Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh thiết bị dầu khí Hoàng đăng giai đoạn 2013 - 2020

LỜI NÓI ĐẦU .4

1. Đặt vấn đề.4

2. Mục tiêu, mục đích .5

2.1 Mục tiêu .5

2.2 Mục đích .6

3. Phạm vi, giới hạn.6

4. Phương pháp nghiên cứu .6

5. Nguồn số liệu.6

6. Ý nghĩa .6

7. Hạn chế .7

8. Kết quả dự kiến.7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.9

1.1 Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược.9

1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh:.9

1.1.2 Vai trò của chiến lược.10

1.2 Phân loại chiến lược .10

1.2.1 Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh.11

1.2.2 Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh.11

1.2.3 Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh .11

1.2.4 Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh.11

1.3 Một số chiến lược cạnh tranh điển hình .12

1.4 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.15

1.4.1 Xác định sứ mệnh .16

1.4.2 Tầm quan trọng của xác định mục tiêu:.18

1.4.3 Tầm nhìn .18

1.4.4 Phân tích môi trường bên ngoài.19

1.4.5 Phân tích môi trường bên trong .27

pdf97 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh thiết bị dầu khí Hoàng đăng giai đoạn 2013 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác cùng ngành. − Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động hoạch toán kế toán, báo cáo tài chính phân tích lỗ, lãi toàn Công ty. − Phòng Logistic: có chức năng tiếp thị và xây dựng hệ thống mạng lưới bán hàng, mua hàng, vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa. Quản lý các đơn hàng Luận văn Thạc sĩ 38 đang thực hiện. Quản lý số lượng, tình trạng, luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc từ nơi mua đến nơi nhận. Kiểm tra các hoá đơn, chi phí,.. liên quan tới hàng hóa đang thực hiện. Lập các báo cáo nghiệp vụ. − Phòng kinh doanh: Có chức năng xây dựng chính sách giá cả và các chính sách bán hàng, mở rộng mạng lưới bán hàng trong nước. Quản lý khách hàng, theo dõi và chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng bổ sung và khai thác. Xác định giá cước, quản lý hoạt động bán hàng. Lập chứng từ hàng hoá, kiểm tra đôn đốc việc giao nhận hàng. − Phòng giao nhận hàng: có nhiệm vụ tổ chức bàn giao, nghiệm thu hàng hóa cung cấp cho khác hàng. Thu thập dữ liệu, ý kiến phản hồi của khách hàng. Lập kế hoạch giao hàng. 2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, 2009, 2010, 2011 Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng 1 Doanh Thu 146.083 189.908 130% 275.366 145% 366.237 133% 2 Lợi nhuận sau thuế 1.156 2.45 212% 3.15 129% 12.52 397% 3 Vốn chủ sở hữu 13.959 27.499 97% 54.723 99% 177.851 225% Nguồn: Công ty TNHH Hoàng Đăng Nhìn chung các chỉ tiêu của Công ty đều đạt mức tăng trưởng đều qua các năm, doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Luận văn Thạc sĩ 39 2.2 Giới thiệu về các sản phẩm – dịch vụ Công ty cung cấp 2.2.1 Các hãng làm đại diện chính thức tại Việt Nam: − Speck Pumps (Germany): các thiết bị như Speck Triplex Pumps, Speck piston pump, Spare parts for both pump types − Solar Solve Marine( United Kingdom): các thiết bị như Anti glare Sunscreens for Navigation Bridge Windows − RS Components - www.rs-components.com: các thiết bị như semiconductors, connectors, capacitors, resistors, LEDs, relays, switches, indicators and power supplies - a huge range of electronic components. − EATON- USA - www.eaton.com: các thiết bị như fuel-efficient systems, to Power Chain management tools and components that safely guide commercial aircraft. − Gasket- CARRARA S.p.A./Italy - www.carrara.it: các thiết bị như Setting Compression Packing, Setting Valve, Setting Flange − CEMP S.r.l- các thiết bị như flameproof motors 2.2.2 Các hãng làm nhà phân phối tại Việt Nam: − Các loại Van, Ống, Co, Vòng đệm, Bơm của các hãng SAMSHIN LIMITED, KSB,KS, TECH, ECONOSTO, WOOJIN TECH, ABB, FARISS ENGINEERING, FLEXITALLIC, BOEHME − Xỉ than, xỉ đồng giúp làm sạch bề mặt kim loại và phục vụ cho công nghiệp đóng tàu − Rulo cao su, Đệm va cao su chống va đập tàu hoặc cầu cảng, Băng tải cao su, Gioăng cao su: VIỆT NAM, HÀN QUỐC, CHÂU ÂU − Kẹp nâng (kẹp nâng đứng, kẹp nâng ngang và thiết bị nâng hạ khác của Korea, Japan − Bộ chuyển đổi áp suất, nhiệt độ, đồng hồ đo áp suất của hãng SIKA (USA) Luận văn Thạc sĩ 40 − Bulong, Ốc vít, thép hình, đai ốc, vòng đệm của hãng Sanwa (JAPAN); Singapore, Malaysia − Van kiểm tra, van khí nén, van giảm áp, van chất lỏngcủa hãng KSB, KVC − Hoá chất tẩy rửa, Sơn chống ăn mòn, Sơn chống thấm, các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp luyện thép, dầu khí và điện lực của các hãng CHESTERTON, MOLYKOTE, KLINGER,CHEMETALL). − Que hàn và phụ tùng máy hàn: HYPERTHERM, ESAB, MILLER, KOIKE,. − Dầu mỡ bôi trơn và đường ống dẫn (CHESTERTON, AMERICAN FILLER ETALS,LINCOLN GREASE, PARKER, SIMPLEX, HI-FORCE) − Thiết bị đo lường :BAUMER, YOKOGAW, LEITENBERGER, FOXBORO ECKARDT, − Máy móc thiết bị tự động :(NIRECO, NOHKEN, ABB, SIEMENS, ROCKWELL, AUTOMATION, ALLEN-BRADLEY,FARNELL, EMERSON ROSEMOUNT, GEDRUCK,) − Dụng cụ cầm tay (WIHA, NACHI, BETA, GENSET, CROMWELL, EXCEL, IXION, REED, FISHER UK, REMS, STANLEY) − Máy phát điện Kohler vả các phụ tùng của hãng Kohler - US 2.2.3 Những khách hàng thân thiết Công ty đã và đang hợp tác thành công trong việc cung cấp vật tư, thiết bị cho rất nhiều các Công ty, Xí nghiệp, nhà máy lớn nhỏ ở Việt Nam đặc biệt là các Công ty Thép và Xí nghiệp liên doanh Dầu khí. Dưới đây là những khách hàng thân thiết hợp tác thành công từ trước tới nay: Tổng Công ty phân bón và Hoá chất dầu khí trực thuộc tập đoàn dầu khí Việt nam-CT CP Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, Công ty Điện lực TNHH Bot Phú mỹ 3, Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam, Công ty Thép Blue Scope Việt Nam, Công ty TNHH Kirby Luận văn Thạc sĩ 41 Đông Nam Á và Công ty TNHH ODIM Việt nam, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, Công ty TNHH Cơ khí hàng hải, Công ty Dịch vụ dầu khí PTSC 2.3 Phân tích môi trường kinh doanh sản phẩm – dịch vụ tại Công ty Hoàng Đăng 2.3.1 Sứ mệnh và định hướng phát triển Công ty − Công ty Hoàng Đăng với lợi thế về năng lực cung cấp hàng hóa, đặc biệt là các mối quan hệ tốt với nhà sản xuất ở nước ngoài. Có sự đầu tư về quy trình quản lý bán hàng tốt. − Giúp tạo sự ổn định cho doanh nghiệp trên thương trường khi xuất hiện những khó khăn, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp chưa xác định được hướng đi rõ ràng. − Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phù hợp và đặc biệt về tiến độ giao hàng kịp thời. − Luôn duy trì vị trí đứng đầu trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vu trong lĩnh vực dầu khí, ngành hàng hải và các ngành có liên quan đến các sản phẩm tương tự. − Là môi trường tốt nhất cho cán bộ nhân viên có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. − Là môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư trong tương lai với mức lợi nhuận ròng hàng năm trên 20%. − Công ty sẽ nằm trong số doanh nghiệp có doanh số trên 100 tỷ vào năm 2020, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành dầu khí cũng như nền kinh tế Việt Nam. 2.3.2 Phân tích môi trường vi mô a) Môi trường kinh tế − Bảng 1.2: Tốc độ phát triển nền kinh tế của Việt Nam Luận văn Thạc sĩ 42 Trong tình hình Quốc tế có nhiều biến động như hiện nay, “chiến tranh” ngày càng leo thang giữa các cường quốc, bạo loạn xảy ra khắp nơi, xã hội ngày càng có nhiều người chết vì đói, tỷ lệ thất nghiệp ngày một gia tăngkhủng hoảng kinh tế không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Để Công ty tồn tại, phát triển và cạnh tranh cùng các Doanh nhiệp khác quả là bài toán hết sức nan giải đối với tất cả các nhà quản trị. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO, sự giao thoa giữa các nền kinh tế ngày càng xích lại gần nhau. Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại nhất thế giới, với sự đa dạng về hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc nhưng đổi lại các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn của sự cạnh tranh về giá cả, chủng loại, mẫu mã Từ những thuận lợi và khó khăn đó, các doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình hướng đi riêng, tìm kiếm đối tác- bạn hàng, tuy nhiên mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. − Bảng 1.3: Dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu (IMF tiếp tục dự án phục hồi toàn cầu dần dần trong năm 2013, phù hợp với Tháng Mười dự báo) Luận văn Thạc sĩ 43 − Trong các năm gần đây, nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại 5-6%. Nền kinh tế phát triển chậm đã làm nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng giảm đáng kể. Vì vậy môi trường kinh tế đã tạo ra một làn sóng tiết giảm chi phí, dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cũng giảm. Luận văn Thạc sĩ 44 − Trong thời gian gần đây sự đi xuống của thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn hiệu quả bị mất cơ hội cho các doanh nghiệp muốn huy động vốn để mở rộng sản xuất. − Bên cạnh những tác động tiêu cực, môi trường kinh tế suy thoái đã kéo theo tình trạng thiếu nguyên vật liệu, giá thành nhập khẩu tăng cao, chi phí dịch vụ cũng tăng cao. − Do sự suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu việc tiết kiệm, dẫn đến việc doanh nghiệp tự tổ chức mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để tiết giảm chi phí. − Là doanh nghiệp có thế mạnh là cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho ngành dầu khí và công nghiệp hàng hải. Sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của ngành dầu khí: theo báo cáo của tập đoàn dầu khí PVN: Sản xuất đạm đạt 1,43 triệu tấn, vượt 17,8% kế hoạch, sản xuất 5,53 triệu tấn xăng dầu, bằng 93% kế hoạch năm. Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn năm 2012 đạt 773,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,2% kế hoạch năm, tăng 14,6% so với 2011. Các đơn vị trong Tập đoàn nộp ngân sách nhà nước 187 nghìn tỷ đồng, vượt 38,8% kế hoạch năm (tương đương 2,49 tỷ USD), tăng 16,3% so với năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 113,2 nghìn tỷ đồng, vượt 19,4% kế hoạch năm, tăng 12,5% so với 2011. Năm 2013, ngành Dầu khí phấn đấu tổ chức thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn, khai thác 25,2 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó 16 triệu tấn dầu thô, 9,2 tỷ m3 khí, 13,85 tỷ kWh điện, 1,5 triệu tấn đạm, 5,67 triệu tấn xăng dầu các loại. Tổng doanh thu đạt 646.500 tỷ đồng, nộp ngân sách 148.500 tỷ đồng b) Môi trường chính trị, pháp luật: − Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế hết hợp giữa quy luật kinh tế khách quan và sự điều tiết, quản lí vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều ưu điểm vượt trội so với các nền kinh tế khác nhưng còn tồn tại rất Luận văn Thạc sĩ 45 nhiều hạn chế, mặt trái. Do vậy để cho nền kinh tế này vận hành một cách hiệu quả cần có một hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của chính phủ để điều tiết thị trường. Trong kinh doanh hiện đại thì yếu tố chính trị và luật pháp ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp . − Thực tế ta nhận thấy, khi các yếu tố chính trị và luật pháp ổn định, rõ ràng, minh bạch có thể tạo ra thuận lợi cho kinh doanh. Sự thay đổi hoặc biến động đều có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể yên tâm kinh doanh khi biết những quyền lợi của mình được đảm bảo trước khi hệ thống chính trị luật pháp ổn định, một thị trường mà tình hình chính trị bất ổn như ở Trung Đông – chiến tranh, bất ổn chính trị thì các doanh nghiệp không thể kinh doanh hiệu quả. − Hai yếu tố chính trị và kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau cùng tác động qua lại tương hỗ lẫn nhau. Một thuận lợi lớn cho nền kinh tế nước ta đó là tình hình chính trị nước ta khá ổn định, nhất là trong khi đó tình hình chính trị đang có những biến động lớn ở nhiều nước. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh. − Bên cạnh đó hệ thống pháp luật cũng có tác động rất lớn tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hoàn chỉnh đồng bộ là điều kiện thuận lợi đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi được hưởng sẽ tạo động cơ thúc đẩy các nhà kinh doanh tiến hành kinh doanh làm lợi cho bản thân và xã hội. Luật thương mại 2005 của nước ta là hệ thống luật chung điều chỉnh hoạt động kinh doanh của nền kinh tế bên cạnh hệ thống các luật khác như luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp nhà nước. Điều quan trọng nhất là hệ thống luật phải được đầu tư xây dựng để đạt tới trình độ hoàn thiện đảm bảo điều tiết tất cả các ngành, giảm thiểu kẽ hổng là điều kiện cho tình trạng lách luật. Luận văn Thạc sĩ 46 − Bên cạnh đó là tính ổn định của hệ thống luật pháp cũng rất quan trọng. Nếu chỉ trong một thời gian ngắn các văn bản luật ra sau lại phủ định hoặc chồng chéo lẫn nhau thì gây trở gại cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ta không thể điều chỉnh hay tác động vào yếu tố chính trị luật pháp mà cách tốt nhất để thích nghi là phải nghiên cứu, phân tích, dự báo chính trị và luật pháp cùng với xu hướng vận động của nó. Trong đó công tác dự báo đóng vai trò rất quan trọng. Góp phần xây dựng hoàn thiện luật thương mại cũng là cơ hội để doanh nghiệp tạo điều kiện tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của mình. Những vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích và dự báo có thể kể như là: ”Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, chính sách ngoại thương .Hệ thống pháp luật, chính sách, sự hoàn thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành. Các luật về thuế, về bảo vệ môi trường sinh thái, ô nhiễm. Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của nhà nước, của các địa phương. Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội. Các quy định của chính phủ về cạnh tranh, chống độc quyền, về việc cho khách hàng vay tín dụng, về việc cho thuê mướn và khuyến mại. Các quy định về bảo vệ quyền lợi của các Công ty, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ công chúng...”theo thời báo kinh tế”. Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của yếu tố chính trị luật pháp đối với hoạt động kinh doanh của mình từ đó có đầu tư công, vật chất để nghiên cứu, phân tích, xác định hướng đi của doanh nghiệp mình được dài lâu và bền vững trước những biến động và thay đổi. − Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Điều chủ yếu là cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp & chính phủ. Thay đổi liên tục, phân đoạn này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh − Định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 phát triển kinh tế hàng hải đứng vị trí thứ hai sau khai thác chế biến dầu khí và các loại Luận văn Thạc sĩ 47 khoáng sản; sau 2020 đứng vị trí thứ nhất ưu tiên phát triển trong 5 ngành kinh tế biển. Đây cũng là lần đầu tiên Đảng ta đánh giá một cách toàn diện về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước − Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 233/QĐ-TTg ngày 18/2/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, thể hiện sự chú trọng đặc biệt của Nhà nước đối với ngành kinh tế này − Chiến lược và Quy hoạch là đẩy mạnh phát triển dịch vụ dầu khí. Gia tăng tỷ trọng doanh thu đến năm 2015 đạt 25-30% tổng doanh thu toàn Ngành. Từng bước phát triển dịch vụ ra các nước, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật dầu khí. c) Môi trường xã hội − Sự dịch chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, sự đầu tư mới của các tổ chức nước ngoài, tạo nên nhu cầu mua các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở nước ngoài. Mặt khác, ý thức đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp trong nước đã thay đổi, thay vì chọn mua các sản phẩm có tính công nghệ lỗi thời, rẻ tiền, họ đã chọn các sản phẩm công nghệ tiên tiến. − Xu hướng ưa chuộng các sản phẩm công nghiệp từ các nhà sản xuất có uy tín trên toàn cầu của các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Úc, Nhật bản và các nước châu Âu. Các sản phẩm xuất phát từ Trung Quốc không được khách hàng ưa chuộng vì chất lượng, uy tín, chế độ bảo hành không đảm bảo. Các thay đổi này cũng mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp biết tìm tòi, biết đào sâu tìm hiểu công nghệ và hướng đến các nhà sản xuất trên toàn thế giới. d) Môi trường công nghệ Luận văn Thạc sĩ 48 − Hiện nay các sản phẩm công nghiệp cho các ngành đặc thù như dầu khí, hàng hải, hàng không, tại Việt Nam chưa hoặc rất ít nhà sản xuất trong nước. Nước ta đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư từ nước ngoài sản xuất trong nước. − Tuy nhiên, một thực tế tại Việt Nam. Các công nghệ được mua lại hoặc đã có mặt tại Việt Nam thường là đã lạc hậu. Do đó các thay đổi công nghệ trên thế giới phải được doanh nghiệp thương mại cập nhật và giới thiệu kịp thời với khách hàng. − Việc đầu tư, sáng tạo công nghệ là việc làm dài lâu. Trong giới hạn đề tài không đề cập. − Các sản phẩm công nghệ cao thường được các nhà sản xuất ủy quyền cho đại diện của họ ở một số quốc gia hoặc đại diện bán hàng có năng lực ở quốc gia đó. e) Môi trường quốc tế − Các hãng sản xuất luôn tìm kiếm các đại diện hoặc nhà phân phối tiềm năng, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính, có hệ thống phân phối tốt tại quốc gia đó. Song song với đó, các nhà sản xuất cũng chủ động mở rộng kênh phân phối của mình bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc mở các nhà máy tại quốc qua đó. − Là một doanh nghiệp thương mại, tuy nhiên các hàng hóa Công ty cung cấp hầu hết là khá đặc thù ngành, các loại này rất hiếm có khả năng sản xuất trong nước, do đó hầu hết là sản phẩm nhập khẩu. Xét đến môi trường kinh tế là cần thiết: trong điều kiện của xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang từng bước tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Do khác nhau về địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình đố nhận thức, tập Luận văn Thạc sĩ 49 quán,nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau. Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có sự am hiểu nhất định về môi trường kinh doanh nước ngoài, nơi mà các doanh nghiệp sẽ hoạt động. 2.3.3 Phân tích môi trường ngành Diện mạo kinh tế năm 2013 có phần lạc quan, tuy nhiên chỉ là bước đầu phục hồi sau những nỗ lực của chính phủ và sự thu hẹp đi vào chiều sâu của các tập đoàn chủ lực nhà nước, sự minh bạch của các tập đoàn Công ty nhà nước cũng đem đến các cơ hội trực tiếp cho các nhà sản xuất chính thống và sự khó khăn cho các doanh nghiệp thương mại chỉ gói gọn mình trong các lĩnh vực để tiên liệu lợi nhuận tương lai là thấp, trung bình hay tuyệt vời. Cho thấy tính hấp dẫn của ngành Để làm sáng tỏ các vấn đề then chốt về: - Các đặc tính kinh tế nổi bật của ngành - Các lực lượng cạnh tranh, bản chất và sức mạnh của mỗi lực lượng. - Các động lực gây ra sự thay đổi trong ngành và tác động của chúng. - Các Công ty có vị thế mạnh nhất và yếu nhất. - Ai có thể sẽ là người tạo ra các dịch chuyển tiếp theo - Các nhân tố then chốt cho sự thành bại trong cạnh tranh - Tính hấp dẫn trên phương diện khả năng thu được lợi nhuận trên trung bình. Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô Luận văn Thạc sĩ 50 cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh. Hình 1.1: Sản lượng xuất khẩu (Nguồn: tạp chí tài chính) Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%. Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm 16,9%. Luận văn Thạc sĩ 51 (Nguồn: tạp chí tài chính) Trong những năm trước đây, ngành luôn dẫn đầu về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song ngành dầu khí Việt Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nước. 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu của PVN đạt 380,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 81,2 nghìn tỷ đồng. Vai trò ngành hàng hải đối với kinh tế Việt Nam Tuy nhận được hỗ trợ và khuyến khích đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng từ Chính Phủ, cả hệ thống cảng và đội tàu của VN hiện đều cho thấy sự tụt hậu so với sự tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại. Tình trạng ùn tắc giao thông tại cảng trung tâm thường xuyên xảy ra trong vài năm trở lại đây. Các Công ty vận tải trong nước cũng chỉ đáp ứng được khoảng 20% sản lượng hàng hóa lưu chuyển mỗi năm, và nhường phần còn lại cho các hãng nước ngoài. Hơn nữa, trong khi vận chuyển hàng container đang trở thành xu thế chung của thế giới thì hiện cảng và đội tàu của nước ta vẫn chủ yếu phục vụ hàng dời. Điều này làm giảm hiệu quả trong lưu chuyển hàng hóa, đồng thời giảm tính cạnh tranh của ngành so với các nước trong khu vực trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu Luận văn Thạc sĩ 52 đang gia tăng mạnh mẽ. Theo dự báo của IMF, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng trở lại với tốc độ trung bình là khoảng 16 – 17% trong 4 năm sau khi chững lại trong năm 2009 do sự đi xuống của kinh tế thế giới. Nhận thức điểm yếu ngành có thể là rào cản cho thương mại quốc gia, Chính Phủ Việt Nam đã đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các cảng biển nước sâu đón tàu lớn tại các vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, các doanh nghiệp vận tải biển cũng đuợc khuyến khích đầu tư cải thiện năng lực vận tải với mục tiêu đến năm 2010 đáp ứng 25% nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đến năm 2020 là 35% và vận tải biển nội địa là 100%. Đội tàu biển của Việt Nam hiện có độ tuổi trung bình là khoảng 15, nhiều tàu thậm chí là 20 tuổi. Do đa phần là được mua lại từ nước ngoài để giảm chi phí. Số lượng tàu hàng khô chiếm tới 91% trong khi đó, tàu container lại hạn chế, chỉ chiếm 2% và chưa có tàu trở trên 1,000 TUEs. Có khoảng 30% số tàu có thể đi biển đường dài và chủ yếu cũng là tàu hàng tổng hợp. Bảng 1.4: Số lượng tàu biển các năm (Nguồn: báo cáo phân tích của Công ty WSS) Luận văn Thạc sĩ 53 Hình 1.2: Sản lượng ngành hàng hải các năm (Nguồn: báo cáo phân tích của Công ty WSS) a) Đánh giá đối thủ hiện tại Mặc dù Hoàng Đăng có mối quan hệ truyền thống với nhà cung cấp, mối quan hệ tốt với người mua. Một số Công ty cũng đã tiếp cận được với các đơn vị trong ngành, hoặc các Công ty tự lập ra Công ty riêng để thực hiện việc mua hàng thường xuyên của mình. (1) Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) − PTSC là Công ty cung cấp vật tư thiết bị cho các khách hàng lớn như VietSovPetro, JVPC, Petronas Carigali Vietnam, BP Statoil, Conoco (UK) Vietnam, Unocal Vietnam và các nhà thầu dầu khí lớn khác tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. − Lĩnh vực mua sắm và cung cấp các vật tư thiết bị chuyên ngành dầu khí: PTSC có khả năng cung cấp các loại vật tư, thiết bị và phụ tùng nhằm đáp Luận văn Thạc sĩ 54 ứng mọi nhu cầu của các nhà thầu dầu khí với giá cả cạnh tranh, giao hàng nhanh và với kinh nghiệm rông rãi về thương mại mậu dịch quốc tế và thực hiện các dự án xây lắp công trình biển. − Phạm vi cung cấp bao gồm: + Ống chống, cần khoan, thiết bị đầu giếng, ống mềm, ống van, các thiết bị kiểm tra ống + Bơm thuỷ lực, bơm áp suất cao, phụ tùng bơm các loại + Dụng cụ kiểm tra kết cấu kim loại, dụng cụ thử NDT + Máy khoan, máy phay, máy phát điện và các thiết bị điện khác + Vật tư thiết bị phục vụ hệ thống tự động hoá, hệ thống báo và chống cháy, hệ thống thông tin liên lạc, UPS + Thiết bị hàng hải, phụ tùng tàu + Thiết bị HVAC + Trang thiết bị phòng thí nghiệm + Thiết bị ứng cứu và xử lý dầu tràn + Hoá phẩm khoan và khai thác + Thép tấm, thép kết cấu, ống, van và các vật tư khác phục vụ các dự án xây lắp + Các vật tư thiết bị máy móc và phụ tùng khác liên quan đến ngành dầu khí. + Dịch vụ vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế − PTSC đã phát triển một mạng lưới quốc tế rộng khắp với rất nhiều nhà cung cấp thiết bị vật tư trong lĩnh vực dầu khí và hàng hải đảm bảo luôn đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. − Dịch vụ đại lý, phân phối: PTSC là đại lý độc quyền của các nhà sản xuất nổi Luận văn Thạc sĩ 55 tiếng và có quan hệ làm ăn với rất nhiều nhà cung cấp trên khắp thế giới. (2) Công ty TNHH thương mại dịch vụ Thái Bình Dương − Công ty TNHH dịch vụ Thái Bình Dương được thành lập vào 12/1999 chuyên cung cấp Thiết bị và Dịch vụ cho ngành Hàng hải, Dầu khí và Công nghiệp. Khách hàng chính là các đội tàu trong nước, các tàu nước ngòai vào Việt nam, các Công ty dầu khí tại Vũng tàu, các giàn khoan ngòai biển, các nhà máy chế biến & xử lý khí. − Phân phối thiết bị các hãng nổi tiếng như: + Điện tử hàng hải: FURUNO, JRC, SPERRY MARINE, YOKOGAWA, ACR + Đèn phòng nổ: KOEHLER-BRIGHSTAR (USA) + Thiết bị thở: FENZY (FRANCE), SABRE (UK), HUAYAN (CHINA) + Máy đo gió: R.M YOUNG (USA) + Bè cứu sinh: FUJIKURA (JAPAN), DSB (GERMANY), YOULONG (CHINA) + Xuồng cứu s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272151_7656_1951947.pdf
Tài liệu liên quan