Luận văn Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng tại quận Đống Đa

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 5

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu . 5

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 7

PHẦN NỘI DUNG. 12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO

ĐỘNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ ĐẶC

ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 12

1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu. 12

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho

người khiếm thị dựa vào cộng đồng . 21

1.2.1. Các khái niệm công cụ chính của đề tài . 21

1.2.1.1. Người khuyết tật và người khiếm thị . 21

1.2.1.2. Lao động và việc làm. 25

1.2.1.3. Phục hồi chức năng và phục hồi chức năng lao động. 26

1.2.1.4. Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị. 28

1.2.1.5. Dựa vào cộng đồng. 28

1.2.1.6. Nhu cầu và nguồn lực hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho

người khiếm thị. 29

1.2.1.7. Hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào

cộng đồng . 31

1.2.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. 32

1.2.2.1. Lý thuyết nhu cầu. 32

1.2.2.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái. 34

1.2.2.3. Mô hình phát triển cộng đồng với tư cách dựa vào cộng đồng . 36

1.3. Chính sách phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị của

Nhà nước .38

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 40

1.5. Chân dung xã hội của người khiếm thị tại quận Đống Đa. . 42

Tiểu kết chương 1. 44

pdf123 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng tại quận Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hơn về thực trạng lao động, việc làm của người khiếm thị tại địa bàn, người nghiên cứu phải thực hiện các khảo sát và phỏng vấn sâu về mức độ quan tâm của người khiếm thị đối với vấn đề lao động, việc làm; quan điểm của người khiếm thị về vai trò của lao động đối với họ; tỷ lệ người tham gia lao động hiện nay; các cách tiếp cận và nguồn lực hỗ trợ tiếp cận thông tin về lao động của người khiếm thị; các hình thức việc làm mà người khiếm thị tham gia; thu nhập bình quân 1 tháng của người khiếm thị. 2.1.1. Mức độ quan tâm đến lao động, việc làm của người khiếm thị và vai trò của lao động, việc làm đối với người khiếm thị tại cộng đồng. Có thể nói rằng khi bàn đến vấn đề lao động, việc làm của người khiếm thị thì vấn đề đầu tiên phải chú ý đến là mức độ quan tâm của họ đối với các vấn đề lao động, việc làm tại cộng đồng như thế nào. Mức độ quan tâm đến lao động, việc làm là yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng của hoạt động PHCN lao động dựa vào cộng đồng cho người khiếm thị. Liên quan đến vấn đề này, một cán bộ tại Hội Người khuyết tật Hà Nội cho biết: “Hiện nay, được hỗ trợ của y học, của những cơ quan chức năng, những tổ chức xã hội, người khiếm thị ngày càng quan tâm hơn về lao động, việc làm. Họ muốn đi làm kiếm thu nhập, có thể đó là nhu cầu hòa nhập cộng đồng và trở thành một phần của xã hội.” (Chị V, Hội Người khuyết tật Hà Nội). Thực tế khảo sát cho thấy trong số những người khiếm thị được phỏng vấn, 10% rất quan tâm đến vấn đề lao động, việc làm đối với người khiếm thị tại cộng đồng; 77,3% quan tâm; 12,7% bình thường. Những con số này cho chúng ta nhận xét rằng một bộ phận lớn người khiếm thị rất quan tâm, hoặc quan tâm đến vấn đề lao động, việc làm cho người khiếm thị tại cộng đồng. Dựa trên lý thuyết nhu cầu ta có thể thấy, đối với người bình thường hay với một người khiếm thị thì họ luôn có những nhu cầu ở mức cao, đó là được khẳng định bản thân, được thể hiện chính mình. Ngày nay, với xã hội dân chủ, bình đẳng thì 46 quyền lợi của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng được pháp luật và xã hội tôn trọng, bảo vệ. Chính vì thế mà những nhu cầu thấp hơn như nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, được yêu thương thì họ đều được đáp ứng. Vì thế, khi được đáp ứng các nhu cầu bậc thấp thì họ sẽ có những mong muốn đạt được những nhu cầu ở mức cao hơn. Tham gia lao động cũng là một trong những hoạt động để đáp ứng nhu cầu đó của họ vì vậy vấn đề việc làm sẽ được phần lớn người khiếm thị quan tâm. Họ muốn tham gia lao động để giảm bớt kì thị của xã hội, giảm bớt gánh nặng đối với gia đình và xã hội, muốn đóng góp sức lực của mình để có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Như vậy, từ những kết quả khảo sát và ý kiến phỏng vấn sâu trên cho ta thấy vấn đề lao động và việc làm được đa số người khiếm thị trong cộng đồng quan tâm, bên cạnh đó là một số ít người khiếm thị ít quan tâm hoặc không quan tâm. Thực tế đó cho thấy rằng hầu hết người khiếm thị đều có nhu cầu tìm hiểu về việc làm và lao động tại cộng đồng. Cùng nghiên cứu vấn đề này thì theo như nghiên cứu của Lê Phương Thúy về “Nhu cầu hỗ trợ việc làm của Người khuyết tật trong độ tuổi lao động” đã khảo sát được rằng 66,9% (tức 117 người khuyết tật) có nhu cầu hỗ trợ về việc làm[9]. Điều đó thể hiện số người khuyết tật (trong đó có người khiếm thị) đa số đều quan tâm đến lao động, việc làm và có nhu cầu về hỗ trợ việc làm. Mặc dù nhiều người trước đây tham gia mọi công việc của gia đình, đưa lại lợi ích kinh tế cho gia đình nhưng do tình trạng khiếm thị hiện nay nên họ dễ trở thành gánh nặng của gia đình, do vậy, một phần là gia đình không còn đặt niềm tin vào người khiếm thị và cùng do họ cảm thấy nản lòng về tình trạng của mình, điều đó ảnh hưởng đến sự quan tâm của người khiếm thị đối với lao động, việc làm. Tuy nhiên, nếu biết cách can thiệp đối với những trường hợp như vậy thì sẽ tạo động lực cho người khiếm thị tham gia lao động một cách hiệu quả hơn. 2.1.2. Tình hình lao động, việc làm của người khiếm thị tại địa bàn. Tại địa bàn nghiên cứu, với tỉ lệ người khiếm thị quan tâm đến vấn đề lao động khá cao (77,3%) thì việc đầu tiên mà họ quan tâm chính là tìm kiếm các nguồn thông tin lao động. 47 Đối với một người lao động thì việc tìm kiếm các nguồn thông tin việc làm và thị trường lao động là rất cần thiết. Với cá thể đặc biệt như người khiếm thị thì điều đó lại quan trọng hơn khi họ có những bất lợi về việc tiếp cận các nguồn thông tin, hạn chế về các mối quan hệ và hạn chế những hiểu biết về thị trường lao động. Do vậy, để tìm hiểu tình hình lao động của người khiếm thị thì trước tiên ta phải tìm hiểu việc họ được tiếp cận các nguồn thông tin việc làm hiện nay như thế nào. 88,6 42,9 40 25,7 22,9 17,1 5,7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Internet Báo đài Tivi Bạn bè Gia đình Hội NKT Tổ chức đoàn thể Biểu đồ 2 2. Nguồn thông tin việc làm và thị trường lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng (%) Ngày nay, việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn bởi có nhiều hình thức hay phương tiện giúp truyền tải thông tin tới người nghe, người đọc. Có nhiều cách để người khiếm thị tiếp cận thông tin về việc làm và thị trường lao động thông qua báo đài, internet, vô tuyến, qua các cá nhân, gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, một tỷ lệ lớn người khiếm thị tiếp cận thông tin về việc làm và thị trường lao động qua internet (88,6%). Hiện nay, thời đại công nghệ 4.0 phát triển trong mọi mặt của đời sống xã hội với sự du nhập của nhiều hình thức truyền thông thì internet là kênh thông tin phong phú nhất và dễ tiếp cận nhất. Đối với các thông tin về lao động, việc làm thì càng đơn giản hơn. Các thông tin về người lao động và người 48 tuyển dụng lao động đều được trao đổi qua các diễn đàn (điển hình như vietnamwork, careerbuilder.vn, VnExpress, 24h.com,) thông qua nhiều hình thức và có nhiều việc làm khác nhau để lựa chọn. “Ở nhà em thường chỉ phụ giúp gia đình được những việc nhỏ trong nhà chứ không kham nổi việc đồng áng hay buôn bán, chạy chợ được. Quanh nơi ở ít việc, nên em quyết định lên Sàn giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động cho NKT với hy vọng, có thể tìm được một công việc phù hợp với khả năng của bản thân. Trước khi đến đây, em chỉ nghĩ rằng, với hoàn cảnh của mình, nếu may mắn ra thì em cũng chỉ có thể làm được công việc trực điện thoại mà thôi. Tuy nhiên, sau khi đến đây, em thực sự cảm thấy bất ngờ vì nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, em có thể làm được rất nhiều việc, kể cả làm việc tại nhà.” (bạn H, 24 tuổi, phường Láng Thượng) Đối với người khiếm thị, hiện nay các thiết bị điện tử thông minh đều có các phần mềm và chức năng hỗ trợ cho người khiếm thị có thể nắm bắt được thông tin. Việc sử dụng internet có thể được người khiếm thị tự tìm kiếm thông qua các công cụ hỗ trợ hoặc có thể nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ. Không chỉ mình bạn H mà rất nhiều người khiếm thị khi tham gia phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động cho người khuyết tật cũng cảm thấy bất ngờ khi bản thân có được nhiều cơ hội việc làm đến như vậy. Ngoài ra, báo đài và truyền hình cũng là những hình thức được nhiều người khiếm thị khai thác (lần lượt là 42,9% và 40%). Có thể nói rằng đài truyền thanh, và truyền hình là những kênh truyền thông quan trọng giúp người khiếm thị tìm hiểu các thông tin về việc làm và thị trường lao động. Người khiếm thị có nhiều hạn chế trong việc đọc, viết, di chuyển đi lại nên việc tiếp cận thông tin đối với họ cũng phải thật sự phù hợp. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính có các chức năng trợ giúp người khiếm thị để tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có thể tìm được thông tin cần thiết thông qua những thiết bị đó. Bởi vậy, để tiếp cận với những thông tin về việc làm và thị trường lao động một cách tốt nhất, người khiếm thị cần một số nguồn lực hỗ trợ về việc 49 nắm bắt thông tin, giới thiệu, tạo điều kiện để tiếp cận và tham gia những công việc tại cộng đồng. 31.8 40 54.5 3.6 3.6 Bản thân tự tìm kiếm/ tự tạo Người thân gia đình giới thiệu Bạn bè giới thiệu Từ chính quyền địa phương Các tổ chức chính trị - xã hội Biểu đồ 2.2. Nguồn lực hỗ trợ thông tin về việc làm và thị trường lao động (%) Thực tế khảo sát cho thấy, thông tin về lao động, việc làm và thị trường lao động của người khiếm thị tại cộng đồng phần lớn là do bạn bè giới thiệu (54,5%); ngoài ra, tỷ lệ công việc do bản thân tự tìm kiếm/ tự tạo và do người thân trong gia đình giới thiệu cũng chiếm tỷ lệ khá cao (lần lượt là 31,8% và 40%). Kết quả khảo sát cũng cho thấy là hội người khuyết tật, và nhất là các tổ chức đoàn thể không phải là nguồn cung cấp thông tin về việc làm và thị trường lao động cho một bộ phận lớn người khiếm thị. Hội người mù và các tổ chức đoàn thể là những tổ chức thực hiện chính sách để hỗ trợ cho những người yếu thế, trong đó có nhóm người khiếm thị. Tuy nhiên, những tổ chức đó không phải nơi người khiếm thị thường xuyên sinh hoạt và rèn luyện nên việc cung cấp thông tin về lao động, việc làm cũng ít được trao đổi tại các tổ chức trên. Như vậy, để hoạt động phục hồi chức năng lao động tại cộng đồng cho người khiếm thị được hiệu quả cao thì cần phát huy hơn nữa vai trò của gia đình, các tổ chức xã hội và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là trong vai trò kết nối, hỗ trợ tìm kiếm thông tin việc làm, thị trường lao động tới người khiếm thị. Lao động, việc làm luôn là một trong những chính sách quan trọng của 50 mỗi quốc gia, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội; đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với người khiếm thị, việc làm luôn đóng một vai trò quan trọng. Việc làm giúp người khiếm thị có thu nhập để nuôi sống bản thân, ổn định cuộc sống, thông qua công việc được làm, người lao động khiếm thị có thể tự khẳng định về bản thân, không phải phụ thuộc vào gia đình và xã hội. Theo lý thuyết hệ thống, để hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng thì cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hệ thống phi chính thức như gia đình, bạn bè, người thân, và các hệ thống chính thức như các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương,Trong đó, gia đình, bạn bè là nơi chăm sóc, hỗ trợ người khiếm thị trong việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng, lao động việc làm qua các kênh truyền thông; các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương lại đóng vai trò là người kết nối những người khiếm thị với các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Đôi khi, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương có thể tập huấn cho chính gia đình, những người chăm sóc người khiếm thị để tăng khả năng hỗ trợ những người khiếm thị trong gia đình họ có thể tiếp cận những thông tin việc làm hoặc tiếp cận cơ hội tham gia lao động một cách hiệu quả nhất. Điều khiến cho những người khiếm thị quan tâm nhiều tới vấn đề lao động một phần là do bản thân họ ý thức được về khả năng của bản thân nhưng bên cạnh đó còn do những tác động tích cực mà lao động, việc làm đã mang lại cho người khiếm thị trong công cuộc hòa nhập cộng đồng của họ. Việc làm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người khiếm thị và gia đình họ; góp phần đem lại cho người khiếm thị một cuộc sống hạnh phúc về tinh thần. Trước những quan tâm về vấn đề lao động, việc làm, những lao động là người khiếm thị đã đưa ra một số nhận định về vai trò của việc làm đối với người khiếm thị, thể hiện qua bảng số liệu sau đây: 51 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tạo thu nhập ổn định Tăng cường vận động thể chất cho NKT Tăng cường vận động tinh thần cho NKT Nâng cao sức khỏe cho NKT Mở rộng cơ hội giao lưu với mọi người Giúp cộng đồng hiểu hơn về khả năng của NKT Tăng uy tín của NKT trong cộng đồng Tạo tâm lý tự tin cho người khiếm thị Biểu đồ 2.3. Vai trò của lao động, việc làm đối với người khiếm thị (%) Biểu đồ cho thấy lao động, việc làm tại cộng đồng có nhiều vai trò đối với người khiếm thị. Có thể thấy vai trò lớn nhất của lao động, việc làm đã mang lại cho người khiếm thị chính là tâm lý tự tin (70,9%), bên cạnh đó là tạo ra thu nhập cho họ để nuôi sống bản thân và gia đình (66,4%) và tiếp đến là mở ra cơ hội giao lưu cởi mở hơn của người khiếm thị với những người khác trong cộng đồng (65.5%). Nhờ công việc mà người khiếm thị được giao lưu với mọi người trong cộn đồng. Họ cần được gặp gỡ với các ban ngành đoàn thể để vay vốn, thuê mượn mặt bằng, bán sản phẩm,Do vậy, mối quan hệ xã hội của họ được mở rộng. Bên cạnh đó thì những vai trò như nâng cao sức khỏe, tinh thần hay tăng uy tín của người khiếm thị trong cộng đồng cũng chiếm tỷ lệ khá cao, thể hiện được nhiều tác động tích cực của lao động tại cộng đồng đã đem đến cho người khiếm thị. Đây cũng là những động lực quan trọng để giúp người khiếm thị hòa nhập và có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng hơn nữa. Một trong những yếu tố phản ánh thực trạng về lao động, việc làm của người khiếm thị tai địa bàn nghiên cứu là tỉ lệ người đã và đang tham gia lao động. Bảng số liệu dưới đây thể hiện tình trạng đi làm của người khiếm thị trên địa bàn hiện nay: 52 Tình trạng đi làm Số lượng (người) Phần trăm (%) Hiện đang đi làm 63 57,3 Đã từng đi làm 37 33,6 Chưa từng đi làm 10 9,1 Tổng 110 100 Bảng 2.1. Tình trạng đi làm của người khiếm thị tại cộng đồng hiện nay Thực tế khảo sát cho thấy, số người khiếm thị đã từng và đang tham gia lao động chiếm tỷ lệ cao hơn so với số người khiếm thị chưa từng đi làm. Cụ thể đối với địa bàn quận Đống Đa, 57,3% số người khiếm thị trong độ tuổi lao động đang đi làm, 33,6% số người khiếm thị đã từng đi làm và chỉ có 9,1% số người khiếm thị chưa từng tham gia lao động. Những con số trên cho thấy người khiếm thị ngày càng khẳng định bản thân tốt hơn, thể hiện bằng việc tích cực tham gia lao động, tạo ra thu nhập. Đối với những người khiếm thị không tham gia lao động, khi tìm hiểu lý do thì họ cho biết phần lớn là do những người khiếm thị chưa có trình độ học vấn cao, tự ti về bản thân, một số người không được đào tạo nghề hoặc do gia đình phản đối khiến cho họ không thể tìm kiếm việc làm hoặc tham gia lao động. Theo bài báo tựa đề “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, song song với các hoạt động dạy nghề là tìm việc làm cho người khuyết tật, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, không những tạo ra thu nhập để đáp ứng nhu cầu bản thân và gia đình của đối tượng mà còn giúp phục hồi chức năng, có cơ hội giao tiếp với xã hội, hoà nhập cộng đồng và hơn hết là đảm bảo quyền công dân của người khuyết tật. Trong những năm qua, Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp xúc tiến việc làm cho người khuyết tật như ban hành và thực thi nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, thành lập Quỹ Quốc gia về việc làm. Đặc biệt, từ năm 2006, ngành Lao động- TBXH thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, trong đó có khu vực dành riêng cho người khuyết tật với sự tham gia của nhiều doanh 53 nghiệp, cơ sở dạy nghề. Do vậy, người khuyết tật có nhiều cơ hội việc làm hơn và số lượng có việc làm đã tăng lên hàng năm. Theo thống kê, đến nay, cả nước có hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật và trên 15.000 lao động là người khuyết tật. Riêng Hội Người mù quản lý 146 cơ sở, với khoảng 4.000 người. Quỹ Quốc gia về việc làm đã giao cho Hội Người mù quản lý trên 31 tỷ đồng cho khoảng 13.000 hội viên vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và khoảng 65% số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như miễn giảm thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, đất sản xuất[15] Các tổ chức, doanh nghiệp xã hội tăng cường thực hiện các biện pháp xúc tiến lao động, sản xuất có sử dụng người khuyết tật (trong đó có người khiếm thị) tham gia. Do vậy, khi nghiên cứu thực tế cho thấy những người lao động khiếm thị đã và đang tham gia nhiều hình thức việc làm khác nhau như: làm trong các cơ quan nhà nước, làm trong các hộ kinh doanh, làm trong các doanh nghiêp, làm việc tại nhà 29.1 18.2 34.5 25.5 6.4 2.7 6.4 Việc làm tại nhà Việc làm trong hộ kinh doanh Các hoạt động sản xuất, dịch vụ hay thương mại cá nhân Các hoạt động cá nhân hoặc nhóm doanh nghiệp nhỏ Việc làm hưởng lương cho người khác trong khu vực kinh tế phi chính thức Việc làm hưởng lương cho tổ chức hoặc cơ quan nhà nước Không làm việc Biểu đồ 2.4. Các hình thức việc làm mà người khiếm thị đã và đang tham gia (%) Khảo sát thực tế cho thấy, người khiếm thị tại địa bàn quận đã và đang tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ hay thương mại cá nhân (chiếm 34,5%), tiếp đó là các việc làm tại nhà (chiếm 29,1%), các hoạt động cá 54 nhân hoặc nhóm doanh nghiệp nhỏ và làm việc trong hộ kinh doanh cũng chiếm tỷ lệ cao (lần lượt là 25,5% và 18,2%). Bên cạnh đó, một số ít người khiếm thị tham gia vào những việc làm hưởng lương cho tổ chức hoặc cơ quan nhà nước, những việc làm hưởng lương cho cá nhân trong các tổ chức phi chính phủ. Điều đó thể hiện việc người khiếm thị có xu hướng làm trong các công ty kinh doanh ngoài nhà nước hơn là các tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy về cơ bản thì người khiếm thị vẫn tự tạo việc làm cá nhân là chính, sau đó đến việc tham gia vào các doanh nghiệp nhỏ trong khi Nhà nước đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khi sử dụng lao động là người khuyết tật (trong đó có người khiếm thị). Ví dụ như trong Luật Người khuyết tật 2010 có quy định là cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp [12]. Tuy ít có doanh nghiệp đạt mức 30% đó nhưng họ vẫn tuyển dụng những người lao động khuyết tật nói chung hay khiếm thị nói riêng để thể hiện được trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng và chia sẻ khó khăn đối với những người yếu thế. Liên quan đến vấn đề này, một cán bộ của Hội người mù Việt Nam được phỏng vấn đã ho biết: “Hiện nay, người khiếm thị tham gia nhiều hình thức việc làm khác nhau như: các ngành thủ công làm tăm, chổi chiếm tỷ lệ không nhiều, một số tham gia kết cườm, kết hoa, giỏ hoa. Chiếm số đông hiện nay vẫn là nghề xoa bóp bấm huyệt; một số hình thức khác như bán hàng online, chăm sóc khách hàng cho một số dịch vụ hoặc kết hợp với những người bình thường để kinh doanh. Tuy vậy thì nghề xoa bóp vẫn là chủ yếu. Một số người có trình độ chuyên môn cao có thể tự mở các cơ sở xoa bóp thu hút nhiều khách và tạo thu nhập cao. Mô 55 hình dạy âm nhạc cho người khuyết tật cũng là một hình thức khá tiến bộ vì nó có sự kết hợp với cả những người bình thường. Tuy nhiên đến nay mô hình đó vẫn chưa được phổ biến nhiều nơi.” (anh T, Phó chủ tịch Hội người mù Việt Nam). Như vậy, theo ông T, hiện nay tại địa bàn nghiên cứu thì các ngành nghề của người lao động khiếm thị là các công việc ít di chuyển như bán hàng online, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, các nghề thủ công như đính kết hạt cườm, hay chủ đạo là nghề xoa bóp, bấm huyệt. Mặc dù nhiều hình thức việc làm nhưng công việc vẫn mang tính thủ công nhiều. Một bộ phận nhỏ người khiếm thị từng có thời gian lao động và sinh sống bình thường, họ có thể từng là trụ cột trong gia đình; nhưng do vấn đề sức khỏe hoặc bị tác động từ yếu tố khác đến bản thân nên họ phải thay đổi hình thức việc làm. Khi được phỏng vấn về vấn đề này, một số người cho biết: “Trước anh có một cửa hàng photo tại nhà, kinh doanh cũng được. Nhưng càng ngày tình trạng mắt anh càng kém, đi khám bác sĩ bảo hỏng mắt rồi nên từ đấy anh nghỉ làm quán photo. Một thời gian anh ở nhà, chẳng làm gì nhưng cảm thấy bó buộc con người quá. Sau khi được người thân giới thiệu và tư vấn, anh xin đi học nghề xoa bóp bấm huyệt tại trung tâm dạy nghề, cũng có ý định sau này tự mở 1 quán tầm quất tại nhà hoặc đi làm thêm đâu đó kiếm thêm thu nhập.” (anh T, 34 tuổi, phường Trung Liệt). “Em đang học ở Cao đẳng sư phạm Hà Tây nhưng do mắt càng ngày càng kém, không thể đọc sách cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc học nên em xin bố mẹ cho theo học ở Trung tâm dạy nghề cho người khiếm thị về bộ môn xoa bóp, bấm huyệt. Sau thời gian học ở đó, em làm việc tại trung tâm tẩm quất người mù. Các anh chị ở đây cũng làm nghề này lâu năm nên cũng chỉ dẫn em, tới nay thì em đã quen với công việc hơn và có thể kiếm thu nhập cho bản thân.” (N.T.T, 1993, nhân viên tại trung tâm tẩm quất người mù). Mặc dù có những khiếm khuyết của bản thân nhưng người khiếm thị không ngừng học hỏi, vượt qua những tự ti về bản thân để vươn lên trong cuộc sống, không muốn sống nhàn rỗi, phụ thuộc vào gia đình. Khi có sự hỗ trợ của 56 người thân, những người khiếm thị lại tự tin lao động kiếm sống bằng hoạt động nghề nghiệp phù hợp. Đối với anh T và bạn N.T.T thì công việc xoa bóp bấm huyệt không phải là những công việc mà họ lựa chọn ban đầu nhưng trong quá trình học, họ cảm thấy nó phù hợp với khả năng và tình trạng sức khỏe của mình, đó sẽ là động lực để họ phát triển nghề nghiệp và tham gia lao động tốt hơn. Quan trọng hơn là bản thân những người khiếm thị như anh T và bạn N.T.T đã tự nhận thức được bản thân và đưa ra những lựa chọn phù hợp. Điều đó cho thấy, dù là làm công việc gì, người khiếm thị cũng đều lựa chọn những công việc phù hợp với sở thích, mong muốn và khả năng của bản thân. Với những loại hình công việc đa dạng thì thu nhập bình quân của người lao động khiếm thị cũng khác nhau. Tìm hiểu thu nhập là đặc điểm quan trọng để phản ánh thực trạng lao động, việc làm của người khiếm thị hiện nay. Kết quả khảo sát đối với vấn đề này được thể hiện cụ thể như sau: 6% 31% 50% 7% 6% Dưới 1 triệu Từ 1-3 triệu Từ 3-5 triệu Từ 5-7 triệu Từ 7-10 triệu Biểu đồ 2.5. Thu nhập bình quân 1 tháng của người khiếm thị (%) Theo số liệu khảo sát cho thấy, trong tổng số 110 người khiếm thị trên địa bàn, lao động khiếm thị có thu nhập trung bình từ 3-5 triệu/1 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp đó đến lao động khiếm thị có thu nhập từ 1-3 triệu/1 tháng cũng chiếm tỷ lệ khá cao (31%); chỉ có một số lượng nhỏ lao động khiếm thị có mức thu nhập dưới 1 triệu/1 tháng, từ 5-7 triệu/1 tháng, từ 7-10 triệu/1 tháng. 57 Như vậy có thể thấy, công việc mà người khiếm thị tham gia chỉ mang lại thu nhập ở mức trung bình 3-5 triệu/1 tháng. Với mức thu nhập đó thì có khả năng chi trả cho sinh hoạt của người khiếm thị, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là đối với những người khiếm thị có gia đình, họ phải nuôi thêm con cái thì liệu mức thu nhập đó có đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của họ hay không. Khi được hỏi về vấn đề này, một số lao động khiếm thị cho biết: “Mình mới tốt nghiệp khóa học nghề xoa bóp bấm huyệt tại trung tâm dạy nghề, sau đó mình được người quen giới thiệu làm ở chỗ này. Hiện tại mức thu nhập của mình cũng không cao lắm bởi mình mới đi làm, còn học hỏi nhiều, tầm 3 triệu rưỡi, được ăn trưa và ở ngay tại đó. Hằng ngày mình chủ yếu chi trả tiền ăn uống, mua đồ dùng cá nhân và còn lại thì tiết kiệm gửi về quê cho mẹ.” (bạn T, 26 tuổi, tẩm quất người mù). “Chị đi làm ở đây cũng được 12 năm rồi, bình thường là ăn nghỉ tại đây, con bé con thì cũng ở đây với mẹ. Thu nhập 1 tháng của chị là 6 triệu, chị cho con đi học cũng mất nhiều tiền. Giờ nó lớn rồi nên nhiều khoản phải chi lắm. Làm ở đây thì có khách họ thương họ lại cho thêm không thì chỉ có lương đủ ăn thôi, hầu như không tiết kiệm được mấy.” (chị H, 36 tuổi, tẩm quất người mù) Mức lương của T và chị H đều ở mức trung bình và sẽ trở thành khó khăn với những người có con như chị H hoặc phải giúp đỡ gia đình trang trải cuộc sống như bạn T. Tuy mức thu nhập chưa cao nhưng những người khiếm thị vẫn nỗ lực làm việc vì khi họ làm việc thì họ cảm thấy mình có ích cho gia đình, xã hội, có thể tạo thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Đặc biệt, bản thân họ được phát triển nhiều kĩ năng, kiến thức và mối quan hệ xã hội. Cũng liên quan đến vấn đề thu nhập, ông T – Phó chủ tịch Hội người mù Việt Nam cho biết: “Hiện nay, tỷ lệ người khiếm thị tham gia lao động nghề xoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_ho_tro_phuc_hoi_chuc_nang_lao_dong_cho_nguoi_khiem.pdf
Tài liệu liên quan