LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC CÁC BÀNG. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ.vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH. 4
1.1. Một số khái niệm chung về chiến lược. 4
1.1.1. Khái niệm chiến lược . 4
1.1.2. Một số yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh. 6
1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp . 7
1.1.4. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh . 8
1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh. 8
1.2.1 Chiến lược cấp công ty. 9
1.2.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh . 12
1.2.3 Các loại chiến lược chức năng. 14
1.3. Qui trình hoạch định chiến lược doanh nghiệp. 17
1.3.1 Khái niệm và vai trò hoạch định chiến lược. 17
1.3.2 Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho một doanh nghiệp . 20
1.3.3 Các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh . 21
1.3.4 Phân tích hiện trạng chiến lược của doanh nghiệp . 35
1.3.5 Mô hình phân tích và xây dựng lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .40
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN .41
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Điện Lực Long Biên. 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 41
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty Điện Lực Long Biên . 42
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý . 42
2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây. 49
112 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty điện lực Long biên, giai đoạn 2013 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
phố Hà Nội, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, là
người có quyền lực điều hành cao nhất, là đại diện hợp pháp trong mọi hoạt động
của Công ty. Giám đốc có trách nhiệm lãnh đạo, có quyền điều hành lực lượng lao
động trong toàn Công ty, ra quyết định đề bạt, bãi miễn nhiệm, điều chuyển công
tác đối với toàn bộ cán bộ (trừ các Phó giám đốc và trưởng phòng TCKT) và công
nhân trong Công ty để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhân lực Tổng Công ty
giao cho.
Các Phó giám đốc trong đơn vị do Giám đốc Tổng Công ty điện lực TP. Hà
Nội bổ nhiệm, được Giám đốc đơn vị phân công quản lý điều hành một số lĩnh vực
cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Tổng Công ty và trước
Giám đốc đơn vị. Phó giám đốc là người hỗ trợ giám đốc quản lý điều hành các
phòng ban.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN
Luận văn Thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 44
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Điện lực Long Biên
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
KHVT
PHÒNG
K.DOANH
PHÒNG
QL ĐTXD
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÒNG
TC-HC
PHÒNG
TCKT
ĐỘI ĐẠI TU
XÂY LẮP
ĐỘI QLĐ
F9
CÁC ĐỘI QLĐ
PHƯỜNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
ĐĐ-VH
ĐỘI
KTGSĐN
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
Luận văn Thạc sỹ Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 45
Chức năng, nhiệm vụ một số các phòng ban trong Công ty
Phòng Tổ chức Hành chính.
- Chức năng: Phòng Tổ chức lao động là đơn vị trong bộ máy quản lý công
ty, tham mưu giúp việc Giám đốc công ty trong quản lý điều hành các lĩnh vực
công tác: tổ chức nhân sự; lao động tiền lương; đào tạo; thanh tra; bảo vệ nội bộ;
các chính sách xã hội, quyền lợi, chế độ chính sách đối với người lao động trong
công ty.
- Nhiệm vụ: Chủ trì trong việc xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động; các quy
chế, quy định về tổ chức bộ máy; quản lý nhân sự; tuyển dụng lao động; tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ, công việc các chức danh của công ty; hoàn thiện mô hình
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đầu mối thực hiện công tác quản lý nhân sự: xây dựng quy hoạch, kế hoạch
bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nâng
bậc lương, thi nâng ngạch đối với CBCNV; hợp đồng tuyển dụng lao động; quản lý
hồ sơ lý lịch CBCNV và người lao động trong công ty theo phân cấp quản lý; Lập
và theo dõi quản lý danh sách cổ đông của công ty.
+ Thường trực các Hội đồng: Nâng bậc lương, tuyển dụng lao động, thi nâng
ngạch và là thành viên Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật; Được ký các văn bản
nội bộ, công văn có tính chất quan hệ giao dịch, xác nhận nhân sự; ký sao lục văn
bản thuộc lĩnh vực công tác tổ chức, lao động, tiền lương.
Phòng kế hoạch vật tư:
- Chức năng: Phòng Kế hoạch là đơn vị trong bộ máy quản lý công ty tham
mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty về lĩnh vực công tác kế hoạch,
vật tư trong toàn công ty;
+ Đầu mối thực hiện các chức năng: Tư vấn đấu thầu, tiếp thị, tìm kiếm công
việc và quản lý hợp đồng kinh doanh, dịch vụ do công ty ký với các đối tác; Đầu tư
xây dựng cơ bản của toàn công ty;
+ Tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản
nội bộ, theo dõi và điều độ thực hiện kế hoạch đó trên cơ sở hợp đồng kinh doanh,
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 46
dịch vụ; Chủ trì việc lập các hồ sơ mời thầu, dự thầu, hợp đồng kinh doanh, dịch vụ
và biên bản nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng.
+ Tổng hợp phân tích và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động sản
xuất kinh doanh của toàn công ty; Tổ chức thực hiện các công việc xuất bản các dự
án, đề án, đề tài theo quy trình, quy định của công ty;
- Nhiệm vụ: Quản lý toàn bộ hệ thống công tác kế hoạch, vật tư bao gồm từ
khâu cân đối xây dựng, điều độ thực hiện đến khâu nghiệm thu đánh giá thực hiện
kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Quản lý công tác đấu thầu, chủ trì trong việc lập các hồ sơ mời thầu, dự thầu
của Công ty; Công tác đầu tư xây dựng cơ bản của toàn công ty; Chủ trì xây dựng
kế hoạch giá thành và khoán chi phí của công ty.
+ Đầu mối quản lý công tác hợp đồng của công ty, bao gồm các công việc:
theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; Đầu mối giải quyết các thủ
tục đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ với các cơ quan chức năng theo Pháp luật.
+ Đầu mối lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị và duyệt kế hoạch cấp phát
vật tư, văn phòng phẩm đối với các phòng, ban Cơ quan công ty.
Phòng kỹ thuật:
Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật phù hợp với quy hoạch, xây dựng, vận
hành, sửa chữa, cải tạo lưới điện của Công ty; công tác an toàn - vệ sinh lao động,
bảo hộ lao động, hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, phòng chống
lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ; công tác nghiên cứu khoa học,
ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá sản xuất vào sản xuất
kinh doanh; công tác công nghệ thông tin; công tác thiết kế; công tác thí nghiệm
điện; công tác bảo vệ môi trường.
Phòng tài chính – kế toán:
- Chức năng: Là đơn vị trong bộ máy quản lý công ty, tham mưu giúp việc Hội
đồng quản trị, Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, phát triển vốn
Điều lệ của công ty; Quản lý và theo dõi và tổ chức thực hiện công tác thống kê kế
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 47
toán, tài chính; tổ chức hạch toán kinh doanh tổng hợp tất cả các hoạt động kinh tế
trong toàn công ty.
- Nhiệm vụ: Xác lập và quản lý, sử dụng các loại vốn, tài sản và các loại quỹ của
công ty:
+ Tổ chức hạch toán kinh doanh tổng hợp toàn công ty; hạch toán chi tiết các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty; Đầu mối tổ chức thực
hiện việc quản lý theo dõi công nợ đối với các cá nhân và đơn vị trong và ngoài
công ty; Chủ trì, phối hợp với phòng Kế hoạch trực tiếp thu đòi công nợ.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, phương án huy động vốn phục vụ sản xuất
kinh doanh tổng hợp của toàn công ty.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính, công tác kế toán của các
đơn vị trực thuộc công ty theo luật kế toán; kiểm tra và theo dõi việc thu chi tài
chính của các công trình, dự án, đề án, đề tài do công ty thực hiện.
+ Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng năm của toàn công ty; Lập các báo cáo về tài chính, kế toán, thống kê hàng
năm theo quy định.
Phòng quản lý đầu tư:
Thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án, sửa chữa lớn các công
trình bao gồm đôn đốc tiến độ thực hiện, lập, thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư,
thiết kế, dự toán đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn các công trình; công tác quản lý
xây dựng; công tác quản lý đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện công tác kinh doanh điện năng trong toàn Công ty; phát hành và
quyết toán hoá đơn tiền điện, lập và quản lý hợp đồng mua bán điện theo phân cấp,
tiếp nhận yêu cầu cấp điện; quản lý các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ bán lẻ điện
năng; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh được phân công.
Phòng điều độ vận hành lưới điện:
Thực hiện công tác điều độ lưới điện; trực điều hành lưới điện thuộc Công ty
quản lý, xử lý những hiện tượng bất thường và sự cố xảy ra trên lưới điện của Công
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 48
ty theo đúng quy định, quy trình, quy phạm, hạn chế thấp nhất thời gian mất điện
của khách hàng, chủ động phân tích nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp
phòng ngừa;
Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện trung áp của Công ty theo
đúng quy định, quy trình, quy phạm đảm bảo vận hành an toàn, liên tục.
Quản lý vận hành các trạm biến áp, hệ thống đo đếm điện năng của khách
hàng có trạm chuyên dùng từ thiết bị đóng cắt bảo vệ của máy biến áp đến
khách hàng.
Đội kiểm tra sử dụng điện:
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm sử dụng điện,
trộm cắp điện, gian lận trong thực hiện hợp đồng mua bán điện, công tác áp giá bán
điện; các nội dung liên quan đến kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm sử
dụng điện, trộm cắp điện, gian lận trong thực hiện hợp đồng mua bán điện, công tác
áp giá bán điện theo quy định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các đội quản lý điện:
Thực hiện công tác quản lý vận hành các trạm biến áp, thiết bị lưới điện của
trạm biến áp công cộng từ thiết bị đóng cắt bảo vệ của máy biến áp công cộng đến
khách hàng; quản lý toàn bộ lưới điện hạ thế trên địa bàn được giao, xử lý sự cố,
thực hiện thi công các công trình SCL, SCTX lưới điện hạ thế; công tác kinh doanh
điện năng bao gồm ghi chỉ số, thu tiền điện; tiếp nhận yêu cầu cấp điện, khảo sát,
lập hồ sơ cấp điện, lắp đặt, treo tháo công tơ... theo quy trình kinh doanh điện năng
của Tập đoàn, các quy định của Tổng công ty và Công ty; ghi chỉ số công tơ, quản
lý khách hàng trạm biến áp chuyên dùng (khách hàng Phiên 9).
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 49
2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện Lực
Long Biên giai đoạn (2008-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu/năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu Tr.đồng 341.944 425.651 528.484 637.851 812.024
Nộp ngân sách Tr.đồng 33.056 41.694 51.734 62.926 79.908
Lãi thực hiện Tr.đồng 3.671 6.216 17.807 15.626 52.725
Vốn kinh doanh Tr.đồng 33.652 47.134 52.773 117.774 330.758
Lao động Người 229 243 251 264 284
Sản lượng điện 106 kWh 386 422 475 501 569
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán của Công ty ĐiệnLực Long Biên )
-
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
900,000
1,000,000
2008 2009 2010 2011 2012
Tài sản
Vốn kinh doanh
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lãi thực hiện
Hình 2.1. Biểu đồ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Điện Lực Long Biên giai đoạn (2008-2012)
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 50
Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty
Điện lực Long Biên giai đoạn (2008-2012)
Chỉ tiêu/năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu/Vốn Tr.đồng 0,098 0,111 0,100 0,185 0,407
Lãi/ D. thu (%) % 1,1 1,5 3,4 2,4 6,5
Lãi/Vốn(%) % 10,9 13,2 33,7 13,3 15,9
Nộp NS/ Vốn Tr.đồng 0,982 0,885 0,980 0,534 0,242
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán của Công ty Điện Lực Long Biên )
Qua bảng tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty ngay càng tiến bộ, tình hình tài chính tốt, nguồn
vốn của Công ty được mở rộng sau từng năm, đi cùng với nó là lợi nhuận của
Công ty ngày càng tăng và đã đạt được những kết quả nhất định. Doanh thu đã
tăng từ 341.944 tỷ đồng trong năm 2008 lên 812.024 tỷ đồng năm 2012. Đi liền
với kết quả đó là lợi nhuận trên vốn của Công ty cũng tăng mạnh qua các năm
2008 là 10,9 % nhưng đến năm 2012 tăng lên là 15,9%. Có được kết quả như vậy
là do Công ty đã quản lý tốt các khoản chi phí, nâng cao năng suất lao động, giảm
tổn thất điện năng, tăng giá bán bình quân. Tất cả các yếu tố trên góp phần tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.5. Một số thành tích của Công ty Điện Lực Long Biên đã đạt được trong
những năm vừa qua
Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội về việc hoàn thành tốt công tác năm 2010;
Bằng khen của Bộ xây dựng: đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc cấp điện
thi công xây dựng Cầu Vĩnh tuy;
Bằng khen của Bộ Công Thương tặng đơn vị có thành tích xuất sắc trong công
tác AT – VSLĐ-PCCN năm 2011;
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 51
Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội tặng đơn vị có thành tích trong việc
thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010;
Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng công đoàn cơ sở vững
mạnh nhiều năm liền từ năm 2004-2012;
Bằng khen của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tặng đơn vị có thành tích xuất sắc
trong công tác thu tiền điện;
Cờ thi đua của Bộ Công thương tặng đơn vị trong phong trào thi đua năm 2012;
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ tặng đơn vị có thành tích xuất sắc trong
công tác sản xuất kinh doanh năm 2012.
2.2. Phân tích các căn cứ để hoạch định chiến lược cho Công ty Điện Lực Long Biên
2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Trong những năm qua, do nền kinh tế thế giới bị suy thoái toàn cầu nên tình
hình kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành điện nói chung ít
bị ảnh hưởng hơn các ngành khác và có tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao.
Tình hình kinh tế thế giới từ năm 2008 trở lại đây đang lâm vào tình trạng suy
thoái. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế
của Việt Nam cho dù GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng (thấp hơn các năm trước).
Trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải điều chỉnh
lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điện năng là một loại năng lượng cơ
bản của đời sống con người và được sử dụng ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng
như để phục vụ nhân loại. Trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, điện phải đi trước một bước, vì vậy nhu cầu điện năng ở Việt Nam sẽ ngày
càng tăng đồng hành với sự phát triển của kinh tế và mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tốc độ tăng trưởng điện năng
thương phẩm đạt mức cao trong nhiều năm liền. Theo dự báo của tăng trưởng hàng
năm từ 12% đến 15% trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 và mức độ tiêu dùng
điện năng trung bình của một người dân Việt Nam sẽ đạt mức 3.225 kWh/năm vào
năm 2018. Với tương lai phát triển mạnh mẽ như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 52
điện năng không phải quá bận tâm về việc kích cầu hay mở rộng thị trường mà là
làm thế nào để thoả mãn tốt nhất nhu cầu điện năng tăng trưởng ngày càng cao của
khách hàng với chất lượng điện năng ngày càng cao và các dịch vụ về điện ngày
càng hoàn hảo.
Hiện tại, Công ty Điện lực Long Biên là doanh nghiệp duy nhất bán điện cho
các khách hàng mua điện trên địa bàn Quận Long Biên. Điều này đem lại cho Điện
lực một lợi thế to lớn khi Chính phủ mở của thị trường điện. Các đối thủ cạnh tranh
sẽ rất khó khăn trong việc lôi kéo, thu hút khách hàng của Điện lực. Vấn đề đặt ra là
liệu Điện lực có thể duy trì tình trạng này được bao lâu và làm thế nào để giữ được
khách hàng trong điều kiện có cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng điện. Tất nhiên,
để có thể chiến thắng, Công ty Điện lực Long Biên phải chuẩn bị kỹ càng và phải
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngày từ bây giờ.
Theo như dự báo tổng điện năng thương phẩm của Công ty Điện lực Long
Biên sẽ đạt mức 950,7 triệu kWh vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng cao như vậy sẽ
gây ra những tác động trái ngược nhau ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Điện lực: một mặt, tốc độ tăng trưởng cao sẽ khuyến khích, thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng cao sẽ
tạo áp lực đối với Điện lực nhất là khía cạnh đầu tư để đảm bảo nguồn điện phục vụ
khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của
người tiêu dùng, Công ty Điện lực Long Biên sẽ phải đầu tư một số tiền lên đến 60
tỷ đồng mỗi năm để nâng cấp và phát triển hệ thống lưới điện. Công ty Điện lực
Long Biên không thể có số tiền lớn như vậy để đầu tư cho lưới trung thế và hạ thế
tại Điện lực trừ khi đi vay từ các Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính
Quốc tế. Như vậy Công ty sẽ trở thành một khách nợ lớn. Điện năng là loại hàng
hoá đặc biệt khác với hàng hoá thông thường bởi vì nó có các đặc điểm kỹ thuật và
nguy hiểm. Vì vậy, việc cung cấp điện năng phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt
về tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị và hệ thống an toàn điện. Chính những đòi hỏi
này tạo ra các khó khăn cho hoạt động kinh doanh điện năng như: phải có vốn đầu
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 53
tư lớn, đất để đặt trạm biến áp và hệ thống lưới điện, không gian để đảm bảo hành
lang an toàn lưới điện.
Việc tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm nhanh đồng nghĩa với việc doanh
thu của Công ty Điện lực Long Biên sẽ tăng nhưng cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư
cải tạo nâng cấp hệ thống điện ngày càng lớn.
Như vậy, đồng thời áp lực của thị trường lớn đòi hỏi Công ty Điện lực Long
Biên phải cung ứng đủ điện năng. Muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
không còn cách nào khác Điện lực sẽ phải tăng đầu tư để củng cố và phát triển lưới
điện, nâng công suất các trạm biến áp và đường dây trung thế, đầu tư xây dựng lưới
điện trung thế trạm biến áp và đường trục hạ thế
2.2.2.2. Môi trường chính trị pháp luật
Tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam thời gian qua được ổn định và giữ
vững; điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các
đơn vị doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện nói riêng.
Từ khi thực hiện đổi mới, hệ thống luật pháp của Việt Nam đã dần được
hoàn thiện, tạo ra môi trường pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất
nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành và có hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý
mà ở đó các doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật được Nhà nước bảo vệ.
Có thể kể ra đây các bộ luật quan trong như: Luật đất đai, luật công ty, luật đầu tư
nước ngoài, luật phá sản. luật thương mại, luật điện lực..
Tuy nhiên, do đang trong quá trình hoàn thiện nên Việt Nam vẫn còn thiếu
Luật và các văn bản dưới luật, tình trạng các luật và văn bản dưới luật vẫn còn
chồng chéo gây khó khăn cho các công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh
cũng như các tổ chức tư pháp khi viện dẫn các điều luật. Hơn thế nữa, do việc điều
chỉnh luật còn chậm hơn so với diễn biến kinh doanh nên có nơi có lúc luật đã lỗi
thời không phù hợp với thực tế gây rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp, làm mất
tính nghiêm minh của luật pháp.
Từ ngày 1/7/2005, Luật Điện lực chính thức có hiệu lực. Đây là bộ luật có
ảnh hường nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh điện năng. Về cơ bản, Luật điện
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 54
lực đảm bảo sự công bằng giữa bên mua và bán điện nhưng Luật chưa đề cập nhiều
đến khía cạnh xã hội của hoạt động điện lực, khi mà các Công ty điện lực phải cung
ứng điện cho những khu vực có giá bán thấp hơn giá thành, kinh doanh không hiệu
quả hoặc việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành lang lưới điện cũng không
được quy định cụ thể. Ngoài ra, Luật còn thu hẹp nghĩa vụ tài chính của khách hàng
như: khách hàng chỉ chịu dây cáp từ sau công tơ trở đi hoặc thời hạn thanh toán tối
đa là 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo tiền điện. Điều này đã chất thêm gánh
nặng tài chính lên vai các Công ty điện lực.
Môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện có tác động tích cực đến hoạt
động kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Long Biên. Khách hàng ngày
càng hiểu biết pháp luật hơn và ý thức tôn trọng pháp luật ngày càng tăng giúp cho
hoạt động kinh doanh của Công ty thuận lợi. Nhưng bên cạnh đó, khách hàng sẽ yêu
cầu các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phải tuân thủ đúng luật pháp.
Điều này đôi khi không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do hạn chế về công
nghệ như : việc cung cấp điện phải ổn định, thời gian mất điện phải nhỏ, sự cố lưới
điện phải ít hơn...
2.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chính trị ổn định.
Các vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, cải
tiến phương pháp giáo dục luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đúng mức.
Kinh doanh điện năng tại Thủ đô, Điện lực gặp rất nhiều điều kiện thuận lợi.
Khách hàng đa số là những người hiểu biết và tôn trọng pháp luật. Tại thủ đô
thường hay có những hoạt động chính trị, kinh tế xã hội quan trọng. Nếu phục vụ
tốt, uy tín của Điện lực sẽ được khẳng định trên thị trường. Hơn thế nữa, Quận
Long Biên đang trong giai đoạn đô thị hoá mạnh nên nhu cầu về điện phục vụ cho
các mặt của đời sống xã hội sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là những điều
kiện thuận lợi giúp cho Điện lực có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 55
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những nguy cơ xuất phát từ môi trường
văn hoá xã hội. Do trình độ học vấn của khách hàng cao nên yêu cầu của họ về hàng
hoá và dịch vụ cũng tương xứng. Khách hàng có hiểu biết về pháp luật nên hoạt
động sản xuất kinh doanh của Điện lực cũng phải chuẩn mực và cần được quan tâm
đến từng chi tiết nhỏ. Bên cạnh đa số những khách hàng hiểu biết và tôn trọng pháp
luật vẫn còn tồn tại một bộ phận khách hàng không tuân thủ các quy định như lấy
cắp điện, chậm thanh toán tiền điện... Việc phát hiện và ngăn ngừa thiểu số khách
hàng này trong đa số người tiêu dùng tốt gặp nhiều khó khăn, các quy trình quy
định có liên quan đến kinh doanh điện năng sẽ phải chặt chẽ rườm rà hơn và đôi khi
làm ảnh hưởng đến số đông khách hàng còn lại, khiến cho họ cảm thấy bị ức chế, ví
dụ như: đưa công tơ ra ngoài cột.
2.2.2.4. Môi trường công nghệ.
Yếu tố khoa học công nghệ là khâu then chốt tạo bước đột phá, có tầm quan
trọng đặ biệt đối với sự phát triển của Việt Nam. Để trở thành thành phố công
nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2015, Hà nội đã và đang tập trung
đầu tư mạnh mẽ cho khoa học – công nghệ. Năm 2012 Hà Nội đã dành 4-5% ngân
sách cho hoạt động khoa học –công nghệ tương đương khoảng 500 tỷ đồng. Đây
là mức cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, thể hiện quyết tâm đưa
khoa học – công nghệ trở thành động lực then chốt trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội.
Như chúng ta đã biết, hàng hoá điện năng có vòng đời rất dài. Các đặc điểm
của điện năng đã không thay đổi từ nhiều năm này, ví dụ: điện áp 220V, tần số 50
Hz. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng không phải chịu áp lực về việc
thay đổi công nghệ để tạo ra các sản phẩm mới như các ngành công nghiệp khác.
Trái lại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh
điện năng nâng cao khả năng cung cấp điện ổn định tăng độ tin cậy trong lĩnh vực
cung cấp, giảm thiểu thời gian mất điện và giảm tổn thất điện năng.
Công nghệ thông tin giúp cho các doanh nghiệp quản lý và điều hành doanh
nghiệp một cách có hiệu quả.
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Văn Tùng -Lớp QTKD2 – 2011A Viện Kinh tế và Quản lý 56
Công nghệ tự động hoá tạo cơ hội cho các công ty nâng cao năng suất lao động
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu thời gian mất điện do toàn bộ
quá trình điều hành lưới điện được tự động hoá.
Công nghệ vật liệu mới cho phép các công ty điện lực đổi mới hệ thống lưới
điện và thiết bị. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cung cấp, tăng mức
độ tin cậy và tăng sự an toàn cho toàn hệ thống, giảm bớt các chi phí như đất đai để
xây dựng các trạm biến áp. Hơn thế nữa, việc sử dụng các vật liệu mới còn giúp
công ty giảm được tổn thất điện năng.
Công nghệ mới có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp kinh
doanh điện năng. Nhưng vấn đề phải giải quyết là với nguồn vốn hạn chế, công ty
điện lực sẽ lựa chọn công nghệ nào để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.2.2 Phân tích môi vi mô
2.2.2.1 Sản phẩm thay thế
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ tuy là sản phẩm
của lao động nhưng điện năng không thể dự trữ được, không thể cất giữ trong kho
để dùng dần được như các loại hàng hoá khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện
năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng
lượng khác: nhiệt năng, cơ năng, quang năng...để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và
đời sống của nhân dân trong xã hội.
Một đặc điểm của điện năng là quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua hệ thống điện bao gồm các hệ thống
lưới điện truyền tải, phân phối, các máy biến áp cao thế, trung thế, hạ thế. Đến nay,
điện năng được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ hoạt động sống của con người từ
những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272272_9698_1951710.pdf