Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020

Phần MỞ ĐẦU.1

1. Đặt vấn đề .1

2. Tính cấp thiết của đề tài.2

3. Mục tiêu nghiên cứu .3

3.1 Mục tiêu tổng quát.3

3.2 Mục tiêu cụ thể .3

4. Câu hỏi nghiên cứu.3

5. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.3

5.1 Phạm vi nghiên cứu.3

5.2 Đối tượng nghiên cứu.4

6. Phương pháp nghiên cứu .4

6.1 Phương pháp thu thập số liệu .4

6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.4

7. Lược khảo tài liệu có liên quan.5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LưỢC KINH DOANH .9

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LưỢC

KINH DOANH.9

1.1.1 Khái niệm về chiến lược.9

1.1.2 Hoạch định chiến lược.9

1.1.3 Vai trò của quản trị chiến lược.10

1.1.4 Các yêu cầu khi xây dựng và hoạch định chiến lược.10

1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LưỢC.12

1.2.1 Mô hình phân tích xây dựng chiến lươc toàn diện.12

1.2.2 Xác định mục tiêu của doanh nghiệp .13

1.2.3 Phân tích môi trường.13

1.3 CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN

LưỢC .15

1.3.1 Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) .15

pdf130 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2012 đến năm 2015 tƣơng đối tốt (hệ số > 1) cho thấy rằng Công ty sẳng sàng thanh toán nợ mà không gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ, đều này cho thấy tình hình tài chính của Công ty tƣơng đối ổn định nguyên nhân là do doanh thu của các loại sản phẩm tƣơng đối ổn định trong các năm. 39 2.5.2.2 Hệ số thanh toán nhanh Ngoài hệ số thanh toán ngắn hạn ngƣời ta còn dùng hệ số thanh toán nhanh để đo lƣờng sự thích hợp trong vị trí hiện tại của một doanh nghiệp. Tham gia vào hệ số này là những tài sản đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt (không bao gồm hàng tồn kho). Hệ số thanh toán nhanh còn cho biết liệu Công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Hệ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Hệ số này đƣợc xác định bằng công thức sau: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Đối với Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh với hệ số này từ năm 2012 đến 2015 đƣợc thể hiện qua bảng 2.8 sau: Bảng 2.8: Hệ số thanh toán nhanh Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) 6,92 5,74 6,05 8,92 Hàng tồn kho (tỷ đồng) 1,80 1,21 2,02 2,45 Nợ ngắn han (tỷ đồng) 3,29 2,28 3,35 5,80 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 1,56 1,99 1,20 1,12 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tài vụ Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh năm 2012 – 2015) Qua bảng 2.8 ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2012 đến năm 2015 lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tƣơng đối nhanh, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho, cho thấy khả năng quản lý về hàng tồn kho của doanh nghiệp tƣơng đối tốt. 2.5.2.3 Nợ so với Tài sản Nợ so với tài sản còn đƣợc gọi là hệ số nợ trên tổng tài sản đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của Công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của Công ty đƣợc tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải 40 trả. Qua đây biết đƣợc khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này đƣợc xác định theo công thức sau: Hệ số nợ/ tổng tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản x 100% Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngƣợc lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Đối với Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh với hệ số này từ năm 2012 đến 2015 đƣợc thể hiện qua bảng 2.9 sau: Bảng 2.9: Hệ số nợ trên tổng tài sản Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Tổng nợ (tỷ đồng) 3,28 2,28 4,26 6,29 Tổng tài sản (tỷ đồng) 8,40 7,22 9,29 11,69 Hệ số nợ/Tổng TS (%) 39,05 31,58 45,86 53,81 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tài vụ Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh năm 2012 – 2015) Hệ số nợ của Công ty tăng dần chứng tỏ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của Công ty bị giảm. Năm 2013 ta thấy hệ số nợ trên tổng tài sản giảm điều này cho thấy Công ty có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu vốn, là do Công ty đầu tƣ máy móc thiết bị để phục vụ tốt hơn cho sản xuất. 2.5.2.4 Vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng hóa tồn kho để tiêu thụ, vòng quay càng nhanh chứng tỏ việc sử dụng vốn lƣu động ngày càng hiệu quả. Hệ số này đƣợc xác định theo công thức sau: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn Tồn kho cuối kỳ 41 Số ngày tồn kho bình quân = 365 Vòng quay hàng tồn kho Do vậy, vòng quay hàng tồn kho cần xem xét để xác định thời gian tồn kho có hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ bình quân chung của ngành cũng nhƣ mức tồn kho hợp lý đảm bảo cung cấp đƣợc bình thƣờng. Đối với Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh với hệ số này từ năm 2012 đến 2015 đƣợc thể hiện qua bảng 2.10 nhƣ sau: Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Giá vốn hàng bán (tỷ đồng) 15,83 15,73 15,97 20,53 Tồn kho cuối kỳ (tỷ đồng) 1,80 1,21 2,02 2,45 Số vòng quay kho (lần) 8,79 13 7,91 8,39 Số ngày tồn kho bình quân 41,52 28,08 46,14 43,50 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tài vụ Công ty Cổ phần In Nguyễn văn Thảnh năm 2012 – 2016) Qua bảng 2.10 ta thấy, số ngày tồn kho của Công ty tƣơng đối một phần làm ứ động vốn trong hàng tồn kho, là một phần nguyên nhân là do chi phí tài chính cao, nguyên nhân là do Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên Công ty khó chủ động trong việc số lƣợng vật liệu tồn kho. Trong tƣơng lai, Công ty cần nghiên cứu bài toán tồn kho ở mức nào để vừa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, vừa tiết kiệm vốn do lƣu kho. 2.5.2.5 Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi số ngày của một vòng quay nợ phải thu khách hàng dùng để đo lƣờng khả năng thu hồi vốn trong thanh toán thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Hệ số này đƣợc xác định theo công thức sau: Vòng quay khoản phải thu = Tổng doanh thu Số nợ phải thu ở khách hàng bình quân 42 Kỳ thu tiền bình quân = 365 Số vòng quay Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lƣợng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua bảng 2.11 nhƣ sau: Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Vòng quay khoản phải thu (lần) 7,65 7,69 9,48 8,55 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 47,71 47,46 38,50 42,69 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tài vụ Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh năm 2012 – 2016) Qua bảng 2.11 ta thấy, Công ty chủ yếu là bán chịu điều này cho thấy sẽ làm giảm vốn lƣu động của Công ty. Riêng năm 2014 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống cho thấy cơ chế bán nợ của Công ty đã có sự chặt chẽ hơn vấn đề khó khăn về vốn sẽ đƣợc giảm đi giúp cho Công ty ngày càng phát triển tốt hơn. 2.5.3 Hoạt động marketing Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động marketing trong các Công ty đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Thay vì một thị trƣờng với đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết, Công ty phải hoạt động trong một môi trƣờng với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ về công nghệ, những đạo luật mới. Hoạt động marketing phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và không thể tách rời trong suốt quá trình kinh doanh, thông qua đó hoạt động marketing không những giúp cho năng lực kinh doanh của Công ty ngày càng đƣợc nâng cao, có hiệu quả, mà còn giúp giá cả thị trƣờng cũng nhƣ thị phần ngày càng lớn mạnh. Bộ phận marketing của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh chƣa hoạt động hiệu quả trong thời gian qua nhƣ sau: 2.5.3.1 Sản phẩm Hiện tại Công ty sử dụng dây truyền thiết bị in hiện đại nên các sản phẩm Công ty in ra đạt chất lƣợng cao, đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của khách hàng, đã đƣợc khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tƣởng và hợp tác nhiều năm. Sản lƣợng in 43 các loại sản phẩm Công ty đang sản xuất từ năm 2012 đến năm 2015 đƣợc thể hiện trong bảng 2.12 sau: Bảng 2.12: Sản lƣợng in khổ 13x19 giai đoạn 2012 – 2015 ĐVT: Trang Năm Ấn phẩm 2012 2013 2014 2015 Tập vở 2,448,276 1,986,044 1,375,808 2,236,842 Tờ rơi 2,458,297 1,776,028 1,393,939 2,210,884 Biên lai – hóa đơn – chứng từ 246,597 354,718 345,770 355,107 Tạp chí – thông tin khoa học 826,228 878,955 871,560 768,776 Bao bì 2,026,786 1,375,979 1,629,048 1,801,412 Cùi phiếu 622,517 650,699 685,179 936,027 Khác 525,385 486,411 291,892 322,477 Tổng 9,154,085 7,508,834 6,593,196 8,631,525 (Nguồn: Phòng Sản xuất kinh doanh Công ty Cồ phần In Nguyễn Văn Thảnh) Qua bảng 2.12 ta thấy, sản lƣợng trang in năm 2012 là 9.154.085 trang, năm 213 và năm 2014 sản lƣợng trang in có chiều hƣớng giảm xuống lần lƣợt là 7.508.834 trang và 6.593.196 trang và đến năm 2015 sản lƣợng trang in tăng trở lại là 8.631.525 trang. Tập vở: Đƣợc thiết kế và in ấn nhiều khổ khác nhau phục vụ thƣơng mại cho các Công ty sách tập học sinh, quảng bá thƣơng hiệu cho các Doanh nghiệp, Công ty, ngân hàng thông qua các chƣơng trình tài trợ cho học sinh sinh viên khó khăn học giỏi, ... Nhãn hàng – bao bì giấy: Công ty cung cấp các loại túi sách giấy phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm, các loại bao thƣ, bao đũa, biểu mẫu phục vụ cho các hoạt động của các cơ quan hành chính và doanh nghiệp. Hóa đơn, biên lai, chứng từ, cùi phiếu: Công ty có hệ thống thiết bị chuyên in các loại biểu mẫu chứng từ thu chi, các loại phí và lệ phí của ngành thuế, các loại hóa đơn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Vỉnh Long. 44 Thông tin khoa học – tạp chí: Thiết kế hình thức và in ấn thông tin khoa học – tạp chí, tập sang, kỷ yếu cho các cơ quan doanh nghiệp. Tờ rơi (bƣớm) phục vụ quảng cáo hay tuyên truyền: Ngoài việc in các ấn phẩm truyền thống trên Công ty còn in các loại tờ rơi, tờ bƣớm phục vụ quảng cáo, tuyên truyền, catalogue giới thiệu doanh nghiệp. 2.5.3.2 Giá sản phẩm Giá sản phẩm thƣờng đƣợc Công ty in tính bao gồm: giá giấy in cộng giá công in. Trong đó, giá giấy in đƣợc tính bằng giá giấy in nhập về cộng thêm phần dự trù hao hụt (%) khi sản xuất, giá công in đƣợc tính bao gồm tất cả các yếu tố sản xuất nhƣ: công thiết kế, công sắp chữ, công làm phim, chế bản kẽm, công in, mực in, bản kẽm, các loại hóa chất, điện nƣớc, công làm thành phẩm, chi phí khấu hao thiết bị,... Để tạo nên giá công in sản phẩm. Trong việc theo dõi doanh thu của Công ty, bộ phận kế toán khi nhập liệu điều phải tách làm 02 phần: doanh thu giấy in và doanh thu công in, để thuận tiện cho việc báo cáo cho cục thuế về nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, định kỳ hàng tháng, quý, năm phòng kinh doanh thống kê doanh thu công in của từng nhóm sản phẩm để theo dõi tính giá công in bình quân của từng nhóm sản phẩm dao động nhƣ thế nào để có kế hoạch điều chỉnh. Khi đó giá công in bình quân của từng loại ấn phẩm đƣợc tính bằng công thức sau: Giá công in bình quân = (Doanh thu trang in / số lƣợng trang in (13 x 19)) từ công thức trên ta sẽ tính đƣợc giá từng trang in của ấn phẩm tập vở của năm 2012 là 3.550.000.000 đồng / 2.448.276 trang in (13 x 19) = 1.450 đồng tƣơng tự tờ rời là 1.139 đồng,... Việc tính giá sản phẩm cho khách hàng thông thƣờng đòi hỏi cần phải có các thông tin cơ bản nhƣ: giấy in, khổ in, màu in, hình thức sản phẩm và số lƣợng in,... đƣợc thể hiện qua bảng 2.13 nhƣ sau: 45 Bảng 2.13: Giá công in bình quân khổ 13x19 giai đoạn 2012 – 2015 ĐVT: đồng/trang Năm Ấn phẩm 2012 2013 2014 2015 Tập vở 1,450 1,863 2,166 2,280 Tờ rơi 1,139 1,143 1,155 1,176 Biên lai – hóa đơn – chứng từ 7,421 7,217 7,317 8,420 Tạp chí – thông tin khoa học 3,401 3,982 4,360 5,073 Bao bì 3,360 3,830 4,076 4,391 Cùi phiếu 2,265 2,505 2,773 2,970 Khác 1,300 1,435 1,850 2,180 (Nguồn: Phòng Sản xuất kinh doanh Công ty Cồ phần In Nguyễn Văn Thảnh) 2.5.3.3 Phân phối và chiêu thị Phân phối hàng hóa là một hoạt động vô cùng quan trọng trong thành công của một công ty. Một công ty có thể sản xuất, hoặc cung cấp ra những sản phẩm hoặc dịch vụ chất lƣợng tốt, giá rẻ, mẫu mã đẹp nhƣng nếu không thiết lập đƣợc cho mình một hoặc nhiều kênh phân phối thích hợp thì khó có thể đƣa những sản phẩm của mình đến khách hàng đƣợc. Bên cạnh đó, Công ty chƣa có bộ phận marketing chuyên biệt, đủ mạnh, còn mang tính cục bộ, mà Công ty phụ thuộc nhiều vào phân xƣởng thành phẩm và phòng sản xuất kinh doanh, và điều đó cho thấy tiến độ giao hàng sẽ bị ảnh hƣởng. Chiêu thị là tập hợp các biện pháp và nghệ thuật nhằm thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm hiện có hoặc dự kiến của doanh nghiệp, đồng thời thu hút họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì các doanh nghiệp ƣu tiên hoạt động chiêu thị của mình. Xác định đƣợc mức độ quan trọng, Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đã và đang quan tâm, đầu tƣ đúng mức cho mọi hoạt động này, cụ thể nhƣ sau: 46 Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: trên các mặt báo, trên đài truyền hình, đài truyền thanh trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long, trên các mạng xã hội, internet và các phƣơng tiện công cộng khác mà Công ty đăng ký quảng cáo. Trong những năm qua Công ty tích cực tổ chức nhiều các hoạt động tuyên truyền, cũng nhƣ tài trợ học bổng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, chăm sóc thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng, đồng thời tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng, tài trợ cho các phong trào thể thao, ... Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đƣợc thành lập năm 1976. Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn quan tâm đầu tƣ đổi mới cơ sở vật chất và phƣơng thức hoạt động nhằm làm cho Công ty không ngừng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ xã hội đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tin tƣởng giao phó. Là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao, tiêu biểu của tỉnh nhiều năm liền, đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng nhì vào năm 2009. Những năm gần đây, dịch vụ in ấn, thiết kế bao bì nở rộ ở Việt Nam. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp in ấn ở nƣớc ta có lợi thế rất lớn so với nhiều nƣớc khác bởi nguồn nguyên nhiên liệu phong phú, cộng thêm đội ngũ nhân công có tay nghề và có các nhà thiết kế vô cùng nhiệt huyết và sáng tạo. 2.5.4 Hoạt động nghiên cứu và phát triển Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, Công ty đã tồn tại và phát triển dần có uy tính, Công ty có một lƣợng khách hàng nhất định nhờ vào chất lƣợng hàng hóa tốt, nhờ vậy mà Công ty vẫn hoạt động tốt trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của Công ty đƣợc chú trọng và đầu tƣ đúng mực. Ngoài ra, Công ty cũng đã ghi nhận những đóng góp của bộ phận kỹ thuật trong việc ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử lý những phản hồi của khách hàng về những khuyết điểm của sản phẩm, đồng thời phối hợp với bộ phận kinh doanh để hoàn thiện tốt hơn sản phẩm. 47 2.5.5 Hoạt động thông tin Đối với nền kinh tế hiện nay hoạt động thông tin cũng rất quan trọng nó ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty . Hiện nay, Công ty đã bắt đầu xây dựng mạng lƣới thu thập thông tin trong các lĩnh vực có liên quan về thị trƣờng trong nƣớc, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Điều đặc biệt quan tâm là sự biến động giá cả của nguyên vật liệu. Vì vậy, những thông tin cần thiết phải đƣợc thu thập và xử lý chính xác, kịp thời để từ đó giúp cho doanh nghiệp chủ động ứng phó mọi tình huống phát sinh trong hoạt động từ yếu tố đầu vào đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. 2.5.6 Tình hình quản lý và kiểm tra chất lƣợng Là một trong ba ngành cấu thành đời sống xuất bản Việt Nam (xuất bản, in, phát hành) nhƣng ngành in lại đƣợc đánh giá có hoạt động phức tạp nhất do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác trong hoạt động kinh tế, xã hội. Nên tình hình quản lý cũng phức tạp đòi hỏi ngƣời có nhiều kinh nghiệm và hiện tại Công ty chƣa áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO. Tuy vậy nhƣng chất lƣợng sản phẩm ổn định và có xu hƣớng tăng lên. 2.6 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG NỘI BỘ, MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TY 2.6.1 Phân tích môi trƣờng vi mô 2.6.1.1 Khách hàng Khách hàng của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh bao gồm nhiều đối tƣợng, từ cá nhân đến các tổ chức kinh tế, đoàn thể, chính trị, giáo dục, xã hội trong ngoài tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng ta có thể phân khúc khách hàng theo từng nhóm sản phẩm in nhƣ sau: Nhóm khách hàng Sở giáo dục, Phòng giáo dục, nhà sách: Nhóm khách hàng bao gồm các sở giáo dục, phòng giáo dục, nhà xuất bản giáo dục, nhóm khách hàng này có thể nói đây là những khách hàng lớn và tiềm năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong tƣơng lai của Công ty nó chiếm tỷ trọng 17.60% tổng doanh thu. 48 Nhóm khách hàng in biên lai, hóa đơn, chứng từ: Với chủ trƣơng của Tổng Cục Thuế cho phép các doanh nghiệp in nào đủ điều kiện quản lý sản xuất, sẽ đƣợc tham gia in các loại hóa đơn chứng từ ngành thuế và tài chính, cho nên Công ty có cơ hội mở rộng thêm lĩnh vực in ấn phẩm này từ năm 2011 với sản lƣợng ngày càng tăng theo từng năm chiếm tỷ trọng 21.18% tổng doanh thu. Khách hàng hiện tại bao gồm: Cục thuế Vĩnh Long, Cục thuế Trà Vinh, Cục thuế Đồng Tháp, các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại dịch vụ trong ngoài tỉnh Vĩnh Long, các doanh nghiệp điện lực và cấp nƣớc trong ngoài tỉnh,.. với sản lƣợng in ổn định trong năm và có xu hƣớng tăng trong những năm tiếp theo. Nhóm khách hàng in tập san, thông tin khoa học, biểu mẩu, tờ rơi, tài liệu khác: Nhóm khách hàng này bao gồm rất nhiều dạng khác nhau gồm các cơ quan doanh nghiệp, cá nhân, cũng có thể bao gồm cả những nhóm khách hàng in sản phẩm ở trên. Do đó, khách hàng của nhóm ấn phẩm này chiếm tỷ trọng 61,22% trên tổng doanh thu. Và cũng là nhóm khách hàng ảnh hƣởng đến doanh thu của Công ty. Hiện tại, một số khách hàng thƣờng xuyên của Công ty gồm: Các trung tâm hay phòng văn hóa, hội văn học nghệ thuật, liên đoàn lao động, các bệnh viện, các ngân hàng, các trƣờng đại học, các trung tâm công báo, ban tuyên giáo, các doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ,... 2.6.1.2 Đối thủ cạnh tranh Thông qua tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh, dựa trên quy mô sản xuất và công nghệ thì có thể xác định đƣợc nhiều đối thủ cạnh tranh. Để phân tích xác định các đối thủ chính, chúng ta có thể chia theo ba nhóm đối thủ cạnh tranh ở các khu vực nhƣ: ở Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu vực TP Cần Thơ Các doanh nghiệp in tại Cần Thơ phần lớn là các doanh nghiệp sở hữu tƣ nhân nhƣ: DNTN in Nhƣ Cƣờng, DNTN Lê Kháng, DNTN Hùng Tâm,... Một số doanh nghiệp khác mở rộng quy mô nên chuyển sang hình thức Công ty TNHH gồm: Công ty TNHH công nghiệp và bao bì Hoàng Lộc, Công ty TNHH Hoa Phƣợng, 49 Công ty TNHH in bao bì Đại Chúng,... và một vài các đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp sản xuất với các thiết bị in sẵn có và dƣ công suất sản xuất mở rộng sang lĩnh vực in ra ngoài nhƣ: Công ty TNHH MTV in bao bì dƣợc Hậu Giang... Tuy nhiên, các Công ty in ở Cần Thơ về lĩnh vực in ấn phẩm và thiết bị máy móc hiện có tƣơng đối đồng đều nhau. Nên tác giả sẽ phân tích 2 Công ty in tiêu biểu đại diện cho nhóm đối thủ ở thị trƣờng là: Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ và Công ty TNHH MTV In bao bì dƣợc Hậu Giang. Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ: Có trụ sở chính đặt tại số 500, đƣờng 30/4, Phƣờng Hƣng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, doanh nghiệp này có những điểm mạnh và điểm yếu sau: Điểm mạnh Có cơ sở, nhà xƣởng thiết bị đƣợc cấp từ ngân sách địa phƣơng và đƣợc sự ủng hộ nguồn in từ lãnh đạo địa phƣơng. Đƣợc đầu tƣ thiết bị máy móc hiện đại nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đội ngũ lao động có chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm. Có uy tính trong thực hiện hợp đồng và các chính sách hậu mãi. Điểm yếu Quy trình sản xuất sản phẩm chƣa khép kín còn phụ thuộc vào gia công bên ngoài. Không linh hoạt và bị giá thành cao đối với các loại ấn phẩm phức tạp. Hoạt động marketing chƣa hiệu quả. Công ty TNHH MTV In bao bì dƣợc Hậu Giang: Khu Công nghiệp Tân Phú Thạnh huyện Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang, doanh nghiệp này có những điểm mạnh và điểm yếu sau Điểm mạnh Nguồn vốn sản xuất kinh doanh mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ thiết bị máy móc hiện đại nâng cao chất lƣợng của sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 50 Dựa vào nguồn ngân sách tài trợ lớn cho các hoạt động bán hàng của Công ty CP in dƣợc Hậu Giang, nên khả năng tiếp cận khách hàng thuộc lĩnh vực ngành y dƣợc rất thuận lợi. Thiết bị đƣợc đầu tƣ tập trung cho sản xuất bao bì nên doanh nghiệp này có thể gia công in các loại bao bì và biểu mẩu giấy tờ quản lý với giá thấp vì không bị chi phối bởi khấu hao, do đơn vị quản lý tính vào giá thành sản xuất sản phẩm dƣợc. Điểm yếu Quy trình sản xuất chƣa khép kín, còn phải gia công một số công đoạn sản xuất ra bên ngoài. Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị quản lý là ƣu tiên hàng đầu, nên thời gian gia công ra bên ngoài ít do đó khó có khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long Mỗi tỉnh trong khu vực đều có các cơ sở in do Nhà nƣớc quản lý nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết ở địa phƣơng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhiều nhà in đƣợc cổ phần hóa trong thời gian gần đây nhƣ: Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ, Công ty CP In và bao bì Đồng Tháp, Công ty CP văn hóa Trà Vinh, Công ty CP In An Giang,... Nhìn chung, các doanh nghiệp này trƣớc hay sau cổ phần đều có đƣợc sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng. Các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh Đây là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp in lớn trong cả nƣớc nhƣ: Công ty in Trần Phú, Công ty in Liksin, Công ty CP in và vật tƣ Sài Gòn, xí nghiệp in số 4, xí nghiệp in số 7, Công ty giấy vi tính Liên Sơn, ... đây là những Công ty tƣơng đối lớn và có quy mô sản xuất lớn là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đối với Công ty Cồ phần In Nguyễn Văn Thảnh. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc so sánh tác giả chọn Công ty in Trần Phú để phân tích so sánh, doanh nghiệp này có những điểm mạnh và điểm yếu sau. Điểm mạnh Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và công suất cao cho các công đoạn chế bản, in và thành phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. 51 Các loại ấn phẩm mới chất lƣợng cao theo yêu cầu của khách hàng. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của Công ty đƣợc khẳng định và đánh giá cao, tạo ấn tƣợng và tin cậy đối với khách hàng trong và ngoài nƣớc Đội ngũ kỹ thuật và quản lý công tác in ấn dày dặn kinh nghiệm. Điểm yếu Chi phí, giá thành sản xuất cao khi gia công in những hợp đồng có sản lƣợng thấp. Hệ thống quản trị chƣa hiệu quả. 2.6.1.3 Nhà cung cấp Hiện tại nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nƣớc đặt biệt là các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó giá thành phẩm các sản phẩm thì phụ thuộc vào giá nguồn nguyên liệu đầu vào, nguồn nguyên liệu chính yếu sử dụng trong Công ty bao gồm: giấy các loại, mực in, bản kẽm in các loại, phim chế bản, ... Nguồn cung cấp từ thành phố Hồ Chí Minh: bao gồm giấy in các loại, mực in các loại, vật tƣ thiết bị in,... Giấy nội địa: thƣờng chỉ sử dụng in sách báo, một số giấy tờ về quản lý hành chính, chất lƣợng không đƣợc cao. Một số nhà máy sản xuất giấy có quy mô lớn tại Việt Nam nhƣ: nhà máy giấy Đồng Nai, nhà máy giấy Bình An,... là những doanh nghiệp cung ứng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Giấy cao cấp, giấy láng nhiều loại, màng OPP đều của nƣớc ngoài sản xuất, giá giấy của các nƣớc Châu Á nhƣ Indonesia, Đài Loan, Philippin, Thái Lan,.. với giá tƣơng đối rẻ so với một số nƣớc khác. Sự ảnh hƣởng của tỷ giá đô-la, ảnh hƣởng vào hạng ngạch xuất khẩu, biển động kinh tế thế giới nên giá giấy nhập khẩu khó ổn định. Mặt khác các nhà thƣơng mại xuất – nhập khẩu giấy của Việt Nam có phần thao túng thị trƣờng nên doanh nghiệp không có vốn lớn để dự trữ, thƣờng bị ảnh hƣởng vào loại vật tƣ nhập khẩu này, trong đó nhu cầu sử dụng loại giấy cao cấp đang có xu hƣớng tăng. Mực in nhƣ: Apee của Singapore, Rainbow của Hàn Quốc,... thƣờng đƣợc dụng cho các sản phẩm cao cấp nhƣ in tập sang, nhãn hiệu, tờ rơi, quảng cáo,...Tuy 52 nhiên, giá mực ngoại có xu hƣớng ổn định là một yếu tố thuận lợi cho Công ty. Đối với mực sản xuất tại Việt Nam nhƣ mực Tân Bình, mực đô SG Mic,... đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu mực in các loại ấn phẩm cấp thấp và trung bình cho doanh nghiệp nhƣ in vé số, biểu mẩu,... 2.6.1.4 Đối thủ tiềm ẩn Trong nền kinh tế thị trƣờng xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn đối với Công ty cụ thể nhƣ sau: Các Công ty mới gia nhập ngành in: những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển cao, sự thay đổi cơ chế quản lý của nhà nƣớc tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển, cộng với việc kinh doanh của các dịch vụ in phát triển nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp in gia nhập ngành nên số lƣợng doanh nghiệp in trong ngành đã tăng nhanh. Theo thống kê thì hiện nay có 19 Công ty in ấn tại Cần Thơ điều này cũng là một áp lực cho Công ty in nhƣng bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoach_dinh_chien_luoc_kinh_doanh_cho_cong_ty_co_pha.pdf
Tài liệu liên quan