hữu khi thế chấp vay vốn ngân hàng. Điều 48, Luật đất đai 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản”. Hiện nay đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhưng còn đối với việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất thì chưa có quy định cụ thể. Do đó những người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới, có ghi nhận tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn khi thế chấp vay vốn ngân hàng vì theo các ngân hàng, chỉ có quyền sử dụng đất là hợp lệ còn quyền sở hữu nhà thì không hợp pháp. Chính sách hỗ trợ DN Việc thực thi Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về việc trợ giúp phát triển DNVVN chưa được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ. Nghị định 90/2001/NĐ-CP tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển, nhưng thực tế đến hiện nay những điều kiện đó vẫn chỉ là chủ trương, chưa thật sự đi vào cuộc sống. Cụ thể: Việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN triển khai quá chậm. Quá trình hình thành Quỹ bảo lãnh tín dụng đầy khó khăn. Hiện tại, sau một thời gian dài triển khai, đến tháng 09/2004 thành phố Hồ Chí Minh mới thành lập được Quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng còn thiếu quy chế hoạt động. Nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh của các DNVVN như: các địa phương phải tạo điều kiện cho các DN có mặt bằng sản xuất thuận lợi; dành quỹ đất và thực hiện chính sách khuyến khích để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời từ nội thành, nội thị ra. DN được 43 hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật... Tuy nhiên thực tế ở các địa phương nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì các DNVVN vẫn chưa được ưu đãi về mặt bằng sản xuất như nội dung Nghị định 90/2001/NĐ-CP đã chỉ đạo. Những hoạt động trợ giúp của Nhà nước đối với các DNVVN về thông tin thị trường, giá cả, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, tham gia cung ứng hàng hóa dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách Nhà nước, ưu tiên đặt hàng và các đơn hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các DNVVN sản xuất hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp, nhận thầu xây dựng, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phát triển sản phẩm mới, đào tạo... nhìn chung còn rất hạn chế. Nhìn chung Nghị định 90/2001/NĐ-CP đã định hướng cho một chương trình trợ giúp phát triển DNVVN Việt Nam một cách cụ thể và đúng đắn. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện chưa đầy đủ, chưa triệt để và chưa đồng bộ để làm cho chính sách đúng đắn của Nhà nước chưa đi vào cuộc sống. Trong bài phát biểu tổng kết 4 năm thực hiện Luật DN, Thủ tướng Chính phủ đã thừa nhận việc chưa thực hiện đầy đủ Nghị định 90/2001/NĐ-CP là một khuyết điểm. 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH. 2.2.1. Kết quả khảo sát: Kết quả thống kê số liệu điều tra thực tế ở quận tháng 5/2006 và kết thúc điều tra tháng 9/2006. Cụ thể như sau: 44 Bảng 2.3: Tình trạng sở hữu tài sản của DNVVN Chỉ tiêu Số quan sát Có Không Nhà xưởng 249 8.03% 91.57% Máy móc thiết bị 250 7.63% 92.37% Đất đai 250 30.52% 69.48% Nhà ở 250 42.97% 57.03% Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại quận Tân Bình, 2006 Đối với các DNVVN thì nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai, nhà ở là tài sản cố định có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy hầu như các DNVVN không có nhà xưởng và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tỷ lệ có đất đai và nhà ở có cao hơn nhóm nhà xưởng và máy móc thiết bị nhưng vẫn ở tỷ lệ thấp. Bảng 2.4: Thông tin về năng lực tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNVVN trong mối quan hệ với ngân hàng Chỉ tiêu (triệu đồng) Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhu cầu vay vốn bình quân 195 0 50,000 1,555.03 Đáp ứng của ngân hàng (%) 172 0 100 79.42 Giá trị thế chấp 164 0 30,000 2,876.40 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 250 -20 520 36.19 Vốn chủ sở hữu 249 20 45,000 2,275.46 Lợi nhuận 221 -208 10,800 501.21 Doanh thu 241 70 75,000 4,475.14 Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại quận Tân Bình, 2006 Giá trị tài sản thế chấp của các DNVVN được chính họ định giá trung bình là 2,876 triệu đồng, nhu cầu vốn vay bình quân của mỗi doanh nghiệp là 1,555 triệu đồng thì đã được ngân hàng hỗ trợ vốn tới 79,4% nhu cầu cho thấy các ngân hàng đã rất quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất, kinh doanh. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao cho thấy các DNVVN đã hoạt động sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả. Tuy nhiên, do ràng buộc bởi tài sản thế chấp nên quy mô vốn vay không cao sẽ khiến doanh nghiệp khó có khả năng bứt phá đem lại lợi nhuận cao hơn. Quy mô vốn vay không cao thể hiện ở chỗ vốn chủ sở hữu chiếm hầu hết giá trị tài sản của doanh nghiệp. 45 Bảng 2.5: Đánh giá của DNVVN về thủ tục vay vốn hiện nay Chỉ tiêu Số quan sát Rườm rà Không rườm rà Thủ tục vay vốn 234 42.97% 50.60% Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại quận Tân Bình, 2006 Việc vay được vốn với quy mô nhỏ được các DNVVN đánh giá do thủ tục vay vốn rườm rà (chiếm 42,97%). Bảng 2.6: Đánh giá của DNVVN về thời gian xử lý hồ sơ tại công chứng hiện nay Chỉ tiêu Số quan sát Chậm Nhanh Thời gian xử lý hồ sơ tại công chứng 240 38.55% 57.43% Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại quận Tân Bình, 2006 Thời gian xử lý hồ sơ tại công chứng được 38,55% số được hỏi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở rộng cung tín dụng.pdf
Tài liệu liên quan